Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Bình Dương giai đoạn 2011 2015 có xét đến 2020



tải về 6.08 Mb.
trang2/27
Chuyển đổi dữ liệu19.08.2016
Kích6.08 Mb.
#22849
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   27

0.1.2.Lưới 500kV


Trên địa bàn Tỉnh hiện có:

Đường dây 500 kV Pleiku - Phú Lâm mạch 1 đi qua địa bàn huyện Bến Cát và ngoại ô thị xã Thủ Dầu Một.



Đường dây 500 kV Pleiku – Tân Định - Phú Lâm mạch 2 cấp điện cho trạm Tân Định 500/220kV – 450MVA đặt tại Khu liên hợp dịch vụ đô thị - thuộc thị xã Thủ Dầu Một tỉnh Bình Dương.

0.1.3.Lưới 220kV


Hiện tại tỉnh Bình Dương nhận điện từ nguồn điện lưới quốc gia qua chủ yếu 03 trạm biến áp 220kV là: trạm Bình Hòa 220/110kV – 3x250MVA, trạm Tân Định 220/110kV – 2x250MVA và trạm KCN Mỹ Phước 220/110kV – 1x250MVA. Đây là nguồn cung cấp điện chính cho các trạm biến áp 110kV trên địa bàn tỉnh.

  • Trạm Bình Hòa 220kV được cấp điện từ đường dây 220kV Trị An – Hốc Môn, 2 mạch

  • Trạm Tân Định 220kV nằm trong trạm Tân Định 500/220kV.

  • Trạm KCN Mỹ Phước 220kV được cấp điện từ đường dây 220kV Tân Định – KCN Mỹ Phước.

Ngoài ra trên địa bàn tỉnh còn có đường dây 220 Tân Định – Trảng Bàng cấp điện cho trạm Trảng Bàng 220kV thuộc tỉnh Tây Ninh, đường dây 220kV đấu nối từ tuyến này đi trạm Bình Long 220kV cấp điện cho tỉnh Bình Phước và đường dây 220kV Thủ Đức – Long Bình đi ngang qua địa bàn huyện Dĩ An.

0.1.4.Lưới 110kV


Tỉnh Bình Dương được cấp điện từ hệ thống điện Miền Nam qua 17 trạm biến áp 110kV với tổng dung lương là 1.518MVA, trong đó có 5 trạm biến áp của khách hàng với tổng dung lượng trạm là 334MVA, gồm các trạm sau:

  • Trạm Gò Đậu 110/22kV- 2x63 MVA, đặt tại thị xã Thủ Dầu Một, nhận điện từ trạm 220 kV Bình Hoà qua tuyến đường dây 110 kV Bình Hoà - Gò Đậu – Trảng Bàng, cấp điện cho thị xã Thủ Dầu Một và một phần huyện Tân Uyên (thị trấn Tân Phước Khánh và xã Khánh Bình).

  • Trạm Bàu Bèo (T2) 110/22 kV – 2x63 MVA, đặt tại Khu liên hợp thuộc thị xã Thủ Dầu Một, nhận điện từ trạm 220 kV Tân Định qua tuyến đường dây 110 kV Tân Định – Bàu Bèo, cấp điện cho Khu liên hợp dịch vụ đô thị tỉnh Bình Dương và một phần thị xã Thủ Dầu Một (phường Phú Mỹ và Phú Lợi).

  • Trạm Hòa Phú (T4) 110/22 kV – 1x63 MVA, cấp điện cho Khu liên hợp – Đô thị Bình Dương.

  • Trạm Bến Cát 110/22 kV – 2x63 MVA, đặt tại huyện Bến Cát, nhận điện từ đường dây 110 kV Mỹ Phước - Bến Cát - Hóc Môn, cấp điện cho các xã phía Nam huyện Bến Cát, các KCN Tân Định, Mỹ Phước 3 và một phần thị xã Thủ Dầu Một (xã Tân An, Tương Bình Hiệp và phường Định Hòa).

  • Trạm Thới Hòa 110/22 kV – 2x63 MVA, đặt tại huyện Bến Cát, nhận điện từ đường dây 110 kV Mỹ Phước – Thới Hòa, cấp điện cho khu vực phía Bắc huyện Bến Cát và các KCN Mỹ Phước 1, Mỹ Phước 2, Việt Hương 2, Mai Trung và KCN Bàu Bàng.

  • Trạm Kumho 110/22 kV – 2x15 MVA, đặt tại nhà máy sản xuất săm lốp xe Kumho thuộc KCN Mỹ Phước 3, nhận điện từ đường dây 110 kV KCN Mỹ Phước – Bến Cát, cấp điện chuyên dùng cho nhà máy Kumho.

  • Trạm VinaKraft 110/22 kV – 40 MVA, đặt tại nhà máy giấy VinaKraft, nhận điện từ đường dây 110 kV KCN Mỹ Phước – Kumho - Bến Cát, cấp điện cho nhà máy giấy VinaKraft.

  • Trạm Bình Hoà 110/22 kV – 2x63 MVA nằm trong trạm Bình Hoà 220/110 kV, đặt tại huyện Thuận An, cấp điện cho huyện Thuận An, các khu công nghiệp Việt Hương, và một phần KCN Đồng An.

  • Trạm VSIP 110/22 kV – 2x63 MVA và VSIP2 110/22 kV – 63 MVA, đặt tại khu công nghiệp VSIP, huyện Thuận An, nhận điện từ đường dây 110 kV Bình Hòa - VSIP - Sóng Thần - Thủ Đức, cấp điện chuyên dùng riêng cho KCN VSIP.

  • Trạm Sóng Thần 110/22 kV – 2x63 MVA, đặt tại thị trấn Dĩ An, nhận điện từ đường dây 110 kV Thủ Đức – Sóng Thần – Bình Hoà, cấp điện cho một phần huyện Dĩ An, khu công nghiệp Sóng Thần 1, Sóng Thần 2, Bình Đường và một phần khu công nghiệp Đồng An.

  • Trạm Bình An 110/22 kV – 2x63 MVA, đặt tại huyện Dĩ An, nhận điện từ đường dây 110 kV Thủ Đức – Long Bình, cấp điện cho một phần huyện Dĩ An và khu công nghiệp dệt may Bình An.

  • Trạm Tân Đông Hiệp 110/22 kV – 2x63 MVA, đặt tại huyện Dĩ An, nhận điện từ đường dây 110 kV Bình Hòa – Tân Đông Hiệp, cấp điện cho một phần huyện Dĩ An và khu công nghiệp Tân Đông Hiệp.

  • Trạm Sun Steel 110/22 kV – 75 MVA, đặt tại nhà máy thép SunSteel, huyện Dĩ An, nhận điện từ đường dây 110 kV Bình Hòa – Tân Đông Hiệp, cấp điện riêng cho nhà máy thép Sun Steel.

  • Trạm Tân Uyên 110/22 kV – 2x63 MVA, đặt tại huyện Tân Uyên, nhận điện từ đường dây 110 kV Bình Hòa – Tân Uyên, cấp điện cho huyện Tân Uyên, khu công nghiệp Nam Tân Uyên và KCN Đất Cuốc.

  • Trạm Dầu Tiếng 110/22 kV – 25 MVA, đặt tại huyện Dầu Tiếng, nhận điện từ đường dây 110 kV Thác Mơ – Lộc Ninh - Tây Ninh – Trảng Bàng, cấp điện cho huyện Dầu Tiếng.

  • Trạm Phú Giáo 110/22 kV – 25 MVA, đặt tại huyện Phú Giáo, nhận điện từ đường dây 110 kV Trị An – Đồng Xoài – Thác Mơ, cấp điện cho huyện Phú Giáo.

Ngoài các trạm biến áp trên, tỉnh còn được cấp điện hỗ trợ từ hai trạm 110kV là trạm Thủ Đức Bắc thuộc thành phố Hồ Chí Minh và trạm Chơn Thành thuộc tỉnh Bình Phước. Trạm biến áp 220 kV Bình Hòa có 6 lộ 110kV cấp điện cho 8 trạm biến áp 110kV thuộc tỉnh Bình Dương, trong đó có 2 lộ cấp điện cho trạm 110kV tại trạm, 2 lộ phát tuyến độc đạo chỉ cấp điện trên địa bàn tỉnh là Bình Hòa – Tân Đông Hiệp – Sun Steel và Bình Hòa – Tân Uyên; và 2 tuyến liên kết với lưới điện trong khu vực là: tuyến Bình Hòa – VSIP – Sóng Thần – KCX Linh Trung 2 – Thủ Đức (liên kết trạm 220kV Bình Hòa với trạm 220kV Thủ Đức) và tuyến Bình Hòa – Gò Đậu – Phú Hòa Đông – Hốc Môn (liên kết trạm 220kV Bình Hòa với trạm 220kV Hốc Môn).

Trạm biến áp 220kV Tân Định hiện có 2 lộ tuyến 110kV là Tân Định – Bàu Bèo và 2 lộ tuyến Tân Định – trạm T4 (đã xây dựng xong chờ đóng điện) sẽ cấp điện cho Khu liên hợp tỉnh Bình Dương và 2 lộ tuyến liên kết với lưới điện trong khu vực là Tân Định – Bến Cát – Hốc Môn.



Bảng 1-1: Đặc điểm kỹ thuật các tuyến đường dây 220-110kV (Tháng 6/2011)

TT

Tên đường dây

Dây dẫn

Số mạch/
chiều dài (km)


Khả năng tải (A)

Imax

(A)

Tỷ lệ mang tải (%)

A

Đường dây 220kV
















1

Trị An - Bình Hòa mạch 1

AC-400

1x34,6

825

290

35,2




mạch 2

AC-400

1x34,6

825

290

35,2

2

Tân Định - Bình Hòa (mạch 1)

AC-300

1x10,63

710

396

55,8




(mạch 2)

AC-300

1x10,63

710

398

56,1

3

Hốc Môn - Bình Hòa mạch 1

AC-400

1x17,5

825

55

6,7




Hốc Môn - Bình Hòa mạch 2

AC-400

1x17,5

825

55

6,7

3

Tân Định - KCN Mỹ Phước

ACSR-400

1x15,37

825

510

61,8

4

KCN Mỹ Phước-Trảng Bàng

ACSR-400

1x39

825

120

14,5

5

Tân Định - Trảng Bàng (mạch 2)

ACSR-400

1x42,54

825

270

32,7

6

Mỹ Phước – Bình Long

2xAC400

55,8

825










Tổng cộng

 

278,2










B

Đường dây 110kV
















1

Thủ Đức - Sóng Thần

ACSR397MCM+AC240

10,9+3,2

510

426

83,5

2

Bình Hòa - VSIP - VSIP2 - Sóng Thần

ACSR795MCM+AC240

5,23+1,83,75

825

695

84,2

3

Bình Hòa - Gò Đậu

ACSR-795

1x8,5

825

530

64,2

4

Bình Hòa - Tân Đông Hiệp – Sun Steel

AC-240

AC-185


2x7,5 + 2,2

605

240

39,7

5

Nhánh rẽ trạm Bình An

AC-240

2x1,93

605




0,0

6

Bình Hòa - Tân Uyên

AC-240

1x14,6

605

510

84,3

7

Tân Định - Bàu Bèo

AC-400

2x3

825

262

31,8

8

Tân Định – Hòa Phú (T4)

AC-400

2x8,53

825




0,0

9

Mỹ Phước - Thới Hòa

AC-185

2x5,6

510

265

52,0

10

Mỹ Phước - Kumho - Bến Cát

ACSR400

2x11,6

825

418

50,6

11

Mỹ Phước - Thới Hòa - Bến Cát

ACSR400

1x8,5

825

297

36,0

12

Lộc Ninh - Dầu Tiếng

AC-185

1x52,5

510




0,0

13

Trị An - Phú Giáo

AC-185

1x29

510

210

41,2




Tổng cộng

 

209,6













Chỉ tính trên địa bàn tỉnh:

173,63










Qua bảng trên cho thấy hiện tại hầu hết các đường dây 220kV và 110kV cấp điện cho tỉnh Bình Dương chưa bị quá tải, chỉ có 3 tuyến Thủ Đức–Sóng Thần, Bình Hòa –VSIP và Bình Hòa –Tân Uyên sắp đầy tải trong 1–2 năm tới.

Bảng 1-2: Bảng tổng hợp kết quả tính toán trào lưu công suất lưới truyền tải tỉnh Bình Dương năm 2010


STT

TRƯỜNG HỢP

ĐIỆN ÁP

CÔNG SUẤT

NHẬN XÉT

Umin (kV)

Trạm 110kV

Pmax (MW)

Đường dây 110kV

A

NĂM 2010

 

 

 

 

 

1

Vận hành bình thường

113,0

Thới Hòa

118,0

Thủ Đức - Linh Trung 2

Quá tải 122%

2

Sự cố Mỹ Phước - Kumho

114,5

Kumho

113,0

Tân Định - Bến Cát

Quá tải 117%

3

Sự cố Bình Hòa - VSIP

105,3

VSIP

220,0

Thủ Đức - Linh Trung 2

Quá tải 227%

Kết quả tính toán trào lưu công suất lưới điện truyền tải cho thấy lưới điện quá tải trầm trọng ở các tuyến đường dây Bình Hòa – VSIP - Sóng Thần trong trường hợp sự cố.

Về kết cấu xây dựng của các đường dây truyền tải:



    Các đường dây 220kV trên địa bàn tỉnh Bình Dương đều là đường dây 2 mạch, cột tháp sắt. Ngoài ra còn có 1 số đường dây 110kV 1 mạch, sử dụng cột bê tông ly tâm kết hợp với cột tháp sắt. Sứ cách điện sử dụng sứ bằng thủy tinh hoặc gốm loại 70kN và 120kN.

Bảng 1-3: Các thông số kỹ thuật của các trạm 220-110kV (Đến tháng 6/2010)

TT

Tên trạm

Điện áp

(kV)

Dung lượng (MVA)

Pmax (MW)


Pmin (MW)


Mức độ mang tải (%)

Số lộ ra

A

Trạm 220kV



















1

Bình Hòa - T1

220/110

250

132

88

58,7

2




T2

 

250

132

88

58,7

2




T3




250

175

95

77,8

1

2

Tân Định – T1

220/110

250

134

69

59,6

2




T2




250










2

3

KCN Mỹ Phước

220/110

250

243

140

65,7

2

B

Trạm 110kV



















1

Gò Đậu - T1

110/22

63

47,9

25,7

80

6

 

T2

 

63

41

25

69

6

2

Bến Cát - T1

110/22

63

35,3

16,6

59

5

 

  T2

 

63

36,8

16,1

61

5

3

Sóng Thần - T1

110/22

63

43

26,7

72

5

 

  T2

 

63

56,6

25

95

5

4

Bình Hòa - T3

110/22

63

37

25

62

5

 

T4

 

63

54

30

90

6

5

Bình An – T1

110/22

63

23

16,9

77

6

 

T1

 




15,3

7,6

51

2

 

T2

 

63

23,7

17,8

40

6

6

VSIP - T1

110/22

63

10,6

11,7

18

4

 

T2

 

63

37,5

23,1

63

4

7

VSIP 2

110/22

63

25,3

7,7

42

2

8

Tân Đông Hiệp - T1

110/22

63

38,7

22,2

65

4

 

T2

 

63

22,5

11

38

4

9

Sun Steel

110/22

75

6,3

4,5

9

2

10

Bàu Bèo (T1)

(T2)


110/22

63

-


28,9

-


12,7

-


51,0

-


4

4


11

Hòa Phú (trạm T4)

110/22

63

38,2

24,2

67,4

4

12

Thới Hòa - T1

110/22

63

52,5

26,3

88

6




T2

 

63

55,8

29,3

93

6

13

KumHo – T1

110/6,6

15

3,8

2,2

27

2




T2

110/6,6

15

3

2,3

21

2

14

VinaKraft

110/22

40

7,1

3,5

19

2

15

Dầu Tiếng

110/22

25

7,7

5,9

32

4

16

Tân Uyên- T1

110/22

63

52,9

27,3

88

4




  T2

 

63

46,5

29,4

78

4

17

Phú Giáo - T1

110/22

25

14,6

6,9

61

3




Tổng cộng trạm 110kV

1.455

851,8

474,4







C

Các trạm ngoài cấp điện cho tỉnh
















17

Thủ Đức Bắc T2

110/22

63

48,6

12,6




2

18

Chơn Thành

110/22

40

18,2

13,2




1

Trạm biến áp 220kV Bình Hòa có máy 3 vừa đưa vào vận hành đã giải quyết tình trạng quá tải của khu vực trong những năm vừa qua. Đây là trạm nguồn cấp điện cho vùng Nam Bình Dương có mật độ phụ tải cao nhất của tỉnh với nhiều khu công nghiệp đang hoạt động mạnh đã ảnh hưởng lớn đến sản xuất làm giảm một lượng điện lớn tiêu thụ của tỉnh, hạn chế tốc độ tăng trưởng điện chung của toàn tỉnh.

Trạm biến áp 220kV Tân Định hiện còn non tải, khi đường dây 110kV Tân Định – Bến Cát 2 mạch đưa vào vận hành (đang nghiệm thu dự kiến đưa vào vào vận hành quí IV/2010) sẽ gánh tải bớt cho trạm 220kV KCN Mỹ Phước sẽ đầy tải trong một hai năm tới.

Các trạm biến áp 110kV hiện đang vận hành đầy tải gồm: trạm Gò Đậu (1 máy: 80%), Sóng Thần (2 máy: 72% và 95%), Bình Hòa (máy 2- 90%), Bàu Bèo (1 máy), Thới Hòa (2 máy), Tân Uyên (2 máy).

Các trạm biến áp 110kV vận hành non tải là các trạm chuyên dùng riêng VSIP-T1 (18%), Sun Steel (9%), Kumho máy 2 (21%), VinaKraft (19%).

Một số công trình trong kế hoạch năm 2010 vừa được đưa vào vận hành đã bổ sung nguồn cấp cho nhu cầu phụ tải của tỉnh gồm có:


  • Trạm biến áp 110kV Bàu Bèo máy 2 – 63MVA

  • Đường dây 110kV Tân Định – trạm Hòa Phú (T4) và trạm T4 – 63MVA, tăng cường cung cấp điện cho Khu liên hợp của tỉnh và thị xã Thủ Dầu Một.

Công trình trong kế hoạch năm 2010-2011 là đường dây 110kV KCN Mỹ Phước – An Tây và trạm An Tây 63MVA, cung cấp điện cho khu công nghiệp An Tây, tăng cường cung cấp điện cho KCN Việt Hương 2, Mai Trung, Rạch Bắp và các xã thuộc huyện Bến Cát, giảm tải cho trạm Thới Hòa chưa đưa vào vận hành.

Bảng 1-4: Các công trình lưới truyền tải đã có kế hoạch xây dựng:

Stt

Tên đường dây / trạm biến áp

Số mạch/ Điện áp (kV)

Tiết diện/ Công suất (MVA)

Chiều dài (km) /Số lộ ra

DK đưa vào vận hành

Ghi chú

1

Đ/d 500kV Tân Định-Sông Mây

2

AC400

37

2013

Đang thi công

2

Đ/d 220kV Tân Định-Uyên Hưng-Sông Mây

2

AC400

37

2011

Đã đấu thầu, chuẩn bị thi công

3

Trạm Uyên Hưng

220

250

4

2012

Chuẩn bị thi công

4

Trạm 220kV Thuận An và đấu nối

220

250

2x63


4

6


2011

Đang thi công

5


Đ/d 110 kV Mỹ Phước – An Tây

2

ACSR-400

16

2011

SPC

Đang thi công



Trạm An Tây

110/22

1 x 63

06

Liên kết của lưới điện tỉnh Bình Dương với hệ thống lưới điện khu vực:

  • Lưới 500kV liên kết từ Pleiku đi qua các tỉnh Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai về thành phố Hồ Chí Minh. Trạm 500kV Tân Định thuộc tuyến 500kV Pleiku – Phú Lâm mạch 2 đi qua địa bàn tỉnh Đồng Nai, tương lai sẽ nối kết với trạm nút 500kV Sông Mây qua tuyến đường dây 500kV Sông Mây – Tân Định nhận điện từ các nguồn nhiệt điện Phú Mỹ, nhiệt điện than Vĩnh Tân, NĐ Sơn Mỹ.

  • Đường dây 220kV Trị An – Bình Hòa - Hốc Môn cấp điện cho trạm Bình Hòa của tỉnh Bình Dương nhận điện chủ yếu từ nguồn thủy điện Trị An đặt tại Đồng Nai, khả năng nhận điện từ trạm Hốc Môn (thành phố Hồ Chí Minh) đến rất ít, chỉ vài thời điểm thấp điểm với lượng công suất nhỏ.

  • Đường dây 220kV Tân Định – Trảng Bàng cấp điện chủ yếu cho tỉnh Tây Ninh, tương lai tuyến này sẽ liên kết với trạm 500kV Củ Chi và 500kV Tây Ninh hỗ trợ cấp điện qua lại giữa các tỉnh Bình Dương, Tây Ninh và thành phố Hồ Chí Minh.

  • Đường dây 220kV Tân Định – Mỹ Phước – Bình Long cấp điện cho trạm 220kV Bình Long thuộc tỉnh Bình Phước nối kết với các nguồn thủy điện Thác Mơ, Srok FuMiêng, Cần Đơn.

  • Đường dây 110kV Thủ Đức - Sóng Thần nhận điện từ nhà máy nhiệt điện Thủ Đức thuộc thành phố Hồ Chí Minh cấp điện cho các trạm Linh Trung (63+40)MVA và Sóng Thần 2x63MVA tiết diện dây nhỏ ACSR-397MCM liên kết yếu, trạm Sóng Thần nhận điện phần lớn từ tuyến Bình Hòa – Sóng Thần đến.

  • Trạm Dầu Tiếng 40MVA nhận điện từ đường dây Lộc Ninh – Tây Ninh – Trảng Bàng chiều dài khá xa, tổn thất điện năng lớn, đoạn Lộc Ninh – Dầu Tiếng chiều dài 83,4 km, dây dẫn AC-185, đoạn Trảng Bàng – Tây Ninh – Dầu Tiếng chiều dài 73km dây AC-240 và AC-185. Trạm Dầu Tiếng chủ yếu nhận điện từ Lộc Ninh về.

  • Tuyến 110kV Trị An – Phú Giáo – Đồng Xoài – Thác Mơ dây dẫn AC-185 nhận điện từ 2 nguồn thủy điện Trị An (Đồng Nai) và Thác Mơ (Bình Phước) cấp điện cho các trạm Phú Giáo 1x40 MVA, Đồng Xoài (25+16)MVA, Vedan 2 - 7,5MVA, Phước Long 25MVA sẽ không đảm bảo cấp điện cho nhu cầu phụ tải gia tăng trong tương lai và tiêu chí n-1 của hệ thống điện.

Каталог: private -> plugins -> ckeditor w kcfinder -> kcfinder -> upload -> files
files -> SỞ CÔng thưƠng báo cáo tổng hợP
private -> THÔng tư CỦa bộ XÂy dựng số 16/2005/tt-bxd ngàY 13 tháng 10 NĂM 2005 HƯỚng dẫN ĐIỀu chỉnh dự toán chi phí XÂy dựng công trìNH
files -> MỤc lục trang
private -> Thông tư của Bộ Tài chính số 134/2008/tt-btc ngày 31/12/2008 hướng dẫn thực hiện nghĩa vụ thuế áp dụng đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam hoặc có thu nhập tại Việt Nam
private -> THÔng tư Ban hành Danh mục bổ sung thức ăn hỗn hợp
private -> Vhv t chưƠng trình du lịch tếT 2015
private -> BỘ XÂy dựng –––– Số: 05/2005/QĐ-bxd cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
files -> Phụ lục 1: Danh sách các doanh nghiệp nguy cơ cao trên địa bàn tỉnh

tải về 6.08 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   27




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương