Quy hoạch sử DỤng đẤT ĐẾn năM 2020 KẾ hoạch sử DỤng đẤT 5 NĂm kỳ ĐẦU (giai đOẠN 2011 2015) huyện gia lâM – thành phố hà NỘI



tải về 2.59 Mb.
trang7/23
Chuyển đổi dữ liệu18.07.2016
Kích2.59 Mb.
#1924
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   23

3.1.1. Đất nông nghiệp


a. Đất sản xuất nông nghiệp: theo kế hoạch sử dụng đất chung toàn huyện đến năm 2010, diện tích đất sản xuất nông nghiệp dự kiến đạt 5215,2417 ha. Kết quả thực hiện đến năm 2010 đối với đất sản xuất nông nghiệp là 5925,7599 ha, tăng 710 ha so với kế hoạch.

b. Đất lâm nghiệp: theo kế hoạch sử dụng đất chung toàn huyện đến năm 2010, diện tích đất lâm nghiệp dự kiến đạt 28,4123 ha. Kết quả thực hiện đến năm 2010 đối với đất lâm nghiệp là 39,1595 ha, tăng 10,7469 ha so với kế hoạch đề ra.

c. Đất nuôi trồng thủy sản: theo kế hoạch sử dụng đất chung toàn huyện đến năm 2010, diện tích đất nuôi trồng thủy sản dự kiến đạt 337,6290 ha. Kết quả thực hiện đến năm 2010 đạt 197,0078 ha, giảm -140,6212 ha so với kế hoạch đề ra.

d. Đất nông nghiệp khác: theo kế hoạch sử dụng đất chung toàn huyện đến năm 2010, diện tích đất nông nghiệp khác dự kiến đạt 135,2904 ha. Kết quả thực hiện đến năm 2010 chỉ đạt 53,9747ha, giảm -81,3157ha so với kế hoạch đề ra.

3.1.2. Đất phi nông nghiệp

a. Đất ở

* Đất ở đô thị: theo kế hoạch sử dụng đất chung toàn huyện đến năm 2010, diện tích đất ở đô thị dự kiến đạt 166,6585ha. Kết quả thực hiện đến năm 2010 đạt 117,6159 ha, giảm -49,0426 ha so với kế hoạch đề ra.

* Đất ở nông thôn: theo kế hoạch sử dụng đất chung toàn huyện đến năm 2010, diện tích đất ở nông thôn dự kiến đạt 1.442,7189 ha. Kết quả thực hiện đến năm 2010 chỉ đạt 1129,5658ha, giảm -313,1531 ha so với kế hoạch đề ra.

b. Đất chuyên dùng:

Theo kỳ kế hoạch trước, tổng diện tích đất chuyên dùng của huyện được phân bổ dự kiến là: 2.713,2318 ha (trong đó bao gồm các loại đất: giao thông, thủy lợi, văn hóa, y tế, giáo dục, thể thao…). Trong khi đó kết quả thực hiện đến năm 2010 diện tích đất chuyên dùng toàn huyện là 2615,7417 ha, giảm -97,4901ha so với kế hoạch đề ra.

c. Đất tôn giáo tín ngưỡng:

Theo kế hoạch sử dụng đất chung toàn huyện đến năm 2010, diện tích đất tôn giáo tín ngưỡng dự kiến đạt 21,3536ha, những kết quả đạt lại đạt được là 23,7781 ha, tăng 2,4245 haso với kế hoạch đề ra.

d. Đất nghĩa trang nghĩa địa:

Theo kế hoạch sử dụng đất chung toàn huyện đến năm 2010, diện tích đất nghĩa trang nghĩa địa dự kiến đạt 102,0713 ha, nhưng kết quả thực hiện chỉ đạt 94,1257 ha, giảm -7,9456 ha so với kế hoạch đề ra.

e. Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng:

Theo kế hoạch sử dụng đất chung toàn huyện đến năm 2010, diện tích đất sông suối và mặt nước chuyên dùng dự kiến đạt 1.131,4081 ha nhưng kết quả thực hiện chỉ đạt 1091,8024 ha, giảm -39,6057 ha so với kế hoach đặt ra.

e. Đất phi nông nghiệp khác:

Theo kế hoạch sử dụng đất chung toàn huyện đến năm 2010, diện tích đất phi nông nghiệp khác dự kiến đạt 2,7112ha nhưng kết quả thực hiện đạt 7,5517 ha, tăng 4,8405 ha so với kế hoach đặt ra.



3.1.3. Đất chưa sử dụng

Diện tích đất chưa sử dụng của huyện Gia Lâm năm 2010 theo kế hoạch đề ra sẽ dự kiến đạt 176,2632 ha, nhưng trong quá trình thực hiện kết quả diện tích đất chưa sử dụng đạt 176,9080, tăng 0,6448 ha so với kế hoạch.



3.2. Đánh giá nguyên nhân tồn tại trong việc thực hiện kế hoạch sử dụng đất.

a.Kết quả đạt được

Việc thực hiện công tác kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2006– 2010 trên địa bàn huyện đã đạt được những thành quả nhất định thể hiện ở các mặt sau:

- Đảm bảo tính thống nhất trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai từ cấp huyện, cấp xã.

- Làm cơ sở pháp lý quan trọng cho công tác giao đất, cho thuê đất và chuyển mục đích sử dụng đất.

- Chủ động phân bổ quỹ đất một cách hợp lý cho nhu cầu phát triển của các ngành, các lĩnh vực đáp ứng nhu cầu sử dụng đất cho xây dựng các khu, cụm công nghiệp, các khu du lịch và dân cư. Góp phần thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế, ổn định tình hình xã hội.

- Đảm bảo sử dụng đất tiếp kiệm, hợp lý, có hiệu quả và gắn với bảo vệ môi trường sinh thái.



b. Tồn tại và những nguyên nhân chủ yếu ảnh hưởng đến kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất của huyện

Trong quá trình thực hiện kế hoạch sử dụng đất của huyện thì hầu hết là các chỉ tiêu sử dụng của huyện hiện tại vẫn chưa đạt chỉ tiêu quy so với kế hoạch đề ra, điều đó xuất phát từ các nguyên nhân sau:

- Chất lượng kế hoạch sử dụng đất còn nhiều điểm chưa phù hợp với thực tiễn phải điều chỉnh lại do dự báo phát triển kinh tế - xã hội chưa chính xác và việc thẩm định quy hoạch sử dụng đất các cấp.

- Khung giá đất để áp dụng thu tiền khi giao đất, chuyển mục đích sử dụng đất, cho thuê đất theo quy định hiện nay chưa sát với giá thị trường; thiếu chính sách đền bù cho người có đất đang sử dụng bị thu hồi không phải vì mục đích an ninh - quốc phòng, lợi ích của người dân đang là một trở ngại để phát triển công nghiệp, dịch vụ, du lịch, thương mại… làm giảm tính khả thi trong công tác thực hiện kế hoạch sử dụng đất.

- Kế hoạch sử dụng đất hàng năm chưa sát với thực tiễn, do chưa bám sát vào quy hoạch sử dụng đất đã được duyệt mà thường chỉ căn cứ vào nhu cầu sử dụng đất của cấp huyện, xã và các tổ chức sử dụng đất. Việc đăng ký nhu cầu sử dụng đất của các tổ chức còn chủ quan, không có dự án tiền khả thi nên không có khả năng thực hiện.

- Việc tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt chưa nghiêm và thường xuyên.

- Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và quy hoạch các ngành khác chưa thực sự thống nhất, tình trạng tự phát, cục bộ thực hiện quy hoạch, kế hoạch của các ngành, các cấp vẫn chưa được chấn chỉnh. Tình trạng sử dụng đất vi phạm quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất còn xảy ra khá lớn trong giai đoạn hiện nay.

- Hệ thống các văn bản pháp luật liên quan đến công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất còn thiếu và chưa hoàn chỉnh như định mức sử dụng đất cụ thể đối với từng loại đất chưa được ban hành; định mức lao động, vật tư...



Phần III

ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG ĐẤT ĐAI VÀ ĐỊNH HƯỚNG

DÀI HẠN SỬ DỤNG ĐẤT
I. KHÁI QUÁT TIỀM NĂNG ĐẤT ĐAI

Đất đai là một trong những yếu tố cơ bản để phát triển các ngành kinh tế - xã hội, mức độ ảnh hưởng của đất đai đến sự phát triển của các ngành có khác nhau. Việc đánh giá tiềm năng về mặt lượng và chất theo khả năng thích hợp với từng mục đích sử dụng có ý nghĩa hết sức quan trọng, tạo ra những căn cứ để định hướng sử dụng đất lâu dài, nhằm khai thác sử dụng tiết kiệm và hợp lý.

Ngược lại nếu không đánh giá đúng tiềm năng và khả năng thích ứng của từng loại đất với các mục đích sử dụng thì hiệu quả sử dụng đất thấp, dẫn đến hủy hoại đất, gây hậu quả nghiêm trọng cho môi trường sinh thái cũng như sự tồn tại và phát triển của toàn xã hội. Đánh giá tiềm năng đất đai là xác định được diện tích đất thích hợp với từng mục đích sử dụng trên cơ sở các đặc điểm tự nhiên của đất và các mối quan hệ trong phát triển kinh tế - xã hội.

Tiềm năng đất đai không chỉ là khả năng khai thác đất chưa sử dụng mà còn là khả năng khai thác chiều sâu đối với đất đang sử dụng bằng việc chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của đị huyện.




tải về 2.59 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   23




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương