Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Bình Dương giai đoạn 2011 2015 có xét đến 2020



tải về 6.08 Mb.
trang8/27
Chuyển đổi dữ liệu19.08.2016
Kích6.08 Mb.
#22849
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   27

1.2. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ CỦA TỈNH


Tốc độ tăng trưởng kinh tế tỉnh Bình Dương trong những năm qua liên tục tăng và tăng rất cao, đạt 14,15%/năm ở thời kỳ 1997-2000; đạt 16,5%/năm thời kỳ 2001-2005.

Giai đoạn 2006 – 2010, tốc độ tăng trưởng là 14% thấp hơn 1% so với mục tiêu kế hoạch đề ra của tỉnh cho thời kỳ này là 15%.

Tốc độ tăng trưởng của các ngành công nghiệp - xây dựng tăng rất nhanh thời kỳ 1997-2000 tăng 21,8%/năm, thời kỳ 2001-2005 tăng 20,4%/năm và tăng 11,4% thời kỳ 2006-2010. Trong thời kỳ tương ứng, khu vực dịch vụ có tốc độ tăng trưởng thấp hơn: 9,0%/năm ; 14,9%/năm và tăng nhanh hơn ở thời kỳ 2006-2010 đạt 24,1%/năm. Các ngành nông - lâm - ngư nghiệp có tốc độ tăng 3,73%/năm thời kỳ 1997-2000 và 2,31%/năm thời kỳ 2001-2005; thời kỳ 2006-2010 tăng thấp hơn, đạt 2,1%/năm.

Cơ cấu kinh tế của tỉnh là: Công nghiệp Xây dựng - Thương mại Dịch vụ - Nông Lâm nghiệp. Trong 5 năm qua, đã có chuyển dịch tỷ trọng của các ngành kinh tế trong GDP theo hướng tăng tỷ trọng ngành dịch vụ và giảm tỷ trọng ngành nông lâm thủy sản, riêng ngành công nghiệp xây dựng vẫn là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Tỷ trọng trọng công nghiệp - xây dựng tăng từ 58,1% năm 2000 lên 63,5% năm 2005 và 63% năm 2010; tỷ trọng dịch vụ tăng từ 25,2% năm 2000 lên 28,1% năm 2005 và 32,6% năm 2010; tỷ trọng nông lâm thủy sản giảm từ 16,7% năm 2000 xuống còn 8,4% năm 2005 và 4,4% năm 2010.



Chuyển dịch cơ cấu kinh tế các thành phần theo hướng tăng dần tỉ trọng công nghiệp và dịch vụ. Vốn đầu tư khu vực kinh tế ngoài quốc doanh chiếm tỷ trọng lớn nhất đặc biệt là nước ngoài (59%), kế đến là doanh nghiệp trong nước (19%), sau đó là vốn tư nhân và ngân sách nhà nước Nhà nước.

Bảng 2.1 : GDP và cơ cấu GDP giai đoạn 1996 – 2010

 Hạng mục

Đơn vị

1996

2000

2005

2009

2010

1. GDP tỉnh

Tỷ đồng

 

 

 

 

 

- Giá thực tế

 

3.178

6.067

14.938

35.973

46.604

- Giá 1994

 

2.324

3.947

8.482

14.287

16.359

2. Cơ cấu GDP

%

 

 

 

 

 

- GDP tỉnh

 

100

100

100

100

100

+ Nông-Lâm-Ngư nghiệp

 

26,2

16,7

8,4

5,3

4,4

+ Công nghiệp-Xây dựng

 

45,5

58,1

63,5

62,3

63

+ Dịch vụ

 

28,3

25,2

28,1

32,4

32,6

3. Tốc độ tăng trưởng

 

 

97-2000

01-2005

06-2009

06-2010

- GDP tỉnh (giá 1994)

%/năm

 

14,15

16,5

10,8

14,0

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

+ Nông-Lâm-Ngư nghiệp

 

 

3,7

2,3

2,0

2,1

+ Công nghiệp-Xây dựng

 

 

21,8

20,4

11,6

11,4

+ Dịch vụ

 

 

9,0

14,9

23,5

24,1

GDP bình quân /người

Tr.đ

 

 

 

 

 

- Giá 1994

 

3,53

5,31

7,7

9,6

10,4

- Giá thực tế

 

4,83

8,17

13,5

24

30,1

Dưới đây là thực trạng phát triển một số ngành chủ yếu :

1.2.1.Công nghiệp


Giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân 19,7% hàng năm (Nghị quyết là 29 - 30%/năm); năm 2010 ước đạt gấp 2,5 lần năm 2005, trong đó:  khu vực kinh tế trong nước chiếm 36%, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 64%. Công nghiệp tiếp tục phát triển ổn  định ở vùng phía Nam và từng bước chuyển dịch lên phía Bắc tỉnh, tập trung ở Nam Bến Cát và  Nam Tân Uyên, theo quy hoạch và định hướng phát triển bền vững. Năm 2008- 2009, tuy gặp nhiều khó khăn do khủng hoảng và suy giảm kinh tế thế giới tác động, nhất là các ngành sản xuất công nghiệp chủ lực như : dệt may, da giày, chế biến gỗ, điện tử,… nhưng sản xuất công nghiệp duy trì được tốc độ tăng trưởng liên tục và ổn định, chiếm tỷ trọng chủ yếu trong cơ cấu kinh tế, giữ vững vai trò là  ngành kinh tế trọng yếu quyết định tốc  độ tăng trưởng kinh tế; là ngành kinh tế động lực thúc đẩy phát triển các ngành và lĩnh vực khác của tỉnh

Các chương trình, đề án, kế hoạch phát triển công nghiệp được ban hành và triển khai thực hiện như: Chương trình phát triển công nghiệp nhanh và bền vững giai đoạn 2006-2010; đề án định hướng phát triển các ngành công nghiệp ưu tiên, công nghiệp mũi nhọn giai đoạn 2008-2020; kế hoạch phát triển các sản phẩm chủ lực; quy hoạch phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp… đã tạo được những chuyển biến tích cực về thu hút đầu tư, mở ra các ngành, sản phẩm mới, nâng cao trình độ công nghệ, thu hút nhiều lao động, tăng kim ngạch xuất khẩu và tăng nguồn thu ngân sách. Công nghiệp hỗ trợ ngày càng phát triển. Các làng nghề, tiểu thủ công nghiệp truyền thống được quan tâm, hỗ trợ duy trì phát triển gắn với hoạt động du lịch đã góp phần tạo thêm nhiều việc làm cho nông thôn.

Các khu công nghiệp: đã phát triển thêm 13 khu công nghiệp với tổng diện tích 5.179 ha; nâng tổng số khu công nghiệp trên toàn tỉnh lên 28 khu với tổng diện tích là 8.751 ha, trong đó: 24 khu đã đi vào hoạt động, số còn lại xây dựng hạ tầng kỹ thuật; tỷ lệ cho thuê đất bình quân  đạt 60%; đã thu hút thêm trên 520 dự án đầu tư nước ngoài với số vốn đầu tư khoảng 4,3 tỷ đô la Mỹ và trên 150 dự án  đầu tư trong nước với số vốn đầu tư  gần 13.000 tỷ đồng; số doanh nghiệp hoạt  động gấp 1,8 lần so với năm 2005. Toàn tỉnh có 8 cụm công nghiệp đã được hình thành với tổng diện tích trên 650 ha; trong đó 03 cụm đã lắp kín diện tích; 05 cụm đang triển khai đền bù giải tỏa, thu hút các dự án vào sản xuất. Cơ sở  hạ tầng ngoài hàng rào các khu, cụm công nghiệp  được quan tâm đầu tư đáp ứng yêu cầu sản xuất của doanh nghiệp và dân sinh.

1.2.2.Thương mại – Dịch vụ


Giá trị sản xuất của các ngành dịch vụ tăng bình quân 24,1% hàng năm, góp phần  quan trọng vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh; các ngành dịch vụ phát triển đa dạng với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế, đáp ứng ngày càng tốt hơn  nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tỉnh ủy đã ban hành và triển khai thực hiện Chương trình phát triển dịch vụ giai đoạn 2006-2010, qua đó đã định hướng, thúc đẩy mạnh mẽ lĩnh vực phát triển dịch vụ, khuyến khích và tạo điều kiện phát triển đa dạng với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế, đáp ứng tốt hơn nhu cầu sản xuất và tiêu dùng. Các chương trình xúc tiến thương mại, hỗ trợ phát triển thị trường, phát triển thương mại điện tử, chương trình nâng cao năng lực cạnh tranh cho sản phẩm, ngành hàng; chương trình tuyên truyền vận động ‘người Việt dùng hàng Việt Nam”, chương trình kích cầu, “đưa hàng Việt về nông thôn”,… được quan tâm chỉ đạo thực hiện có hiệu quả; nhất là trong giai đoạn các doanh nghiệp gặp khó khăn do ảnh hưởng của tình hình suy giảm kinh tế thế giới vừa qua.

- Thương mại: Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tăng bình quân 32,6% hàng năm, ước năm 2010 đạt gấp 4 lần so với năm 2005. Cơ sở hạ tầng thương mại cấp tỉnh, huyện và chợ nông thôn được quan tâm đầu tư, tạo điều kiện thúc đẩy kinh doanh thương mại phát triển; đã xây dựng 5 trung tâm thương mại, 11 siêu thị, xây dựng và nâng cấp 73 chợ,…

- Xuất nhập khẩu: Kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân 22,9% hàng năm, năm 2010 đạt 8,5 tỷ  đô la Mỹ, gấp 2,8 lần năm 2005. Các mặt hàng xuất khẩu chiếm tỷ trọng lớn như: sản phẩm chế biến gỗ, giày da, dệt may, sản phẩm cao su, thủ công mỹ nghệ, điện - điện tử,… Đặc biệt trong 5 năm qua, tỉnh đã dùng ngân sách hỗ trợ cho doanh nghiệp đẩy mạnh tiếp thị - mời gọi đầu tư, xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường xuất khẩu, đến nay thị trường xuất khẩu  được mở rộng đến 180 quốc gia và vùng lãnh thổ, tăng 30 quốc gia và vùng lãnh thổ so với năm 2005.

Kim ngạch nhập khẩu tăng bình quân 21,1% hàng năm, năm 2010 đạt 7,2 tỷ đô la Mỹ, gấp 2,6 lần năm 2005. Hàng nhập khẩu chủ yếu là vật tư, nguyên liệu, máy móc thiết bị phục vụ cho sản xuất, cải tiến và đổi mới công nghệ… góp phần tạo thuận lợi cho các dự án sớm đi vào hoạt động, ổn định nguồn nguyên liệu phục vụ sản xuất.

Các ngành dịch vụ như: du lịch, bưu chính viễn thông, cung cấp điện, giao thông vận tải, đặc biệt các dịch vụ vận tải hành khách công cộng, tài chính ngân hàng, bảo hiểm, công nghệ thông tin,…  luôn đạt mức tăng trưởng cao; phát triển đa dạng với nhiều thành phần tham gia, năng lực đáp ứng và chất lượng phục vụ được nâng cao, đóng góp tích cực vào sự phát triển và chuyển dich cơ cấu kinh tế của tỉnh.

1.2.3.Nông - Lâm - Thủy sản:


Giá trị sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp tăng bình quân 4,7% hàng năm, trong đó: nông nghiệp tăng 4,2%, lâm nghiệp tăng 4,6% và ngư nghiệp tăng 12,4%. Tỷ  lệ lao động chiếm 12,4% trong cơ  cấu lao động của tỉnh, giảm 7,17% so với năm 2005.

Nông nghiệp phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá có giá trị và hiệu quả cao. Tốc  độ tăng bình quân của ngành trồng trọt là 3,2%; ngành chăn nuôi vẫn tiếp tục tăng trưởng nhanh, bình quân tăng 13,7% hàng năm. Chuyển dịch cơ cấu sản xuất theo hướng giảm tỷ trọng ngành trồng trọt và tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi, tỷ trọng trồng trọt - chăn nuôi đến năm 2010 là 68,2% - 26,7%. Cây lâu năm và chăn nuôi công nghiệp tiếp tục khẳng định là thế mạnh của tỉnh; các vùng chuyên canh cây trồng, vùng chăn nuôi tập trung phát triển ổn định và ngày càng định hình theo quy hoạch. Ứng dụng giống mới, tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất có hiệu quả, năng suất cây trồng vật nuôi tăng từ 5 - 10% so với năm 2005.

Hoàn thành rà soát, quy hoạch 03 loại rừng giai đoạn 2006-2010, định hướng đến năm 2020. Tỉ  lệ che phủ cây lâm nghiệp và cây lâu năm  ước đến cuối năm 2010 đạt 56,5%, tăng 2,6% so với năm 2005 (Nghị quyết đến 2010 là 65%).Công tác phòng chống cháy rừng, phòng chống lụt bão được triển khai thực hiện thường xuyên và có hiệu quả. 

Kinh tế trang trại tiếp tục khẳng định vị trí và vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội nông thôn. Các loại hình dịch vụ trong nông thôn phát triển mạnh như: cung ứng giống, vật tư phân bón, thức ăn chăn nuôi, thu mua sản phẩm, nhà trọ, y tế….đã tạo sự chuyển dịch đáng kể lao động nông nghiệp sang phi nông nghiệp. Tỷ lệ  lao động nông nghiệp, lâm, ngư nghiệp đến cuối năm 2009 chiếm tỷ lệ 18,2% trong cơ cấu lao động của tỉnh, giảm 2,8% so với năm 2005.


1.2.4.Xuất nhập khẩu.


Xuất nhập khẩu: Kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân 22,4% hàng năm, năm 2010 ước đạt 8,4 tỷ  đô la Mỹ, gấp 2,75 lần năm 2005 (Nghị quyết là  tăng 30%/năm và năm 2010 đạt 8,5 tỷ đô la Mỹ). Thực hiện Kế hoạch phát triển các sản phẩm xuất khẩu chủ lực giai đoạn 2006-2010 đã tác động nâng cao năng lực cạnh tranh đối với các sản phẩm, ngành hàng góp phần giữ vững ổn định được kim ngạch của các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh. Các mặt hàng xuất khẩu chiếm tỷ trọng lớn như: sản phẩm chế biến gỗ, giày da, dệt may, sản phẩm cao su, thủ công mỹ nghệ, điện - điện tử,…  phát triển ổn định. Thị trường xuất khẩu  được mở rộng đến 150 quốc gia và vùng lãnh thổ, tăng 30 quốc gia và vùng lãnh thổ so với năm 2005.

Kim ngạch nhập khẩu tăng bình quân 21,1% hàng năm, năm 2010 ước đạt 7,2 tỷ đô la Mỹ, gấp 2,6 lần năm 2005. Hàng nhập khẩu chủ yếu là vật tư, nguyên liệu, máy móc thiết bị phục vụ cho sản xuất, cải tiến và đổi mới công nghệ… góp phần tạo thuận lợi cho các dự án sớm đi vào hoạt động, ổn định nguồn nguyên liệu phục vụ sản xuất.


1.2.5.Đầu tư phát triển và xây dựng kết cấu hạ tầng.


Về Giao thông: Đã hoàn thành một số công trình hạ tầng giao thông quan trọng như: Quốc lộ 13 (đoạn từ Bến Cát đến Cầu Tham Rớt), ĐT741 đoạn Ngã 3 Cổng Xanh đi Phú Giáo, đường Nguyễn Chí Thanh, cầu Thạnh Hội, cầu Thủ Biên, cầu Bạch Đằng,…Khởi công nhiều dự án kết nối với các vùng, địa phương như: đường Mỹ Phước – Tân Vạn, đường ĐT744 đoạn cầu Ông Cộ đến Km32, cầu An Linh – An Long,.…Chuẩn bị đầu tư một số dự án lớn như: đường vào trung tâm hành chính tập trung tỉnh, đường ven sông Sài Gòn…Đang phối hợp cùng các chủ đầu tư ngoài tỉnh thực hiện dự án đường Hồ Chí Minh (đoạn qua Bình Dương), tuyến Metro Bến Thành - Suối Tiên, tuyến đường sắt thành phố Hồ Chí Minh - Lộc Ninh, xây dựng cầu Đồng Nai mới, cầu Phú Long, các tuyến đường vành đai thành phố Hồ Chí Minh,...

Nhiều công trình giao thông trong các khu công nghiệp, khu đô thị đã hoàn thành nâng cao tỷ  lệ đường giao thông của tỉnh, góp phần hình thành mạng lưới giao thông mới. Phong trào giao thông nông thôn, chỉnh trang đô thị ngày càng phát triển.

Hoạt động vận tải phát triển; các tuyến xe buýt từng bước được mở rộng nội tỉnh và đến các tỉnh lân cận, đáp ứng nhu cầu giao thông công cộng của nhân dân.Toàn tỉnh hiện có 36 doanh nghiệp, hợp tác xã vận tải, 04 doanh nghiệp Taxi, 21 tuyến xe buýt đang hoạt động, các tuyến xe buýt được mở rộng nội tỉnh và gắn kết với các tỉnh, thành phố lân cận, cùng với hệ  thống xe taxi đã đáp ứng tốt hơn nhu cầu giao thông công cộng của nhân dân

Về Điện lực: xây dựng quy hoạch phát triển điện lực tỉnh và các huyện, thị xã.

Về Cấp thoát nước: đã đầu tư xây dựng 15 nhà máy nước; hoàn thành và đưa vào sử dụng các công trình cấp nước lớn như: Nam Thủ Dầu Một (60.000 m3/ngày đêm), Tân Hiệp – Khu liên hợp (30.000 m3/ngày đêm), Bến Cát (20.000 m3/ngày đêm)…. Nâng tổng công suất cấp nước cả tỉnh lên 267.800 m3/ngày đêm; tỷ lệ hộ dân thành thị sử dụng nước sạch 95%. Đang chuẩn bị đầu tư tuyến ống dẫn nước từ Hồ thủy lợi Phước Hòa cung cấp nước cho công nghiệp, dân sinh và nông nghiệp.

Quy hoạch, xây dựng đô thị: 

Đã phê duyệt và triển khai quy hoạch xây dựng vùng tỉnh, quy hoạch chung xây dựng đô thị Thuận An và Dĩ An; quy hoạch chi tiết 1/500 khu đô thị mới trong khu liên hợp Công nghiệp – Dịch vụ và Đô thị Bình Dương; tỷ lệ đô thị hóa ước đạt 45%. Đang tiến hành lập 15 đồ án quy hoạch chung xây dựng đô thị, 31 đồ án quy hoạch phân khu chức năng 1/2.000 và trung tâm các xã sẽ được phê duyệt trong năm 2010. Trong đó, quy hoạch chung xây dựng đô thị Bình Dương và điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng đô thị Thủ Dầu Một đã được Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua đề cương, đang thuê tư vấn nước ngoài thực hiện.

Ban hành Chương trình phát triển đô thị tỉnh Bình Dương đến năm 2020, Nghị quyết về xây dựng và phát triển đô thị Thủ  Dầu Một giai đoạn 2006 - 2010. Thị xã Thủ Dầu Một đã được công nhận là đô thị loại III. Tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng và đề nghị Trung ương chuyển huyện Thuận An, Dĩ An thành đô thị loại IV và là thị xã thuộc tỉnh trong  năm 2010, nâng thị xã Thủ Dầu Một thành thành phố đô thị loại II.

Số dự án khu dân cư, đô thị, nhà ở thương mại tăng mạnh, trên toàn tỉnh hiện có 112 dự án với tổng diện tích 6.253 ha, trong đó, 28 dự án cơ bản hoàn chỉnh chiếm 25%, 38 dự án đang xây dựng hạ  tầng kỹ thuật chiếm 33,9%, 46 dự án đang đền bù giải toả chiếm 41,1%.

Thực hiện chủ trương xã hội hóa về nhà ở và xây dựng nhà ở  xã hội, đã huy động các doanh nghiệp, hộ gia đình xây dựng được 575.400 m2, phục vụ cho trên 143.000 công nhân, 41.899 m2 nhà ở, phục vụ gần 6.000 sinh viên. Diện tích nhà ở bình quân năm 2010 đạt 17,32 m2. Đang triển khai Kế hoạch đầu tư xây dựng nhà ở cho học sinh, sinh viên, các cơ  sở đào tạo, công nhân tại các khu công nghiệp và  người có thu nhập thập tại khu vực đô thị  giai đoạn 2010-2015.

1.2.6.Tình hình thu hút đầu tư nước ngoài và trong nước tại tỉnh


Đầu tư trong nước: có 5.553 doanh nghiệp đăng ký thành lập với tổng vốn là  44.990 tỷ đồng. Đến nay, toàn tỉnh có 9.012 doanh nghiệp thành lập với tổng vốn đăng ký đạt 60.723 tỷ đồng.

Đầu tư nước ngoài: Đã thu hút thêm 846 dự án với tổng vốn đầu tư là 7,3 tỷ  đô la Mỹ. Đến nay, toàn tỉnh có 1.922 dự án với tổng vốn đầu tư  trên 13 tỷ đô la Mỹ; chủ yếu các dự  án đầu tư tập trung vào các khu công nghiệp, các lĩnh vực có vốn đầu tư lớn chủ yếu là: kinh doanh cơ sở hạ tầng, bất động sản, sản xuất phụ tùng xe, hàng gia dụng. Vốn  đầu tư giải ngân đạt khoảng trên 50%.


1.2.7.Các vấn đề xã hội.


Kết cấu hạ tầng vùng nông thôn  được quan tâm đầu tư cải thiện, đáp ứng yêu cầu phục vụ sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. Ước năm 2010, tỷ lệ dân cư nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 95%; 96,7% trạm y tế đạt chuẩn quốc gia tăng 28,2% so với năm 2005; 100% đường đến trung tâm các xã được nhựa hoá; có 60 chợ, 10 trung tâm văn hoá cụm xã và 8 nhà văn hoá xã  được hình thành trên địa bàn nông thôn; 100% xã  có trạm truyền thanh; mạng lưới bưu chính, viễn thông, internet tiếp tục được mở rộng trong nông thôn.

Giáo dục:

Năm học 2009-2010, toàn ngành giáo dục và đào tạo có 380 đơn vị, trường học (tăng 21 trường so với cùng kỳ năm học trước), gồm: 158 trường (tăng 17) mầm non, mẫu giáo, nhà trẻ (trong đó có 58 trường tư thục) và 87 nhóm trẻ mẫu giáo tư thục; 128 trường tiểu học; 54 trường THCS (tăng 01); 26 trường THPT (trong đó 12 trường THPT có cấp THCS); 06 trường tư thục (trong đó có 03 trường Phù Đổng, Trà My và Kinderworld có cấp mầm non và tiểu học; 03 trường Việt Anh, Hoàng Diệu và Pétrus Ký có cấp 1, 2 và 3) (tăng 03); 01 trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh, 06 trung tâm giáo dục thường xuyên – kỹ thuật – hướng nghiệp cấp huyện và thành lập 01 trung tâm Ngoại ngữ - Tin học tỉnh.

Riêng khối giáo dục chuyên nghiệp, dạy nghề trên địa bàn tỉnh có 26 đơn vị, gồm có 7 trường đại học (ĐH Bình Dương, ĐH Thủ Dầu Một, ĐH Quốc tế Miền Đông, ĐH Việt – Đức, ĐH Thủy Lợi, ĐH mở thành phố Hồ Chí Minh và ĐH Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh đóng trên địa bàn); 7 trường cao đẳng (CĐ Y tế, CĐ Kinh tế Kỹ thuật, CĐ Kỹ thuật Công Binh, CĐ nghề Đường sắt phía Nam, CĐ nghề Công nghệ và Nông lâm Nam bộ, CĐ nghề Việt Nam – Singapore, CĐ nghề Đồng An); 12 trường trung cấp (Trung cấp chuyên nghiệp: Kinh tế, Mỹ thuật, Nông lâm nghiệp, Văn hóa – Nghệ thuật và Du lịch Kinh tế Công nghệ Đông Nam; Trung cấp nghề: Bình Dương, Thị xã Thủ Dầu Một, Tân Uyên, Dĩ An, Kỹ thuật và Nghiệp vụ công đoàn, Khu công nghiệp Bình Dương, Việt – Hàn).

Quy mô các ngành học, cấp học tiếp tục được mở rộng, đến năm học 2009-2010 toàn ngành huy động được 218.422 học sinh, tăng 10.137 học sinh so với cùng kỳ năm học trước {trong đó: 54.575 cháu mầm non (tăng 5.610 cháu); 85.736 học sinh tiểu học (tăng 8.391 học sinh); 51.955 học sinh THCS (giảm 1.772 học sinh); 21.672 học sinh THPT (giảm 1.100 học sinh); 635 học viên bổ túc THCS (giảm 158 học viên); 3.849 học viên bổ túc THPT (giảm 834 học viên)}. Số học sinh tăng đột biến chủ yếu ở ngành học mầm non và cấp tiểu học, nguyên nhân tăng chủ yếu do dân nhập cư ở các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh tăng cao; mặt khác việc tiếp tục thực hiên chủ trương phân luồng mạnh đối với học sinh sau THCS trong những năm học gần đây đã dẫn đến số học sinh ở các cấp học THCS và THPT có giảm so với các năm học trước.”…



Chăm sóc sức khoẻ nhân dân, dân số - gia đình và trẻ  em:

Tỉ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng là 14% giảm 5% so với năm 2005. Năm 2010, 100% Trạm Y tế xã có bác sĩ phục vụ;  88/91 xã, phường, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về Y tế; 100% xã, phường, thị trấn có nữ hộ sinh hoặc y sĩ sản nhi ; 100% khu phố, ấp có cán bộ y tế.



Công tác y tế được tỉnh quan tâm đầu tư, chi ngân sách y tế bình quân hàng năm khoảng 10% trên tổng chi của tỉnh. Mạng lưới cơ sở y tế  khá phát triển, công tác xã hội hoá y tế  được thực hiện có hiệu quả góp phần từng bước giải quyết giảm tình trạng quá tải ở các bệnh viện tuyến tỉnh, thực hiện các kỹ thuật cao trong cấp cứu, điều trị có tiến bộ;  đến nay toàn tỉnh có 11 bệnh viện đa khoa, 03 bệnh viện chuyên khoa, 40 phòng khám đa khoa khu vực, trong đó hệ ngoài công lập có 03 bệnh viện  đa khoa, 02 bệnh viện chuyên khoa, trên 36 phòng khám đa khoa, 34 công ty, doanh nghiệp sản xuất dược và 2.431 cơ sở hành nghề khác; công suất sử dụng giường bệnh tuyến tỉnh trên 90%, tuyến huyện trên 85%. Vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ  sinh lao động từng bước được quản lý; đã thành lập thành Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm.

Каталог: private -> plugins -> ckeditor w kcfinder -> kcfinder -> upload -> files
files -> SỞ CÔng thưƠng báo cáo tổng hợP
private -> THÔng tư CỦa bộ XÂy dựng số 16/2005/tt-bxd ngàY 13 tháng 10 NĂM 2005 HƯỚng dẫN ĐIỀu chỉnh dự toán chi phí XÂy dựng công trìNH
files -> MỤc lục trang
private -> Thông tư của Bộ Tài chính số 134/2008/tt-btc ngày 31/12/2008 hướng dẫn thực hiện nghĩa vụ thuế áp dụng đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam hoặc có thu nhập tại Việt Nam
private -> THÔng tư Ban hành Danh mục bổ sung thức ăn hỗn hợp
private -> Vhv t chưƠng trình du lịch tếT 2015
private -> BỘ XÂy dựng –––– Số: 05/2005/QĐ-bxd cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
files -> Phụ lục 1: Danh sách các doanh nghiệp nguy cơ cao trên địa bàn tỉnh

tải về 6.08 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   27




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương