Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia sửA ĐỔi lầN 1: 2016 qcvn 01: 2008/bgtvt


 Nếu việc kiểm tra hoặc thiết bị đo lường chỉ báo cặn hoặc hơi hàng trước thì phải làm báo cáo như nêu ở -3 và -5. 9



tải về 4.21 Mb.
trang8/32
Chuyển đổi dữ liệu19.05.2018
Kích4.21 Mb.
#38565
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   32

8  Nếu việc kiểm tra hoặc thiết bị đo lường chỉ báo cặn hoặc hơi hàng trước thì phải làm báo cáo như nêu ở -3 và -5.

9  Két và thiết bị chế tạo bằng thép không gỉ đã từng chứa các hàng không phải là hydrogen peroxide hoặc sau sửa chữa phải được làm sạch và tẩy cặn, bất kể lần tẩy cặn trước, phù hợp với quy trình sau:

(1) Các mối hàn mới và các phần sửa chữa khác phải được làm sạch và đánh bằng bàn chải, đục thép không gỉ, giấy ráp hay vải mềm. Bề mặt thô ráp phải được làm mịn. Cần thiết phải đánh bóng lần cuối;

(2) Dầu và mỡ phải được tẩy bằng dung môi hữu cơ thích hợp hoặc dung dịch xà phòng trong nước. Tránh việc sử dụng các thành phần có chứa clo vì chúng có thể cản trở việc tẩy gỉ;

(3) Cặn của chất tẩy nhờn phải được tẩy bỏ, sau đó rửa bằng nước;

(4) Trong bước tiếp theo, cáu và gỉ phải được khử bỏ bằng axit (ví dụ hỗn hợp các axit nitric và sau đó rửa lại bằng nước, sau đó rửa lại bằng nước;

(5) Tất cả bề mặt kim loại có tiếp xúc với hydrogen peroxide phải được tẩy gỉ bằng việc sử dụng axit nitric nồng độ từ 10% đến 35% theo khối lượng. Axit nitric phải được làm sạch khỏi các kim loại nặng, các tác nhân gây ôxy hóa hoặc hydro fluoric. Quá trình tẩy gỉ kéo dài từ 8 đến 24 giờ phụ thuộc vào nồng độ axit, nhiệt độ môi trường và các tác nhân khác. Trong thời gian đó cần duy trì liên tục axit nitric lên bề mặt cần tẩy gỉ. Trường hợp bề mặt cần tẩy quá lớn, có thể sử dụng tái tuần hoàn lượng axit. Trong quá trình tẩy cặn có thể phát sinh ra khí hydro, dẫn tới hợp thành môi trường khí dễ nổ trong két. Vì vậy, cần có biện pháp thích hợp để tránh tạo thành hoặc có nguồn lửa trong môi trường như vậy;

(6) Sau khi tẩy cặn các bề mặt cần phải được rửa triệt để bằng nước sạch. Quá trình rửa được tiến hành đến tận khi nồng độ pH của nước rửa thải ra ngang bằng với nước đưa vào;

(7) Bề mặt được xử lý theo các bước nêu trên có thể gây nên một số sự phân hủy khi đưa vào tiếp xúc với hydrogen peroxide lần đầu tiên. Sự phân hủy này sẽ dừng lại sau một thời gian ngắn (thông thường chừng khoảng 2 đến 3 ngày). Vì vậy nên phun rửa bổ sung bằng hydrogen peroxide với thời gian ít nhất hai ngày;

(8) Chỉ có các chất tẩy và các axit làm sạch được khuyến cáo dành cho mục đích này của nhà sản xuất chất hydrogen peroxide mới được sử dụng trong quá trình này.

10  Các két và thiết bị chế tạo bằng nhôm đã từng chứa hàng không phải là hydrogen peroxide hoặc sau khi sửa chữa, phải được làm sạch và tẩy cặn. Sau đây là một ví dụ về một quy trình làm sạch và tẩy cặn:

(1) Két phải được rửa bằng dung dịch chất tẩy được sulphonate hóa trong nước nóng, sau đó rửa lại bằng nước;

(2) Sau đó, bề mặt được xử lý khoảng 15 đến 20 phút bằng dung dịch sodium hydroxide nồng độ 7% hoặc xử lý thời gian dài hơn với nồng độ sodium hydroxide loãng hơn (ví dụ 12 giờ với nồng độ 0,4% đến 0,5% sodium hydroxide). Để ngăn ngừa sự ăn mòn quá mức tại đáy của két khi xử lý bằng dung dịch sodium hydroxide nồng độ cao, cần phải liên tục cấp nước để pha loãng lượng sodium hydroxide tích tụ ở đáy;

(3) Két phải được rửa triệt để bằng nước sạch đã được lọc. Sau khi rửa, bề mặt phải được tẩy cặn bằng axit nitric nồng độ từ 30% đến 35% theo khối lượng. Quá trình rửa kéo dài khoảng 16 đến 24 giờ. Trong thời gian này bề mặt cần tẩy phải được tiếp xúc liên tục với axit;

(4) Sau khi tẩy cặn, bề mặt phải được rửa triệt để bằng nước sạch đã được lọc. Quá trình rửa được tiến hành đến tận khi nồng độ pH của nước rửa thải ra ngang bằng với nước đưa vào;

(5) Kiểm tra bằng mắt để đảm bảo toàn bộ bề mặt đã được xử lý. Nên phun rửa bổ sung trong khoảng thời gian tối thiểu 24 giờ bằng dung dịch hydrogen peroxide pha loãng nồng độ xấp xỉ 3% theo khối lượng.



11  Nồng độ và tính ổn định của hydrogen peroxide xuống hàng phải được xác định.

12  Trong quá trình nhận hàng hydrogen peroxide bên trong két phải được thỉnh thoảng kiểm tra bằng mắt thông qua lỗ khoét thích hợp.

13  Nếu các bọt bong bóng khí xuất hiện không biến mất trong khoảng 15 phút sau khi hoàn thành việc nhận hàng, thì phải xả hàng trong két đi trong điều kiện đảm bảo an toàn môi trường. Két và thiết bị sau đó phải được tẩy cặn lại theo quy trình nêu trên.

14  Nồng độ và tính ổn định của hydrogen peroxide phải được xác định lại. Nếu các giá trị thu được nằm trong giới hạn cho phép như nêu ở -10, thì két được xem như đã được tẩy cặn tốt và sẵn sàng để chở hàng.

15  Các hoạt động nêu ở -2 đến -8 phải được thực hiện dưới sự giám sát của thuyền trưởng hoặc chủ hàng. Các hoạt động nêu ở -9 đến -14 phải được thực hiện dưới sự giám sát thực tế và trách nhiệm của đại diện nhà sản xuất hydrogen peroxide hoặc dưới sự giám sát và trách nhiệm của chuyên gia an toàn về hydrogen peroxide.

16  Các quy trình sau đây được áp dụng đối với các két đã từng chứa dung dịch hydrogen peroxide được sử dụng cho các sản phẩm khác (trừ khi có các quy định khác, tất cả các bước phải được áp dụng cho các két và thiết bị liên quan có tiếp xúc trực tiếp với hydrogen peroxide)

(1) Cặn hàng hydrogen peroxide phải được hút hết hoàn toàn ra khỏi két và thiết bị;

(2) Két và thiết bị được súc bằng nước sạch, sau đó rửa lại hoàn toàn bằng nước sạch;

(3) Bên trong két phải khô và được kiểm tra cặn.

Các bước từ (1) đến (3) được tiến hành dưới sự giám sát của thuyền trưởng hoặc chủ hàng.

Bước (3) được thực hiện bởi các chuyên gia về hydrogen peroxide và hóa chất sẽ vận chuyển.



17  Lưu ý đặc biệt

(1) Sự phân hủy hydrogen peroxide có thể làm gia tăng lượng ôxy trong không khí và cần có biện pháp phòng ngừa theo dõi thích hợp;

(2) Khí hydrogen có thể gây nên quá trình ăn mòn nêu ở -9(5), -10(2) và -10(4), dẫn tới việc tạo thành môi trường khí dễ nổ trong két. Do vậy, cần có biện pháp thích hợp để tránh tạo thành hoặc cháy môi trường như vậy.

Chương 15

YÊU CẦU VẬN HÀNH

15.1  Lượng hàng tối đa cho phép của mỗi két

15.1.1  Hướng dẫn vận hành

Bản hướng dẫn vận hành được thẩm định phải có trên tàu. Bản hướng dẫn vận hành phải bao gồm những nội dung nêu ở 15.2.



15.2  Yêu cầu vận hành

15.2.1  Phạm vi áp dụng

Các quy định trong mục này không phải là các yêu cầu kiểm tra để duy trì cấp tàu nhưng là điều kiện mà chủ tàu, thuyền trưởng và những người liên quan đến vận hành tàu phải tuân theo.



15.2.2  Lượng hàng tối đa cho phép của mỗi két

Lượng hàng cho phép chở trên tàu loại I không được vượt quá 1250 m3 trong một két bất kỳ.

Lượng hàng cho phép chở trên tàu loại II không được vượt quá 3000 m3 trong một két bất kỳ.

Các két chứa chất lỏng ở nhiệt độ môi trường phải được nạp sao cho két không trở nên đầy chất lỏng trong suốt hành trình, có xem xét thích đáng đến nhiệt độ cao nhất mà hàng có thể đạt tới.

15.2.3  Thông tin về hàng

Mọi hàng định chở xô trên tàu phải được nêu trong các hồ sơ vận chuyển hàng bằng tên kỹ thuật chính xác. Khi hàng là một hỗn hợp, phải có phân tích chỉ ra các thành phần nguy hiểm góp phần quan trọng đến tính nguy hiểm của sản phẩm, hoặc có sự phân tích toàn bộ nếu có thể. Bản phân tích này phải có xác nhận của nhà sản xuất hoặc phòng thí nghiệm chuyên ngành được công nhận.

2   Thông tin phải có trên tàu và sẵn sàng sử dụng cho mọi người liên quan, cho biết số liệu cần thiết cho việc chở hàng an toàn. Thông tin này phải bao gồm kế hoạch sắp xếp hàng và được đặt ở nơi dễ tiếp cận, nêu rõ tất cả hàng trên tàu, kể cả mỗi hóa chất nguy hiểm được chở:

(1) Một bản mô tả đầy đủ tính chất lý hóa, gồm cả tính dễ phản ứng cần thiết cho việc chứa hàng an toàn;

(2) Biện pháp khắc phục trong trường hợp tràn và rò rỉ;

(3) Các biện pháp đối phó trong trường hợp vô tình tiếp xúc với người;

(4) Các quy trình chữa cháy và môi chất chữa cháy;

(5) Phương pháp chuyển hàng, làm sạch két, thoát khí và dằn tàu;

(6) Đối với những hàng yêu cầu được làm ổn định hoặc ức chế theo 14.13.3 thì phải từ chối chở nếu không có Giấy chứng nhận theo 14.13.3.

Nếu thông tin đầy đủ cần cho việc vận chuyển an toàn của hàng không có thì phải từ chối chở hàng.

Các hàng tỏa ra hơi độc cao mà không cảm nhận được thì không được chở trừ khi có chất phụ gia để nhận biết được cho vào hàng.

Khi cột “o” Phụ lục đề cập đến mục này, độ nhớt của hàng ở 20oC phải được chỉ rõ trong hồ sơ vận chuyển hàng và nếu độ nhớt của hàng vượt quá 50 mPa.s ở 20oC thì nhiệt độ khi hàng có độ nhớt 50 mPa.s phải được chỉ rõ trong hồ sơ vận chuyển hàng.

Khi cột “o” Phụ lục đề cập đến mục này, nhiệt độ nóng chảy của hàng phải được chỉ ra trong hồ sơ vận chuyển hàng.

15.2.4  Đào tạo thuyền viên

Tất cả thuyền viên phải được đào tạo đầy đủ trong việc sử dụng trang bị bảo vệ và được đào tạo cơ bản về trách nhiệm của họ trong các trường hợp sự cố.

Thuyền viên có trách nhiệm trong việc làm hàng phải được huấn luyện thích đáng các quá trình làm hàng.

15.2.5  Lỗ khoét và lối vào két hàng

Trong lúc xếp dỡ và chở hàng tạo ra hơi dễ cháy hoặc độc hoặc cả hai hoặc khi dằn tàu sau khi xả các hàng này, hoặc khi nạp và xả hàng, các nắp két hàng phải luôn luôn đóng kín. Với mọi loại hàng nguy hiểm, các nắp két hàng, các lỗ kiểm tra mức vơi, các cửa quan sát và các nắp vào rửa két chỉ được mở khi cần thiết.

Không được vào các két hàng, các khoang trống xung quanh các két đó, các khoang làm hàng hoặc những không gian kín khác trừ khi:

(1) Khoang không có hơi độc và không thiếu ôxy; hoặc

(2) Người mang thiết bị thở và các trang bị bảo vệ cần thiết khác, và toàn bộ sự hoạt động phải đặt dưới sự giám sát chặt chẽ của sĩ quan có trách nhiệm.

Không được vào các không gian này khi chỉ có nguy cơ thuần túy về cháy, trừ khi dưới sự giám sát của sĩ quan có trách nhiệm.

15.2.6  Việc cất giữ các mẫu hàng

Các mẫu thử cần được giữ trên tàu và phải được cất ở khoang được chỉ định nằm trong khu vực hàng, hoặc trường hợp đặc biệt, ở chỗ khác theo sự chấp thuận của Chính quyền hành chính.

Khoang cất giữ mẫu phải:

(1) Được chia thành ngăn để tránh làm dịch chuyển các chai trong lúc đi biển;

(2) Được làm bằng vật liệu hoàn toàn chịu được các chất lỏng khác nhau dự định được cất giữ;

(3) Trang bị hệ thống thông gió phù hợp.



Các mẫu thử dễ phản ứng nguy hiểm với các mẫu khác không được cất gần nhau.

Các mẫu thử không để trên tàu lâu hơn thời gian cần thiết.

15.2.7  Các hàng không được để gần nguồn nhiệt quá mạnh

Khi có khả năng phản ứng nguy hiểm của hàng như trùng hợp, phân hủy, sự không ổn định nhiệt hoặc tỏa khí do quá nhiệt cục bộ của hàng trong két của chúng hoặc đường ống liên quan, những hàng như vậy phải được nạp, chở và cách ly hoàn toàn với những sản phẩm khác có nhiệt độ đủ lớn có thể gây phản ứng của hàng đó (xem 6.1.5-1(4)).

Các ống ruột gà hâm nóng trong két chở sản phẩm này phải được bịt kín hoặc cố định bằng các phương tiện tương đương.

Các sản phẩm nhạy cảm với nhiệt không được chở trong các két đặt trên boong mà không được cách nhiệt.

4  Để tránh các nhiệt độ gia tăng, các loại hàng này không được chở trong các két đặt trên boong.

Chương 16

TÓM TẮT CÁC YÊU CẦU TỐI THIỂU

16.1  Quy định chung

16.1.1  Phạm vi áp dụng

Các yêu cầu đối với mỗi sản phẩm được nêu ở cột “e” đến “o” Phụ lục áp dụng cho tàu theo các quy định liên quan đến bảng này. Nội dung của mỗi cột trong Phụ lục như được nêu dưới đây. Ngoài ra, các yêu cầu tối thiểu đối với tàu chở những hỗn hợp các chất lỏng độc hại chỉ gây nguy hiểm ô nhiễm và các chất được tạm thời đánh giá theo Quy định 6.3 Phụ lục II của MARPOL 73/78 phải thỏa mãn yêu cầu của Đăng kiểm.

(1) Tên sản phẩm (cột a)

Các tên sản phẩm không đồng nhất với các tên cho trong các văn bản trước của IBC Code hoặc BCH Code hãy xem giải thích tại mục tra cứu của các hóa chất. Các sản phẩm được đánh dấu “*” còn phải áp dụng Phần 8D của QCVN 21:2015/BGTVT.

(2) Loại chất ô nhiễm (cột c)

Chữ cái X,Y hoặc Z chỉ loại chất ô nhiễm của sản phẩm theo Phụ lục II của MARPOL 73/78.

(3) Các nguy hiểm (cột d)

“S” có nghĩa là sản phẩm được nêu ở Phần này vì sự nguy hiểm cho tính an toàn; “P” có nghĩa là sản phẩm được nêu ở Phần này vì sự nguy hiểm do ô nhiễm; “S/P” có nghĩa là các sản phẩm được nêu ở Phần này vì sự nguy hiểm cho cả tính an toàn và ô nhiễm.

(4) Kiểu tàu (cột e)

1 = Tàu loại I (xem 1.1.2-1(1));

2 = Tàu loại II (xem 1.1.2-1(2));

3 = Tàu loại III (xem 1.1.2-1(3)).

(5) Kiểu két (cột f)

1 = Két rời (xem 3.1.1);

2 = Két liền vỏ (xem 3.1.2);

G = Két trọng lực (xem 3.1.3);

P = Két áp lực (xem 3.1.4).

(6) Thông hơi két (cột g)

Hở: Thông hơi tự nhiên;

Kiểm soát: Thông hơi được kiểm soát.

(7) Kiểm soát môi trường két “*” (cột h).

Trơ: Làm trơ (xem 8.1.2-1(1));

Đệm: Lỏng hoặc khí ga (8.1.2-1(2));

Khô: Làm khô (8.1.2.-1(3));

Thông gió: Tự nhiên hoặc cưỡng bức (xem 8.1.2-1(4)).

Để trống có nghĩa là không có hướng dẫn riêng nào đối với việc kiểm soát môi trường két.

(8) Trang bị điện

(cột i’): các cấp nhiệt độ T1 đến T6.

“-” không có yêu cầu gì;

Để trống có nghĩa là không có thông tin gì.

(cột i”): các nhóm thiết bị IIA, IIB hoặc IIC.

“-” không có yêu cầu gì;

Để trống có nghĩa là không có thông tin gì.

(cột i”’):

- Có: Nhiệt độ chớp cháy quá 60oC (thử cốc kín) (xem 9.1.6);

- Không: Nhiệt độ bắt cháy không quá 60oC (thử cốc kín) (xem 9.1.6);

- NF: Sản phẩm không dễ cháy (xem 9.1.6).

(9) Đo (cột j)

O: Đo hở (12.1.1-1(1));

R: Đo hạn chế (12.1.1-1(2));

C: Đo kín (12.1.1-1(3)).

(10) Phát hiện hơi * (cột k)

F: Các hơi dễ cháy;

T: Các hơi độc;

Không: Không có yêu cầu.

(11) Chữa cháy (cột l)

A: Bọt chịu được cồn hoặc bọt đa năng;

B: Bọt thường, bao gồm tất cả các bọt mà không phải kiểu chịu cồn, kể cả các bọt fluoroprotein và bọt tạo màng nước (AFFF);

C: Phun sương nước;

D: Các hệ thống bột hóa học khô, khi được dùng có thể cần hệ thống nước phụ vào để làm mát vách két. Việc cấp nước làm mát này thường được coi là đủ bằng cách sử dụng hệ thống ống cứu hỏa thông thường bằng nước được xác định ở 10.2 Phần 5 QCVN 21:2015/BGTVT;

Không: Không có yêu cầu riêng theo tổ hợp ký hiệu của hệ thống chữa cháy như sau:

A, D: “A” phải được trang bị, “D” có thể được trang bị như hệ thống tùy chọn;

B, D: “B” phải được trang bị, “D” có thể được trang bị như hệ thống tùy chọn;

A, C/D: “A” phải được trang bị, “C” và “D”, hoặc “C” hoặc “D” có thể được trang bị như hệ thống tùy chọn;

B, C: “B” phải được trang bị, “C” có thể được trang bị như hệ thống tùy chọn;

C, D: “C” hoặc “D” phải được trang bị. Tuy nhiên, nếu các tàu chỉ chủ yếu chở một sản phẩm thì có thể trang bị một hệ thống dập lửa cho hệ thống được chỉ ra ở cột (l) Phụ lục của Quy chuẩn này.

(12) Thiết bị bảo vệ mắt và hô hấp (cột n)

Có: Xem 13.2.8;

Không: Không có quy định riêng.

(13) Các yêu cầu riêng (cột o)

Các mục trong ngoặc chỉ các mục của IBC Code.



Chú thích:

(a) Nếu sản phẩm được chở có chứa các dung môi dễ cháy mà điểm chớp cháy không vượt quá 60oC thì phải trang bị các hệ thống điện đặc biệt và thiết bị phát hiện hơi dễ cháy;

(b) Mặc dù nước thích hợp để dập cháy ngoài trời có liên quan đến các hóa chất mà chú thích này được áp dụng, nhưng nước không được phép lọt vào các két kín chứa những hóa chất này do nguy cơ tạo khí nguy hiểm;

(c) Phosphorus (vàng hoặc trắng) được chở ở trên nhiệt độ tự cháy của nó và do đó điểm chớp cháy không còn thích hợp. Những yêu cầu về thiết bị điện có thể tương tự như đối với những yêu cầu áp dụng cho các chất có điểm chớp cháy trên 60oC;

(d) Các yêu cầu được dựa vào những đồng phân có điểm chớp cháy nhỏ hơn hoặc bằng 60oC; Một số đồng phân có điểm chớp cháy trên 60oC, do đó các yêu cầu dựa vào tính dễ cháy không áp dụng cho những đồng phân như vậy;

(e) Chỉ áp dụng cho cồn n-Decyl;

(f) Các hóa chất khô không được dùng làm công chất chữa cháy;

(g) Các không gian hạn chế phải được thử đối với cả hơi Formic axit và khí cacbon monoxide, một sản phẩm của sự phân hủy;

(h) Chỉ áp dụng cho p-Xylen;

(i) Đối với hỗn hợp có chứa các thành phần không phải là chất nguy hiểm ô nhiễm và là chất ô nhiễm loại Y hoặc thấp hơn;

(j) Chỉ hiệu quả với bọt chịu cồn nhất định;

(k) Các quy định đối với loại tàu xác định trong cột “e” theo điều 4.1.3 Phụ lục II MARPOL 73/78;

(l) Áp dụng khi điểm nóng chảy bằng hoặc lớn hơn 0oC.

Chương 17

DANH MỤC HÓA CHẤT QUY CHUẨN NÀY KHÔNG ÁP DỤNG

17.1  Quy định chung

17.1.1  Phạm vi áp dụng

Mặc dù các sản phẩm liệt kê ở Bảng 1/17.1 không thuộc phạm vi của Quy chuẩn này nhưng do thực tế vẫn cần một số biện pháp an toàn cho quá trình vận chuyển an toàn các sản phẩm đó. Do đó, khi tàu chở các sản phẩm liệt kê ở Bảng 1/17.1 phải có các biện pháp thích hợp được thẩm định để đảm bảo an toàn.

Tên sản phẩm (cột a)

(1) Trong một số trường hợp, tên sản phẩm có thể không giống các tên cho trong các văn bản trước của IBC Code;

(2) Loại chất ô nhiễm (cột b)

Chữ Z chỉ loại ô nhiễm được quy định cho mỗi sản phẩm theo Phụ lục II của MARPOL 73/78;

“OS” chỉ sản phẩm đã được đánh giá và không thuộc loại X, Y hoặc Z.



Bảng 1/17.1 Danh mục hóa chất không áp dụng trong Quy chuẩn này

a

b

Tên sản phẩm

Loại ô nhiễm (1)

Acetone

Z

Alcoholic beverages, n.o.s.

Đồ uống có cồn, nếu không có mô tả khác

Z

Apple juice

Nước táo ép

OS

n-Butyl alcohol

Rượu n-Butyl

Z

sec-Butyl alcohol

Z

Calcium carbonate slurry

Calcium carbonate thể huyền phù

OS

Calcium nitrate solutions (≤ 50%)

Dung dịch Calcium nitrate (≤ 50%)

Z

Clay slurry

Đất sét thể huyền phù

OS

Coal slurry

Than đá thể huyền phù

OS

Diethylene glycol

Z

Ethyl alcohol

Rược Ethyl

Z

Ethylene carbonate

Z

Glucose solution

Dung dịch Glucose

OS

Glycerine

Z

Glycerol ethoxylated

OS

Hexamethylenetetramine solutions

Dung dịch Hexamethylenetetramine

Z

Hexylene glycol

Z

Hydrogenated starch hydrolysate

OS

Isopropyl alcohol

Z

Kaolin slurry

Kaolin thể huyền phù

OS

Lecithin

OS

Magnesium hydroxide slurry

Magnesium hydroxide thể huyền phù

Z

Maltitol solution

Dung dịch Maltitol

OS

N-Methylglucamine solution (≤ 70%)

Dung dịch N-Methylglucamine (≤ 70%)

Z

Methyl propyl ketone

Z

Microsilica slurry

Microsilica thể huyền phù

OS

Molasses

OS

Noxious liquid, (11) n.o.s. (trade name..., contains…,) Cat. Z(2)

Chất lỏng độc, (11) nếu không có mô tả khác. (tên thương mại..., bao gồm....,) Cat. Z(2)

Z

Non-noxious liquid, (12) n.o.s. (trade name..., contains...,) Cat. OS(2)

Chất lỏng không độc, (12) nếu không có mô tả khác. (tên thương mại..., bao gồm...,) Cat. Z(2)

OS

Orange juice (concentrated)

Nước cam (cô đặc)

OS

Orange juice (not concentrated)

Nước cam (không cô đặc)

OS

Polyaluminium chloride solution

Dung dịch Polyaluminium chloride

Z

Polyglycerin, sodium salt solution (containing < 3% sodium hydroxide)

Polyglycerin, dung dịch muối natri (bao gồm < 3% sodium hydroxide)

Z

Potassium chloride solution (< 26%)

Dung dịch Potassium chloride (< 26%)

OS

Potassium formate solutions

Dung dịch Potassium formate

Z

Propylene carbonate

Z

Propylene glycol

Z

Sodium acetate solutions

Dung dịch Sodium acetate

Z

Sodium bicarbonate solution (< 10%)

Dung dịch Sodium bicarbonate (< 10%)

OS

Sodium sulphate solutions

Dung dịch Sodium sulphate

Z

Sorbitol solution

Dung dịch Sorbitol

OS

Sulphonated polyacrylate solution

Dung dịch Sulphonated polyacrylate

Z

Tetraethyl silicate monomer/ oligome (20% in ethanol)

Z

Triethylene glycol

Z

Vegetable protein solution (hydrolysed)

Dung dịch protein thực vật (hydrolysed)

OS

Water

Nước

OS

Каталог: data -> 2017
2017 -> Tcvn 6147-3: 2003 iso 2507-3: 1995
2017 -> Các Cục Hải quan tỉnh, thành phố
2017 -> TIÊu chuẩn quốc gia tcvn 10256: 2013 iso 690: 2010
2017 -> Căn cứ Nghị định số 15/2017/NĐ-cp ngày 17/02/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
2017 -> TIÊu chuẩn quốc gia tcvn 8400-3: 2010
2017 -> TIÊu chuẩn nhà NƯỚc tcvn 3133 – 79
2017 -> Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015
2017 -> Căn cứ Nghị định số 15/2017/NĐ-cp ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
2017 -> Btvqh10 ngày 25 tháng 5 năm 2002 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tự vệ trong nhập khẩu hàng hóa nước ngoài vào Việt Nam

tải về 4.21 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   32




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương