Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn tời trục mỏ qcvn /bct



tải về 1.51 Mb.
trang5/10
Chuyển đổi dữ liệu18.08.2016
Kích1.51 Mb.
#22302
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10

1.2. Thử nghiệm cáp thép

1.2.1. Cáp thép dự phòng trước khi treo có thể không phải thử nghiệm lần thứ hai, nếu như thời hạn bảo quản không quá 12 tháng.

1.2.2. Cáp thép tời trục mỏ giếng đứng và giếng nghiêng (trừ cáp của tời trục mỏ hàng có góc dốc dưới 300), cáp treo sàn công tác, thang cấp cứu và khoang sàn đào lò phải được thử nghiệm trước khi treo.

1.2.3. Cáp cân bằng lõi cao su chịu lửa: Đối với giếng đứng, phải được thử nghiệm sáu tháng một lần; đối với giếng nghiêng, thử nghiệm theo quy định của nhà chế tạo cáp và thiết kế tời trục mỏ;

1.2.4. Các cáp đã thử nghiệm trước khi treo, phải được thử nghiệm lặp lại (trừ cáp nâng bện 6 dảnh có lõi bằng vật liệu hữu cơ trong giếng đứng và cáp của tời trục mỏ thùng cũi chở người và hàng - người trong giếng nghiêng có góc dốc lớn hơn 600 đã được kiểm nghiệm bằng thiết bị dò khuyết tật, cáp tời trục mỏ có tang ma sát loại một cáp và nhiều cáp, cáp treo sàn công tác) trong các thời hạn sau đây:

a) 6 tháng đối với tời trục mỏ chở người và hàng - người, cũng như đối với cáp treo khoang sàn đào lò;

b) 12 tháng sau khi treo và sau đó cứ 6 tháng một lần đối với tời trục mỏ chở hàng, tời trục mỏ sửa chữa - sự cố và di động, cũng như treo thang cấp cứu;

c) 6 tháng sau khi treo và sau đó cứ 3 tháng một lần - đối với cáp nâng bện nhiều dảnh không mạ kẽm bước xoắn dài của tời trục mỏ chở hàng - người và hàng.

1.2.5. Thời hạn các lần thử nghiệm lặp lại cáp được tính từ thời điểm treo.

1.2.6. Các cáp được sử dụng để treo thang cấp cứu và treo khoang sàn đào lò có thể không phải thử lặp lại nếu như được kiểm nghiệm bằng thiết bị dò khuyết tật khi kết quả kiểm tra phù hợp với tiêu chuẩn loại bỏ cáp được quy định tại bảng 14.

2. Kiểm tra và thử nghiệm cơ cấu treo và móc nối

a) Tổ chức kiểm tra theo những thời hạn được quy định tại Điều 67, Quy chuẩn này.

b) Kiểm tra bằng dụng cụ theo phương pháp kiểm tra không phá huỷ theo thời hạn 1 lần / 2 năm.

c) Đối với tời trục mỏ chở người và hàng, trước khi treo, các cơ cấu treo phải được thử nghiệm với tải trọng bằng 2 lần tải trọng, cũng như phải thử lặp lại ít nhất 1 lần trong 6 tháng (trừ cơ cấu treo của các thiết bị đào lò).



Điều 50. Điều kiện loại bỏ và thời gian kéo dài sử dụng cáp thép, cơ cấu treo và móc nối

1. Điều kiện loại bỏ và kéo dài thời gian sử dụng cáp thép

1.1. Điều kiện loại bỏ cáp thép

Cáp tải phải được loại bỏ và thay mới sợi khác nếu như khi thử nghiệm lặp lại có:

1.1.1. Dự trữ độ bền thấp hơn 7 lần đối với tời trục mỏ chở người và tời trục mỏ sự cố, sửa chữa; 6 lần đối với tời trục mỏ chở hàng - người và treo khoang sàn đào lò; 5 lần đối với tời trục mỏ chở hàng, tời trục mỏ di động và treo thang cấp cứu;

1.1.2. Tiết diện tổng cộng của các sợi thép bị đứt khi thử nghiệm chiếm đến 25% tiết diện tổng cộng theo mặt cắt của tất cả các sợi của cáp;

1.1.3. Các cáp kéo của tời kéo đường monoray và tời đường sắt đặt trên nền khi thử nghiệm lặp lại có diện tích tổng cộng các sợi thép bị đứt khi thử nghiệm chiếm đến 25% tổng tiết diện theo mặt cắt của tất cả các sợi của cáp;

1.1.4. Có các dảnh bị nổ, lồi hoặc lõm, có nút và những hư hỏng khác cũng như có độ mòn lớn hơn 10% đường kính định mức;

1.1.5. Đối với tời trục mỏ nhiều cáp, khi số các sợi bị nổ, đứt không vượt quá 2% tổng số sợi của cáp trên chiều dài một bước bện;

1.1.6. Các đoạn cáp có số sợi hư hỏng trên mỗi bước bện vượt quá 2%;

1.1.7. Cáp thép bện dảnh khi trên phần nào đó có các điểm đứt với số sợi bị đứt trên một bước bện so với tổng số sợi của cáp đó đến:

a) 5% đối với cáp nâng thùng trục và đối trọng, cáp treo giàn và máy xúc bốc cơ khí (máy xúc gầu ngoạm);

b) 10% đối với cáp vận tải đầu mút chở hàng trong lò nghiêng có góc dốc đến 300; các cáp cân bằng, hãm, giảm chấn, dẫn hướng và các thiết bị khấu;

c) Các sợi của lớp ngoài bị mòn lớn hơn một nửa đường kính của nó;

1.1.8. Cáp và khóa móc nối:

a) Hỏng khoá móc nối định hình các sợi bên ngoài (các sợi bị bong ra);

b) Có một sợi bị tuột ra khỏi khoá móc nối mà không thể nhét vào trong cáp hoặc không hàn lại được;

c) Có 3 sợi bị nổ, đứt (kể cả các sợi đã hàn) ở tiết diện định hình của lớp ngoài trên đoạn dài bằng 5 bước bện hoặc 12 sợi bị nổ, đứt trên cả chiều dài làm việc của cáp.

1.1.9. Cáp thép bện dảnh trong vận tải phụ trợ khi số lượng các vị trí bị đứt của các sợi trên một bước bện so với tổng số sợi của cáp đến ngưỡng sau đây:

a) 5% đối với cáp của những đường vận tải trong hầm lò chở người bằng cáp treo, mono-ray và ray đặt trên nền;

b)15% đối với cáp tời chở hàng trong lò nghiêng;

c) 25% đối với cáp của của tời vô cực trong lò nghiêng.

1.1.10. Cáp phải được thay thế khi trên một bước bện số vị trí bị đứt của các sợi đến 10% tổng số sợi của cáp.

1.1.11. Cáp phải được thay thế khi mòn tiết diện đến ngưỡng sau:

a) 10% đối với cáp nâng trong giếng đứng có chiều dài treo lớn hơn 900m và đối với cáp nâng của tời trục mỏ hai cáp chở người và hàng - người không có trang bị phanh dù, cũng như đối với cáp hãm của phanh dù có độ bền dự trữ theo Khoản 1, Điều 48, Quy chuẩn này.

b) 15% đối với cáp nâng có lõi bằng kim loại, cáp bện 3 cạnh có những dả nh tròn được ép dẻo và được treo với dự trữ độ bền theo Khoản 1, Điều 48, Quy chuẩn này độ bền cáp cũng như đối với các cáp có kết cấu bất kỳ trong giếng đứng có chiều dài treo nhỏ hơn 900m phù hợp với Khoản 1, Điều 48, Quy chuẩn này.

c) 18% đối với cáp bện dảnh tròn có lõi hữu cơ của tời trục mỏ giếng đứng và nghiêng chở người và hàng - người, cũng như cáp bện dảnh tròn có đường kính 45 mm và nhỏ hơn của tời trục mỏ chở hàng được treo với dự trữ độ bền theo Khoản 1, Điều 48, Quy chuẩn này, cũng như đối với cáp định hướng khi mỏ đang xây dựng và sản xuất và cáp treo thiết bị đào lò.

d) 20% đối với cáp bện dảnh tròn đường kính lớn hơn 45 mm có lõi hữu cơ của tời trục mỏ chở hàng giếng đứng, được treo với dự trữ độ bền không thấp hơn 6,5 lần cũng như đối với cáp thiết bị khấu và cáp để treo giàn đào lò.

e) 24% đối với cáp cân bằng.

1.1.12. Các cáp dẫn hướng phải thay trong trường hợp sau:

a) Mòn 15% đường kính định mức, nhưng không lớn hơn một nửa chiều cao hoặc đường kính của các sợi lớp ngoài.

b) Trên 100 m chiều dài của cáp kết cấu kín phát hiện 2 vị trí bị đứt của các sợi bên ngoài;

c) Các sợi ngoài của cáp kết cấu kín bị đứt, bung ra khỏi khoá.

1.2. Thời hạn sử dụng và kéo dài thời hạn sử dụng cáp thép

a) Thời gian sử dụng và thay thế cáp thép tới hạn phải phù hợp với bảng 14.

Bảng 14. Thời hạn sử dụng và thay thế cáp thép tời trục mỏ

Tên gọi và kết cấu của cáp

Thời hạn sử dụng tới hạn (năm)

Trình tự và điều kiện kéo dài thời hạn sử dụng

1

2

3

  1. Cáp nâng tời trục mỏ có tang ma sát

    1. Cáp bện 6 dảnh có lõi hữu cơ:







+ Mạ kẽm

2

Theo kết quả kiểm tra độ mòn tiết diện kim loại bằng dụng cụ 6 tháng một lần, có thể kéo dài đến 4 năm.

+ Không mạ kẽm

1

Như trên, nhưng chỉ đến 2 năm

    1. Cáp bện 6 dảnh có lõi bằng kim loại và cáp bện nhiều dảnh

1

Như trên, nhưng chỉ đến 2 năm

  1. Cáp cân bằng của tời trục mỏ:







    1. Cáp bện 6 dảnh có lõi hữu cơ




2

Theo kết quả kiểm tra tổn hao tiết diện kim loại bằng dụng cụ 6 tháng một lần, có thể kéo dài đến 4 năm.

    1. Cáp thép dẹt:

+ Máy loại tang trống

4



Không kéo dài

+ Máy loại tang ma sát

2

Theo kết quả kiểm tra 6 tháng một lần, có thể kéo dài đến 4 năm đối với cáp mạ kẽm.

    1. Cáp nhiều dảnh bện tròn, xoắn nhẹ

2

Theo kết quả kiểm tra tổn hao tiết diện kim loại bằng dụng cụ 12 tháng một lần, có thể kéo dài đến 4 năm đối với cáp mạ kẽm.

    1. Cáp có lõi cao su, từ vị trí nối này đến vị trí nối khác (hoặc đến cơ cấu bắt chặt)

5

Theo kết quả kiểm tra xác định vị trí đứt của các cáp bằng dụng cụ 2 năm 1 lần, có thể kéo dài đến 10 năm

  1. Cáp hãm của phanh dù

4

Theo kết quả kiểm tra tổn hao tiết diện kim loại bằng dụng cụ 12 tháng một lần, có thể kéo dài đến 7 năm.

  1. Cáp giảm chấn của phanh dù thùng cũi

5

Theo kết quả kiểm tra qua 12 tháng một lần, có thể kéo dài đến 7 năm.

  1. Cáp dẫn hướng và cáp của thiết bị dùng để khấu.

- Đối với các mỏ trong thời kỳ sản xuất:







+ Cáp chịu lực kết cấu kín

15

Không kéo dài

+ Cáp bện dảnh

4

Theo kết quả kiểm tra tổn hao tiết diện kim loại bằng dụng cụ 6 tháng một lần, có thể kéo dài đến 7 năm.

- Đối với các mỏ trong thời kỳ xây dựng

3

Như trên, có thể kéo dài đến 5 năm

  1. Cáp để treo các sàn và thiết bị đào lò (treo các ống, cáp điện ….)







    1. Cáp bện có thể kiểm tra tổn hao tiết diện

3

Như trên, có thể kéo dài đến 7 năm

    1. Cáp bện không thể kiểm tra tổn hao tiết diện kim loại (thí dụ do điều kiện chật hẹp).

3

Không kéo dài

    1. Cáp nâng có kết cấu kín

3

Theo kết quả kiểm tra hàng năm độ tổn hao tiết diện kim loại dọc theo chiều dài cáp tới 10 năm, theo kết quả cắt cáp kiểm tra tiết diện tại điểm cuối của cáp tới 7 năm.

  1. Để treo máy xúc bốc cơ khí (máy xúc gầu ngoạm) khi đào giếng.

2 tháng

Không kéo dài

b) Thời kỳ sử dụng của cáp được kéo dài theo kết quả kiểm tra, thử nghiệm phải được Giám đốc mỏ phê duyệt.

2. Điều kiện loại bỏ và kéo dài thời gian sử dụng cơ cấu treo và móc nối

2.1. Quai treo thùng trục đào lò phải được thay hoặc sửa chữa khi lỗ tai quai hoặc ống lót thay thế bên trong tai quai mòn hơn 5% đường kính trục.

2.2. Độ mòn tổng cộng của lỗ tai quai hoặc ống lót của quai và trục, liên kết quai với thùng trục đào lò vượt quá 10% đường kính trục.

2.3. Hỏng chi tiết chống tự tháo móc của cơ cấu móc nối.

2.4. Thời hạn sử dụng cho phép:

a) Đối với thùng skip, thùng cũi, toa xe không quá 5 năm.

b) Đối với thùng trục đào lò không quá 2 năm.

2.5. Thời hạn kéo dài cho phép:

Qua biên bản của Hội đồng chuyên ngành, dưới sự chủ trì của Phó Giám đốc cơ điện mỏ, trên cơ sở những kết quả kiểm tra bằng dụng cụ theo phương pháp kiểm tra không phá huỷ, thời hạn sử dụng các cơ cấu treo và móc nối có thể kéo dài:

a) Đối với thùng skip, thùng cũi, toa xe không quá 2 năm.

b) Đối với thùng trục đào lò không 1 năm.


Chương 9

Lắp đặt, nghiệm thu, thử nghiệm, hiệu chỉnh, kiểm tra, kiểm định tời trục mỏ
Điều 51. Tài liệu thiết kế

1. Thi công lắp đặt mới, sửa chữa lớn hệ thống tời mỏ phải thực hiện theo thiết kế đã được duyệt.

2. Trường hợp phải thay đổi tài liệu thiết kế phải được sự đồng ý của cơ quan thiết kế và thẩm định.

3. Tiêu chuẩn, quy chuẩn áp dụng

Hồ sơ kỹ thuật phải nêu rõ tiêu chuẩn, quy chuẩn áp dụng để thiết kế, thi công lắp đặt, sửa chữa lớn, thử nghiệm, hiệu chỉnh, kiểm định và nghiệm thu tời trục mỏ.

Điều 52. Thi công lắp đặt, sửa chữa lớn

1. Đơn vị nhận thầu thi công lắp đặt, sửa chữa lớn tời trục mỏ phải đủ khả năng thực hiện lắp đặt, sửa chữa lớn tời trục mỏ.

2. Đơn vị dự thầu phải trình hồ sơ năng lực thi công lắp đặt hoặc sửa chữa lớn tời trục mỏ.

3. Giám đốc điều hành mỏ là người chịu trách nhiệm duyệt hồ sơ dự thầu và chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.



Điều 53. Giám sát và nghiệm thu

1. Hội đồng Giám sát và nghiệm thu

1.1. Chủ đầu tư phải thành lập Hội đồng giám sát, nghiệm thu công trình và cử người làm chủ tịch Hội đồng.

1.2. Chủ tịch Hội đồng có trách nhiệm thay mặt Chủ đầu tư tổ chức giám sát và nghiệm thu công trình theo các quy định hiện hành.

1.3. Các thành viên Hội đồng giám sát, nghiệm thu phải có trình độ kỹ sư trở lên, có chuyên môn và kinh nghiệm về lĩnh vực tham gia giám sát, nghiệm thu và phải được đào tạo, huấn luyện về các nội dung cần giám sát và nghiệm thu.

2. Giám sát, nghiệm thu

2.1. Tất cả các hạng mục thi công, lắp đặt, sửa chữa lớn theo thiết kế phải được giám sát, nghiệm thu.

2.2. Chủ đầu tư phải xác lập nội dung, các thông số kỹ thuật và an toàn theo các quy định của tài liệu thiết kế và các tiêu chuẩn, quy chuẩn tại Khoản 3, Điều 51, Quy chuẩn này làm căn cứ để giám sát, nghiệm thu.

2.3. Cử các thành viên trong Hội đồng giám sát, nghiệm thu trực tiếp giám sát các hạng mục thi công, lắp đặt, sửa chữa, thử nghiệm, hiệu chỉnh, kiểm định và ghi các thông số kỹ thuật, an toàn theo tiến độ thực hiện các hạng mục vào Sổ nhật ký giám sát công trình. Phải giám sát, kiểm tra và nghiệm thu ngay các hạng mục công trình sau khi thi công và trước khi bị công trình khác che khuất.

2.4. Bên thi công công trình phải lập sổ nhật ký công trình đề ghi các thông số kỹ thuật an toàn.

2.5. Mỗi hạng mục thi công đều phải có Biên bản nghiệm thu dựa trên các thông số ghi chép trong Sổ nhật ký công trình.

2.6. Chủ đầu tư phải lập mẫu Sổ nhật ký công trình và mẫu Biên bản nghiệm thu phù hợp với các nội dung nghiệm thu.

3. Nghiệm thu

3.1. Tuân thủ các quy định hiện hành của Nhà nước về nghiệm thu công trình xây dựng, lắp đặt và các quy định tại Quy chuẩn này.

3.2. Nội dung nghiệm thu

a) Toàn bộ hồ sơ kỹ thuật về hệ thống tời trục mỏ do nhà chế tạo cung cấp và thiết kế kỹ thuật thi công;

b) Các hạng mục công trình xây dựng và lắp đặt hệ thống tời trục mỏ theo thiết kế;

c) Các tài liệu về thử nghiệm, hiệu chỉnh, kiểm định;

d) Nghiệm thu toàn bộ hệ thống tời trục mỏ đưa vào vận hành theo các bước: Nghiệm thu không tải, nghiệm thu có tải và nghiệm thu bàn giao toàn bộ công trình vào vận hành đầy tải;

e) Nghiệm thu hết bảo hành.

4. Thử nghiệm, hiệu chỉnh, kiểm định sau lắp đặt và sau sửa chữa lớn

4.1. Đơn vị thử nghiệm, hiệu chỉnh, kiểm định

a) Phải đạt yêu cầu theo quy định tại Điều 66, Quy chuẩn này.

b) Đơn vị lắp đặt chỉ được phép thuê đơn vị thử nghiệm, hiệu chỉnh, kiểm định khi Chủ đầu tư đã kiểm tra năng lực trình độ của Đơn vị thử nghiệm, hiệu chỉnh, kiểm định.

4.2. Nội dung thử nghiệm, hiệu chỉnh, kiểm định theo quy định tại Điều 66, Quy chuẩn này.

Điều 54. Các thông số kỹ thuật an toàn cho phép khi lắp đặt tời trục

1. Đệm thép:

a) Đệm thép, bu lông móng và đổ bê tông móng lần hai các bộ phận chính: Hộp giảm tốc, động cơ điện, tang tời, puli dẫn hướng, phanh đĩa, bệ puli dẫn hướng phải phù hợp với thiết kế.

b) Vật liệu làm đệm thép phải phù hợp với thiết kế và không bị nứt, khuyết tật. Các tấm đệm trước khi nhập kho và đưa vào sử dụng phải kiểm tra chất lượng.

c) Độ nhẵn bề mặt của đệm thép dùng cho trục chính, hộp giảm tốc, động cơ điện, phanh đĩa, bệ bánh dẫn hướng phải đạt được yêu cầu  6.3.

d) Đệm thép dùng cho trục chính, hộp giảm tốc, động cơ điện, phanh đĩa, bệ bánh dẫn hướng được đặt trên móng phải đệm chắc chắn, bề mặt móng để đặt đệm thép phải được mài nhẵn, bề mặt tiếp xúc của đệm thép và mặt móng không được nhỏ hơn 60% tiết diện đệm thép.

2. Bu lông móng, đổ bê tông móng lần 2

2.1. Vật liệu, quy cách và số lượng của bu lông móng phải phù hợp thiết kế hoặc quy định trong tài liệu kỹ thuật xuất xưởng.

2.2. Đổ bê tông móng lần hai của trục chính, hộp giảm tốc, động cơ điện, phanh đĩa, bệ puli dẫn hướng phải đảm bảo:

a) Mặt tiếp giáp bê tông phải băm nhám và làm sạch bằng nước để tăng độ tiếp xúc. Cường độ bê tông đổ lần 2 phải cao hơn 1 cấp so với cường độ bê tông móng lần thứ nhất.

b) Tấm đệm và mặt móng phải tiếp xúc tốt;

c) Vị trí đặt bu lông móng phải đặt chính xác và không bị nghiêng, lệch.

2.3. Quy cách đệm thép dùng để khi lắp đặt trục chính, hộp giảm tốc, động cơ điện, phanh đĩa, puli dẫn hướng phải căn cứ vào chiều rộng bệ máy nhưng không nhỏ hơn các quy định sau:

a) Đệm bằng nhô ra ngoài mặt đáy thiết bị về các hướng từ 10 ÷ 30 mm.

b) Đệm nghiêng nhô ra ngoài mặt tiếp xúc về các hướng từ 10 ÷ 50 mm.

c) Khoảng cách giữa hai tổ đệm thép của trục chính, hộp giảm tốc, động cơ điện, phanh đĩa, bệ puli dẫn hướng là 600 mm ÷ 800mm.

d) Sau khi điều chỉnh cân bằng vị trí của trục chính, hộp giảm tốc, động cơ điện, phanh đĩa, bệ puli dẫn hướng phải hàn chắc chắn các tấm đệm théo (đệm thép đúc liền không cần hàn) trong cùng một tổ đệm théo lại. Chiều dài mỗi đoạn hàn không nhỏ hơn 20 mm, khoảng cách hàn không lớn hơn 40 mm.

2.4. Đầu bu lông móng của trục chính, hộp giảm tốc, động cơ điện, phanh đĩa, bệ puli dẫn hướng phải nhô ra khỏi đai ốc công (đai ốc khóa) từ 2 ÷ 4 ren bu lông.

2.5. Sai số cho phép khi lắp đặt đệm thép của trục chính, hộp giảm tốc, động cơ điện, phanh đĩa, bệ bánh dẫn hướng phải phù hợp với quy định tại bảng 15.

Bảng 15. Sai số cho phép khi lắp đặt đệm thép

TT

Hạng mục

Sai số cho phép

1

Số tầng mỗi tổ đệm thép

+ 1 tầng

- 2 tầng

2

Chiều cao đệm thép không nhỏ hơn 60 mm

-10

3

Đệm thép nằm ngang đưa ra ngoài biên mặt đáy bệ thiết bị 10 m ÷ 30 mm

 5

4

Đệm thép nghiêng đưa ra ngoài biên mặt đáy bệ thiết bị 10 m ÷ 50 mm

 5

3. Lắp đặt trục chính

3.1. Tiếp xúc giữa bạc và trục phải tốt. Khi tiếp xúc không tốt phải tiến hành cạo rà, mài. Khe hở ổ trục phải theo thiết kế, khi không có quy định trong thiết kế tra theo bảng 16.

Bảng 16. Khe hở giữa bạc và trục

Đường kính cổ trục, mm

Tốc độ quay của trục, Vg/ph

≤ 1000

> 1000

Khe hở đỉnh của bạc và trục (mm)

18 ÷ 30

0,04 ÷ 0,09

0,06 ÷ 0,12

31 ÷ 50

0,05 ÷ 0,11

0,075 ÷ 0,14

51 ÷ 80

0,07 ÷ 0,14

0,10 ÷ 0,18

81 ÷ 120

0,08 ÷ 0,16

0,12 ÷ 0,21

210 ÷ 180

0,10 ÷ 0,20

0,15 ÷ 0,25

181 ÷ 260

0,11 ÷ 0,23

0,18 ÷ 0,30

261 ÷ 360

0,14 ÷ 0,25

0,21 ÷ 0,34

361 ÷ 500

0,17 ÷ 0,31




3.2. Khi trục có tốc độ lớn hơn 100 vg/ph thực hiện bôi trơn khô.

3.3. Khe hở bên của cổ trục phải phù hợp với thiết kế. Khi không quy định trong thiết kế phải phù hợp với quy định sau:

a) Trong trường hợp bình thường bằng khe hở đỉnh.

b) Khi khe hở đỉnh khá lớn, khe hở bên bằng ½ khe hở đỉnh.

c) Khi khe hở đỉnh khá nhỏ, khe hở bên bằng 2 lần khe hở đỉnh.

d) Mặt tiếp xúc cổ trục và bạc được quy định theo bảng 17 và 18.

Bảng 17. Tiếp xúc cổ trục và bạc kim loại màu

Đường kính cổ trục, mm

Diện tích tiếp xúc, mm2

Chiều dài hướng dọc trục

Mặt dưới của trục tiếp xúc với bạc

≤ 300

Không nhỏ hơn ¾ chiều dài bạc

700 ÷ 1200

˃ 300

Không nhỏ hơn ¾ chiều dài bạc

600 ÷ 1200

Trên diện tích 25 mm x 25 mm phải đạt số điểm tiếp xúc

Loại 1 (vận hành liên tục, phụ tải trung bình)

Tối thiểu 12 điểm

Loại 2 (vận hành không liên tục, tốc độ thấp)

Tối thiểu 6 điểm



tải về 1.51 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương