Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Bình Dương giai đoạn 2011 2015 có xét đến 2020


PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA TỈNH TỚI NĂM 2020



tải về 6.08 Mb.
trang9/27
Chuyển đổi dữ liệu19.08.2016
Kích6.08 Mb.
#22849
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   27

1.3.PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA TỈNH TỚI NĂM 2020

1.3.1.Các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội tới năm 2020


  • Phấn đấu tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 13,5% thời kỳ 2011 - 2015 và 13% thời kỳ 2016 - 2020.

  • Đến năm 2015, tỷ trọng của các ngành nông - lâm - thủy sản chiếm 3% GDP, các ngành công nghiệp - xây dựng chiếm 59% GDP và các ngành dịch vụ chiếm 38% GDP. Đến năm 2020, tỷ trọng của các ngành nông - lâm - thủy sản chiếm 2,3% GDP, các ngành công nghiệp - xây dựng chiếm 55,5% GDP và các ngành dịch vụ chiếm 42,2% GDP.

  • GDP bình quân đầu người đến năm 2015 đạt 65 triệu đồng/người; đến năm 2020 đạt 89,6 triệu đồng/người.

  • Kim ngạch xuất khẩu đạt 20.870 triệu USD vào năm 2015 và đạt 25.000 triệu USD vào năm 2020.

  • Tỷ lệ tăng dân số bình quân khoảng 5,6% giai đoạn 2011-2015 và 4,6% vào năm 2020. Tổng dân số đến năm 2015 là 2,042 triệu người; đến năm 2020 là 2,5 triệu người.

  • Tiếp tục giảm tỷ lệ thất nghiệp, tỷ lệ lao động không có việc làm còn khoảng 4,0% lực lượng lao động. Phấn đấu đến 2015 đạt trên 70,0% lao động đã qua đào tạo.

  • Nâng cao sức khỏe cho nhân dân, đến năm 2015 tăng tuổi thọ lên 77 tuổi và đến năm 2020 là 80 tuổi. Số cán bộ y tế (CBYT) tăng từ 35 CBYT/vạn dân đến năm 2015 lên 40 CBYT /vạn dân đến năm 2020; trong đó, nâng từ 7 bác sĩ/vạn dân năm 2015 lên 7,5 bác sĩ/vạn dân năm 2020.

  • Điều chỉnh các KCN, cụm công nghiệp theo hướng mở rộng qui mô, nâng cao kỹ thuật công nghệ tiên tiến. Ở thị xã Thủ Dầu Một theo hướng công nghiệp sạch, công nghệ cao gắn dịch vụ cao cấp. Khu vực phía Bắc tỉnh hình thành các khu công nghiệp lớn và tập trung: Bến Cát, Tân Uyên, Dầu Tiếng; chuyển dịch cơ cấu kinh tế phù hợp với công nghiệp hoá. Triển khai tổ chức thực hiện tốt các khu công nghiệp đã được phê duyệt, như khu liên hợp công nghiệp - dịch vụ - đô thị và các KCN phía Nam. Ưu tiên đầu tư các trường, trung tâm đào tạo, dạy nghề, bệnh viện và các trung tâm chăm sóc sức khỏe cộng đồng, các trung tâm dịch vụ tài chính, ngân hàng, các trung tâm dịch vụ kỹ thuật cao, công nghệ sinh học, công nghệ thông tin...

Bảng 2-2: Một số chỉ tiêu kinh tế tổng hợp chủ yếu tỉnh giai đoạn 2010-2020

TT

Các chỉ tiêu

Đơn vị

2010

2015

2020

I

Giá trị

 

 

 

 

1

Dân số trung bình

103 người

1.570

2.042

 2.500

2

Tổng GDP (giá 1994)

Tỉ đồng

16.359

30.873

56.881

3

Bình quân GDP đầu người

Tr. Đồng

27,4

65

 89,6

II.1

Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân (phương án cơ sở)

%

06-10

 14,0



11-15

13,5

16-20 

13,0




- Nông-lâm-ngư nghiệp




2,1

1,54

1,21




- Công nghiệp-xây dựng




11,4

9,2

14,1




- Dịch vụ




24,1

22,3

18,3

II.2

Tăng trưởng bình quân tổng GDP

(phương án cao)







11-15

15,0

16-20 

13,0

III

Cơ cấu kinh tế

%

 

 

 

 

- Nông-lâm-ngư nghiệp

 

4,5

3

2,0

 

- Công nghiệp-xây dựng

 

63,0

59

51,7

 

- Dịch vụ

 

32,5

38

46,2

(Nguồn số liệu: Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ lần IX do Sở Kế hoạch & Đầu tư cấp).

1.3.2.Định hướng phát triển ngành, lĩnh vực

1.3.2.1.Công nghiệp:


Giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân thời kỳ thời kỳ 2011-2015: 19%/năm; thời kỳ 2016-2020: 25,0%/năm. Giảm tỷ lệ gia công, tăng tỷ  lệ nội địa hóa từ  55,0% năm 2010, lên 60,0% năm 2015 và 70,0% năm 2020. Nâng dần hàm lượng công nghệ cao trong sản phẩm công nghiệp; công nghiệp sạch từ hiện nay khoảng 40,0% lên 50,0% năm 2015 và 60,0% năm 2020. Trang bị công nghệ hiện đại trong các khu công nghiệp, tương đương với các nước Đông Nam Á vào năm 2015, ngang tầm với các nước khu vực  Đông Bắc Á vào năm 2020.

Chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu trong các ngành công nghiệp chủ lực; trước hết là cơ cấu ngành công nghiệp chế biến hướng vào thị trường các nước phát triển và khu vực.



  • Công nghiệp chế biến: nâng cao hiệu quả nguồn nguyên liệu tại chỗ, có nhu cầu thị trường lớn, giải quyết nhiều việc làm cho người lao động và nâng cao mức sống dân cư; bảo vệ  môi trường; tỷ trọng xuất khẩu lớn; khả năng cạnh tranh cao...

  • Công nghiệp vật liệu xây dựng: tổ chức sản xuất theo hướng đáp ứng nhu cầu vật liệu xây dựng của tỉnh, vùng và  từng bước mở rộng xuất khẩu. Mặt hàng chủ yếu: sứ vệ  sinh; gạch men; kính, thủy tinh; đá ốp lát granit; gạch, ngói các loại; bê tông công nghiệp....

  • Công nghiệp điện,  điện tử, cơ khí chính xác: phát triển mạnh công nghiệp cơ khí,  điện, điện tử. Đầu tư chiều sâu, nâng cao tỷ trọng nội địa hóa của công nghiệp cơ  khí và điện tử trong ngành công nghiệp, khoảng 18 - 20,0% vào năm 2010, khoảng 25,0% vào năm 2015 và khoảng 30,0% vào năm 2020. Coi đây là những ngành công nghiệp mũi nhọn, tạo ra đột phá trong công nghiệp. Mặt hàng chủ yếu: thiết bị điện - điện tử - tin học; thiết bị điện; máy xây dựng; phương tiện giao thông, vận tải; sản phẩm cơ  khí tiêu dùng...

  • Công nghiệp hóa chất: sản phẩm của công nghiệp hóa chất có  nhu cầu lớn trong nhiều năm tới, đặc biệt khi nước ta có công nghiệp hóa dầu phát triển. Do vậy, cần tập trung sản xuất các sản phẩm hóa chất sau: sản phẩm phục vụ chăn nuôi, sản phẩm vệ sinh cá nhân và tẩy, rửa, các loại

  • Hạt nhựa PVC, túi nhựa, vải bạt PE, bao bì nhựa PP, thuốc diệt côn trùng gia dụng, sơn các loại, vật liệu cách ly công nghiệp, nông nghiệp, xịt thơm, hóa chất xây dựng, vật tư làm giày, mouse, dụng cụ thể thao, bao bì sản phẩm, keo dán tổng hợp...

  • Công nghiệp dệt - may: dệt may vẫn là những ngành quan trọng trong giai đoạn đầu của công nghiệp hoá. Vì vậy, Bình Dương tiếp tục quan tâm ngành công nghiệp này từng bước chuyển hướng sang các ngành công nghiệp khác; theo hướng chú trọng đến ngành công nghiệp tạo mẫu, thời trang; giảm dần may gia công xuất khẩu; tăng sản xuất nguyên phụ liệu, tăng tỷ lệ nội  địa hóa về nguyên phụ liệu.

  • Công nghiệp da-giày: tập trung sản xuất nguyên phụ liệu của ngành da giày, chuyển từ gia công sang sản xuất bán sản phẩm, thành phẩm và tạo mẫu. Tổ chức sản xuất da, giày theo hướng nhập công nghệ, nâng cao cải tiến mẫu mã, chất liệu, kiểu dáng đáp ứng yêu cầu thị trường.

  • Công nghiệp chế biến thực phẩm và đồ uống: tập trung vào các sản phẩm: Chế biến hạt điều, chế biến cà phê; chế biến hoa quả, nước giải khát, dầu thực vật...cung ứng xuất khẩu và thị trường nội địa.

  • Thủ công mỹ nghệ: sản xuất chủ yếu bằng nguồn nguyên liệu có sẵn trong nước và của tỉnh, nhằm phát huy ngành nghề truyền thống của Bình Dương, tạo việc làm, tăng thu nhập và phát triển nông thôn. Phát triển có trọng tâm các ngành nghề  tiểu thủ công nghiệp truyền thống: sơn mài, điêu khắc, đồ mộc mỹ nghệ... đáp ứng nhu cầu trong nước ngày càng tăng, đáp ứng thị hiếu của thị  trường quốc tế. 

Phấn đấu tỷ  trọng các ngành công nghiệp cơ khí, công nghiệp sạch, điện, điện tử... trong các khu, cụm công nghiệp chiếm 30-32,0% GTSX công nghiệp của tỉnh.

Phát triển các khu, cụm công nghiệp:

Phát triển các khu, cụm công nghiệp theo hướng tập trung, hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng, củng cố ngành chức năng trong từng KCN; đầu tư đồng bộ: về sản xuất, dịch vụ và nhà ở trong và ngoài KCN. Phân bố các KCN tập trung và các CCN ở các huyện: Bến Cát, Tân Uyên; Dầu Tiếng và Phú Giáo. Ngành nghề kinh doanh sản xuất trong các khu công nghiệp là đa dạng dựa trên các ngành nghề đã được định hướng phát triển của tỉnh.



Theo đề án điều chỉnh, bổ sung quy hoạch KCN tỉnh bình Dương đến năm 2020, trong giai đoạn từ nay đến năm 2020, điều chỉnh mở rộng diện tích 3 khu công nghiệp với tổng diện tích sau điều chỉnh là 3.631 ha, tăng 2.087 ha. Bổ sung quy hoạch thành lập mới 11 khu công nghiệp với 8.543 ha, nâng tổng số khu công nghiệp của tỉnh Bình Dương lên 39 khu công nghiệp với tổng diện tích 19.806 ha. Diện tích các cụm công nghiệp có khoảng 2.704 ha, tập trung ở 23 cụm CN ở các huyện.

Bảng 2-3: Danh mục các khu công nghiệp tỉnh Bình Dương đến năm 2020

Stt

Tên khu công nghiệp

Qui mô (ha)

Địa điểm

Ghi chú

 

Huyện Dĩ An

713,6

 

 

1

Sóng Thần I

178,0

Thị trấn Dĩ An

Đang hoạt động

2

Sóng Thần II

279,3

Thị trấn Dĩ An

Đang hoạt động

3

Bình Đường

16,5

Xã An Bình

Đang hoạt động

4

Tân Đông Hiệp A

52,8

Xã Tân Đông Hiệp

Đang hoạt động

5

Tân Đông Hiệp B

162,9

Xã Tân Đông Hiệp

Đang hoạt động

6

Bình An (dệt may)

24,1

Xã Bình An

Đang hoạt động

 

Huyện Thuận An

654,6

 

 

7

Đồng An

138,7

Xã Bình Hòa

Đang hoạt động

8

Việt Hương

36,1

Xã Thuận Giao

Đang hoạt động

9

Việt Nam - Singapore (VSIP)

479,8

Xã Bình Hòa

Đang hoạt động

 

Huyện Bến Cát

7.163,6

 

 

10

Mỹ Phước 1

377,0

Thị trấn Mỹ Phước

Đang hoạt động

11

Mỹ Phước 2

471,0

Thị trấn Mỹ Phước

Đang hoạt động

12

Việt Hương 2

250,0

Xã An Tây

Đang hoạt động

13

Tân Định

47,0

Xã Tân Định

Đang hoạt động

14

Mai Trung

50,5

Xã An Tây

Đang hoạt động

15

Thới Hòa

202,4

Xã Thới Hòa

Có chủ trương CP

16

Rạch Bắp

278,6

Xã An Tây

Đang hoạt động

17

Mỹ Phước 3
Trong đó: Hố Le = 200 ha

987,1

Xã Thới Hòa

Đang hoạt động

18

Bàu Bàng

2.500,0

Xã Lai Uyên

Đang triển khai

19

An Tây

500,0

xã An Tây

Đang triển khai

20

Lai Hưng

1.000,0

xã Lai Hưng

Bổ sung quy hoạch

21

Cây Trường - Trừ Văn Thố

500,0

Cây Trường - Trừ Văn Thố

Bổ sung quy hoạch

 

Huyện Tân Uyên

4.531,0

 

 

22

Nam Tân Uyên

631,0

Xã Khánh Bình

Đang triển khai

23

Tân Bình

600,0

Xã Tân Bình

Bổ sung quy hoạch

24

Tân Lập

800,0

xã Tân Lập

Bổ sung quy hoạch

25

Xanh Bình Dương

200,0

Xã Khánh Bình

Đang triển khai

26

Đất Cuốc

500,0

Đất Cuốc

Mở rộng

27

Vĩnh Tân - Tân Bình
(VSIP II mở rộng)

1.720

Xã Vĩnh Tân, Tân Bình

Đang triển khai

28

Bình Mỹ - Tân Lập

500,0

xã Bình Mỹ - Tân Lập

Bổ sung quy hoạch

29

Tân Mỹ - Đất Cuốc - Thường Tân

1.300,0

Tân Mỹ - Đất Cuốc - Thường Tân

Bổ sung quy hoạch

 

TX Thủ Dầu Một - Khu Liên Hợp

2.650,7

 

 

30

Sóng Thần III

533,9

Khu liên hợp

Đang triển khai

31

Đại Đăng

274,0

Khu liên hợp

Đang triển khai

32

Kim Huy

205,0

Khu liên hợp

Đang triển khai

33

VSIP II

345,0

Khu liên hợp

Đang triển khai

34

Đồng An 2 (An Hòa)

158,1

Khu liên hợp

Đang triển khai

 

Phú Gia

133,0

Khu liên hợp

Đang triển khai

35

Huyện Phú Giáo

1.913,0

 

 

36

Vĩnh Hoà - Tân Hiệp

913,0

Xã Vĩnh Hoà

Bổ sung quy hoạch

 

Vĩnh Hoà - Tam Lập

1.000,0

Xã Vĩnh Hoà - xã Tam Lập

Bổ sung quy hoạch

37

Huyện Dầu Tiếng

2.180,0

 

 

38

An Lập

500,0

Xã An Lập

Bổ sung quy hoạch

39

Long Hòa

1.380,0

Xã Long Hòa

Bổ sung quy hoạch

40

Minh Thạnh

300,0

Xã Long Hòa

Bổ sung quy hoạch

 

TỔNG CỘNG

20.542

 

 

1.3.2.2.Thương mại, dịch vụ:


Tập trung đầu tư tăng giá  trị của dịch vụ thương mại vận tải, ngân hàng, nhà ở công nhân, nhà ở cho các  đối tượng khác nhau, kể cả nhà ở phục vụ ở các trung tâm đô thị lớn ở  Tp. Hồ Chí Minh.

Thương mại: ngành thương mại sẽ chuyển động theo hướng các đơn vị sản xuất trực tiếp bán, mua hàng, trực tiếp xuất nhập khẩu, giảm đơn vị  thương mại nằm ngoài công ty sản xuất.

*Thương nghiệp nội  địa: tốc độ tăng thương nghiệp nội  địa khoảng 18,0% thời kỳ 2006 - 2010, 15,0% thời kỳ  2011-2020, tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ năm 2010 đạt 21,0 tỷ đồng, năm 2020 đạt 85,0 tỷ  đồng. Hình thành mạng lưới thương mại:  xây dựng trung tâm thương mại cấp liên khu vực tại thị xã Thủ Dầu Một và trung tâm thương mại cấp khu vực tại Huyện Thuận An (cụm thị trấn Lái Thiêu - Dĩ An - An Thạnh). Xây dựng các trung tâm thương mại cấp huyện ở Tân Uyên, Phú Giáo, Bến Cát và Dầu Tiếng.  Hình thành các siêu thị phục vụ các khu công nghiệp của tỉnh, mở thêm các hợp tác xã mua bán ở nông thôn. Mở các chi nhánh và các đại lý tiêu thụ và thu mua hàng hóa ở những nơi tập trung dân cư và sản xuất.

* Du lịch: khai thác tiềm năng du lịch của tỉnh, tạo ra địa bàn du lịch có sức thu hút du khách trong và  ngoài nước. Đặc biệt quan tâm đến du lịch sinh thái, du lịch miệt vườn, một lợi thế quan trọng của Bình Dương chưa được khai thác đúng mức. Tạo điều kiện phát triển Khu du lịch văn hóa lịch sử Đại Nam ngày càng thu hút nhiều khách trong và ngoài tỉnh đến tham quan nghỉ dưỡng.         

* Ngân hàng tín dụng: xây dựng mạng lưới ngân hàng và tổ  chức tiền tệ của tỉnh, bao gồm các chi nhánh ngân hàng và tổ chức tiền tệ của ngân hàng nhà  nước, của thành phố Hồ Chí Minh, của các tỉnh trong và ngoài Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, của nước ngoài trên địa bàn các ngân hàng liên doanh, ngân hàng cổ phần, công ty tài chính và các quỹ  tín dụng nhân dân.

Đẩy mạnh huy động vốn bằng nhiều hình thức, ngoài phát hành xổ số tiết kiệm, tăng cường phát hành trái phiếu, kỳ phiếu, tín phiếu, khai thác nguồn vốn từ quỹ đất, quỹ nhà, từng bước xây dựng thị trường vốn trên địa bàn tỉnh.

Đẩy mạnh việc thanh toán không dùng tiền mặt (chủ yếu bằng thẻ tín dụng),  các đơn vị kinh tế, các địa phương và nhân dân.

* Vận tải: vận chuyển hàng hóa và hành khách sẽ tăng tương ứng với tốc độ tăng trưởng kinh tế. Theo kinh nghiệm quốc tế, tốc độ tăng trưởng vận chuyển phải cao hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế GDP từ 2-4%. Đẩy mạnh phát triển vận tải, đảm bảo nhu cầu vận tải của các khu công nghiệp, của sản xuất và đời sống. Phát triển các loại vận tải đường bộ, đường sắt, đường sông, trong đó, giao thông đường bộ là hình thức chủ yếu. Cơ  cấu vận chuyển sẽ chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng đường bộ, tăng tỷ trọng đường sắt và đường sông. Giảm dần các loại xe cũ, thiếu an toàn; thay thế các xe đời mới tránh gây ô nhiễm môi trường và an toàn hơn. Tiếp tục phát triển vận tải hành khách bằng xe buýt ở thị xã  và các khu công nghiệp.

1.3.2.3.Nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản:


Phát triển các ngành nông - lâm - ngư  nghiệp của tỉnh theo hướng bền vững, cung cấp hàng hóa nông sản chất lượng cao. Tốc độ tăng trưởng các ngành nông - lâm - ngư nghiệp đạt bình quân 2,1%/năm thời kỳ 2006-2010; 1,5%/năm thời kỳ 2011-2015 và 3,6%/năm thời kỳ 2016-2020.

Tỷ trọng của các ngành nông - lâm - ngư nghiệp có xu hướng giảm dần; đến năm 2010, chiếm 4,4% GDP; đến 2015 chiếm 3% và 2020 chiếm 2,3%.

Cơ  cấu nội bộ nông nghiệp có thu nhập trên 1 ha cao chủ yếu là từ cây công nghiệp, cây  ăn trái, trồng rau sạch an toàn, trồng hoa, cây kiểng, chăn nuôi bò sữa.

Quy hoạch định hướng đến 2020 triển khai xây dựng 03 khu nông nghiệp công nghệ cao ở xã An Thái (424 ha), xã Phước Sang (500 ha) thuộc huyện Phú Giáo và xã Hiếu Liêm, huyện Tân Uyên (89,9 ha).



* Trồng trọt: triển vọng đến năm 2020 xu hướng chung là phát triển cây công nghiệp, cây ăn trái, rau sạch an toàn, hoa, cây kiểng. Đẩy mạnh cải tạo vườn tạp, áp dụng kỹ thuật lai tạo giống, ghép mô, thành lập tập đoàn giống mới để tạo ra các loại cây ăn quả chất lượng tốt và năng suất cao.

* Chăn nuôi: Phát triển chăn nuôi đáp ứng nhu cầu trong tỉnh và xuất khẩu với chất lượng cao. Xây dựng ngành chăn nuôi trở thành ngành kinh tế hàng hóa quan trọng trong nông nghiệp nhằm cung cấp thịt, sữa cho các khu đô thị của tỉnh và đưa ra ngoài tỉnh, tăng thêm giá trị của sản phẩm nông nghiệp. Đẩy mạnh chăn nuôi thâm canh và bán thâm canh, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, tạo giống và mở rộng chăn nuôi công nghiệp.

* Lâm nghiệp: Đẩy mạnh công tác trồng cây gây rừng, tăng tỷ lệ che phủ tạo “lá phổi xanh” cho đô thị và các khu công nghiệp, cải thiện môi trường sinh thái, tạo cảnh quan du lịch, cung cấp gỗ dân dụng và công nghiệp.

* Thủy sản: Phát triển nuôi trồng thủy sản theo hướng tăng tỷ trọng của sản phẩm thủy sản ngày càng cao, trên cơ sở đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, tạo ra hàng hóa có chất lượng cao, sản lượng hàng hóa tham gia thị trường ngày càng nhiều. Phát triển mạnh nuôi trồng thủy sản, giảm khai thác thủy sản. Kết hợp chặt chẽ khâu nuôi, bảo quản chế biến, quản lý bảo vệ môi trường.

1.3.2.4.Xây dựng kết cấu hạ tầng:


* Các khu dân cư - đô thị: tiếp tục hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng và phát triển các khu dân cư - đô thị đã được UBND tỉnh phê duyệt qui hoạch chi tiết xây dựng với 138 khu dân cư trên địa bàn các huyện thị và 68 khu dân cư đã được UBND các huyện thị phê duyệt qui hoạch chi tiết xây dựng (danh mục do Sở Xây dựng cung cấp).

* Phát triển hệ thống giao thông: làm động lực thúc đẩy đầu tư tăng trưởng kinh tế. Phát triển hệ thống giao thông kết nối với sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất và Long Thành trong tương lai, với cụm cảng biển Sài Gòn, cụm cảng nước sâu Vũng Tàu - Thị Vải và hệ thống hạ tầng kỹ thuật khác.

Đường bộ: Phát triển giao thông đường bộ cần tập trung hoàn thành các đại lộ hiện đại của tỉnh theo trục dọc: Đại lộ Bình Dương 1 (QL13) đi cửa khẩu Hoa Lư - đoạn phía Nam từ Tp. Hồ Chí Minh đến Chơn Thành; Đại lộ Bình Dương 2 đi Đồng Xoài (ĐT 743-747-741). Tuyến Bình Dương đi Dầu Tiếng (Nguyễn Chí Thanh); Tuyến Mỹ Phước đi Tân Vạn.

Chuẩn bị sau 2020, đón nhận và  kết nối với hệ thống metro từ trung tâm Tp. Hồ  Chí Minh đi Thủ Dầu Một.

Các tuyến đường vành đai: tuyến vành đai 3; vành đai 4

Tuyến đường N2: Đoạn qua tỉnh Bình Dương từ xã Định Hiệp, xuống phía Nam thị trấn Dầu Tiếng.

Mạng lưới đường tỉnh: đường tỉnh và đường huyện sẽ kết nối với các trục giao thông và vành đai, trở thành hệ thống giao thông thông suốt tới các khu cụm công nghiệp, đô thị, các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung bằng đường trục dọc và vành đai.

Đường thuỷ: nạo vét luồng lạch sông Sài Gòn và  sông Đồng Nai, sông Thị Tính để vận chuyển, cải tạo hai bờ sông để phục vụ du lịch và  dân sinh.

Cải tạo, nâng cấp và  xây dựng hệ thống cảng: Cảng Bà Lụa (cảng du lịch), cảng An Sơn, cảng Tổng hợp Bình An; xây mới cảng Thạnh Phước, cảng An Tây 50ha.

Cải tạo nâng cấp tuyến sông Sài Gòn - Dầu Tiếng, đạt tiêu chuẩn cấp III.

Đường sắt: phát huy hiệu quả của các tuyến  đường sắt trên địa bàn         

Đường sắt Bắc Nam: chạy vào ga Dĩ An, Bình Dương.

Đường sắt từ ga An Bình đi Tp. Hồ Chí Minh.

Đường sắt đi Lộc Ninh: có một số ga thuộc địa phận tỉnh Bình Dương, thuộc tuyến đường sắt Xuyên Á, rất quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội Bình Dương trong tương lai.



*Bưu chính, viễn thông: căn cứ theo Quyết định số 2486/QĐ-UBND ngày 13/8/2008 về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển Bưu chính, viễn thông tỉnh Bình Dương đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020. Theo đó, hướng đến việc hiện đại hóa bưu chính viễn thông của tỉnh ngang tầm với các tỉnh trong vùng KTTĐPN. Tự  động hóa, số hóa, di động hóa, công cộng hóa, đồng bộ hóa mạng lưới thông tin và đa dạng hóa các dịch vụ; nâng cao sức cạnh tranh, huy động và sử  dụng có hiệu quả các nguồn lực; tập trung đầu tư các dịch vụ mới và đa dạng hoá sản phẩm. Đảm bảo thông tin liên lạc toàn tỉnh, gắn với toàn Vùng KTTĐPN. Chú ý phát triển mạng lưới thông tin liên lạc rộng khắp đến các thị trấn, các khu công nghiệp và vùng nông thôn.

1.3.2.5.Phát triển các lĩnh vực văn hóa xã hội:


  • Giáo dục - đào tạo: phát triển mạng lưới trường lớp từ mầm non đến đại học theo hướng chuẩn hóa, đồng bộ và hiện đại hóa. Phấn đấu đến năm 2015, 100% các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông (kể cả các trung tâm giáo dục thường xuyên – Kỹ thuật – hướng nghiệp), 70 – 80% các trường tiểu học đều được lầu hóa đồng thời chuẩn hóa về cơ sở vật chất trường học; lầu hóa 40 – 50% cơ sở vật chất giáo dục mầm non; 65 – 70% trường học các cấp (mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông) đạt chuẩn quốc gia. Đầu tư trang thiết bị đáp ứng yêu cầu ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy, quản lý phục vụ chỉ đạo đổi mới.

Hoàn chỉnh mạng lưới giáo dục nghề nghiệp. giáo dục đại học; mở rộng quy mô đào tạo và nân chất các trường cao đẳng . trung cấp chuyên nghiệp nhằm cải thiện chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu xã hội.

Xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đủ về số lượng, đáp ứng yêu cầu về chất lượng; chuẩn hóa trong đào tạo, tuyển chọn, sử dụng nhà giáo. Đảm bảo 100% giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông đạt chuẩn. Trong đó, từng bước nâng chuẩn giáo viên các cấp học, phấn đấu đến cuối năm 2015 có 30 – 40% giáo viên mầm non, 60 – 70% giáo viên tiểu học, 40 – 50% giáo viên trung học cơ sở đạt trình độ trên chuẩn; 8 – 10% giáo viên trung học phổ thông, trung cấp chuyên nghiệp có trình độ thạc sĩ và tiến sĩ. Tiếp tục suy trì, bổ sung các chính sách ưu đãi của địa phương đối với giáo dục và đào tạo, trong đó chú ý đến chính sách tạo nguồn và thu hút nguồn lực có trình độ cao. Thưc hiện tốt chính sách thu hút đầu tư nước ngoài cho giáo dục.



  • Y tế và chăm sóc sức khỏe: hình thành mạng lưới khám chữa bệnh: đến năm 2015: xây dựng mới các bệnh viện: Bệnh viện đa khoa tỉnh qui mô 1500 giường, Bệnh viện Điều dưỡng phục hồi chức năng 100 giường; Bệnh viện chuyên khoa Nhi 400 giường, Bệnh viện Lao và bệnh phổi 150 giường, Bệnh viện Tâm thần 150 giường và Bệnh viện Ung Bướu 300 giường. Nâng cấp mở rộng qui mô giường bệnh: Bệnh viện Y học cổ truyền thành 200 giường bệnh, các Bệnh viện đa khoa huyện. Tiếp tục thực hiện tốt xã hội hóa công tác y tế, cho phép mở một số bệnh viện theo hình thức xã hội hoá đầu tư phát triển y tế, đáp ứng nhu cầu nhân dân trong tỉnh, trong vùng và người nước ngoài… ,tăng ngân sách và đầu tư cho phát triển ngành y tế. Chi ngân sách cho y tế  tăng lên khoảng 12,0% năm 2015 và khoảng 15,0% vào năm 2020 trên tổng chi của tỉnh. Xã hội hóa ngành y tế, thực hiện chính sách đầu tư nhà nước và tư nhân cùng làm trong ngành y tế. Kết hợp bảo hiểm y tế, y tế  từ thiện, miễn phí cho các đối tượng chính sách và người nghèo.

  • Văn hoá, thể dục thể thao:

    Phát triển văn hóa: Đẩy mạnh các hoạt động điện ảnh, phát triển các loại hình chiếu phim. Giữ gìn và phát triển các bộ môn nghệ thuật truyền thống, nghệ thuật sân khấu, âm nhạc. Phát triển hoạt động bảo tồn, bảo tàng, tôn tạo di tích danh lam thắng cảnh, nhằm giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.

    Nâng cấp đài phát thanh truyền hình của tỉnh, tập trung củng cố nâng cấp các đài, trạm truyền thanh cơ sở đảm bảo phục vụ  tốt nhu cầu thông tin cho nhân dân. Củng cố đoàn nghệ  thuật của tỉnh, phát triển các đoàn nghệ thuật không chuyên và lập các đội văn nghệ phường, xã.

    Thể dục - thể  thao:  Duy trì và phát triển phong trào thể dục - thể thao quần chúng trong trường học, trong lực lượng vũ trang và trong cộng đồng dân cư. Hình thành trung tâm thể thao cấp tỉnh, các trung tâm huyện, xã, phường; lập trường năng khiếu TDTT; tổ chức các câu lạc bộ thể thao. Tăng cường trang thiết bị luyện tập trên cơ sở ứng dụng các thiết bị, kỹ thuật tiên tiến. Tranh thủ các tổ chức trong nước và quốc tế, các công ty nước ngoài và trong nước hỗ trợ kinh phí đầu tư phát triển và tổ chức thi đấu TDTT.


1.3.3.Sự liên quan giữa phát triển kinh tế và phát triển điện lực:


Trong giai đoạn 1991-1995 (giai đoạn tách tỉnh Bình Dương từ tỉnh Sông Bé) tốc độ tăng trưởng GDP của toàn tỉnh Bình Dương khoảng 18%/năm tương ứng với tốc độ tăng trưởng điện năng toàn tỉnh là 28,8%, hệ số đàn hồi là 1,6. Giai đoạn 1996 – 2000, tốc độ tăng trưởng GDP của toàn tỉnh Bình Dương là 15,14%/năm và tốc độ tăng điện thương phẩm cùng kỳ đạt 26,6%/năm, hệ số đàn hồi giữa tốc độ tăng trưởng bình quân điện thương phẩm và GDP là 1,76. Giai đoạn 2001 – 2005, GDP của tỉnh tăng với tốc độ bình quân là 16,5%/năm và điện thương phẩm toàn tỉnh tăng bình quân 34,9%, hệ số đàn hồi đạt 2,1. Giai đoạn 2006 – 2010, GDP của tỉnh tăng với tốc độ bình quân là 14,0%/năm và điện tiêu thụ toàn tỉnh tăng bình quân 18,0%, hệ số đàn hồi đạt 1,279. Đặc thù của tỉnh Bình Dương là tỉnh công nghiệp phát triển do đó tăng trưởng GDP ngành công nghiệp tỉ lệ với tăng trưởng GDP toàn tỉnh và mức đóng góp về GDP công nghiệp trên địa bàn tỉnh lớn tương ứng với lượng điện tiêu thụ cao chiếm tỷ trọng lớn quyết định tổng lượng điện năng tiêu thụ của tỉnh.

Hệ số đàn hồi tăng liên tục trong các giai đoạn 1991-1995, 1996-2000 và 2001-2005 từ 1,6 lên 1,76, lên 2,1 và đến giai đoạn 2006-2010 giảm còn 1,279 cho thấy tốc độ tăng trưởng GDP và điện năng tỉnh Bình Dương cũng theo xu hướng phát triển chung của nền kinh tế, tăng trưởng đến mức cao và sẽ dần về mức bảo hòa. Tuy nhiên, hệ số đàn hồi giảm nhanh ở giai đoạn 2006-2010 có nguyên nhân của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới trong giai đoạn này.



Bảng 2.4: Tốc độ tăng trưởng tiêu thụ điện năng, GDP và hệ số đàn hồi

tỉnh Bình Dương giai đoạn 1996-2010:

Hạng mục

1996-2000

2001-2005

2006 - 2010

1. Hệ số đàn hồi theo tổng GDP










- Tốc độ tăng điện thương phẩm (%)

26,6

34,9

18,0

- Tốc độ tăng GDP (%)

15,1

16,5

14,0

- Hệ số đàn hồi k cho GDP

1,76

2,11

1,279

2. Hệ số đàn hồi theo GDP Công nghiệp – xây dựng

 

 

 

- Tốc độ tăng điện CN – XD (%)

31,1

40,8

18,7

- Tốc độ tăng GDP CN – XD (%)

21,8

20,4

11,4

- Hệ số đàn hồi k cho GDP CN – XD

1,43

2,00

1,64

Каталог: private -> plugins -> ckeditor w kcfinder -> kcfinder -> upload -> files
files -> SỞ CÔng thưƠng báo cáo tổng hợP
private -> THÔng tư CỦa bộ XÂy dựng số 16/2005/tt-bxd ngàY 13 tháng 10 NĂM 2005 HƯỚng dẫN ĐIỀu chỉnh dự toán chi phí XÂy dựng công trìNH
files -> MỤc lục trang
private -> Thông tư của Bộ Tài chính số 134/2008/tt-btc ngày 31/12/2008 hướng dẫn thực hiện nghĩa vụ thuế áp dụng đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam hoặc có thu nhập tại Việt Nam
private -> THÔng tư Ban hành Danh mục bổ sung thức ăn hỗn hợp
private -> Vhv t chưƠng trình du lịch tếT 2015
private -> BỘ XÂy dựng –––– Số: 05/2005/QĐ-bxd cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
files -> Phụ lục 1: Danh sách các doanh nghiệp nguy cơ cao trên địa bàn tỉnh

tải về 6.08 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   27




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương