Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Bình Dương giai đoạn 2011 2015 có xét đến 2020


CHƯƠNG 4 QUY HOẠCH NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO



tải về 6.08 Mb.
trang22/27
Chuyển đổi dữ liệu19.08.2016
Kích6.08 Mb.
#22849
1   ...   19   20   21   22   23   24   25   26   27

CHƯƠNG 4
QUY HOẠCH NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO

4.1.TỔNG QUAN


Ngày nay, khi mức độ ô nhiễm môi trường trên thế giới trở nên trầm trọng cùng với việc các nguồn năng lượng trong lòng đất ngày càng cạn kiệt do khai thác và sử dụng. Nhiều nước trên thế giới đã bắt đầu đi sâu nghiên cứu về các dạng năng lượng tái tạo, là các dạng năng lượng có thể đáp ứng phần nào nhu cầu trên của con người.

Năng lượng tái tạo gồm nhiều dạng, có thể kể như năng lượng gió, năng lượng mặt trời, năng lượng thuỷ triều, năng lượng địa nhiệt, năng lượng sinh khối….

Việc sử dụng các năng lượng tái tạo mà hoạt động của chúng có thể kết hợp hoặc độc lập với lưới điện quốc gia chứng minh tính ưu việt của chúng trong việc góp phần giải quyết tình trạng thiếu hụt điện năng cũng như đáp ứng nhu cầu tối thiểu về điện cho dân ở các vùng sâu, vùng xa, hải đảo hoặc cho dân ở các vùng có mật độ dân quá ít mà việc cấp điện bằng lưới điện quốc gia không kinh tế, thậm chí là không thể thực hiện được. Điều này mở ra một triển vọng cho các dạng năng lượng tái tạo cung cấp điện cho ánh sáng sinh hoạt tại các vùng này.

4.2.ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG KHÁI THÁC CÁC NGUỒN NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG

4.2.1.Nguồn điện mặt trời


Đã từ lâu các tấm pin năng lượng mặt trời đã được sử dụng cho các vùng hẻo lánh, hải đảo nơi mà nguồn điện lưới khó thực hiện hoặc không kinh tế. Mặc dù các pin năng lượng mặt trời đã được sử dụng tương đối phổ biến ở Việt Nam tại các vùng xa xôi hẻo lánh. Tuy nhiên nguồn năng lượng này có những mặt hạn chế sau đây:

  • Công suất nhỏ (50 Wp đến vài ngàn Wp) và phải dùng ắc qui để dự trữ điện nên chỉ phù hợp cho các hộ sinh hoạt gia đình.

  • Suất đầu tư cao (10.000 USD/kWp) nên không phù hợp với các hộ tiêu thụ điện ở Việt Nam,

  • Tỉnh Bình Dương thuộc địa bàn có nhiều nguồn điện cấp tới như nhà máy thủy điện Thác Mơ, Trị An, Cần Đơn, Srok-PhuMiêng, nhiệt điện Thủ Đức, Phú Mỹ …và là địa bàn có mật độ phụ tải cao, đầu tư lưới điện rất kinh tế. Đến nay lưới điện đã phủ khắp tỉnh với tỉ lệ hộ có điện lên đến 99,045%.

Từ những đặc điểm nêu trên không thể sử dụng nguồn năng lượng mặt trời để cấp điện cho hộ gia đình.

Hiện nay đang có xu hướng sử dụng năng lượng mặt trời để đáp ứng một phần nhu cầu năng lượng trong các khách sạn và khu du lịch, nghỉ dưỡng và hộ gia đình (dùng để đun nấu, làm nóng nước và các úng dụng khác). Tuy nhiên, chi phí cũng tương đối cao (khoảng 20 triệu đồng để đầu tư một tấm pin mặt trời và hệ thống ống nước chỉ sử dụng nước nóng cho một hộ gia đình), do đó cũng không phổ biến nhiều.


4.2.2.Thủy điện nhỏ


Khảo sát các công trình thủy lợi Phước Hòa, thủy lợi Dầu tiếng thuộc tỉnh Bình Dương cho thấy:

  • Tại cuối kênh chuyển nước từ hồ Phước Hòa về hồ Dầu Tiếng có lưu lượng thiết kế 55m3/s, chênh lệch địa hình khoảng 12-13m. Theo nghiên cứu tính toán, có điều kiện thuận lợi để xây dựng nhà máy thủy điện Minh Tân với qui mô công suất 5MW.

  • Sau khi cấp nước cho kênh Phước Hòa – Dầu tiếng, dòng chảy còn lại được xả về Sông Bé sau khu công trình đầu mối thủy lợi Phước Hòa. Tại đây có chênh lệch là 13-14m (giữa mực nước hồ Phước Hòa cao trình từ 42,5 – 42,9m và cao độ tự nhiên khoảng 28-29m). Theo kết quả tính toán, tại đây có thể xây dựng nhà máy thủy điện Phước Hòa 12,5MW.

Hiện nay Công ty cổ phần Phước Hòa đang đầu tư xây dựng hai công trình này. Công trình dự kiến sẽ đưa vào vận hành năm 2012-2013. Tổng Công ty Điện lực Miền Nam cũng đã thỏa thuận đấu nối cho 2 dự án này vào lưới điện 22kV của khu vực như sau:

  • Thủy điện Minh Tân, công suất lắp máy 5MW đấu nối vào trụ 210B/55/20 tuyến 471 trạm 110kV Dầu Tiếng.

  • Thủy điện Phước Hòa 1, công suất lắp máy 5MW đấu nối vào trụ 30B/275/17 tuyến 473 trạm 110kV Phú Giáo.

  • Thủy điện Phước Hòa 2, công suất lắp máy 7,5MW đấu nối vào trụ 125/63 tuyến 471 trạm 110kV Chơn Thành.

Như vậy, khi công trình đưa vào vận hành, sẽ huy động thêm một lượng công suất cho tỉnh Bình Dương.

4.2.3.Nguồn điện từ khí sinh học


Một dạng năng lượng mới biến chất thải thành năng lượng. Công ty TNHH San Miguel Pure Food có trang trại diện tích 234 ha hoạt động chăn nuôi và chế biến thực phẩm đặt tại xã Lai Hưng huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương. Hiện nay, công ty đang tiến hành xây dựng nhà máy khí sinh học này. Đây là dự án xử lý chất thải từ trang trại của San Miguel sản xuất ra điện và nước sạch cung cấp cho hoạt động của trang trại. Công suất của nhà máy này chưa cụ thể, dự kiến có thể phát điện cung cấp cho 9 máy biến áp gồm: 1x800kVA, 1x750kVA, 2x500kVA, 1x300kVA, 2x250kVA và 2x125kVA trong đó có 4 máy cho nhà máy chế biến thức ăn gia súc, và 5 máy cho nông trại. UBND tỉnh cũng đã có chủ trương để Công ty San Miguel tiến hành dự án.

CHƯƠNG 5
KHỐI LƯỢNG ĐẦU TƯ XÂY DỰNG

5.1.KHỐI LƯỢNG XÂY DỰNG


Khối lượng cải tạo và phát triển lưới điện 220-110-22kV giai đoạn 2011 – 2020 được tính toán phù hợp với sơ đồ và các giải pháp thiết kế để đảm bảo cung cấp điện cho 7 huyện thị và các khu công nghiệp của tỉnh Bình Dương.

Khối lượng xây dựng lưới điện cho Khu liên hợp đến năm 2020 đã có dự án riêng do đó chỉ tổng hợp đưa vào trong khối lượng xây dựng lưới điện thị xã Thủ Dầu Một.

Đối với giai đoạn 2016 –2020, lưới truyền tải đã có hạng mục công trình cụ thể, lưới phân phối chỉ ước tính khối lượng và vốn đầu tư.

Khối lượng và vốn đầu tư cho lưới hạ thế chỉ ước tính.



Chi tiết khối lượng cải tạo và xây dựng lưới điện cho từng huyện, thị cho từng giai đoạn được liệt kê trong phụ lục 10 và 11.

Bảng 6-1: Tổng hợp khối lượng cải tạo và phát triển lưới điện toàn tỉnh Bình Dương đến năm 2020

STT

HẠNG MỤC

ĐƠN VỊ

KHỐI LƯỢNG

 

 

TÍNH

2011-2015

2016-2020

A

Lưới - trạm truyền tải

 







1

Đường dây 220kV

km

147

4,5

2

Đường dây 110kV

km

193

116,5

 

- Xây dựng mới

 

49,2

221

 

- Cải tạo

 

69,4

4,5

3

Trạm 220kV

MVA







 

- Xây dựng mới

 

500

1.250

 

- Nâng công suất

 

250

750

4

Trạm 110kV

MVA







 

- Xây dựng mới

 

796

1.546

 

- Nâng công suất

 

282

143

B

Lưới - trạm phân phối

 

 

 

I

Đường dây 22kV

km







1

Cáp ngầm

 

98

65

2

ĐDK xây dựng mới

 

923

615

3

Cải tạo tăng tiết diện

 

394

263

II

Trạm biến áp 22/15/0,4kV

KVA







1

Nâng công suất

 

24.180

41.106

2

Xây dựng mới

 

1.409.000

1.872.894

III

Đường dây hạ thế

km

751

470

1

Xây dựng mới

 

624

375

2

Cải tạo

 

126

95

IV

Nhánh rẽ vào nhà +lắp ĐK

Hộ

139.327

155.000

V

Điện kế

Cái

139.327

155.000

Каталог: private -> plugins -> ckeditor w kcfinder -> kcfinder -> upload -> files
files -> SỞ CÔng thưƠng báo cáo tổng hợP
private -> THÔng tư CỦa bộ XÂy dựng số 16/2005/tt-bxd ngàY 13 tháng 10 NĂM 2005 HƯỚng dẫN ĐIỀu chỉnh dự toán chi phí XÂy dựng công trìNH
files -> MỤc lục trang
private -> Thông tư của Bộ Tài chính số 134/2008/tt-btc ngày 31/12/2008 hướng dẫn thực hiện nghĩa vụ thuế áp dụng đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam hoặc có thu nhập tại Việt Nam
private -> THÔng tư Ban hành Danh mục bổ sung thức ăn hỗn hợp
private -> Vhv t chưƠng trình du lịch tếT 2015
private -> BỘ XÂy dựng –––– Số: 05/2005/QĐ-bxd cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
files -> Phụ lục 1: Danh sách các doanh nghiệp nguy cơ cao trên địa bàn tỉnh

tải về 6.08 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   19   20   21   22   23   24   25   26   27




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương