Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia sửA ĐỔi lầN 1: 2016 qcvn 01: 2008/bgtvt


 Độ cao của đầu ra các ống thông hơi có các van thông hơi tốc độ cao



tải về 4.21 Mb.
trang4/32
Chuyển đổi dữ liệu19.05.2018
Kích4.21 Mb.
#38565
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   32

7.2.5  Độ cao của đầu ra các ống thông hơi có các van thông hơi tốc độ cao

Chiều cao đầu ra các ống thông hơi nêu ở 7.2.4-1(1) có thể giảm xuống còn 3 m cao hơn boong hoặc lối đi lên cao tương ứng nếu có lắp các van thông hơi tốc độ cao, có kiểu được duyệt, dẫn hỗn hợp hơi/không khí theo hướng lên trên dưới dạng dòng phụt không bị cản với tốc độ ít nhất 30 m/s.



7.2.6  Các thiết bị ngăn lửa đi qua

Các hệ thống thông hơi két được kiểm soát lắp cho các két dùng để chở các hàng có nhiệt độ chớp cháy không quá 60oC phải trang bị các thiết bị ngăn lửa đi vào trong các két hàng. Thiết kế, thử nghiệm và vị trí của các thiết bị này phải thỏa mãn các yêu cầu được nêu ở 14.4 Phần 3 QCVN 21:2015/BGTVT.



7.2.7  Sự tắc nghẽn của hệ thống thông hơi

Khi thiết kế các hệ thống thông hơi và lựa chọn các thiết bị ngăn lửa để kết hợp thành hệ thống thông hơi két, phải chú ý đến khả năng tắc nghẽn của các hệ thống và các phụ tùng này, ví dụ, do sự đông lạnh của hơi hàng, hình thành chất trùng hợp, bụi trong khí quyển hoặc đóng băng trong các điều kiện thời tiết xấu. Phải lưu ý rằng, trong trường hợp này, các thiết bị ngăn lửa và các tấm chắn lửa dễ bị tắc nghẽn hơn. Phải có các biện pháp để có thể kiểm tra, kiểm soát vận hành, làm sạch và thay mới hệ thống và các phụ tùng này khi thích hợp.



7.2.8  Phương tiện chặn trong các đường ống thông hơi

Những yêu cầu ở 7.2.1 và 7.2.2 về sử dụng các van chặn trong các đường ống thông hơi phải được áp dụng cho tất cả các phương tiện chặn khác kể cả các bích có tấm chặn hoặc các bích tịt.



7.3  Yêu cầu thông hơi cho từng loại sản phẩm

7.3.1  Yêu cầu thông hơi cho từng loại sản phẩm

Yêu cầu thông hơi cho từng loại sản phẩm được nêu ở cột “g” và những yêu cầu bổ sung ở cột “o” trong bảng của Chương 16 của Quy chuẩn này.



7.4  Thoát khí két hàng

7.4.1  Hệ thống thoát khí

1  Hệ thống thoát khí cho các két hàng được dùng để chứa hàng không phải là hàng được phép thông hơi hở, phải làm sao giảm đến mức tối thiểu những nguy hiểm do khuếch tán các hơi dễ cháy hoặc độc vào khí quyển và vào các hỗn hợp hơi dễ cháy hoặc độc trong két hàng. Vì vậy, hệ thống thoát khí phải bảo đảm sao cho hơi được xả ra lúc ban đầu:

(1) Qua các đầu thông hơi được nêu ở 7.2.4 và 7.2.5; hoặc

(2) Qua các đầu ra cao ít nhất 2 m so với boong két hàng với tốc độ xả thẳng đứng ít nhất 30 m/s được duy trì trong quá trình thoát khí; hoặc

(3) Qua các đầu ra cao ít nhất 2 m so với boong két hàng với tốc độ xả thẳng đứng ít nhất 20 m/s được bảo vệ bằng các thiết bị thích hợp để ngăn ngọn lửa đi qua.

Khi nồng độ hơi dễ cháy ở các đầu ra đã bị giảm xuống tới 30% giới hạn cháy dưới và, nếu là sản phẩm độc hại thì nồng độ hơi không gây nguy hiểm đáng kể cho sức khỏe, có thể tiếp tục thoát khí sau đó ở mức boong két hàng.

7.4.2  Các đầu ra trong hệ thống thoát khí

Các đầu ra nêu ở 7.4.1-1(2) và 7.4.1-1(3) có thể là ống cố định hoặc là ống di động.



7.4.3  Thiết kế hệ thống thoát khí

1  Khi thiết kế hệ thống thoát khí phù hợp với 7.4.1 đặc biệt là để đạt được tốc độ ra theo yêu cầu của 7.4.1-1(2) và 7.4.1-1(3) phải xét kỹ đến những vấn đề sau:

(1) Vật liệu kết cấu của hệ thống;

(2) Thời gian thoát khí;

(3) Các đặc tính lưu lượng của các quạt được dùng;

(4) Các tổn thất áp suất do ống dẫn, các cửa vào và ra của két hàng;

(5) Áp suất có thể đạt được trong môi chất dẫn động quạt (ví dụ: nước hoặc khí nén);

(6) Khối lượng riêng của hơi hàng/hỗn hợp khí trong phạm vi các loại hàng được chở.

Chương 8

KIỂM SOÁT MÔI TRƯỜNG

8.1  Quy định chung

8.1.1  Quy định chung

Môi trường không gian hơi trong các két hàng, và trong một số trường hợp, các không gian bao quanh các két hàng có thể phải yêu cầu kiểm soát được môi trường một cách đặc biệt.



8.1.2  Các kiểu kiểm soát môi trường

1  Có bốn kiểu kiểm soát khác nhau cho các két hàng như sau:

(1) Làm trơ - bằng cách nạp cho két hàng và các hệ thống ống liên quan được nêu trong Chương 14 của Quy chuẩn này, các không gian bao quanh các két hàng một loại khí hoặc hơi không duy trì sự cháy, không phản ứng với hàng và duy trì trạng thái đó;

(2) Làm đệm - bằng cách nạp chất lỏng, khí hoặc hơi cho két hàng và các hệ thống ống liên quan để ngăn cách hàng khỏi không khí và duy trì trạng thái đó;

(3) Làm khô - bằng cách nạp các khí hoặc hơi khô có điểm sương từ - 40oC trở xuống ở áp suất khí quyển cho két hàng và hệ thống ống liên quan và duy trì trạng thái đó;

(4) Thông gió - cưỡng bức hoặc tự nhiên.

8.1.3  Làm trơ hoặc làm đệm các két hàng

1  Khi yêu cầu phải làm trơ hoặc làm đệm các két hàng:

(1) Phải có nguồn khí trơ đủ dùng để nạp và xả cho các két hàng được chở theo hoặc được tạo ra ở trên tàu, nếu nguồn trên bờ không có sẵn. Hơn nữa, phải đủ sẵn khí trơ trên tàu để bù cho những hao hụt thông thường trong lúc vận chuyển;

(2) Hệ thống khí trơ trên tàu phải có khả năng duy trì được áp suất dư ít nhất bằng 0,007 MPa trong hệ thống chứa ở mọi thời gian. Hơn nữa, hệ thống khí trơ không được làm tăng áp suất két hàng lên cao hơn áp suất đặt của van an toàn của két;

(3) Khi sử dụng phương pháp làm đệm, phải bố trí nguồn cấp chất đệm tương tự như yêu cầu đối với khí trơ ở (1) và (2);

(4) Phải trang bị các phương tiện để theo dõi các khoang vơi chứa lớp phủ bằng khí để bảo đảm duy trì môi trường chính xác;

(5) Hệ thống khí trơ hoặc đệm hoặc cả hai, khi được dùng với các hàng dễ cháy phải làm sao giảm đến mức tối thiểu sự phát sinh tĩnh điện trong lúc nạp chất làm trơ.



8.1.4  Làm khô

Khi sử dụng phương pháp làm khô và khí nitơ khô được dùng làm môi chất, nguồn cấp chất làm khô phải được trang bị tương tự như các hệ thống yêu cầu ở 8.1.3. Khi các chất làm khô được dùng làm phương tiện làm khô ở trên tất cả các cửa hút khí vào két, môi chất phải được chở đủ trên tàu trong suốt hành trình có chú ý đến khoảng nhiệt độ ban ngày và độ ẩm có thể có.



8.2  Yêu cầu về kiểm soát môi trường cho từng sản phẩm riêng

8.2.1  Yêu cầu về kiểm soát môi trường cho từng sản phẩm riêng

Các kiểu kiểm soát môi trường đòi hỏi đối với từng sản phẩm cụ thể được nêu ở cột “h” trong Phụ lục của Quy chuẩn này.

Chương 9

TRANG BỊ ĐIỆN



9.1  Quy định chung

9.1.1  Phạm vi áp dụng

Những quy định của Chương này áp dụng cho các tàu chở các loại hàng có thuộc tính vốn có hoặc do phản ứng của chúng với các chất khác dễ gây cháy và ăn mòn các thiết bị điện.



9.1.2  Nguy cơ cháy và nổ do các sản phẩm dễ cháy

Trang bị điện phải đảm bảo sao cho giảm đến mức tối thiểu nguy cơ cháy và nổ do sản phẩm dễ cháy gây ra.



9.1.3  Tính đặc thù của các vật liệu

Khi hàng hóa đặc biệt có thể gây hư hỏng cho vật liệu thường được dùng trong các thiết bị điện thì phải xét kỹ tính đặc thù của vật liệu được chọn dùng làm vật liệu dẫn điện, cách điện, bộ phận kim loại v.v... khi cần thiết, những bộ phận này phải được bảo vệ tránh tiếp xúc với khí hoặc hơi có thể gặp phải.



9.1.4  Hạn chế sử dụng thiết bị điện trong vùng nguy hiểm

Thiết bị điện và dây dẫn không được đặt ở vị trí nguy hiểm nêu ở 4.2.3-2, -4 và -5 Phần 4, trừ trường hợp ngoại lệ như liệt kê ở 4.2.4 Phần 4 của QCVN 21:2015/BGTVT.



9.1.5  Thiết bị điện được chứng nhận kiểu an toàn

Khi thiết bị điện được lắp đặt ở vị trí nguy hiểm như nêu ở 9.1.4, phải được thẩm định và cho sử dụng trong môi trường dễ cháy liên quan và phải là loại được duyệt kiểu an toàn.



9.1.6  Chất có nhiệt độ chớp cháy vượt quá 60oC

Để hướng dẫn, ở cột “i” trong Phụ lục đưa ra các chỉ dẫn nếu nhiệt độ chớp cháy của chất vượt quá 60oC. Trong trường hợp hàng được hâm nóng, cần xác lập điều kiện chuyên chở và áp dụng các yêu cầu của 4.4.1 và 4.5.1 Phần 4 của QCVN 21:2015/BGTVT.



9.2  Liên kết

9.2.1  Liên kết

Các két hàng độc lập phải được liên kết về điện với thân tàu. Tất cả những mối nối ống hàng sử dụng đệm kín và mối nối ống mềm phải được liên kết về điện.



9.3  Các yêu cầu về điện đối với những sản phẩm riêng

9.3.1  Các yêu cầu về điện đối với những sản phẩm riêng

Các yêu cầu về điện đối với những sản phẩm riêng được nêu ở cột “i” trong Phụ lục của Quy chuẩn này.

Chương 10

PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY



10.1  Quy định chung

10.1.1  Phạm vi áp dụng

1  Các yêu cầu đối với tàu dầu nêu ở Phần 5 của QCVN 21:2015/BGTVT và các yêu cầu tương ứng trong Phần 3 của QCVN 21:2015/BGTVT phải được áp dụng cho tất cả các tàu nêu trong Phần này, không phụ thuộc tổng dung tích của tàu và bao gồm cả các tàu có tổng dung tích nhỏ hơn 500, trừ các tàu quy định từ (1) đến (8) dưới đây. Nếu có hệ thống phụ trợ hoặc thay thế khác được Đăng kiểm chấp nhận thì các yêu cầu của Phần 5 của QCVN 21:2015/BGTVT không cần áp dụng cho các tàu thuộc Phần này. Khi có nếu trang bị hệ thống thay thế khác cho các hệ thống khí trơ của các tàu nêu tại Phần này, các yêu cầu ở 4.5.5-1 của Phần 5 của QCVN 21:2015/BGTVT không cần phải áp dụng cho các tàu đó, ngay cả khi chúng chở dầu thô và các sản phẩm dầu mỏ có nhiệt độ chớp cháy không quá 60oC và các chất lỏng, sản phẩm khác có nguy cơ cháy tương tự.

(1) Không phải áp dụng 1.1.1 (trừ 1.1.1-2), 4.5.5, 10.8, 10.9 và Chương 21 Phần 5 của QCVN 21:2015/BGTVT và 14.4 Chương 14 Phần 3 của QCVN 21:2015/BGTVT;

(2) Không cần áp dụng 4.5.1-2 Phần 5 của QCVN 21:2015/BGTVT (các yêu cầu đối với vị trí của trạm điều khiển hàng chính);

(3) Chỉ áp dụng 10.2, 10.4 và 10.5 (trừ 10.5.5) Phần 5 của QCVN 21:2015/BGTVT cho các tàu dầu có tổng dung tích từ 2.000 trở lên;

(4) 11.2 phải áp dụng thay cho 10.9 Phần 5 của QCVN 21:2015/BGTVT;

(5) 11.3 phải áp dụng thay cho 10.8 Phần 5 của QCVN 21:2015/BGTVT;

(6) Phải áp dụng 4.5.10 Phần 5 của QCVN 21:2015/BGTVT cho các tàu có tổng dung tích từ 500 trở lên nhưng thay “khí hydro cacbon” bằng “hơi dễ cháy” ở 4.5.10 Phần 5 của QCVN 21:2015/BGTVT;

(7) Phải áp dụng 13.3.3 và 13.4.4 Phần 5 của QCVN 21:2015/BGTVT cho các tàu có tổng dung tích từ 500 trở lên; và

(8) Phải áp dụng 10.5.5 Phần 5 của QCVN 21:2015/BGTVT cho các tàu có tổng dung tích từ 2000 trở lên.

10.1.2  Miễn giảm áp dụng các yêu cầu

Bất kể các quy định ở 10.1.1, các tàu chỉ dùng để chở sản phẩm không cháy (ghi NF trong cột “i” của bảng các yêu cầu tối thiểu) phải thỏa mãn các yêu cầu về chống cháy và chữa cháy được nêu trong Phần 5 (trừ 10.7) của QCVN 21:2015/BGTVT, trừ các yêu cầu bổ sung đối với tàu dầu, và không cần thỏa mãn quy định 10.2 và 10.3 ở Chương này.



10.1.3  Yêu cầu đối với các tàu chỉ để chở những sản phẩm có nhiệt độ chớp cháy trên 60oC

Các tàu chỉ chở các sản phẩm có nhiệt độ chớp cháy trên 60oC (ghi “Có” ở cột “i” của bảng các yêu cầu tối thiểu) có thể tuân theo 1.2.3-2 Phần 5 của QCVN 21:2015/BGTVT thay cho các quy định của Chương này.



10.2  Các buồng bơm hàng

10.2.1  Hệ thống chữa cháy cố định

Buồng bơm hàng của bất kỳ tàu nào cũng phải được trang bị hệ thống CO2 nêu ở 25.2.1 và 25.2.2 Phần 5 của QCVN 21:2015/BGTVT. Bản thông báo phải được treo ở vị trí điều khiển thông báo rằng hệ thống chỉ được dùng để dập cháy và không dùng cho làm trơ vì nguy cơ cháy do tĩnh điện. Các thiết bị báo động được nêu ở 25.2.1-3(2), Phần 5 của QCVN 21:2015/BGTVT phải an toàn cho việc sử dụng trong hỗn hợp hơi hàng/không khí dễ cháy. Để thỏa mãn quy định này phải có một hệ thống dập lửa thích hợp cho các buồng máy. Tuy nhiên, tổng số khí được trang bị phải đủ để cung cấp một lượng khí tự do bằng 45% tổng thể tích của buồng bơm hàng trong mọi trường hợp.



10.2.2  Hệ thống dập cháy cho các tàu chở một số lượng hàng hạn chế

Các buồng bơm hàng của các tàu chuyên chở một số lượng hàng hạn chế phải được bảo vệ bằng một hệ thống dập cháy thích hợp với loại hàng hóa mà tàu chuyên chở.



10.2.3  Hệ thống dập cháy cố định khác

Hệ thống dập cháy gồm có hệ thống phun sương nước áp lực cố định hoặc một hệ thống bọt có độ dãn nở cao có thể được trang bị cho buồng bơm hàng nếu hàng được chở không thích hợp với việc dập cháy bằng CO2.



10.3  Khu vực hàng

10.3.1  Hệ thống bọt cố định trên boong

Mỗi tàu phải được trang bị một hệ thống bọt cố định trên boong theo các yêu cầu từ 10.3.2 đến 10.3.12.



10.3.2  Loại chất tạo bọt

Chỉ được cấp một loại chất tạo bọt và nó phải có hiệu quả đối với số lượng lớn nhất có thể các loại hàng dự định chở. Đối với những hàng mà bọt không có tác dụng hoặc không phù hợp, phải có thêm các hệ thống được Đăng kiểm chấp nhận. Không được dùng những loại bọt Protein thông thường.



10.3.3  Hệ thống cấp bọt

Hệ thống cấp bọt phải có khả năng cấp bọt tới toàn bộ diện tích boong các két hàng cũng như vào trong các két hàng bất kỳ mà boong của chúng giả sử bị thủng.



10.3.4  Khả năng của hệ thống bọt cố định trên boong

Hệ thống bọt cố định trên boong phải có khả năng vận hành đơn giản và nhanh. Trạm điều khiển chính cho hệ thống phải được bố trí hợp lý ở bên ngoài khu vực hàng kề với các buồng sinh hoạt, dễ tiếp cận và vận hành được trong trường hợp có cháy trong khu vực được bảo vệ.



10.3.5  Lưu lượng cấp dung dịch bọt

1  Lưu lượng cấp dung dịch bọt không được nhỏ hơn lưu lượng lớn nhất trong các điều kiện sau:

(1) 2 lít/phút trên 1 m2 diện tích boong các két hàng, trong đó diện tích boong các két hàng bằng tích của chiều rộng lớn nhất của tàu với kích thước tổng chiều dài các khoang két hàng;

(2) 20 lít/phút trên 1 m2 diện tích mặt cắt theo phương ngang của một két có diện tích mặt cắt theo phương ngang lớn nhất;

(3) 10 lít/phút trên 1 m2 của diện tích được bảo vệ bằng súng phun lớn nhất, diện tích đó hoàn toàn ở về phía trước súng phun, nhưng không nhỏ hơn 1.250 lít/phút. Đối với các tàu có trọng tải toàn phần nhỏ hơn 4.000 tấn, lưu lượng tối thiểu của súng phun có thể được lấy theo 1(1) hoặc 1(2) lấy giá trị nào lớn hơn.



10.3.6  Thể tích của chất tạo bọt

Chất tạo bọt phải được cấp để bảo đảm tạo bọt ít nhất trong 30 phút khi dùng với tốc độ cấp dung dịch cao nhất như quy định ở 10.3.5.



10.3.7  Súng phun và thiết bị tạo bọt di động

Bọt từ hệ thống bọt cố định phải được cấp bằng các súng phun và các thiết bị tạo bọt. Mỗi súng phun phải phân phối được ít nhất 50% bọt theo yêu cầu ở 10.3.5-1(1) hoặc (2). Lưu lượng của súng phun bất kỳ phải ít nhất bằng 10 lít/phút dung dịch bọt trên 1 m2 diện tích boong được súng phun đó bảo vệ, diện tích này hoàn toàn ở phía trước súng phun. Lưu lượng này không được nhỏ hơn 1.250 lít/phút. Đối với những tàu có trọng tải toàn phần dưới 4.000 tấn, lưu lượng tối thiểu của súng phun phải được Đăng kiểm xem xét thỏa đáng.



10.3.8  Khu vực được bảo vệ bởi súng phun

Khoảng cách từ súng phun đến điểm xa nhất của diện tích được bảo vệ không được quá 75% khoảng phun xa của súng phun ở điều kiện không khí yên lặng.



10.3.9  Bố trí súng phun và thiết bị tạo bọt di động

Súng phun và chỗ nối cho vòi rồng, thiết bị tạo bọt phải được đặt ở cả mạn phải và trái tại mặt trước của thượng tầng đuôi hoặc các buồng sinh hoạt đối diện với khu vực hàng.



10.3.10  Thiết bị tạo bọt

Thiết bị tạo bọt phải được trang bị để linh hoạt trong thao tác khi chống cháy và bao phủ hết các khu vực mà súng phun bị cản trở. Lưu lượng của thiết bị tạo bọt bất kỳ không được nhỏ hơn 400 lít/phút và khoảng phun xa của nó ở điều kiện không khí yên lặng không được nhỏ hơn 15 m. Số lượng thiết bị tạo bọt được trang bị không được ít hơn 4. Số lượng và sự bố trí các lỗ xả bọt chính phải sao cho bọt từ ít nhất 2 thiết bị tạo bọt có thể hướng tới được phần bất kỳ của diện tích boong các két hàng.



10.3.11  Ống dẫn bọt và các van để cách ly các đoạn bị hư hỏng

Trên ống dẫn bọt và trên đường ống cứu hỏa tạo thành một phần của hệ thống bọt trên boong, phải trang bị các van ngay trước vị trí súng phun bất kỳ để cách ly các đoạn bị hư hỏng của các đường ống này.



10.3.12  Đường ống nước cứu hỏa

Sự hoạt động của hệ thống bọt trên boong ở công suất quy định phải cho phép sử dụng đồng thời một số lượng yêu cầu tối thiểu các tia phụt nước ở áp suất quy định từ đường ống nước cứu hỏa.



10.3.13  Trang bị thay thế được lắp ở những tàu để chở một số loại hàng hạn chế

Các tàu để chở một số loại hàng hạn chế phải được bảo vệ bằng các trang bị thay thế được Đăng kiểm chấp thuận khi chúng phù hợp với các sản phẩm có liên quan như hệ thống bọt trên boong được yêu cầu đối với đa số hàng dễ cháy.



10.3.14  Thiết bị chữa cháy xách tay

Phải có thiết bị chữa cháy xách tay phù hợp đối với các sản phẩm được chở và được duy trì ở tình trạng làm việc tốt.



10.3.15  Loại trừ các nguồn gây lửa

Khi chở các hàng dễ cháy, tất cả các nguồn gây lửa phải được loại trừ khỏi những vị trí nguy hiểm được nêu ở 4.2.3-2, -4 và -5 Phần 4 của QCVN 21:2015/BGTVT.



10.3.16  Các yêu cầu bổ sung đối với các tàu có các hệ thống nạp và xả hàng tại mũi hoặc đuôi tàu

Các tàu có hệ thống nạp và xả hàng tại mũi hoặc đuôi tàu phải được trang bị một súng phun bọt bổ sung thỏa mãn các yêu cầu ở 10.3.7 và một thiết bị tạo bọt bổ sung thỏa mãn các yêu cầu ở 10.3.10. Súng phun bổ sung đó được đặt để bảo vệ hệ thống nạp và xả hàng ở mũi hoặc đuôi tàu. Khu vực đường ống hàng ở phía trước hoặc sau của khu vực hàng phải được bảo vệ bằng thiết bị tạo bọt nói ở trên.



10.4  Các yêu cầu riêng

10.4.1  Các yêu cầu riêng

Chất dập lửa được xác định có hiệu quả đối với từng sản phẩm cụ thể được liệt kê ở cột “l” Phụ lục của Quy chuẩn này.

Chương 11

THÔNG GIÓ CƯỠNG BỨC Ở KHU VỰC HÀNG



11.1  Quy định chung

11.1.1  Phạm vi áp dụng

Đối với các tàu dùng để chở các sản phẩm nêu ở 10.1.2 và 10.1.3, trừ các axit và các sản phẩm áp dụng quy định 14.17, các quy định 4.5.2-6 và 4.5.4 (trừ -1(2)) Phần 5 của QCVN 21:2015/BGTVT có thể được áp dụng thay cho các quy định của Chương này.



11.2  Các không gian thường có người vào trong khi làm hàng

11.2.1  Quy định chung

Các buồng bơm và các không gian kín khác chứa các thiết bị làm hàng và những không gian tương tự có liên quan đến làm hàng phải được lắp các hệ thống thông gió cưỡng bức có thể điều khiển từ ngoài các không gian đó.



11.2.2  Thông gió trước khi vào buồng

Phải có các trang bị để thông gió các buồng trước khi vào và phải có cảnh báo ở bên ngoài buồng cần vào về việc cần sử dụng thông gió trước khi vào.



11.2.3  Bố trí và sản lượng của hệ thống thông gió

Phải bố trí các cửa vào và ra của hệ thống thông gió cưỡng bức để đảm bảo đủ không khí chuyển động qua khoang, tránh tích tụ hơi độc hoặc hơi dễ cháy hoặc cả hai (chú ý đến mật độ hơi của chúng) và đảm bảo đủ ôxy cho môi trường làm việc an toàn, nhưng bất kể trường hợp nào, hệ thống thông gió không được có sản lượng nhỏ hơn 30 lần thay đổi không khí trong một giờ dựa trên tổng thể tích của khoang. Đối với các sản phẩm nhất định, tốc độ thông gió được tăng lên đối với buồng bơm hàng được quy định ở 14.17.



11.2.4  Kiểu hệ thống thông gió

Các hệ thống thông gió phải là kiểu cố định và thường là kiểu hút ra. Phải có thể hút khí ra ở trên và dưới các tấm sàn. Trong các buồng để động cơ dẫn động các bơm hàng, thông gió phải thuộc kiểu áp suất dương.



11.2.5  Các đường ống xả gió khỏi các khoang ở khu vực hàng

Các đường xả gió ra từ các khoang trong khu vực hàng phải xả lên trên ở vị trí cách các cửa hút thông gió và cửa thông vào buồng sinh hoạt, buồng phục vụ, buồng máy, các trạm điều khiển và các khoang khác bên ngoài khu vực hàng ít nhất 10 m theo phương ngang.



11.2.6  Bố trí cửa hút gió vào

Phải bố trí các cửa hút gió vào sao cho giảm tới mức tối thiểu khả năng quay vòng lại của các hơi nguy hiểm từ bất kỳ lỗ xả gió nào.



11.2.7  Bố trí các ống thông gió

Các ống thông gió không được dẫn qua buồng sinh hoạt, buồng phục vụ, buồng máy hay các khoang tương tự.



11.2.8  Các động cơ điện dẫn động quạt

1  Các động cơ điện dẫn động quạt phải được đặt bên ngoài các ống thông gió nếu tàu dự định chở các sản phẩm dễ cháy. Các quạt thông gió và các ống thông gió ở khu vực lắp quạt cho các vị trí nguy hiểm được nêu ở Chương 10, phải có kết cấu không gây tia lửa như được nêu ở từ (1) đến (4), bất kỳ sự kết hợp nào của bộ phận cố định hoặc quay bằng hợp kim nhôm hay magiê với một bộ phận cố định hoặc quay bằng sắt, bất kể khe hở mút cánh, sẽ được coi là có nguy cơ đánh lửa và không được dùng ở những chỗ này:

(1) Các cánh hoặc vỏ hoặc kết cấu phi kim loại phải được quan tâm thích đáng để loại bỏ tĩnh điện;

(2) Các cánh và vỏ bằng các kim loại màu;

(3) Các cánh và vỏ bằng thép austenit không gỉ; và

(4) Các cánh và vỏ kim loại chứa sắt có khe hở thiết kế ở mút cánh không nhỏ hơn 13 mm.

11.2.9  Các phụ tùng dự trữ cho quạt

Phải trang bị trên tàu đầy đủ các phụ tùng dự trữ cho mỗi kiểu quạt phải có ở trên tàu theo yêu cầu của Chương này.



11.2.10  Các lưới bảo vệ được lắp ở cửa các đường ống thông gió

Các lưới bảo vệ có mắt lưới vuông không lớn hơn 13 mm x 13 mm phải được lắp ở các cửa bên ngoài của ống thông gió.



11.3  Các buồng bơm và các khoang kín khác thường có người vào

11.3.1  Các buồng bơm và các khoang kín khác thường có người vào

Các buồng bơm và các khoang kín khác thường có người vào không được nêu ở 11.2.1 phải được lắp các hệ thống thông gió cưỡng bức có khả năng điều khiển từ bên ngoài khoang đó và thỏa mãn các yêu cầu ở 11.2.3 nhưng chỉ yêu cầu lưu lượng không được ít hơn 20 lần thay đổi không khí trong một giờ dựa vào tổng thể tích của khoang. Phải có trang bị để thông gió các khoang đó trước khi vào.



11.4  Các khoang thông thường không có người vào

11.4.1  Các khoang thông thường không có người vào

Các đáy đôi, khoang cách ly, sống hộp, hầm ống, khoang hàng và các khoang khác mà hàng có thể tích tụ, phải có khả năng được thông gió để bảo đảm môi trường an toàn khi cần vào. Nếu không có hệ thống thông gió cố định cho các khoang đó, phải trang bị các phương tiện thông gió di động được duyệt. Nếu cần, do sự bố trí của các khoang, ví dụ các khoang hàng, các ống thông gió chính phải được lắp cố định. Đối với thiết bị thông gió cố định, phải bảo đảm lưu lượng 8 lần thay không khí trong 1 giờ, còn với hệ thống di động là 16 lần thay không khí trong 1 giờ. Các quạt phải không gây trở ngại cho lỗ người chui và phải thỏa mãn 11.2.8.



11.5  Những yêu cầu về vận hành

11.5.1  Phạm vi áp dụng

Những quy định trong mục này không phải là các điều kiện yêu cầu phải kiểm tra để duy trì cấp tàu nhưng là điều kiện mà chủ tàu, thuyền trưởng hoặc những người có liên quan đến hoạt động của tàu phải tuân theo.



11.5.2  Thông gió trước khi vào buồng

Buồng được nêu ở 11.2.1 phải được thông gió trước khi vào những buồng đó.

Chương 12

CÁC DỤNG CỤ ĐO



12.1  Đo kiểm tra

12.1.1  Các kiểu thiết bị đo

1  Các két hàng phải lắp một trong các kiểu thiết bị đo sau đây.

(1) Thiết bị hở: loại dùng một lỗ khoét trong két và có thể đặt dụng cụ đo vào hàng hay hơi của hàng. Lỗ đo lượng vơi là một ví dụ về loại này;

(2) Thiết bị hạn chế: loại xuyên qua két và khi được dùng, nó cho phép một lượng nhỏ hơi hàng hoặc chất lỏng thoát ra khí quyển. Khi không sử dụng, thiết bị được đóng hoàn toàn. Kết cấu phải bảo đảm không cho chất chứa trong két (chất lỏng hoặc tia) thoát ra gây nguy hiểm khi mở thiết bị;

(3) Thiết bị kín: loại xuyên két nhưng nó là một phần của hệ thống kín và giữ cho chất chứa trong két không thoát ra. Ví dụ như: hệ thống kiểu phao nổi, đầu dò điện tử, đầu dò từ tính, kính quan sát được bảo vệ. Một cách khác thiết bị gián tiếp không xuyên qua vỏ két và độc lập với két có thể được sử dụng. Ví dụ như việc cân hàng đồng hồ đo lưu lượng trong ống.



Каталог: data -> 2017
2017 -> Tcvn 6147-3: 2003 iso 2507-3: 1995
2017 -> Các Cục Hải quan tỉnh, thành phố
2017 -> TIÊu chuẩn quốc gia tcvn 10256: 2013 iso 690: 2010
2017 -> Căn cứ Nghị định số 15/2017/NĐ-cp ngày 17/02/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
2017 -> TIÊu chuẩn quốc gia tcvn 8400-3: 2010
2017 -> TIÊu chuẩn nhà NƯỚc tcvn 3133 – 79
2017 -> Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015
2017 -> Căn cứ Nghị định số 15/2017/NĐ-cp ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
2017 -> Btvqh10 ngày 25 tháng 5 năm 2002 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tự vệ trong nhập khẩu hàng hóa nước ngoài vào Việt Nam

tải về 4.21 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   32




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương