Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn tời trục mỏ qcvn /bct



tải về 1.51 Mb.
trang7/10
Chuyển đổi dữ liệu18.08.2016
Kích1.51 Mb.
#22302
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10

10.6. Lắp đặt gối đỡ cố định và dầm bằng neo

10.6.1. Tính năng kỹ thuật của neo:

a) Mã hiệu, quy cách phải phù hợp với yêu cầu thiết kế.

b) Chất lượng, kích thước của thanh neo, quy cách phải phù hợp với yêu cầu thiết kế.

c) Độ cong của thanh neo không được lớn hơn 2 mm.

d) Độ lệch mặt cắt của thanh neo cho phép là  1 mm.

e) Độ lệch vòng đệm chặn của thanh neo cho phép là  2 mm.

g) Thanh neo phải đảm bảo chống ăn mòn theo thiết kế.

h) Thanh neo phải được thử kéo chịu tải trước khi nhập theo tỷ lệ: Kiểm tra 10 % trong tổ số neo. Trong số này lấy ra 03 % số neo để kéo thử tải. Nếu trong số neo kéo thử tải có 01 neo không đạt yêu cầu thì phải kéo thử cả 10 % tổng số neo. Nếu tiếp tục xuất hiện neo không đạt yêu cầu thì kết luận toàn bộ số neo không đạt yêu cầu.

10.6.2. Thử nghiệm chịu lực của neo cố định sau lắp đặt:

a) Sau khi lắp đặt neo được 01 tiếng, phải thử nghiệm sự chịu lực của neo.

b) Mỗi neo thử nghiệm phải chịu được một lực không dưới 50 kN, nếu không đạt phải lắp đặt lại và thử nghiệm lại đến khi đạt yêu cầu này.

c) Mỗi tầng dầm tùy chọn 03 neo để làm thử nghiệm. Khi có 01 neo không đạt yêu cầu thì phải làm thử nghiệm với tất cả các neo còn lại của tầng đó.

10.7. Các gối đỡ lắp đặt vào thành giếng:

a) Phải kín khít, được lèn chặt bê tông với thành giếng, những chỗ bị hở phải được làm kín;

b) Số lượng vị trí tiếp giáp gối đỡ với thành giếng phải kiểm tra là 10%.

10.8. Độ lệch tâm lỗ bu lông bắt gối đỡ (theo phương thẳng đứng) với tâm của giếng phải phù hợp với quy định sau:

a)  2 mm đối với tâm lỗ bắt gối đỡ của ray dẫn hướng thép.

b)  3 mm đối với tâm lỗ bắt gối đỡ của ray dẫn hướng gỗ.

10.9. Gối đỡ bắt trực tiếp với ray dẫn hướng:

a) Độ không vuông góc của mặt phẳng đứng không được vượt quá 2/1000.

c) Số lượng gối đỡ phải kiểm tra là 10%.

10.10. Cân chỉnh dầm dẫn hướng:

a) Tấm đệm để cân chỉnh có kích thước bằng hoặc to hơn so với kích thước mặt tiếp xúc của dầm và gối đỡ.

b) Không được dùng đệm vỡ, vụn.

c) Số đệm dùng để căn chỉnh tại một vị trí không quá 3.

10.11. Kết nối dầm dẫn hướng và gối đỡ:

a) Bằng phương pháp hàn: Sau khi cân chỉnh xong, phải hàn cố định các liên kết.

b) Bằng bu lông: Khi lỗ bắt bu lông lại là loại lỗ dài thì mặt trên tiếp giáp phải dùng tấm đệm to hơn lỗ, sau khi vặt chặt bu lông hàn cứng tấm đệm vào gối đỡ.

c) Khi sử dụng loại bu lông cường độ cao, dùng cờ lê vặn chặt không cần hàn điểm.

d) Sau khi liên kết phải kiểm tra. Số lượng các liên kết phải kiểm tra 10%.

10.12. Bu lông neo, bu lông liên kết dầm dẫn hướng và gối đỡ phải phù hợp các quy định sau:

a) Ren bắt bu lông thò ra ngoài mũ từ 2 ÷ 4 ren.

b) Hướng của bu lông giống nhau và độ dài bước ren thò ra ngoài mũ như nhau;

c) Số lượng các bu lông phải kiểm tra là 10%.

10.13. Độ lệch cho phép lắp đặt gối đỡ và dầm bằng neo chất dẻo:

a) Độ lệch phải phù hợp với quy định tại bảng 26.

Bảng 26


TT

Hạng mục

Độ lệch cho phép

1

Lắp đặt neo

Độ sâu của lỗ khoan neo, mm

 100

Độ sâu của neo dẻo (tính tới đệm của thanh neo so với mặt thành giếng) mm

 5

2

Lắp đặt gối đỡ

Độ lệch ngang của gối đỡ

3/1000

Trên cùng một dầm độ lệch cao thấp 2 mặt gối đỡ, mm

5

3

Khoảng cách của tầng gối đỡ

Lắp đặt gối đỡ ray dẫn hướng thép, mm

 7

Lắp đặt gối đỡ ray dẫn hướng gỗ, mm

12

4

Độ lệch nằm ngang của dầm dẫn hướng

1/1000

b) Số lượng gối đỡ phải kiểm tra độ lệch là 10%.

10.14. Lắp đặt ray dẫn hướng (cho cùng một thùng trục)

10.14.1. Vị trí đầu nối:

a) Vị trí đầu nối hai ray kế tiếp của hai bên ray dẫn hướng không được trên cùng một tầng;

b) Số lượng đầu nối phải kiểm tra 10%.

10.14.2. Độ vuông góc của ray dẫn hướng theo phương thẳng đứng, phải phù hợp với các quy định sau:

a) Ray dẫn hướng bằng thép  5 mm.

b) Tổ hợp ray dẫn hướng  7 mm.

c) Ray dẫn bằng hướng gỗ  8 mm.

Kiểm tra: Số lượng ray phải kiểm tra: 10%.

10.14.3. Độ lệch hai đầu khớp nối của ray dẫn hướng phải theo quy định sau:

a)  5 mm đối với ray dẫn hướng bằng thép.

b)  7 mm đối với tổ hợp ray dẫn hướng.

c)  8 mm đối với ray dẫn hướng bằng gỗ .

d) Số lượng đầu khớp nối ray phải kiểm tra độ lệch: 10%.

10.14.4. Độ lệch tâm hai thanh dẫn hướng phải phù hợp quy định sau:

a) Ray dẫn hướng bằng thép không được vượt quá 4 mm.

b) Tổ hợp ray dẫn hướng không được vượt quá 6 mm.

c) Ray dẫn hướng bằng gỗ không được vượt quá 6 mm.

d) Số lượng thanh dẫn hướng phải kiểm tra: 10 %.

10.14.5. Sai số cho phép của vị trí mối nối ray dẫn hướng phải phù hợp với các quy định sau:

a) Ray dẫn hướng bằng thép và tổ hợp ray dẫn hướng từ (0,5 ÷ 1) mm.

b) Ray dẫn hướng bằng gỗ từ (1 ÷ 2) mm.

c) Số lượng vị trí cần kiểm tra: 10 %.

10.14.6. Bu lông cố định của ray dẫn hướng phải:

a) Chắc chắn tin cậy, đầu bu lông phải lộ ra khỏi ngoài đai ốc 2 ÷ 4 ren.

b) Độ lệch cho phép vị trí bu lông cố định mối nối ray dẫn hướng với vị trí thiết kế cho trong bảng 27.

10.14.7. Sai số cho phép của vị trí tấm kẹp ray dẫn hướng hoặc tấm thép ốp của mối nối ray dẫn hướng với đường tâm ray dẫn hướng cho trong bảng 27. Số điểm cần kiểm tra bu lông bắt giữ: 10 %

Bảng 27

Hạng mục

Sai số cho phép (mm)

Vị trí khớp nối thanh ray dẫn hướng

Tấm kẹp ray dẫn hướng hoặc tấm thép ốp của vị trí khớp nối ray dẫn hướng với đường tâm ray dẫn hướng

50

Độ lệch cho phép của vị trí bu lông cố định khớp nối ray dẫn hướng với vị trí thiết kế

10


10.14.8. Khe hở khớp nối thanh ray dẫn hướng:

a) Bằng thép từ 2 ÷ 4 mm.

b) Bằng gỗ không vượt quá 5 mm.

10.14.9. Cố định thanh ray dẫn hướng phải phù hợp các quy định sau:

a) Mặt tiếp xúc giữa ray dẫn hướng bằng thép và kẹp thanh ray dẫn hướng phải tốt, khe hở cho phép là 10 ÷ 20 mm.

b) Chiều sâu đai ốc vặn chặt vào gỗ để cố định ray dẫn hướng bằng gỗ không nhỏ 15 mm.

c) Số lượng điểm cố định phải kiểm tra: 10%.

10.15. Lắp đặt cáp thép dẫn hướng

10.15.1. Cáp thép dẫn hướng:

a) Mã hiệu, quy cách và chất lượng cáp thép phải phù hợp với yêu cầu thiết kế.

b) Phải có xuất sứ và chứng chỉ chất lượng xuất xưởng.

c) Phải có báo cáo thử nghiệm kéo thử cáp thép.

10.15.2. Sai số cho phép của vị trí dầm treo cáp trên, dầm cố định cáp dưới giếng không được vượt quá 3 mm so với thiết kế.

10.15.3. Sai số cho phép vị trí cố định cáp dẫn hướng tại dầm trên, dưới giếng không được vượt quá 3 mm so với thiết kế.

10.15.4. Khi liên kết các đầu trên, dưới cáp dẫn hướng với dầm treo cáp phải chắc chắn và phù hợp với yêu cầu thiết kế.

10.15.5. Khi dùng lò xo đàn hồi hoặc hệ thống thuỷ lực để kéo căng cáp thép phải tiến hành thử nghiệm lò xo trước khi lắp đặt. Cường độ kéo, tính năng của hệ thống kéo phải phù hợp với yêu cầu thiết kế.

10.15.6. Lực kéo căng của cáp thép phải phù hợp với yêu cầu thiết kế.

10.15.7. Bịt lỗ đầu dầm của dầm cố định cáp thép dẫn hướng dưới giếng phải phù hợp với quy định tại điểm 10.4.3, Khoản 10, Điều này.

10.15.8. Sai số cho phép lắp đặt cáp dẫn hướng phải phù hợp với quy định tại bảng 28.

Bảng 28. Sai số cho phép khi lắp đặt cáp dẫn hướng



TT

Hạng mục

Sai số cho phép (mm)

1

Chênh lệch cao thấp của đối trọng treo cáp

 400

2

Cốt cao lắp đặt dầm cố định đáy giếng

 5

3

Chiều sâu chôn dầm cố định đáy giếng vào thành giếng

- 70

10.16. Bạc dẫn hướng của thùng trục

10.16.1. Vật liệu chế tạo bạc dẫn hướng phải có độ chống mài mòn thấp hơn ray dẫn hướng và cáp dẫn hướng.

10.16.2. Bạc dẫn hướng và tấm đệm lót của bạc dẫn hướng phải được liên kết chặt chẽ với cơ cấu chịu lực của thùng trục.

10.16.3. Khe hở giữa bạc dẫn hướng với ray dẫn hướng:

a) Bằng thép là 10 mm về một bên.

b) Bằng gỗ: 15 mm về mỗi bên.

10.16.4. Độ mòn của bạc dẫn hướng và ray dẫn hướng:

a) Bạc dẫn hướng hoặc tấm đệm lót của bạc dẫn hướng phải được thay thế khi bên mặt tiếp xúc bị mòn trên 8mm về một bên.

b) Mức độ mòn tổng cộng của đường dẫn hướng và bạc dẫn hướng về một bên không được quá: 10 mm đối với ray dẫn hướng bằng thép; 18 mm đối với ray dẫn hướng bằng gỗ.

c) Cho phép mức độ mòn cạnh tổng cộng của các bề mặt sườn của bạc dẫn hướng và đường dẫn hướng bằng ray phân bổ về hai phía đến 20mm.

e) Đường kính trong của bạc dẫn hướng mới của cơ cấu định hướng làm việc kiểu trượt đối với đường dẫn hướng bằng cáp khi lắp đặt phải lớn hơn đường kính cáp dẫn là 10mm, chiều sâu rãnh của các con lăn (puly) khi sử dụng gối lăn định hướng phải không nhỏ hơn 1/3 đường kính cáp dẫn. Đối với các cơ cấu định hướng bảo hiểm khi sử dụng đường dẫn hướng bằng cáp, đường kính của bạc mới phải lớn hơn đường kính cáp dẫn là 20 mm, đồng thời mức độ mòn cho phép của bạc dẫn hướng là 15 mm theo đường kính.

10.16.5. Các đường dẫn hướng phải được thay thế khi mức độ mòn về một bên lớn hơn kích thước sau:

a) Đối với loại bằng ray: 8 mm.

b) Đối với loại bằng gỗ: 15 mm.

c) Đối với loại hình hộp: Một nửa bề dầy của thành hộp.

d) Mức độ mòn cạnh tổng cộng của các đường dẫn hướng bằng ray khi ray được lắp ở hai phía thùng trục lớn hơn 16 mm.

e) Mức độ mòn của thân ray dẫn hướng lớn hơn 25% chiều dầy định mức của nó.

g) Đối với đường dẫn hướng bằng gỗ trong giếng phải được thay thế khi mức độ mòn tổng cộng (hai bên) lớn hơn 20 mm.

10.17. Lắp đặt dầm chống va đập trên và dưới giếng

10.17.1. Lắp đặt dầm chống va đập trên tháp giếng và rốn giếng phải theo thiết kế.

10.17.2. Lỗ đầu dầm của dầm chống va đập dưới giếng phải được bịt chặt và phù hợp với các quy định tại Điểm 10.4.3, Khoản 10, Điều này.

10.17.3. Tấm đệm gỗ của dầm chống va đập phải được lắp đặt chắc chắn, cố định tốt, phù hợp với yêu cầu thiết kế.

10.17.4. Sai số cho phép lắp đặt dầm chống va đập cho trong bảng 29.

Bảng 29



TT

Hạng mục

Sai số cho phép

Phương pháp kiểm tra

1

Sai số cho phép vị trí lắp đặt dầm chống va đập so với thiết kế (mm)

3

Kéo dây và đo bằng thước

2

Cốt cao (mm)

± 5

Đo bằng thước

3

Độ cân bằng

3/1000

Dùng thước cân bằng kiểm tra

4

Chiều sâu dầm chôn vào thành giếng (mm)

70

Đo bằng thước

10.17.5. Bu lông phải được bắt vào đệm gỗ với chiều sâu không nhỏ hơn 10 mm.

Chương 10

Tín hiệu, đàm thoại tời trục mỏ

Điều 55. Quy định chung

1. Mỗi tời trục mỏ phải được trang bị thiết bị truyền tín hiệu từ các vị trí theo sơ đồ sau:

a) Tín hiệu một chiều từ miệng giếng tới vị trí điều khiển tời trục mỏ.

b) Tín hiệu hai chiều từ miệng giếng tời các sàn tiếp nhận dưới và ngược lại từ các sàn tiếp nhận dưới tới miệng giếng.

2. Mỗi một tín hiệu không rõ ràng phải coi như là tín hiệu “dừng”. Người vận hành tời trục mỏ chỉ cho phép tời trục mỏ làm việc sau khi xác định rõ tín hiệu và nguyên nhân phát tín hiệu không rõ ràng.

3. Sơ đồ hệ thống tín hiệu giếng của tất cả tời trục mỏ phải dự tính khả năng phát tín hiệu “dừng” trực tiếp cho người vận hành tời trục từ bất kỳ mức tầng nào.

4. Cấm phát tín hiệu từ sàn tiếp nhận dưới trực tiếp cho thợ vận hành tời trục mỏ không qua người trực tín hiệu miệng giếng, trừ các trường hợp sau:

a) Đối với các thiết bị tín hiệu có khoá liên động không cho khởi động tời trục mỏ cho đến khi nhận được tín hiệu cho phép từ người trực tín hiệu miệng giếng;

b) Đối với trục tải một thùng cũi có truyền tín hiệu từ thùng cũi;

c) Đối với trục tải thùng skip;

d) Đối với trục tải có thùng cũi lật khi chỉ nâng hàng;

e) Đối với tín hiệu sửa chữa;

g) Cường độ âm thanh tín hiệu âm thanh dùng điều khiển tời trục mỏ không nhỏ hơn 85 dB (A).

5. Thiết bị tín hiệu và điều khiển phải được trang bị bảo vệ ngắn mạch, chạm đất, chống sét.

6. Thiết bị, cáp tín hiệu và điều khiển đặt trong môi trường cháy nổ phải đảm bảo an toàn phòng chống cháy nổ theo các quy định tại QCVN 01: 2011/BCT và tập TCVN 7079.

7. Thiết bị tín hiệu, điều khiển đặt trong môi trường ẩm ướt, ăn mòn phải đảm bảo các yêu cầu về chống ẩm và chống ăn mòn.

8. Cần sử dụng cảm biến định lượng cho thiết bị chất dỡ tải. Tín hiệu khi bunke đầy tải phải được dẫn đến bàn điều khiển máy trục.

9. Quy định về bố trí người vận hành tín hiệu

a) Trong thời gian tời trục mot thùng cũi làm việc, tại sàn tiếp nhận trên và sàn tiếp nhận của các mức tầng đang hoạt động phải có thợ trực tín hiệu. Khi người ra - vào thùng cũi ở cả 2 phía, phải có người phụ giúp về an toàn ở hai bên thùng cũi;

b) Nếu đưa người ra - vào đồng thời trong một số tầng của thùng cũi nhiều tầng, mỗi sàn tiếp nhận phải có một người trực tín hiệu. Người trực tín hiệu phải phát những tín hiệu tương ứng cho người trực tín hiệu miệng giếng và người trực tín hiệu tại sàn tiếp nhận các tầng;

c) Đối với các mức tầng trung gian không thực hiện giao - nhận hàng và có trang bị tín hiệu làm việc để phát tín hiệu cho người vận hành máy và người trực tín hiệu miệng giếng, cũng như có liên lạc điện thoại trực tiếp với họ, cho phép chở người lên - xuống không có mặt người trực tín hiệu sân giếng với những điều kiện sau đây:

- Trong thùng cũi có người phụ trách thùng cũi;

- Trong thùng cũi có thiết bị để truyền tín hiệu trực tiếp đến người tín hiệu miệng giếng và người vận hành máy, cũng như có liên lạc điện thoại;

d) Khi tời trục mỏ có người phụ trách thùng cũi điều khiển, không bắt buộc có mặt người trực tín hiệu miệng giếng và người trực tín hiệu sân giếng.



Điều 56. Trang bị tín hiệu điều khiển tại các sàn tiếp nhận

1. Tại các vị trí chân giếng, miệng giếng, vị trí các tầng trung gian phải trang bị trạm phát tín hiệu.

2. Trạm phát tín hiệu phải được đặt tại vị trí an toàn trong quá trình tời trục mỏ làm việc (kể cả trường hợp cáp tời bị đứt).

3. Mỗi tời trục mỏ phải được trang bị tín hiệu kiểm tra, sửa chữa và chỉ được phép sử dụng trong thời gian xem xét, kiểm tra, sửa chữa giếng.

4. Đối với trục tải mỏ chở người và hàng - người (ở các lò có góc dốc lớn hơn 500), ngoài tín hiệu làm việc và sửa chữa ra, phải có tín hiệu dự phòng được cấp điện từ nguồn riêng biệt bằng cáp điện riêng, trừ trường hợp tồn tại 2 tời trục mỏ trong cùng một giếng và mỗi tời trục mỏ đó đảm bảo chở người lên - xuống từ tất cả các mức tầng khai thác. Chức năng hệ thống tín hiệu dự phòng không được khác với hệ thống tín hiệu làm việc.

6. Tời trục mỏ phục vụ cho một số mức, tầng phải có thiết bị chỉ rõ được mức tầng nào đã phát ra tín hiệu, cũng như không cho phép chuyển đến đồng thời các tín hiệu từ những điểm hay tầng khác nhau.

7. Khi chở người từ dưới mỏ lên bằng thùng skip trong các trường hợp sự cố được dự tính trước theo phương án ứng cứu sự cố - tìm kiếm cứu nạn, phải đảm bảo khả năng truyền được tín hiệu từ các mặt bằng sân ga đến sàn tiếp nhận trên và từ sàn tiếp nhận trên đến người vận hành trục tải.

Điều 57. Trang bị thiết bị tín hiệu từ thùng cũi

1. Thùng cũi được trang bị tín hiệu, khi đó chỉ người điều khiển thùng cũi đã qua đào tạo chuyên nghiệp, được Giám đốc điều hành mỏ quyết định bổ nhiệm mới được phát tín hiệu từ thùng cũi cho người vận hành máy.

2. Đối với tời trục mỏ một cáp chở hàng - người được trang bị thiết bị tín hiệu ở thùng cũi, phải phát tín hiệu ở các sàn tiếp nhận hàng, cũng như không cho phép phát đồng thời tín hiệu từ thùng cũi và từ các sàn tiếp nhận hàng khác nhau đến cùng một lúc.

Điều 58. Trang bị tín hiệu trong toa xe chở người giếng nghiêng

1. Đối với tời trục chở người bằng các toa xe chở người trong lò có góc dốc đến 500, phải có hệ thống tín hiệu đảm bảo cho người phụ trách đoàn xe phát được tín hiệu từ đoàn xe đến thợ trực tín miệng giếng và thợ vận hành tời trục. Cho phép sử dụng hệ thống tín hiệu này khi xem xét, kiểm tra, sửa chữa lò và đường ray cũng như để phát tín hiệu “dừng” trong các trường hợp sự cố.

2. Nếu đoàn xe chở người có nhiều hơn 3 toa xe, phải có hệ thống tín hiệu cho phép tất cả những người trong các toa phát được tín hiệu cho người phụ trách đoàn tàu.

3. Tại các sàn tiếp nhận hàng của lò nghiêng nói trên phải được đảm bảo thông tin liên lạc bằng điện thoại hoặc loa phóng thanh đến với thợ vận hành tời trục.



Điều 59. Trang bị thiết bị tín hiệu tời trục mỏ đào giếng

1. Mỗi tời trục được sử dụng để đào giếng và đào sâu thêm giếng phải có không ít hơn 2 thiết bị tín hiệu độc lập, một trong các thiết bị đó thực hiện chức năng tín hiệu làm việc, còn thiết bị thứ hai thực hiện chức năng tín hiệu dự phòng và sửa chữa.

2. Thiết bị tín hiệu làm việc phải đảm bảo được khả năng phát tín hiệu từ gương giếng lên sàn đào giếng, từ sàn đào giếng đến thợ trực tín hiệu ở miệng giếng và từ thợ trực tín hiệu ở miệng giếng đến người vận hành tời trục.

3. Trong trường hợp phục vụ kiểm tra và sửa chữa, hệ thống tín hiệu phải phát được tín hiệu từ điểm bất kỳ của giếng.

4. Khi tồn tại trong một giếng 2 tời trục mỏ tương đương, các chức năng tín hiệu dự phòng và sửa chữa có thể được thực hiện bằng một thiết bị tín hiệu có khả năng tiếp nhận từ các thùng trục của cả 2 tời trục mỏ.

5. Nếu giếng được trang bị nhiều hơn một tời trục mỏ, chỉ người trực tín hiệu ở miệng giếng của mỗi tời trục mỏ mới được phát tín hiệu vận hành.



Điều 60. Trang bị điện thoại, đàm thoại

1. Giữa người vận hành tời trục mỏ và người trực tín hiệu ở các mức của giếng phải có liên lạc điện thoại trực tiếp. Yêu cầu này áp dụng cả đối với tời trục mỏ thùng skip cũng như giữa người vận hành tời trục và những người thực hiện công việc chất - dỡ tải;

2. Đối với mỏ xây dựng mới trước khi bàn giao vào sản xuất, ngoài quy định tại khoản 1, Điều này, phải trang bị liên lạc sản xuất bằng loa đàm thoại (phóng thanh) 2 chiều;

3. Khi đào và đào sâu thêm giếng phải trang bị liên lạc điện thoại trực tiếp 2 chiều từ mặt đất với sàn công tác đào giếng.



Điều 61. Tín hiệu âm thanh, tín hiệu ánh sáng và tín hiệu số

1. Tín hiệu âm thanh phục vụ vận hành tời trục mỏ

1.1. Tín hiệu âm thanh phải là tín hiệu chuông (không được dùng tín hiệu còi).

1.2. Tín hiệu âm thanh được quy định như sau:

a) Một tiếng chuông: Dừng;

b) Hai tiếng chuông: Nâng lên;

c) Hai tiếng chuông chậm kéo dài: Nâng lên chậm;

d) Ba tiếng chuông: Hạ xuống;

e) Ba tiếng chuông chậm kéo dài : Hạ xuống chậm;

g) Bốn tiếng chuông kéo dài: Báo sự cố.

2 . Tín hiệu ánh sáng - đèn tín hiệu

Để tăng độ tin cậy và chính xác về tín hiệu điều khiển, phải trang bị thêm hệ thống tín hiệu ánh sáng – đèn tín hiệu làm việc song song với tín hiệu âm thanh. Khi phát tín hiệu âm thanh, tín hiệu ánh sáng sẽ hoạt động theo quy định màu:

a) Ánh sáng màu đỏ - tương ứng với tín hiệu dừng của tín hiệu âm thanh;

b) Ánh sáng màu xanh - tương ứng với tín hiệu nâng thùng trục của tín hiệu âm thanh. Khi chuông đánh 2 tiếng, đèn xanh nháy hai lần;

c) Ánh sáng màu vàng - tương ứng với tín hiệu hạ thùng trục của tín hiệu âm thanh. Khi chuông đánh 3 tiếng, đèn vàng nháy 3 lần.

3. Tín hiệu số

a) Có thể mã hóa tín hiệu chuông điều khiển bằng các chữ số lên màn hình điều khiển để tăng độ tin cậy về tín hiệu đối với thợ vận hành;

b) Tín hiệu số và tín hiệu chuông phải làm việc đồng thời và song song với nhau;

c) Tín hiệu số phải được quy định cụ thể. Mỗi số phải tương đương với từng tín hiệu chuông theo quy định tại Khoản 1, Điều này.
Chương 11

Vận hành, kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa tời trục mỏ

Điều 62. Trình độ hiểu biết tời trục mỏ của người quản lý, vận hành, kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa

1. Phó Giám đốc cơ điện vận tải, Trưởng phòng cơ điện - vận tải

a) Hiểu rõ và biết triển khai thực hiện các yêu cầu về an toàn tời trục mỏ được quy định tại Quy chuẩn này và các văn bản quy phạm khác.

b) Nắm vững về cấu tạo, nguyên lý làm việc, các thông số kỹ thuật an toàn và các nguy cơ mất an toàn của tời trục mỏ để quyết định cho phép tời trục mỏ hoạt động hay dừng hoặc tiến hành sửa chữa, bảo dưỡng.

c) Hiểu rõ trách nhiệm, quyền hạn được giao trong phân cấp quản lý, vận hành, kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa tời trục mỏ quy định tại Quy chuẩn này và của Giám đốc mỏ.

2. Người phụ trách về tời trục mỏ thuộc Phòng Cơ điện

a) Người phụ trách về tời trục mỏ phải có trình độ kỹ sư về một trong các chuyên ngành: Cơ khí, điện, tự động hóa;

b) Hiểu rõ và biết triển khai thực hiện các yêu cầu về an toàn tời trục mỏ được quy định tại Quy chuẩn này và các văn bản quy phạm khác.

c) Nắm vững về cấu tạo, nguyên lý làm việc, các thông số kỹ thuật an toàn và các nguy cơ mất an toàn trong vận hành, kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa tời trục mỏ.

d) Có khả năng tổ chức vận hành, kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa tời trục mỏ an toàn.

e) Có khả năng giám sát các đơn vị thí nghiệm, hiệu chỉnh và kiểm định thực hiện đúng và thực hiện hết các nội dung cần thí nghiệm, hiệu chỉnh và kiểm định.

g) Có khả năng xác định các thông số không an toàn của tời trục mỏ để báo cáo cấp trên quyết định dừng hoặc tiếp tục cho tời trục mỏ hoạt động.

c) Hiểu rõ trách nhiệm, quyền hạn được giao trong phân cấp quản lý, vận hành, kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa tời trục mỏ quy định tại Quy chuẩn này và của Giám đốc mỏ.

3. Quản đốc, Phó Quản đốc phân xưởng quản lý tời trục mỏ

a) Phải có trình độ từ cao đẳng trở lên về một trong các chuyên ngành: Cơ khí, điện, tự động hóa.

b) Hiểu rõ và biết triển khai thực hiện các yêu cầu về an toàn tời trục mỏ được quy định tại Quy chuẩn này và các văn bản quy phạm khác.

c) Nắm vững về cấu tạo, nguyên lý làm việc, các thông số kỹ thuật an toàn và các nguy cơ mất an toàn trong vận hành, kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa tời trục mỏ.

d) Có khả năng tổ chức vận hành, kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa tời trục mỏ an toàn.

e) Có khả năng giám sát các đơn vị thí nghiệm, hiệu chỉnh và kiểm định thực hiện đúng và thực hiện hết các nội dung cần thí nghiệm, hiệu chỉnh và kiểm định.

g) Có khả năng xác định các thông số không an toàn của tời trục mỏ để báo cáo cấp trên quyết định dừng hoặc tiếp tục cho tời trục mỏ hoạt động.

c) Hiểu rõ trách nhiệm, quyền hạn được giao trong phân cấp quản lý, vận hành, kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa tời trục mỏ quy định tại Quy chuẩn này và của Giám đốc mỏ.

4. Người vận hành tời trục mỏ

a) Phải là người có thời gian làm việc ở mỏ ít nhất một năm, qua lớp đào tạo chuyên ngành và có giấy chứng nhận đã qua 2 tháng thực hành tại máy trục đó, được Giám đốc điều hành mỏ quyết định bổ nhiệm.

b) Phải nắm vững về cấu tạo, nguyên lý hoạt động, quy trình vận hành và thành thạo các thao tác vận, các yêu cầu về an toàn khi vận hành tời trục mỏ, các nguyên nhân gây sự cố và các biện pháp phòng ngừa.

c) Vận hành tời trục mỏ chở người và hàng - người, cũng như trục tải nhiều cáp phải là người đã thực tập vận hành có kèm cặp tại máy trục đó ít nhất một năm qua sát hạch đạt yêu cầu, được Giám đốc điều hành mỏ quyết định bổ nhiệm.

d) Người vận hành tời trục đào giếng phải là người đã qua đào tạo chuyên ngành, có giấy chứng nhận, qua 3 tháng thực tập đạt yêu cầu được Giám đốc điều hành mỏ quyết định bổ nhiệm.

e) Thuộc và nắm vững các quy định về tín hiệu vận hành tời trục mỏ.

g) Biết kiểm tra an toàn tời trục mỏ đầu ca và giám sát thợ kiểm tra an toàn tời trục mỏ đầu ca.

c) Hiểu rõ trách nhiệm, quyền hạn được giao trong phân cấp quản lý, vận hành, kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa tời trục mỏ quy định tại Quy chuẩn này và của Giám đốc mỏ.

5. Người vận hành tín hiệu tời trục mỏ

a) Phải được đào tạo về vận hành tín hiệu tời trục mỏ. Nắm vững cấu tạo, nguyên lý hoạt động, quy định về tín hiệu và các yêu cầu về an toàn khi vận hành tín hiệu tời trục mỏ, qua sát hạch đạt yêu cầu và được Giám đốc mỏ quyết định bố trí công việc vận hành tín hiệu tời trục mỏ.

b) Phải nắm vững các yêu cầu về an toàn: Đưa người ra vào thùng trục cũng như toa xe chở người; Biết kiểm tra an toàn cáp thép, cơ cấu móc nối toa xe chở người; Biết kiểm tra an toàn thùng trục và toa xe trước khí tín hiệu; Các quy định an toàn đi lại trong lò nghiêng; Biết kiểm tra tình trạng kỹ thuật an toàn của hệ thống tín hiệu.

c) Hiểu rõ trách nhiệm, quyền hạn được giao trong phân cấp quản lý, vận hành, kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa tời trục mỏ quy định tại Quy chuẩn này và của Giám đốc mỏ.

6. Người kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa tời trục mỏ phải:

a) Được đào tạo, huấn luyện an toàn về tời trục mỏ; Nắm vững về cấu tạo, nguyên lý hoạt động, các thông số kỹ thuật an toàn, các nguyên nhân gây sự cố và cách khắc phục tời trục mỏ.

b) Biết phương pháp kiểm tra an toàn cáp thép.

c) Nắm vững nội dung phải kiểm tra an toàn, thí nghiệm, kiểm định theo quy định.

d) Hiểu rõ trách nhiệm, quyền hạn được giao trong phân cấp quản lý, vận hành, kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa tời trục mỏ quy định tại Quy chuẩn này và của Giám đốc mỏ.

7. Người chất dỡ tải thùng cũi, toa xe:

a) Phải nắm vững và thực hiện thành thạo: Quy trình chất rỡ tải an toàn, tín hiệu giếng, quy định đi lại an toàn trong giếng, kiểm tra an toàn thùng trục và toa xe, kiểm tra và xác định tình trạng tốt xấu của cáp thép, móc và chốt toa xe.

b) Hiểu rõ trách nhiệm, quyền hạn được giao trong phân cấp quản lý, vận hành, kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa tời trục mỏ quy định tại Quy chuẩn này và của Giám đốc mỏ.

8. Người theo dõi an toàn tời trục mỏ thuộc Phòng An toàn:

a) Phải có trình độ kỹ sư về một trong các chuyên ngành: Cơ khí, điện, tự động hóa.

b) Hiểu rõ và biết triển khai thực hiện các yêu cầu về an toàn tời trục mỏ được quy định tại Quy chuẩn này và các văn bản quy phạm khác.

c) Nắm vững về cấu tạo, nguyên lý làm việc, các thông số kỹ thuật an toàn và các nguy cơ mất an toàn trong vận hành, kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa tời trục mỏ.

d) Nắm vững các nội dung phải kiểm tra, bảo dưỡng, thí nghiệm, hiệu chỉnh và kiểm định tời trục mỏ.

e) Có khả năng xác định các thông số không an toàn của tời trục mỏ để báo cáo cấp trên quyết định dừng hoặc tiếp tục cho tời trục mỏ hoạt động.

g) Hiểu rõ trách nhiệm, quyền hạn được giao trong phân cấp quản lý, vận hành, kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa tời trục mỏ quy định tại Quy chuẩn này và của Giám đốc mỏ.




tải về 1.51 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương