Quy hoạch sử DỤng đẤT ĐẾn năM 2020 KẾ hoạch sử DỤng đẤT 5 NĂm kỳ ĐẦU (giai đOẠN 2011 2015) huyện gia lâM – thành phố hà NỘI



tải về 2.59 Mb.
trang5/23
Chuyển đổi dữ liệu18.07.2016
Kích2.59 Mb.
#1924
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   23

2.2.2. Biến động các loại đất chính

2.2.2.1. Đất nông nghiệp

Năm 2011 huyện Gia Lâm có 6153,4333 ha diện tích đất nông nghiệp, giảm-284,19 ha so với năm 2005, và giảm -629,55ha so với năm 2000 trong đó:

- Diện tích đất trồng lúa năm 2011 của huyện là 3783,4942 ; giảm -312,12 ha so với năm 2005 và giảm -696,12ha so với năm 2000.

- Diện tích đất trồng cỏ năm 2011 của huyện có 78,5767 ha, giảm -0,68 ha so với năm 2005 và tăng 5,30 ha so với năm 2000.

Diện tích đất trồng cây hàng năm khác có 1808,3841 ha; giảm 33,83 ha so với năm 2005 và tăng 11,62 ha so với năm 2000.

- Diện tích đất trồng cây lâu năm có 190,9266 ha; tăng 5,73ha so với năm 2005 là 42,45 ha và giảm -4,05ha so với năm 2000.

- Diện tích đất nuôi lâm nghiệp của huyện là 39,1592 ha; giảm -12,18ha so với năm 2005 và giảm -15,42ha so với năm 2000.

Diện tích đất nuôi trồng thuỷ sản của huyện là 197,0078 ha; tăng 25,07 ha so với năm 2005 và tăng 49,50ha so với năm 2000.

- Diện tích đất nông nghiệp khác có 55,8847 ha; tăng 7,10 ha so với năm 2005 và tăng 19,62 ha so với năm 2000.
2.2.2.2. Đất phi nông nghiệp

Năm 2011 diện tích đất phi nông nghiệp của huyện Gia Lâm có 5142,6496ha, tăng 288,98 ha so với năm 2005 và tăng 816,05 ha so với năm 2000. Dưới đây là biến động một số loại đất phi nông nghiệp điển hình:

- Đất ở toàn huyện có 1290,2930 ha trong đó đất ở đông thị là 117,6159 ha, đất ở nông thôn là 1172,6771 ha và đất ở của huyện tăng 36,96 ha so với năm 2005 và tăng 232,24 ha so với năm 2000.

- Đất trụ sở cơ quan và công trình sự nghiệp năm 2011 có 87,8687 ha; tăng 8,64 haso với năm 2005 và tăng 8,66 ha so với năm 2000.

- Đất quốc phòng, an ninh với diện tích hiện trạng 59,06 ha; tăng 7,79ha so với năm 2005 và tăng 7,04 ha so với năm 2000.

- Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp có diện tích 410,9479 ha; tăng lên 51,10 ha so với năm 2005 và tăng 220,82ha so với năm 2000. Trong những năm gần đây, công nghiệp của huyện ngày càng phát triển nên quỹ đất dành cho công nghiệp ngày càng tăng nhanh, loại đất này bao gồm: đất khu công nghiệp, đất sản xuất kinh doanh, đất sản xuất vật liệu xây dựng, gốm xứ….

- Đất có mục đích công cộng là 2075,4101ha, tăng 231,69 ha so với năm 2005 và tăng 314,38ha so với năm 2000.

- Đất tôn giáo năm 2010 có diện tích là 23,7781ha; tăng lên 3,94 ha so với năm 2005 và tăng 5,48ha so với năm 2000.

- Đất nghĩa trang, nghĩa địa là 94,1257 ha; tăng đi 2,71ha so với năm 2005 và tăng 6,32 ha so với năm 2000.

- Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng hiện có: 1093,6144 ha, giảm -58,59 ha so với năm 2005 và tăng 35,77223,86 ha so với năm 2000.

- Đất phi nông nghiệp khác có 7,5517 ha, tăng 4,74ha so với năm 2005 và giảm -14,66 ha so với năm 2000.

2.2.2.3. Đất chưa sử dụng

Năm 2011, trên địa bàn huyện Gia Lâm, diện tích đất chưa sử dụng còn 176,9080 ha (chủ yếu là diện tích đất bằng chưa sử dụng); giảm đi -4,79 ha so với năm 2005 và giảm đi -192,59 ha so với năm 2000. Nguyên nhân chính của việc diện tích đất chưa sử dụng giảm đi trong những năm vừa qua là do quá trình khai thác đất chưa sử dụng vào sử dụng cho các mục đích phát triển kinh tế - xã hội của huyện.



2.2.2.4. Quy luật biến động đất đai

Từ kết quả nghiên cứu quy luật biến động đất đai những năm qua cho thấy đất đai huyện Gia Lâm biến động theo quy luật sau:

- Đất nông nghiệp giảm dần nhằm giải quyết đất cho các mục đích khác và cho nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đô thị.

- Đất phi nông nghiệp tăng lên cùng với quá trình gia tăng dân số tự nhiên và sự phát triển cơ sở hạ tầng giao thông, thuỷ lợi, công nghiệp và các công trình xây dựng khác.

- Đất chưa sử dụng giảm dần do việc cải tạo nhằm đưa vào sản xuất nông nghiệp và sử dụng vào các mục đích chuyên dùng khác.

Nhìn chung, trong những năm qua các loại đất trên địa bàn huyện đều có sự biến động, đất nông nghiệp có xu hướng giảm dần, đất phát triển hạ tầng, đất ở nông thôn và đô thị tăng phù hợp với quy luật của xã hội là sự phát triển của nền kinh tế. Tuy nhiên những năm tới cùng với sự phát triển nhanh của nền kinh tế thị trường, nhu cầu sử dụng đất cho các lĩnh vực kinh tế, đặc biệt là xây dựng cơ sở hạ tầng, khu công nghiệp, nhà ở đô thị và nông thôn sẽ tăng mạnh, yêu cầu đặt ra là phải lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất để vừa bảo vệ nghiêm ngặt vùng đất lúa năng suất cao vừa đáp ứng yêu cầu sử dụng đất vào mục đích khác cho phù hợp, đạt hiệu quả cao nhất, góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy nền kinh tế - xã hội của địa huyện trong giai đoạn tương lai.



2.3. Đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường, tính hợp lý của việc sử dụng đất:

2.3.1. Đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường của việc sử dụng đất

a, Hiệu quả sử dụng đất

- Trong thời kỳ đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nhu cầu sử dụng đất của các ngành, các lĩnh vực ngày càng tăng. Do công tác đo đạc bản đồ, đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thanh tra, kiểm tra việc việc sử dụng đất của Huyện được quan tâm đúng mức là tiền đề để quản lý và sử dụng đất có hiệu quả, nhờ đó công việc thu hồi đất, giao đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất để xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển đô thị, công nghiệp, dịch vụ… được thuận lợi, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

- Sản xuất nông nghiệp đã có chính sách hợp lý để khuyến khích việc khai thác sử dụng, môi trường sinh thái ngày càng được cải thiện.

- Thực hiện công tác dồn điền đổi thửa, khuyến khích phát triển kinh tế trang trại, giao đất sản xuất nông nghiệp ổn định cùng với các chính sách đẩy mạnh sản xuất hàng hoá đã làm cho nông dân năng động hơn, bố trí hợp lý cơ cấu cây trồng, vật nuôi; khôi phục và phát triển nhiều vườn cây ăn quả, phát triển cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao.

- Dành quỹ đất đáp ứng nhu cầu xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển công nghiệp, dịch vụ, chỉnh trang và xây dựng mới các khu dân cư đô thị, nông thôn theo quy hoạch nông thôn mới, quản lý chặt việc chuyển đất sản xuất nông nghiệp sang các mục đích phi nông nghiệp… tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển.

b, Những tác động đến môi trường đất trong quá trình sử dụng đất

Trong quá trình sử dụng đất, đất đai bị tác động bởi các yếu tố tự nhiên, thực trạng phát triển kinh tế - xã hội và việc khai thác, sử dụng đất của con người. Căn cứ vào các tài liệu điều tra đánh giá tác động môi trường hàng năm, chiến lược bảo vệ môi trường của tỉnh, thành phố và các đề tài nghiên cứu đánh giá động của môi trường đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội cho thấy tình hình ô nhiễm môi trường trên địa bàn huyện đang có chiều hướng gia tăng, dẫn đến việc đất đai bị thoái hoá, chất lượng đất giảm dần, môi trường đất bị ô nhiễm, tập trung chủ yếu bởi các nguyên nhân chính sau :

- Ô nhiễm môi trường gây ra do các hoạt động nông nghiệp, đặc biệt là do quá trình sử dụng các chất hoá học trong nông nghiệp đã và đang là nguyên nhân làm giảm số lượng của nhiều loại vi sinh vật có ích, làm giảm đa dạng sinh học và cũng là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường đất làm ảnh hưởng tới sự phát triển của sản xuất nông nghiệp và anh hưởng tới sức khỏe người dân.

- Ô nhiễm môi trường còn do tập quán sinh hoạt của nhân dân, của các khu dân cư đô thị, các chất thải chưa được thu gom và xử lý….

Do còn thiếu các công trình xử lý nước thải, rác thải nên môi trường nông thôn Gia Lâm đứng trước nguy cơ ô nhiễm cao do nước thải, rác thải của các cơ sở sản xuất công nghiệp, TTCN đan xen trong các khu dân cư. Ở các làng nghề, vấn đề ô nhiễm môi trường, không khí và nguồn nước do rác thải, nước thải và khí thải đã trở nên bức xúc, như ở Bát Tràng, Ninh Hiệp, Kiêu Kỵ, Đình Xuyên.

Trên địa bàn huyện hiện có 113 điểm tập kết rác thải (chân bãi rác) nhưng hầu hết các bãi tập kết rác đều chưa đảm bảo tiêu chuẩn. Công tác quản lý, thu gom và xử lý chất thải còn nhiều bất cập. Đến nay mới có khoảng 60% chất thải được thu gom và xử lý theo quy định. Để đảm bảo thu gom toàn bộ rác thải chở đi xử lý theo quy định cần phải đầu tư xây dựng thêm 110 điểm tập kết rác thải ở các thôn.



2.3.2. Tính hợp lý của việc sử dụng đất

a, Cơ cấu sử dụng đất

Cơ cấu sử dụng đất của huyện đang có hướng chuyển dịch theo hướng hợp lý, phù hợp với điều kiện phát triển của huyện và dần đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.

Tổng diện tích tự nhiên của huyện Gia Lâm có 11.472,99ha, bao gồm:

+ Đất nông nghiệp 6153,4333ha, chiếm 53,64% diện tích tự nhiên.

+ Đất phi nông nghiệp 5142,6496ha, chiếm 44,82% diện tích tự nhiên.

+ Đất chưa sử dụng 176,908ha, chiếm 1,54% diện tích tự nhiên.

- Quỹ đất đai của huyện ngày càng được khai thác, sử dụng hợp lý, tỷ lệ đất đã đưa vào khai thác, sử dụng cho các mục đích dân sinh kinh tế ngày càng tăng diện tích đất chưa sử dụng giảm dần. Trong những năm qua, cùng với sự chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu nền kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp – xây dựng và dịch vụ, giảm tỷ trọng nông, lâm nghiệp và thủy sản; cơ cấu sử dụng các loại đất trên địa bàn đã có những thay đổi đáng kể so với tổng diện tích tự nhiên.

- Tỷ lệ đất nông nghiệp có xu hướng giảm dần từ 59,1% năm 2000 xuống còn 53,64% năm 2011; tỷ lệ các loại đất phi nông nghiệp có xu hướng tăng lên (đất ở, đất khu công nghiệp, đất phát triển hạ tầng...) từ 37,7% năm 2000 lên 44,82% năm 2011. Diện tích đất chưa sử dụng có xu hướng giảm xuống từ 3,2 % năm 2000 xuống 1,54% năm 2011.



b, Mức độ thích hợp của từng loại đất so với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội

- Quá trình phát triển nhanh mạnh nền kinh tế - xã hội của huyện theo hướng công nghiệp hóa và hiện đại hóa trong những năm qua kéo theo việc thay đổi rất lớn trong việc bố trí sử dụng các loại đất. Diện tích đất nông nghiệp (đặc biệt là đất sản xuất nông nghiệp) tuy phải chuyển một phần để xây dựng phát triển hệ thống đô thị, các khu dân cư, các khu, cụm công nghiệp tập trung và xây dựng kết cấu hạ tầng…nhưng năng suất các loại cây trồng, vật nuôi đều tăng.

- Các loại đất phi nông nghiệp tăng đáng kể đã góp phần làm cho diện mạo các đô thị ngày càng khang trang hơn, hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật, các công trình phúc lợi công cộng ngày càng hoàn thiện…. nhiều khu công nghiệp đã hình thành và tiếp tục được mở rộng không những góp phần tăng thu ngân sách cho địa phương mà còn thu hút một lực lượng lớn lao động dư thừa ở nông thôn. Đất đai trên địa bàn huyện ngày càng được quản lý, khai thác triệt để và có hiệu quả hơn đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của quá trình phát triển kinh tế - xã hội, cải thiện và nâng cao đời sống của nhân dân địa phương.

- Qua số liệu thống kê năm 2012, toàn huyện đã khai thác được 98,46% diện tích tự nhiên để đưa vào sử dụng cho các mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, đất ở, đất chuyên dùng…Tuy nhiên trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh theo hướng công nghiệp, dịch vụ và nông nghiệp cho nên ngoài một số diện tích đất chưa sử dụng sẽ được khai thác đưa vào sử dụng, còn lại phần lớn diện tích đất phục vụ đáp ứng cho nhu cầu phát triển là do chuyển đổi mục đích sử dụng cho phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

- Quỹ đất dành cho chỉnh trang và xây dựng mới các khu dân cư cả đô thị và nông thôn vẫn tiếp tục mở rộng. Việc bố trí đất ở trong các khu dân cư, trung tâm xã được gắn liền đồng bộ với đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng như giao thông, điện, nước, các công trình dịch vụ và vui chơi giải trí,.... đã làm cho diện mạo các khu dân cư ngày càng khang trang hiện đại hơn đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của người dân.

- Quỹ đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp tăng mạnh góp phần đẩy mạnh tiến trình công nghiệp hoá ở địa phương, trong đó tăng mạnh nhất là đất công nghiệp.

- Quỹ đất dành cho phát triển hệ thống giao thông, thuỷ lợi,...cũng tăng đáng kể. Nhiều tuyến quốc lộ, tỉnh lộ,.... được nâng cấp mở rộng, phong trào làm đường giao thông nông thôn phát triển mạnh góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ vận chuyển giao lưu giữa các xã trong huyện và với bên ngoài, là yếu tố thúc đẩy các trục phát triển của địa phương.

- Quỹ đất dành cho các lĩnh vực y tế, giáo dục, văn hoá, thể dục - thể thao và các công trình phúc lợi khác cũng được đầu tư mở rộng đáng kể góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, chất lượng khám chữa bệnh và đời sống vật chất tinh thần của nhân dân địa phương.

- Với điều kiện tự nhiên thuận lợi, tiềm năng đất đai, mức độ phù hợp của các loại đất phù hợp với từng mục đích sử dụng, đảm bảo đáp ứng được các yêu cầu phát triển theo định hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

2.4. Những tồn tại trong việc sử dụng đất

Những năm qua, được sự quan tâm trong việc tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất đai. Những thành tựu mà huyện đã đạt được trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội có phần đóng góp không nhỏ của việc khai thác sử dụng đất hợp lý, hiệu quả.

Tuy nhiên đất đai là tài sản đặc biệt, các quan hệ đất đai hết sức nhạy cảm và phức tạp, chính sách đất đai ngày càng được hoàn thiện để phù hợp với tình hình mới, trong quá trình chuyển dịch cơ cấu đất đai theo hướng công nghiệp hóa và hiện đại hóa đã nảy sinh nhiều vấn đề tồn tại cần được quan tâm:

- Việc chuyển mục đích sử dụng đất sản xuất nông nghiệp nhất là đất trồng lúa cho mục đích phát triển công nghiệp, xây dựng kết cấu hạ tầng và đô thị hoá là tất yếu trong quá trình phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá của huyện từ nay đến năm 2020. Việc đào tạo chuyển đổi ngành nghề chưa được quan tâm đúng mức dẫn đến tình trạng dư thừa lao động và thiếu việc làm ngày càng có xu hướng tăng.

- Ở một số xã, thị trấn vẫn còn tình trạng tự ý chuyển mục đích sử dụng đất trái phép, xây dựng công trình trái phép trên đất nông nghiệp như tại xã Kim Sơn (năm 2009), xã Kiêu Kỵ (năm 2009) Dương Hà (năm 2010)…

- Trong quá trình sử dụng đất, một số tổ chức, doanh nghiệp còn coi nhẹ việc bảo vệ cảnh quan môi trường dẫn đến ô nhiễm đất, huỷ hoại đất.

- Nhận thức của người dân về chính sách đất đai không đồng đều, ý thức của người sử dụng đất chưa cao, chưa chấp hành nghiêm pháp luật đất đai.

- Cơ cấu sử dụng đất trong nội bộ các nhóm đất còn chưa phù hợp, chưa theo hướng tích cực, chưa khai thác hết tiềm năng đất đai.



Để khắc phục tình trạng trên, Huyện cần coi trọng hơn nữa công tác quản lý, tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm đất đai. Mặt khác, cần tuyên truyền phổ biến pháp luật đất đai một cách rộng rãi đến từng người dân, giúp họ có ý thức, trách nhiệm trong việc quản lý, sử dụng đất.

III. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT KỲ TRƯỚC


tải về 2.59 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   23




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương