Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Bình Dương giai đoạn 2011 2015 có xét đến 2020


NHẬN XÉT VỀ KẾT QUẢ TÍNH TOÁN NHU CẦU ĐIỆN



tải về 6.08 Mb.
trang13/27
Chuyển đổi dữ liệu19.08.2016
Kích6.08 Mb.
#22849
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   ...   27

2.4.NHẬN XÉT VỀ KẾT QUẢ TÍNH TOÁN NHU CẦU ĐIỆN


Tốc độ tăng trưởng điện năng của tỉnh Bình Dương ở các năm tiếp theo vẫn tiếp tục tăng với nhịp độ ổn định, có thấp hơn so với giai đoạn trước.

Theo phương án chọn, nhu cầu điện bình quân từ năm 2011-2015 tăng trưởng 13,1%/năm là tốc độ tăng vừa phải do hiện nay phụ tải điện tỉnh Bình Dương đã tăng trưởng ở mức tương đối cao, bình quân năm 2016-2020 là 13% đây cũng là mức tăng tương đối do tỉnh tiếp tục được đầu tư những khu công nghiệp lớn.

Thành phần phụ tải cơ quan quản lý và tiêu dùng dân cư giữ tốc độ tăng trưởng đều giai đoạn đến 2015 và 2020 là 13,1% và 12,8% do nhu cầu sử dụng điện sinh hoạt hiện nay còn thấp và mức sống ngày càng được nâng cao.

Thành phần phụ tải dịch vụ - thương mại – nhà hàng khách sạn tăng trưởng với tốc độ ngày càng tăng hơn, bình quân giai đoạn 2011-2015 là 18% và giai đoạn 2016-2020 là 20,9% và chiếm tỉ trọng cao hơn giai đoạn trước. Đây cũng là định hướng phát triển kinh tế xã hội của tỉnh có sự kết hợp hài hòa giữa phát triển công nghiệp và dịch vụ để phát huy có hiệu quả các tiềm năng lợi thế của tỉnh và cũng là xu thế chuyển dịch tất yếu phù hợp với định hướng phát triển chung của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam để đảm bảo sự hội nhập của tỉnh với vùng.

Trong cơ cấu tiêu thụ điện năng của các thành phần, công nghiệp vẫn luôn giữ vai trò then chốt. Thành phần điện nông nghiệp giảm dần hàng năm do diện tích đất bị thu hẹp dành chỗ cho các khu công nghiệp, thành phần phụ tải hoạt động khác tiếp tục tăng trưởng khá 21,8% giai đoạn 2011-2015 và 23,7% giai đoạn 2016-2020 và cao hơn giai đoạn trước, tỷ trọng nâng lên do trên địa bàn tỉnh Bình Dương có nhiều dự án đầu tư cho y tế, giáo dục, giao thông …để chuẩn bị cho việc trở thành thành phố đô thị loại 1 trong tương lai.

CHƯƠNG 3
SƠ ĐỒ PHÁT TRIỂN ĐIỆN LỰC

3.1.CÁC QUAN ĐIỂM VÀ TIÊU CHUẨN THIẾT KẾ SƠ ĐỒ PHÁT TRIỂN ĐIỆN LỰC

3.1.1.Cơ sở và mục tiêu thiết kế của đề án

Việc thiết kế sơ đồ phát triển nguồn và lưới điện tỉnh Bình Dương giai đoạn 2011 – 2015 có xét đến năm 2020 được lập trên cơ sở sau:

  • Quyết định của Bộ trưởng Bộ năng Lượng số 149/NL/KHKT ngày 24/3/1993 về việc qui định cấp điện áp phân phối trong phạm vi cả nước.

  • Căn cứ vào dự báo nhu cầu điện và phân vùng phụ tải của tỉnh An Giang giai đoạn 2006-2010 đã nêu ở chương 3.

  • Căn cứ vào tình hình nguồn và lưới điện hiện có trên địa bàn tỉnh và khả năng phát triển nguồn lưới điện quốc gia trong khu vực theo Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011 – 2020 có xét đến năm 2030 đã được Chính phủ phê duyệt.

  • Căn cứ theo kế hoạch phát triển lưới điện trên địa bàn tỉnh trong những năm tới.

  • Căn cứ theo Thông tư số 12/2010/TT-BCT ngày 15/4/2010 của Bộ Công Thương quy định hệ thống truyền tải điện.

  • Căn cứ theo Thông tư số 32/2010/TT-BCT ngày 30/7/2010 của Bộ Công Thương quy định hệ thống điện phân phối.
Căn cứ vào các cơ sở trên, việc thiết kế sơ đồ phát triển Điện lực tỉnh Bình Dương giai đoạn 2011 – 2020 nhằm đạt các mục tiêu sau:

  • Đảm bảo đáp ứng đầy đủ yêu cầu về điện cho việc phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Bình Dương trong giai đoạn quy hoạch.

  • Cải tạo và phát triển lưới điện từ cấp 22kV đến 220kV nhằm nâng cao độ tin cậy cung cấp điện, đảm bảo huy động thuận lợi các nguồn điện trong khu vực, giảm tổn thất công suất, điện năng và tổn thất điện áp trên lưới, cụ thể giảm tổn thất điện năng trên lưới phân phối từ 6,55% hiện nay xuống 6,0% vào năm 2015 và 5,5% vào năm 2020.

  • Đảm bảo nhu cầu công suất của tỉnh là 1.742,5MW vào năm 2015 và 2.958,5MW vào năm 2020.

3.1.2.Tiêu chuẩn vận hành lưới điện


    Tiêu chuẩn vận hành lưới điện truyền tải từ 110kV đến 500kV được áp dụng theo Thông tư số 12/2010/TT-BCT ngày 15/4/2010 của Bộ Công Thương quy định hệ thống điện truyền tải.

    Tiêu chuẩn vận hành lưới điện phân phối từ 0,4kV đến 110kV được áp dụng theo Thông tư số 32/2010/TT-BCT ngày 30/7/2010 của Bộ Công Thương quy định hệ thống điện phân phối.


3.1.3.Các quan điểm và tiêu chuẩn thiết kế

3.1.3.1. Hệ thống truyền tải cao thế


  • Cấu trúc lưới điện: Lưới điện 220-110kV được thiết kế đảm bảo có độ dự phòng cho phát triển ở giai đoạn quy hoạch kế tiếp.

  • Tiêu chuẩn về điện áp:

    + Trên lưới 220kV: Trong trường hợp vận hành bình thường dao động trong khoảng 209 ÷ 242kV; trong trường hợp sự cố một phần tử dao động trong khoảng 198 ÷ 242kV.

    + Trên lưới 110kV: Trong trường hợp vận hành bình thường dao động trong khoảng 104 ÷ 121kV; trong trường hợp sự cố một phần tư dao động trong khoảng 99 ÷ 121kV.



  • Tiêu chuẩn về dòng ngắn mạch:

    + Trị số dòng ngắn mạch lớn nhất cho phép trên hệ thống điện truyền tải được quy định như sau: cấp điện áp 220-500 kV dòng ngắn mạch lớn nhất cho phép là 40 kA, cấp điện áp 110kV dòng ngắn mạch lớn nhất cho phép là 31,5 kA.

    + Trong một số trường hợp đặc biệt, đơn vị truyền tải điện có trách nhiệm đề xuất để được phép áp dụng mức dòng ngắn mạch lớn nhất cho một số khu vực trong hệ thống điện truyền tải khác với mức quy định trên.

    + Cục Điều tiết điện lực phê duyệt cho phép áp dụng mức dòng điện ngắn mạch lớn nhất khác với quy định này.

    + Đối với lưới Bình Dương có mật độ phụ tải cao, để tiết kiệm diện tích chiếm đất các trạm thường có quy mô công suất lớn có nhiều máy biến áp (3 máy), nên dòng ngắn mạch phía 500 – 220kV sẽ rất lớn. Do đó kiến nghị đối với các trạm cũ cho phép lắp đặt kháng để hạn chế dòng ngắn mạch, còn đối với các trạm xây dựng mới, cho phép chọn thiết bị có dòng lớn hơn theo qui phạm.


Tuyến đường dây:

  • Dây dẫn đường dây 220kV: dùng dây dẫn có tiết diện = 400mm2 hoặc dây dẫn phân pha AC-330.

  • Dây dẫn đường dây 110kV: đối với khu vực có mật độ phụ tải cao chọn dây dẫn có tiết diện = 400mm2.

  • Để giảm thiểu diện tích chiếm đất, ưu tiên chọn các tuyến đường dây nhiều mạch đi chung cột, có thể kết hợp các đường dây có cùng điện áp (như đường dây 110kV, 220kV tối đa có thể đến 8 mạch) hoặc khác cấp điện áp (như đường dây 110kV kết hợp với 220kV, tối đa có thể 4 mạch 220kV cùng với 4 mạch 110kV). Trong trường hợp cần thiết có thể bố trí đường dây 110kV kết hợp với 22kV (có thể 2 mạch 110kV kết hợp với 4 mạch 22kV). Ngoài ra trong trường hợp có khó khăn về đền bù, giải tỏa, nếu đường dây xây dựng mới đi song song với tuyến đường dây hiện hữu có thể tận dụng hành lang tuyến cũ để xây dựng lại, kết hợp tuyến hiện hữu và dự kiến trên cùng hàng trụ.

  • Sự hỗ trợ giữa các các trạm 110kV được thực hiện bằng các mạch vòng 22kV.
Trạm biến áp:

  • Mỗi trạm biến áp 220kV và 110kV được thiết kế để nhận điện từ hai nguồn cung cấp, liên kết hỗ trợ qua lại trong trường hợp sự cố một phía.

  • Gam máy biến thế: sử dụng các máy biến thế công suất 250MVA cho lưới 220kV, các máy biến thế công suất chủ yếu từ 40- 63MVA cho lưới 110kV, phù hợp với nhu cầu công suất của từng trạm biến áp, đảm bảo tải bình thường ở mức 70-80% công suất đặt. Việc bố trí các trạm có độ dự phòng vừa phải để tránh dự trù đầu tư lưới nhiều, gây lãng phí, không thực tế và không thực hiện được.

  • Vị trí trạm được lựa chọn thuận tiện cho việc đấu nối vào đường dây 220kV, 110kV dễ dàng trong việc bố trí các lộ ra 110kV, 22kV cấp điện cho lưới điện của khu vực, đồng thời có dự kiến đến khả năng phát triển, nâng công suất cho trạm khi phụ tải khu vực tăng cao… Trạm cũng nên nằm gần hệ thống đường giao thông thủy, bộ; thuận tiện cho công tác thi công xây dựng trạm, vận chuyển thiết bị, vật liệu cũng như công tác quản lý vận hành trạm sau này….

3.1.3.2.Hệ thống điện trung thế :


    Việc tính toán, lựa chọn thiết bị trên lưới trung và hạ thế, dựa trên cơ sở bảo đảm cung cấp điện cho từng phụ tải trong và sau giai đoạn quy hoạch, ít nhất là 10 năm.

3.1.3.3.Cấu trúc lưới điện


    Kết cấu lưới trung thế là đường dây nổi lưới 22kV 3 pha 4 dây, trung tính trực tiếp nối đất.

  • Đối với khu vực thành phố, thị xã, thị trấn, khu đô thị và hộ phụ tải quan trọng được thiết kế mạch vòng, vận hành hở. Đối với lưới khu vực nông thôn được thiết kế hình tia.

  • Các đường trục trung thế mạch vòng (vận hành hở) trong thành phố, thị xã thị trấn, các khu đô thị mới ở chế độ làm việc bình thường chỉ mang tải từ 60-70% công suất so với công suất mang tải cực đại cho phép, để đảm bảo an toàn cấp điện khi sự cố.

  • Đường dây trung thế 3 pha: được xây dựng đến trung tâm các khu dân cư lớn để tạo điều kiện cho việc phát triển tiểu thủ công nghiệp và những phụ tải khác cần đến điện áp 3 pha. Đồng thời việc xây dựng đường dây 3 pha còn có ý nghĩa về việc cân bằng phụ tải giữa các pha của hệ thống.

  • Đường dây trung thế 1 pha: được xây dựng đến những phụ tải xa của các cụm dân cư không cần đến điện áp 3 pha (chủ yếu là ánh sáng sinh hoạt). Đường dây 1 pha được xây dựng nhằm mục đích giảm vốn đầu tư ban đầu của công trình và đảm bảo cấp điện cho người dân trong vùng.

  • Sử dụng dạng đường dây hỗn hợp trung thế và hạ thế xen kẽ dọc theo các tuyến đường có dân cư sinh sống nhằm giảm hành lang tuyến và vốn đầu tư.

  • Đối với các khu vực nội ô thành phố, thị xã, thị trấn, khu vực đông dân cư, các nhánh rẽ trung áp cấp điện cho các trạm biến áp chuyên dùng của khách hàng sử dụng cáp ngầm hoặc cáp bọc cách điện để đảm bảo an toàn điện và mỹ quan đô thị.

  • Cáp ngầm quy hoạch ở khu vực đông dân cư, đi trong nội ô thành phố, thị xã và trong những điều kiện không thể đi được bằng đường dây nổi. Tuy nhiên, quy hoạch cáp ngầm hạn chế do chi phí đầu tư cao và điều kiện thi công vận hành phức tạp, chỉ thực hiện khi cần thiết.

  • Đối với tỉnh Bình Dương, quy hoạch định hướng cáp ngầm được thực hiện tại thành phố mới Bình Dương, khu đô thị Mỹ Phước, các khu quy hoạch đô thị và dân cư thuộc các huyện, thị xã.

3.1.3.4.Tiết diện dây dẫn:


Khu vực nội thành, nội thị, khu đô thị mới, khu du lịch, khu công nghiệp:

Đường trục: Sử dụng cáp ngầm, dây đồng, tiết diện ≥240mm2 hoặc đường dây nổi, tiết diện ≥AC-185mm2.

Các nhánh rẽ: Sử dụng cáp ngầm, dây đồng, tiết diện ≥95mm2 hoặc đường dây nổi, tiết diện ≥ 95 mm2.

Khu vực ngoại thành và các huyện:

Đường trục, các nhánh có chiều dài lớn: sử dụng lưới 22kV (3 pha, 4 dây), các nhánh nhỏ dùng lưới 1 pha (12,7kV).

Dây dẫn dùng dây nhôm lõi thép, tiết diện đường trục ≥ 95mm2, tiết diện nhánh rẽ ≥ 50mm2.


3.1.3.5.Gam máy biến áp phân phối:


Khu vực thị xã, đô thị sử dụng các máy biến áp 3 pha công suất từ 100-630kVA, vùng nông thôn sử dụng máy biến áp 1 pha công suất 25; 37,5; 50kVA và máy 3 pha công suất 75-250kVA. Các trạm chuyên dùng của khách hàng theo quy mô phụ tải sẽ được thiết kế với gam máy thích hợp.

3.1.3.6.Tổn thất điện áp lưới trung thế:


Trong chế độ vận hành bình thường điện áp vận hành cho phép tại điểm đấu nối được phép dao động so với điện áp danh định như sau:

  • Tại điểm đấu nối với khách hàng sử dụng điện là ±5%;

  • Tại điểm đấu nối với nhà máy điện là +10% và -5%.

Trong chế độ sự cố đơn lẻ hoặc trong quá trình khôi phục vận hành ổn định sau sự cố, cho phép mức dao động điện áp tại điểm đấu nối với khách hàng sử dụng điện bị ảnh hưởng trực tiếp bởi sự cố trong khoảng +5% và –10% so với điện áp danh định.

Trong chế độ sự cố nghiêm trọng hệ thống truyền tải hoặc khôi phục sự cố, cho phép mức dao động điện áp trong khoảng ±10% so với điện áp danh định.


3.1.3.7.Hệ thống điện hạ thế :


  • Cấp điện áp: 220/380 V.

  • Dây dẫn hạ thế được chọn loại cáp nhôm hoặc đồng vặn xoắn ABC trong xây dựng lưới mới; với lưới cải tạo có thể sử dụng dây nhôm bọc AV trong trường hợp có thể tận dụng lại được.

  • Khu vực thành phố, thị xã: Dây dẫn dùng dây cáp vặn xoắn ruột nhôm nổi (ABC), loại 4 ruột chịu lực, tiết diện ≥70mm2, bán kính cấp điện 300-500m.

  • Ngoại thành, nông thôn: Dây dẫn dùng dây cáp vặn xoắn ruột nhôm nổi (ABC), loại 4 ruột chịu lực tiết diện ≥ 50mm2, bán kính cấp điện 500-800m.

  • Tiết diện dây dẫn được lựa chọn phù hợp với mật độ phụ tải của từng khu vực và thỏa mãn điều kiện tổn thất điện áp nhỏ hơn 5,0%.

  • Dây dẫn vào nhà sử dụng dây đồng bọc vặn xoắn. Tiết diện 6 và 11mm2.

Каталог: private -> plugins -> ckeditor w kcfinder -> kcfinder -> upload -> files
files -> SỞ CÔng thưƠng báo cáo tổng hợP
private -> THÔng tư CỦa bộ XÂy dựng số 16/2005/tt-bxd ngàY 13 tháng 10 NĂM 2005 HƯỚng dẫN ĐIỀu chỉnh dự toán chi phí XÂy dựng công trìNH
files -> MỤc lục trang
private -> Thông tư của Bộ Tài chính số 134/2008/tt-btc ngày 31/12/2008 hướng dẫn thực hiện nghĩa vụ thuế áp dụng đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam hoặc có thu nhập tại Việt Nam
private -> THÔng tư Ban hành Danh mục bổ sung thức ăn hỗn hợp
private -> Vhv t chưƠng trình du lịch tếT 2015
private -> BỘ XÂy dựng –––– Số: 05/2005/QĐ-bxd cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
files -> Phụ lục 1: Danh sách các doanh nghiệp nguy cơ cao trên địa bàn tỉnh

tải về 6.08 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   ...   27




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương