Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia sửA ĐỔi lầN 1: 2016 qcvn 01: 2008/bgtvt



tải về 4.21 Mb.
trang1/32
Chuyển đổi dữ liệu19.05.2018
Kích4.21 Mb.
#38565
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   32
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA

SỬA ĐỔI LẦN 1:2016 QCVN 01:2008/BGTVT

 

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA



VỀ PHÂN CẤP VÀ ĐÓNG PHƯƠNG TIỆN THỦY NỘI ĐỊA

VỎ THÉP CHỞ XÔ HÓA CHẤT NGUY HIỂM



National technical regulation on the classification and construction of inland waterway steel ships carrying dangerous chemicals in bulk

 

LỜI NÓI ĐẦU

Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về phân cấp và đóng phương tiện thủy nội địa vỏ thép chở xô hóa chất nguy hiểm (Sửa đổi lần 1:2016 QCVN 01:2008/BGTVT) do Cục Đăng kiểm Việt Nam biên soạn, Vụ Khoa học - Công nghệ (Bộ Giao thông vận tải) trình duyệt, Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm định, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành theo Thông tư số 15/2017/TT-BGTVT ngày 15 tháng 5 năm 2017.

 

MỤC LỤC



PHẦN 1 QUY ĐỊNH CHUNG

1.1 Quy định chung

1.2 Định nghĩa sự nguy hiểm

1.3 Giải thích từ ngữ



PHẦN 2 QUY ĐỊNH KỸ THUẬT.

Chương 1 Khả năng chống chìm của tàu và vị trí các két hàng

1.1 Quy định chung

1.2 Dằn cứng và thông báo ổn định

1.3 Lỗ xả mạn bên dưới boong mạn khô

1.4 Trạng thái tải trọng

1.5 Lỗ thủng giả định

1.6 Vị trí các két hàng

1.7 Ngập nước giả định

1.8 Tiêu chuẩn lỗ thủng

1.9 Yêu cầu chống chìm



Chương 2 Bố trí trên tàu

2.1 Cách ly hàng

2.2 Buồng sinh hoạt, buồng phục vụ, buồng máy và trạm điều khiển

2.3 Buồng bơm hàng

2.4 Lối ra vào các khoang ở khu vực hàng

2.5 Hệ thống hút khô và dằn

2.6 Nhận dạng bơm và đường ống

2.7 Hệ thống nạp và xả hàng ở mũi hoặc đuôi tàu

2.8 Các yêu cầu về vận hành

Chương 3 Biện pháp chứa hàng

3.1 Định nghĩa

3.2 Thiết kế và kết cấu

3.3 Những yêu cầu về loại két dùng cho những sản phẩm đặc biệt



Chương 4 Chuyển hàng

4.1 Kích thước đường ống

4.2 Chế tạo đường ống và các chi tiết nối ống

4.3 Hàn hệ thống ống

4.4 Các yêu cầu thử đối với đường ống

4.5 Bố trí đường ống

4.6 Hệ thống điều khiển việc chuyển hàng

4.7 Các ống mềm dẫn hàng của tàu



Chương 5 Vật liệu chế tạo

5.1 Quy định chung

5.2 Yêu cầu vận hành

Chương 6 Kiểm soát nhiệt độ hàng

6.1 Quy định chung

6.2 Các yêu cầu bổ sung

Chương 7 Hệ thống thông hơi két hàng và thoát khí

7.1 Thông hơi két hàng

7.2 Các kiểu hệ thống thông hơi két

7.3 Yêu cầu thông hơi cho từng loại sản phẩm

7.4 Thoát khí két hàng

Chương 8 Kiểm soát môi trường

8.1 Quy định chung

8.2 Yêu cầu về kiểm soát môi trường cho từng sản phẩm riêng

Chương 9 Trang bị điện

9.1 Quy định chung

9.2 Liên kết

9.3 Các yêu cầu về điện đối với những sản phẩm riêng



Chương 10 Phòng cháy và chữa cháy

10.1 Quy định chung

10.2 Các buồng bơm hàng

10.3 Khu vực hàng

10.4 Các yêu cầu riêng

Chương 11 Thông gió cưỡng bức ở khu vực hàng

11.1 Quy định chung

11.2 Các không gian thường có người vào trong khi làm hàng

11.3 Các buồng bơm và các khoang kín khác thường có người vào

11.4 Các khoang thông thường không được vào

11.5 Những yêu cầu về vận hành



Chương 12 Các dụng cụ đo

12.1 Đo kiểm tra

12.2 Phát hiện hơi

12.3 Các yêu cầu bổ sung



Chương 13 Trang bị bảo hộ cá nhân

13.1 Trang bị bảo hộ

13.2 Trang bị an toàn

13.3 Các yêu cầu về vận hành



Chương 14 Yêu cầu đặc biệt

14.1 Quy định chung

14.2 Dung dịch Ammonium Nitrate 93% hoặc nhỏ hơn theo khối lượng

14.3 Carbon Disulphide

14.4 Diethyl Ether

14.5 Dung dịch Hydrogen Peroxide

14.6 Hỗn hợp chống kích nổ cho nhiên liệu động cơ (chứa Ankyl chì)

14.7 Phosphorus vàng hoặc trắng

14.8 Propylene oxide hoặc các hỗn hợp của Ethylene oxide/Propylene oxide có hàm lượng Ethylene oxide không quá 30% theo khối lượng

14.9 Dung dịch natri clorat không lớn hơn 50% theo khối lượng

14.10 Sulphur (nóng chảy)

14.11 Các axit

14.12 Các sản phẩm độc

14.13 Hàng được bảo vệ bằng chất phụ gia

14.14 Hàng có áp suất hơi tuyệt đối lớn hơn 0,1013 MPa ở 37,8oC

14.15 Nhiễm bẩn hàng

14.16 Yêu cầu thông gió tăng cường

14.17 Yêu cầu đối với buồng bơm hàng đặc biệt

14.18 Kiểm soát việc tràn hàng

14.19 Alkyl (C7-C9) nitrate, tất cả các đồng phân

14.20 Cảm biến nhiệt

14.21 Yêu cầu vận hành



Chương 15 Yêu cầu vận hành

15.1 Lượng hàng tối đa cho phép của mỗi két

15.2 Yêu cầu vận hành

Chương 16 Tóm tắt các yêu cầu tối thiểu

16.1 Quy định chung



Chương 17 Danh mục hóa chất Quy chuẩn này không áp dụng

17.1 Quy định chung



PHẦN 3 QUY ĐỊNH VỀ PHÂN CẤP VÀ QUẢN LÝ.

Chương 1 Quy định chung

1.1 Phân cấp phương tiện

1.2 Giấy chứng nhận

1.3 Thủ tục cấp giấy chứng nhận

1.4 Thu hồi đăng ký kỹ thuật

1.5 Phục hồi cấp tàu

1.6 Lưu trữ hồ sơ trên tàu

Chương 2 Quy định về giám sát kỹ thuật

2.1 Quy định chung

2.2 Các yêu cầu bổ sung đối với các loại hình kiểm tra

PHẦN 4 TRÁCH NHIỆM CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN

PHẦN 5 TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Phụ lục Tóm tắt các yêu cầu tối thiểu

 

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA


VỀ PHÂN CẤP VÀ ĐÓNG PHƯƠNG TIỆN THỦY NỘI ĐỊA
VỎ THÉP CHỞ XÔ HÓA CHẤT NGUY HIỂM


National technical regulation on the classification and construction of inland waterway steel ships carrying dangerous chemicals in bulk

Phần 1

QUY ĐỊNH CHUNG

1.1  Quy định chung

1.1.1  Phạm vi điều chỉnh

1  Quy chuẩn này quy định về kết cấu và trang thiết bị cho các phương tiện thủy nội địa vỏ thép chở xô hóa chất nguy hiểm bao gồm các sản phẩm được đưa ra ở (1) và (2) dưới đây và Phụ lục kèm theo Quy chuẩn kỹ thuật này có áp suất hơi tuyệt đối không vượt quá 0,28 MPa ở nhiệt độ 37,8oC (trừ các sản phẩm dầu mỏ hoặc các sản phẩm dễ cháy tương tự khác).

(1) Các sản phẩm có tính nguy hiểm lớn về cháy vượt quá nguy hiểm về cháy của các sản phẩm dầu mỏ và các sản phẩm dễ cháy tương tự khác;

(2) Các sản phẩm có các tính nguy hiểm đáng kể bổ sung thêm hoặc khác với tính dễ cháy.

2  Không áp dụng các yêu cầu của các Quy chuẩn khác đối với thân tàu, máy và trang thiết bị đã được quy định ở Quy chuẩn này.

3  Nếu tàu được dự định để chở cùng một lúc hoặc luân phiên các sản phẩm được nêu trong Quy chuẩn này và các sản phẩm được nêu ở Phần 8D của QCVN 21:2015/BGTVT, thì tàu phải thỏa mãn đồng thời các yêu cầu ở Quy chuẩn này và ở Phần 8D của QCVN 21:2015/BGTVT sao cho phù hợp với sản phẩm được chở, trừ khi các yêu cầu của Quy chuẩn này được ưu tiên áp dụng hơn khi tàu được thiết kế và đóng để chở riêng các sản phẩm phù hợp với các yêu cầu của Quy chuẩn này, kể cả các sản phẩm được đánh dấu “*” ở cột “a” Bảng 8D/19.1 ở Chương 19 Phần 8D của QCVN 21:2015/BGTVT.

4  Ngoài các quy định của Quy chuẩn này, phương tiện thủy nội địa vỏ thép chở xô hóa chất nguy hiểm phải thỏa mãn các quy định tại các phần tương ứng của Sửa đổi 1: 2015 QCVN 72:2013/BGTVT.

1.1.2  Đối tượng áp dụng

Quy chuẩn này áp dụng đối với các tổ chức và cá nhân có hoạt động liên quan đến các phương tiện thủy nội địa chở xô hóa chất nguy hiểm thuộc phạm vi điều chỉnh nêu tại 1.1.1, bao gồm: cơ quan Đăng kiểm Việt Nam (sau đây viết tắt là  “Đăng kiểm”); các chủ tàu; cơ sở thiết kế, đóng mới, hoán cải, phục hồi, sửa chữa và khai thác phương tiện thủy nội địa chở xô hóa chất nguy hiểm; cơ sở thiết kế, chế tạo trang thiết bị, vật liệu, máy được lắp đặt trên tàu; tổ chức, cá nhân xuất nhập khẩu, khai thác, sử dụng phương tiện thủy nội địa vỏ thép chở xô hóa chất nguy hiểm.



1.1.3  Thay thế tương đương

Kết cấu, trang thiết bị không áp dụng các quy định của Quy chuẩn này nhưng được coi là tương đương với các yêu cầu của Quy chuẩn này nếu cơ sở thiết kế, cơ sở chế tạo có các tài liệu, bằng chứng chứng minh kết cấu, trang thiết bị phù hợp các quy định của Quy chuẩn này.



1.1.4  Tài liệu viện dẫn

1  Sửa đổi 1:2015 QCVN 72:2013/BGTVT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy phạm phân cấp và đóng phương tiện thủy nội địa;

2  QCVN 21:2015/BGTVT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Quy phạm phân cấp và đóng tàu biển vỏ thép;

3  IBC Code - Bộ luật quốc tế về kết cấu và trang thiết bị của tàu chở xô hóa chất nguy hiểm;

4  MARPOL 73/78 - Công ước quốc tế về ngăn ngừa ô nhiễm do tàu gây ra - 1973 được sửa đổi bằng Nghị định thư 1978.

1.2  Định nghĩa sự nguy hiểm

1.2.1  Quy định chung

Các loại hàng được chuyên chở bằng tàu phải được phân loại theo mức độ nguy hiểm quy định ở 1.2.2 tới 1.2.5 dưới đây.



1.2.2  Nguy hiểm cho sức khỏe

1  “Nguy hiểm cho sức khỏe” là nguy hiểm được xác định bởi một trong số những quy định từ (1) tới (3) sau đây:

(1) Tác dụng ăn mòn trên da ở trạng thái lỏng;

(2) Tính độc cấp được tính bằng:

LD 50 đường miệng:

Liều gây chết đến 50% đối tượng được thử nghiệm, thực hiện qua đường uống;

LD 50 da:

 Liều gây chết đến 50% đối tượng được thử nghiệm, thực hiện qua đường da;

LC 50 hít vào:

Nồng độ gây chết qua đường hít thở đến 50% đối tượng được thử nghiệm.

(3) Tác động nguy hiểm tới sức khỏe khác như ung thư và cảm giác.

1.2.3  Nguy hiểm gây phản ứng

1  “Nguy hiểm gây phản ứng” là mối nguy hiểm được xác định bằng sự phản ứng với:

(1) Các sản phẩm khác;

(2) Nước;

(3) Không khí;

(4) Bản thân sản phẩm (bao gồm phản ứng trùng hợp).

1.2.4  Nguy hiểm gây cháy

“Nguy hiểm gây cháy” là mối nguy hiểm được xác định bằng các giới hạn (phạm vi) của điểm chớp cháy, nổ và nhiệt độ tự cháy của hóa chất.



1.2.5  Gây ô nhiễm sông, biển

1  “Gây ô nhiễm sông, biển” là mối nguy hiểm được xác định bởi một trong những quy định từ (1) đến (6) như sau:

(1) Sự tích tụ vi sinh;

(2) Không có sự phân hủy vi sinh;

(3) Ngộ độc cấp tính đối với các sinh vật thủy sinh;

(4) Ngộ độc kinh niên đối với các sinh vật thủy sinh;

(5) Ảnh hưởng lâu dài đối với sức khỏe con người;

(6) Các đặc tính lý học làm sản phẩm nổi hoặc chìm và do đó ảnh hưởng đến môi trường sống của sông, biển.

1.3  Giải thích từ ngữ

1  Trừ khi có quy định khác, trong Quy chuẩn này các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:

(1) “Nhiệt độ sôi” là nhiệt độ mà ở đó sản phẩm tạo ra áp suất hơi bằng áp suất khí quyển;

(2) “Khu vực hàng” là phần của tàu có chứa các két hàng, két lắng, buồng bơm hàng, kể cả các buồng bơm, khoang cách ly, két dằn hoặc khoang trống kề với các két làm két lắng và cả các phần boong trải khắp toàn bộ chiều dài và chiều rộng của phần thân tàu trên các khoang, két nêu trên. Khi các két độc lập được đặt ở trong các khoang hàng thì các khoang cách ly, két dằn hay khoang trống ở phía sau của khoang hàng sau cùng hoặc ở phía trước của khoang hàng phía mũi được loại trừ khỏi khu vực hàng;

(3) “Buồng bơm hàng” là khoang chứa các bơm và thiết bị phục vụ cho việc bơm các loại hàng bao gồm trong Phần này;

(4) “Buồng phục vụ hàng” là các buồng nằm trong khu vực hàng dùng làm các xưởng, các tủ, các kho chứa có diện tích hơn 2 m2 để chứa các trang thiết bị làm hàng;

(5) “Két hàng” là không gian bao kín được thiết kế để chứa hàng;

(6) “Tàu chở hóa chất” là tàu được đóng mới hoặc hoán cải để chở xô sản phẩm ở dạng lỏng bất kỳ được liệt kê trong Phụ lục của Quy chuẩn này;

(7) “Khoang cách ly” là khoang ngăn cách nằm giữa hai vách ngăn hoặc boong thép kề nhau, khoang này có thể là khoang trống hoặc là két dằn;

(8) “Trạm điều khiển” là buồng đặt thiết bị vô tuyến điện, thiết bị lái tàu hoặc nguồn điện sự cố của tàu hoặc buồng đặt các thiết bị báo cháy và điều khiển dập cháy tập trung, nhưng không bao gồm các buồng chứa các thiết bị kiểm soát cháy đặc biệt mà thường được bố trí trong khu vực hàng;

(9) “Giới hạn (phạm vi) cháy/nổ” là các điều kiện về trạng thái của hỗn hợp nhiên liệu - chất ôxy hóa mà ở đó nếu đưa vào một nguồn cháy bên ngoài đủ mạnh thì chỉ có khả năng gây cháy trong thiết bị thử nghiệm đã định;

(10) “Điểm chớp cháy” là nhiệt độ tính bằng độ (oC) mà tại đó sản phẩm sinh đủ hơi dễ cháy để đốt cháy. Các giá trị đưa ra trong Quy chuẩn này được xác định bằng “phương pháp thử cốc kín” nhờ thiết bị thử điểm chớp cháy được chấp thuận;

(11) “Khoang hàng” là không gian bao kín bởi kết cấu thân tàu, trong đó chứa két rời;

(12) “Độc lập” có nghĩa là các hệ thống đường ống, hoặc hệ thống thông hơi, không được nối với hệ thống khác bằng bất kỳ cách nào và không có các phương tiện sẵn có nào để có thể nối với các hệ thống khác;

(13) “Thiết bị dầu đốt” là các thiết bị để lọc và chuyển nhiên liệu đã được hâm nóng tới động cơ đốt trong, thiết bị dùng để lọc và chuyển nhiên liệu đến nồi hơi đốt bằng dầu, thiết bị dùng để lọc và chuyển nhiên liệu đến động cơ đốt trong hoặc máy tạo khí trơ có áp suất lớn hơn 0,18 N/mm2, bơm nén dầu, lọc dầu, thiết bị hâm làm việc với nhiên liệu ở áp suất lớn hơn 0,18 N/mm2;

(14) “Hệ số ngập” của một khoang là tỷ số giữa thể tích trong khoang đó mà nước có khả năng chiếm chỗ chia cho toàn bộ thể tích của khoang đó;

(15) “Buồng bơm” là khoang nằm ở trong khu vực hàng, có chứa các bơm và những thiết bị khác dùng để vận hành nước dằn và dầu đốt;

(16) “Tỷ trọng tương đối” của chất lỏng là tỷ số khối lượng của một đơn vị thể tích chất lỏng đó với khối lượng của một đơn vị thể tích tương ứng của nước ngọt;

(17) “Tách biệt” có nghĩa là một hệ thống ống hàng, hệ thống thông hơi hàng không được nối với một hệ thống ống hàng hoặc hệ thống thông hơi hàng khác. Sự tách biệt này có thể đạt được nhờ sử dụng các biện pháp thiết kế hoặc vận hành. Biện pháp vận hành không được sử dụng trong phạm vi két hàng và chúng phải bao gồm một trong các kiểu sau:

(a) Các đoạn ống nối tháo được hoặc van và bích tịt ở cuối ống;

(b) Bố trí nối tiếp hai bích có tấm chặn với thiết bị phát hiện rò lọt ở trong ống giữa 2 mặt bích đó.

(18) “Khối lượng riêng” là tỷ số khối lượng với thể tích của sản phẩm, được thể hiện bằng kg/m3. Định nghĩa này áp dụng đối với các chất lỏng, khí và hơi;

(19) “Áp suất hơi” là áp suất cân bằng của hơi bão hòa ở bên trên chất lỏng được diễn tả bằng MPa ở nhiệt độ xác định;

(20) “Khoang trống” là khoang kín nằm trong khu vực hàng, ở bên ngoài két hàng, không phải là khoang hàng, két dằn, két dầu đốt, buồng bơm hàng, buồng bơm hay khoang bất kỳ mà thông thường được thuyền viên sử dụng;

(21) “IBC Code” là “Bộ luật quốc tế về kết cấu và trang thiết bị của tàu chở xô hóa chất nguy hiểm”;

(22) “MARPOL 73/78” là “Công ước quốc tế về ngăn ngừa ô nhiễm do tàu gây ra” - 1973 được sửa đổi bằng “Nghị định thư 1978”;

(23) “Chất lỏng độc hại” là chất bất kỳ đã được quy định trong cột loại chất gây ô nhiễm, nằm trong Chương 16 và 17 Quy chuẩn này hoặc các chất được đánh giá tạm thời theo các yêu cầu ở quy định 6.3 Phụ lục II MARPOL thuộc loại X, Y, Z;

(24) “Buồng máy” là tất cả những buồng máy loại A và những không gian khác có đặt máy chính, nồi hơi, thiết bị dầu đốt, động cơ đốt trong và máy hơi nước, các máy phát điện và động cơ điện chính, các trạm nạp dầu, các máy làm lạnh, máy điều chỉnh giảm lắc của tàu, thiết bị thông gió và điều hòa không khí, các không gian tương tự và các lối đi dẫn đến các khoảng không gian đó;

(25) Buồng máy loại A là các khoảng không gian và các lối đi dẫn đến các không gian chứa:

(1) Động cơ đốt trong dùng làm máy chính; hoặc

(2) Động cơ đốt trong không dùng làm máy chính nhưng có tổng công không nhỏ hơn 375 kW; hoặc

(3) Nồi hơi đốt dầu (kể cả máy tạo khí trơ) hoặc thiết bị dầu đốt hoặc thiết không phải nồi hơi như máy sinh khí trơ, thiết bị đốt chất thải v.v…

(26) Buồng phục vụ là những buồng sử dụng để làm bếp, buồng đựng thức ăn có các thiết bị nấu, các tủ, buồng thư tín, kho chứa, xưởng máy không nằm trong buồng máy, các buồng tương tự và lối đi dẫn đến các buồng đó.

Phần 2

QUY ĐỊNH KỸ THUẬT

Chương 1

KHẢ NĂNG CHỐNG CHÌM CỦA TÀU VÀ VỊ TRÍ CÁC KÉT HÀNG



1.1  Quy định chung

1.1.1  Quy định chung

Tàu thuộc quy định của Phần này phải không bị chìm do tác động thông thường của ngập nước sau khi thân tàu bị hư hỏng giả định do ngoại lực gây ra. Ngoài ra, để bảo vệ cho tàu và môi trường, bất kỳ két hàng nào của tàu cũng phải được bảo vệ chống thủng trong trường hợp có hư hỏng nhỏ, ví dụ do va chạm với cầu tàu hoặc tàu kéo và phải có biện pháp bảo vệ trong trường hợp hư hỏng do va đập hay mắc cạn, bằng cách bố trí chúng phía trong tàu, cách vỏ tàu một khoảng cách lớn hơn khoảng cách tối thiểu của các lỗ thủng giả định trong phần này đảm bảo két hàng không bị ảnh hưởng bởi hư hỏng của vỏ tàu. Cả hai trường hợp, thủng giả định và khoảng cách giữa các két hàng với tôn vỏ tàu phải phụ thuộc vào mức độ nguy hiểm của sản phẩm được chở.



1.1.2  Loại tàu

1  Tàu phải được thiết kế theo một trong các tiêu chuẩn sau:

(1) Tàu loại I là tàu chở hóa chất vận chuyển các sản phẩm nêu ở Phụ lục của Quy chuẩn này có mức độ gây ô nhiễm môi trường và nguy hiểm rất nghiêm trọng đòi hỏi các biện pháp bảo vệ tối đa chống rò rỉ của loại hàng chuyên chở;

(2) Tàu loại II là tàu chở hóa chất vận chuyển các sản phẩm được nêu trong Phụ lục của Quy chuẩn này có mức độ gây ô nhiễm môi trường và nguy hiểm nghiêm trọng đáng kể đòi hỏi các biện pháp phòng ngừa thích đáng để chống sự rò rỉ của loại hàng này;

(3) Tàu loại III là tàu chở hóa chất vận chuyển các sản phẩm nêu trong Phụ lục của Quy chuẩn này có mức độ gây ô nhiễm môi trường và nguy hiểm tương đối nghiêm trọng đòi hỏi lớp vỏ bảo vệ két hàng ở mức vừa phải để giữ được khả năng nổi của tàu trong điều kiện bị thủng.

Như vậy, tàu loại I là tàu chở hóa chất để vận chuyển các sản phẩm được coi là có mức độ nguy hiểm cao nhất và tàu loại II, III dành cho vận chuyển các sản phẩm có mức độ nguy hiểm giảm dần. Do đó, tàu loại I phải được thiết kế để chịu được mức độ thủng nghiêm trọng nhất và các két hàng của nó phải được bố trí vào phía trong tàu ở một khoảng cách lớn nhất được quy định tính từ vỏ ngoài.

1.1.3  Loại tàu được quy định tùy theo từng sản phẩm

Loại tàu được quy định tùy theo từng sản phẩm được nêu ở cột “e” trong Phụ lục của Quy chuẩn này.



1.1.4  Yêu cầu đối với tàu chở nhiều loại sản phẩm

Nếu tàu được thiết kế để chở nhiều loại sản phẩm được nêu trong Phụ lục của Quy chuẩn này thì tiêu chuẩn hư hỏng phải tương ứng với sản phẩm có yêu cầu kiểu loại tàu nghiêm ngặt nhất. Tuy nhiên, các yêu cầu về vị trí của từng két hàng là các yêu cầu đối với loại tàu có liên quan đến sản phẩm tương ứng được chuyên chở.



1.2  Dằn cứng và thông báo ổn định

1.2.1  Dằn cứng

Dằn cứng thông thường không được đặt ở trong các két đáy đôi khu vực hàng. Tuy nhiên, nếu vì lý do ổn định việc bố trí dằn cứng trong các két không thể tránh khỏi, thì nó phải được bố trí sao cho đảm bảo các tải trọng va đập do hư hỏng ở đáy tàu không truyền trực tiếp lên kết cấu két hàng.



1.2.2  Mạn khô và thông báo ổn định

1  Mạn khô của các tàu nêu tại 1.1 Quy chuẩn này phải được xác định theo các quy định tại phần 7 sửa đổi 1:2015 QCVN 72:2013/BGTVT. Tuy nhiên, chiều chìm thiết kế không được lớn hơn yêu cầu của Quy chuẩn này.

2  Trong tất cả các điều kiện khai thác tàu phải thỏa mãn các quy định trong Phần 7 của phần 7 sửa đổi 1:2015 QCVN 72:2013/BGTVT.

3  Khi xét ảnh hưởng mặt thoáng của hàng lỏng ở các điều kiện tải trọng phải giả thiết cho mỗi loại hàng tối thiểu ở một cặp khoang ngang hoặc một khoang ở dọc tâm có bề mặt thoáng và khoang hoặc két chứa đưa vào tính toán phải ở vị trí mà ảnh hưởng của mặt thoáng là lớn nhất.

4  Dằn cứng thông thường không được đặt ở bên trong các két đáy đôi. Tuy nhiên, vì lý do ổn định khi việc bố trí dằn cứng trong các két đáy đôi là không thể tránh khỏi, thì nó phải được bố trí để đảm bảo sao cho các tải trọng va đập do thủng ở đáy tàu không truyền trực tiếp lên kết cấu két hàng.

5  Bản thông báo quy định ở sửa đổi 1:2015 QCVN 72:2013/BGTVT phải có tóm tắt về khả năng chống chìm của tàu.

1.3  Lỗ xả mạn bên dưới boong mạn khô

1.3.1  Lỗ xả mạn

1  Việc trang bị và điều khiển các van xả mạn được lắp để xả qua tôn vỏ tàu từ các khoang bên dưới boong mạn khô hoặc từ khu vực thượng tầng và lầu trên boong mạn khô có các cửa kín phải thỏa mãn các yêu cầu tương ứng nêu tại 13.4 Chương 13 Phần 3 của QCVN 21:2015/BGTVT, nhưng việc lựa chọn các van bị giới hạn bởi:

(1) Một van tự động một chiều có biện pháp đóng chủ động từ trên boong mạn khô; hoặc

(2) Khi khoảng cách thẳng đứng tính từ đường nước chở hàng mùa hè đến đầu phía trong tàu của ống xả vượt quá 0.01Lf, có hai van tự động một chiều không có phương tiện đóng cưỡng bức với điều kiện là có thể đến được van bên trong tàu để kiểm tra khi đang ở trạng thái làm việc.

1.3.2  Van một chiều

Các van tự động một chiều được đề cập ở 1.3.1-1(1) và 1.3.1-1(2) phải được đăng kiểm thẩm định và có đầy đủ khả năng ngăn nước vào tàu, có xét đến điều kiện tăng chìm, chúi và nghiêng trong các yêu cầu chống chìm ở 1.9.



1.4  Trạng thái tải trọng

Khả năng chống chìm do bị thủng phải được xem xét đối với tất cả các trạng thái có thể xảy ra về tải trọng và sự thay đổi về mớn nước và độ chúi. Các yêu cầu chống chìm không cần áp dụng cho tàu ở trạng thái dằn (lượng hàng chứa trong các két rời rửa hàng nhỏ trên boong không cần phải tính đến khi xét trạng thái dằn) với điều kiện là hàng có ở trên tàu chỉ dùng cho mục đích làm mát, tuần hoàn hoặc cấp nhiên liệu.



1.5  Lỗ thủng giả định

1.5.1  Phạm vi lỗ thủng giả định lớn nhất

1  Phạm vi lỗ thủng giả định lớn nhất ở trên mạn tàu phải theo Bảng 2/1.1.

2  Phạm vi lỗ thủng giả định lớn nhất ở đáy phải thỏa mãn Bảng 2/1.2.

1.5.2  Lỗ thủng khác

Nếu bất kỳ lỗ thủng nào có kích thước nhỏ hơn phạm vi lỗ thủng lớn nhất xác định ở 1.5.1 mà có thể gây ra trạng thái nguy hiểm hơn thì lỗ thủng như thế phải được xem xét.



Bảng 2/1.1 Thủng ở mạn

Hướng

Phạm vi lỗ thủng

(1) Theo chiều dọc tàu

1/3Lf2/3 hoặc 14,5 m, lấy giá trị nhỏ hơn.

 (2) Theo chiều ngang

B/5 hoặc 11,5 m, lấy giá trị nhỏ hơn (đo về phía trong từ mạn tàu theo đường vuông góc với mặt phẳng dọc tâm trên đường nước chở hàng mùa hè).

 (3) Thẳng đứng

Từ dưới lên không có giới hạn (từ đường lý thuyết của tôn đáy tại đường tâm tàu).

 

Каталог: data -> 2017
2017 -> Tcvn 6147-3: 2003 iso 2507-3: 1995
2017 -> Các Cục Hải quan tỉnh, thành phố
2017 -> TIÊu chuẩn quốc gia tcvn 10256: 2013 iso 690: 2010
2017 -> Căn cứ Nghị định số 15/2017/NĐ-cp ngày 17/02/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
2017 -> TIÊu chuẩn quốc gia tcvn 8400-3: 2010
2017 -> TIÊu chuẩn nhà NƯỚc tcvn 3133 – 79
2017 -> Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015
2017 -> Căn cứ Nghị định số 15/2017/NĐ-cp ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
2017 -> Btvqh10 ngày 25 tháng 5 năm 2002 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tự vệ trong nhập khẩu hàng hóa nước ngoài vào Việt Nam

tải về 4.21 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   32




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương