Quy hoạch sử DỤng đẤT ĐẾn năM 2020 KẾ hoạch sử DỤng đẤT 5 NĂm kỳ ĐẦU (giai đOẠN 2011 2015) huyện gia lâM – thành phố hà NỘI



tải về 2.59 Mb.
trang23/23
Chuyển đổi dữ liệu18.07.2016
Kích2.59 Mb.
#1924
1   ...   15   16   17   18   19   20   21   22   23

II

Vùng trồng cây ăn quả

 

74.44

 

1

Vùng trồng cây ăn quả

Xã Cổ Bi

15.84

2012

2

Vùng trồng cây ăn quả

Xã Kiêu Kỵ

8.60

2013

 

Đất trồng lâu năm

Huyện Gia Lâm

10.00

2011

 

Đất trồng lâu năm

Huyện Gia Lâm

10.00

2012

 

Đất trồng lâu năm

Huyện Gia Lâm

10.00

2013

 

Đất trồng lâu năm

Huyện Gia Lâm

10.00

2014

 

Đất trồng lâu năm

Huyện Gia Lâm

10.00

2015

III

Vùng nuôi trồng thủy sản

 

23.74

 

1

Vùng nuôi trồng thủy sản tập trung

Xã Kiêu Kỵ

6.10

2012

2

Vùng nuôi trồng thủy sản tập trung

Xã Cổ Bi

17.64

2014

IV

Khu chăn nuôi

 

43.30

 

1

Khu trang trại tổng hợp

Xã Yên Viên

30.00

2014

2

Khu chăn nuôi tập trung

Xã Trung Mầu

7.00

2013

3

Khu chăn nuôi tập trung

Xã Văn Đức

0.50

2013

4

Nhà sơ chế sản xuất rau an toàn

Xã Văn Đức

0.30

2014

5

Quy hoạch cơ sở giết mổ tập trung khu vực thôn Linh Quy

Xã Kim Sơn

2.00

2015

6

Quy hoạch cơ sở giết mổ tập trung khu vực thôn Quy Mông

Xã Yên Thường

1.00

2014

7

Quy hoạch cơ sở giết mổ tập trung khu vực thôn Đỗ Xá

Xã Yên Thường

2.00

2013

8

Quy hoạch cơ sở giết mổ tập trung khu vực thôn Thống Nhât

Kim Lan

0.50

2012


VI. GIẢI PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN QUY HOẠCH, KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT

1. Giải pháp về công tác quản lý

- Tổ chức công bố công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất để cho các tổ chức, cá nhân được biết.

- Thực hiện nghiêm túc quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt, nhằm đảm bảo tính thống nhất, liên tục trong việc quản lý sử dụng đất theo đúng quy hoạch và pháp luật. Lấy quy hoạch làm căn cứ để kế hoạch hóa việc sử dụng đất của các cấp, các ngành... Các nhu cầu sử dụng đất chỉ được giải quyết theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai tại Luật đất đai hiện hành.

- Tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cấp thẩm quyền phê duyệt. Thường xuyên kiểm tra tiến độ đầu tư dự án và thu hồi các dự án chậm triển khai.

- Khi có biến động lớn về nhu cầu sử dụng đất thì phải thực hiện việc điều chỉnh, bổ sung quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cho phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trước khi thực hiện việc thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất,...

- Xây dựng và thực hiện đồng bộ các quy hoạch liên quan đến sử dụng đất: Quy hoạch phát triển đô thị; Trung tâm cụm xã; các khu dân cư nông thôn; khu; cụm công nghiệp, kinh doanh dịch vụ.

- Quản lý sử dụng đất ở phải theo nguyên tắc tiết kiệm, hiệu quả kết hợp giữa yếu tố hiện đại và sử dụng tốt không gian phù hợp với kiến trúc và bảo tồn văn hóa dân tộc. Ưu tiên diện tích đất để xây dựng hệ thống cấp thoát nước, các công trình văn hóa thể thao. Dành diện tích đất đáng kể trồng cây xanh bảo vệ, cải thiện môi trường mỹ quan khu dân cư.

- Khu dân cư đô thị xây dựng mới hoặc chỉnh trang cần tuân theo định hướng phát triển đô thị đó là xây dựng theo mô hình mới đảm bảo tính hiện đại, văn minh đô thị và giữ gìn bản sắc dân tộc.



2. Giải pháp về đầu tư

- Căn cứ vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được duyệt, các cấp, các ngành ưu tiên bố trí kinh phí để thực hiện các công trình dự án, khắc phục tình trạng “quy hoạch treo”.

- Tăng cường kêu gọi vốn đầu tư của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội có liên quan đến quy hoạch sử dụng đất.

- Cần ưu tiên đầu tư tập trung cho các công trình, dự án trọng điểm.

- Huy động tối đa các nguồn vốn cho sản xuất và xây dựng cơ sở hạ tầng từ vốn ngân sách, vốn của các doanh nghiệp, vốn liên doanh liên kết, vốn đầu tư của nước ngoài, vốn tự có của nhân dân.

- Đầu tư cho cho việc xây dựng các tư liệu phục vụ quản lý đất đai như quy hoạch, kế hoạch, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

- Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất và phát triển các lĩnh vực trong đó chú trọng công tác quản lý của ngành Tài nguyên và Môi trường.

3. Giải pháp về cơ chế chính sách

3.1. Chính sách về đất đai

- Tiếp tục cụ thể hóa các điều khoản của Luật Đất đai, các văn bản của Trung ương phục vụ cho quá trình quản lý và sử dụng đất.

- Ban hành các văn bản pháp quy phục vụ cho việc triển khai hiệu quả các chỉ tiêu sử dụng đất kỳ kế hoạch đến năm 2015. Tiếp tục đẩy mạnh công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giao đất, chuyển nhượng…

3.2. Những chính sách nhằm bảo vệ và phát triển quỹ đất nông nghiệp

- Chính sách ưu tiên phát triển nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tăng năng xuất cây trồng vật nuôi.

- Chính sách hỗ trợ, bồi thường thỏa đáng để có thể khai hoang, tăng vụ bù sản lượng do mất đất trồng lúa.

3.3. Những chính sách nhằm tiết kiệm sử dụng đất

- Chính sách về tận dụng không gian trong quy hoạch xây dựng công nghiệp và đô thị trong các khu vực tập trung dân cư.

- Chính sách đầu tư đồng tư đồng bộ giữa giao thông và thủy lợi bố trí với việc kết hợp các tuyến dân cư để tiết kiệm đất.

- Chính sách khuyến khích áp dụng các kỹ thuật công nghệ phù hợp với phát triển mạnh ưu thế về đa dạng sinh học trong phát triển nông nghiệp.



KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

I. KẾT LUẬN

Phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011 – 2015) của huyện Gia Lâm – Thành Phố Hà Nội được xây dựng trên cơ sở quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 của huyện và của thành phố. Tổng hợp các thông tin cũng như cơ sở dữ liệu và nhu cầu sử dụng đất của các ngành, các cấp từ các phòng, ban cũng như trên địa bàn từng xã; các thông tin và nhu cầu sử dụng đất đã thu thập được điều tra, khảo sát trên thực địa đến từng công trình và được cân đối với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trong cùng giai đoạn quy hoạch nên các chỉ tiêu Quy hoạch sử dụng đất hoàn toàn phù hợp với mục tiêu phát triển của huyện; đảm bảo sử dụng đất tiết kiệm, khoa học, có hiệu quả cao và bảo vệ môi trường sinh thái.

Kết quả của phương án quy hoạch thể hiện được chiến lược sử dụng đất của huyện trong giai đoạn 2010 - 2020, có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, ổn định chính trị, quốc phòng an ninh và bảo vệ môi trường sinh thái cho cả trước mắt và lâu dài. Đồng thời là công cụ quan trọng để UBND huyện thực hiện đầy đủ các chủ trương, chính sách của Nhà nước và thống nhất quản lý toàn bộ đất đai theo quy hoạch và pháp luật.

- Đến năm 2020, cơ cấu sử dụng đất của huyện Gia Lâm được phân bổ như sau:

Tổng diện tích tự nhiên: 11.472,99 ha:

+ Đất Nông Nghiệp: 4589,64 ha;

+ Đất Phi Nông Nghiệp: 6715,98 ha;

+ Đất chưa sử dụng: 167,37 ha.

- Đất phát triển đô thị và khu dân cư nông thôn được cân nhắc cho từng khu vực, đảm bảo phù hợp với điều kiện đặc thù của từng vùng và mục tiêu đô thị hóa. Các khu vực đô thị sau khi được đầu tư phát triển sẽ thực sự trở thành điểm sáng, văn minh, hiện đại, không chỉ thu hút được sự quan tâm đầu tư mà còn tạo ra ảnh hưởng lớn đến quá trình đô thị hóa nông thôn ở các khu vực khác, đáp ứng được mục tiêu đô thị hóa của huyện.

- Đất dành cho công nghiệp, dịch vụ thương mại được tính theo phương án có tính khả thi cao nhất. Trong đó sẽ hình thành một số khu, cụm có quy mô tập trung, vị trí thuận lợi, bố trí đủ đất cho tiểu thủ công nghiệp và làng nghề truyền thống, thu hút nhiều ngành có công nghệ cao. Nhiều công trình xây dựng có quy mô lớn, phục vụ đắc lực cho các hoạt động dịch vụ, du lịch cũng như nhu cầu vui chơi, giải trí ngày càng tăng của người dân.

- Các loại đất để phát triển cơ sở hạ tầng được xem xét và tính toán cho mọi loại đất từ đất giao thông, thủy lợi,.... trên cơ sở đáp ứng đủ nhu cầu, phù hợp với phát triển kinh tế - xã hội của cả giai đoạn và từng năm, đảm bảo tính hợp lý và tiết kiệm đất.

II. KIẾN NGHỊ

1. Đề nghị Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội, Sở Tài nguyên và Môi trường và các ngành hữu quan sớm xem xét phê duyệt phương án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai của huyện giai đoạn 2011 - 2020 để UBND huyện Gia Lâm có căn cứ tổ chức thực hiện nhằm tăng cường công tác quản lý và sử dụng đất đúng pháp luật và hiệu quả hơn.



2. Đề nghị các cấp có thẩm quyền sớm ban hành những chủ trương, chính sách đúng đắn, thông thoáng về đất đai, tạo hành lang pháp lý thuận lợi để các cá nhân, tổ chức sử dụng đất yên tâm đầu tư phát triển.

PHỤ LỤC




tải về 2.59 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   15   16   17   18   19   20   21   22   23




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương