Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia qcvn 33: 2011/btttt về LẮP ĐẶt mạng cáp ngoại VI viễn thông national technical regulation


Điều kiện sử dụng cáp trong cống bể



tải về 1.36 Mb.
trang2/13
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích1.36 Mb.
#19014
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   13

2.2.1. Điều kiện sử dụng cáp trong cống bể

Công trình cáp trong cống bể được sử dụng trong các trường hợp sau đây:

a) Tuyến cáp có dung lượng lớn.

b) Trong khu vực đô thị cần phải đảm bảo mỹ quan.

c) Các tuyến cáp quan trọng cần đảm bảo độ ổn định tránh các tác động bên ngoài.

2.2.2. Yêu cầu đối với cáp trong cống bể

Cáp đồng và cáp quang đi trong cống bể phải bảo đảm các yêu cầu về cơ, lý, hóa, điện, có khả năng chống ẩm, chống ăn mòn, chống côn trùng và động vật gặm nhấm theo tiêu chuẩn của doanh nghiệp và quy chuẩn kỹ thuật.



2.2.3. Yêu cầu đối với hầm cáp, hố cáp (bể cáp)

2.2.3.1. Vị trí hầm cáp, hố cáp phải thuận tiện cho lắp đặt, bảo dưỡng, khai thác và bảo đảm an toàn, mỹ quan đô thị nhưng không làm ảnh hưởng đến các phương tiện giao thông và người đi lại. Không xây dựng hầm cáp, hố cáp tại các vị trí đường giao nhau và những nơi tập trung người đi lại như đường rẽ vào công sở cơ quan, điểm chờ xe buýt...

2.2.3.2. Nắp bể cáp phải ngang bằng so với mặt đường, mặt hè phố, không bập bênh, đảm bảo an toàn cho người và các phương tiện giao thông qua lại và phải ngăn được chất thải rắn lọt xuống hầm cáp, hố cáp.

2.2.3.3. Tùy thuộc vào vị trí lắp đặt bể cáp, nắp bể cáp phải chịu được tải trọng như quy định ở Bảng 8.



Bảng 8. Khả năng chịu tải trọng của nắp bể cáp

Khả năng chịu tải trọng của nắp bể cáp (kN)

Vị trí lắp đặt bể cáp

Không nhỏ hơn 15

Trên vỉa hè hoặc những nơi ôtô không thể vào được

Không nhỏ hơn 125

Trên vỉa hè hoặc bãi đỗ xe khách

Không nhỏ hơn 250

Dưới lòng đường ít xe tải đi qua

Không nhỏ hơn 400

Dưới đường cao tốc, đường xe tải

Không nhỏ hơn 600

Khu vực bến cảng, sân bay

2.2.4. Yêu cầu đối với tuyến cống bể

2.2.4.1. Yêu cầu chung

a) Tuyến cống bể phải thẳng (nếu điều kiện địa hình, không gian cho phép).

b) Góc đổi hướng tuyến cống bể không lớn hơn 90o. Giữa hai hầm cáp hoặc hố cáp liền kề chỉ đưc phép có một góc đổi hưng bằng 900.





Hình 1. Góc đổi hướng tuyến cống bể

c) Tùy theo điều kiện địa hình, không gian, tuyến cống bể phải được xây dựng theo thứ tự ưu tiên từ cao đến thấp như sau:

• Tuyến cống bể đi dưới vỉa hè hoặc giải phân cách giữa hai làn đường.

• Tuyến cống bể dưới lòng đường, đi sát về một bên lề đường, nếu là đường một chiều thì chọn lề bên tay phải theo hướng đi đường một chiều.

• Tuyến cống bể không cắt ngang qua đường sắt. Trường hợp bắt buộc phải cắt ngang đường sắt phải chọn vị trí thích hợp cách xa chỗ có mật độ các phương tiện giao thông lớn.

d) Khi thiết kế mới hoặc sửa chữa, nâng cấp các tuyến hầm cáp, hố cáp, cống cáp, và khi điều kiện địa hình, không gian cho phép, phải thực hiện ngầm hóa tới tận nhà thuê bao.

2.2.4.2. Yêu cầu về độ sâu lắp đặt cống cáp

Độ sâu lắp đặt cống cáp tính từ đỉnh của lớp cống cáp trên cùng đến mặt đất phải đảm bảo quy định sau:

a) Dưới lòng đường tối thiểu là 0,7 m.

b) Dưới vỉa hè hoặc giải đất phân cách đường một chiều tối thiểu là 0,5 m.

2.2.4.3. Yêu cầu về khoảng cách giữa đường cống cáp với các công trình khác

a) Khoảng cách nhỏ nhất giữa đường cống cáp với các đường ống cấp nước, cống, nước thải, đường điện lực ngầm như quy định trong Bảng 9.



Bảng 9. Khoảng cách nhỏ nhất giữa đường cống cáp với các công trình ngầm khác

Trạng thái đi gần của đường cống cáp

Khoảng cách nhỏ nhất đến các công trình ngầm khác (m)

Đường ống nước, cỡ ống Φ (mm)

Cống nước thải

Các ống dẫn khí, xăng dầu

Cáp điện lực

< 300

300 ÷ 400

> 400

Song song

1

1,5

2

1

0,6

0,6

Giao chéo

0,25

0,25

0,25

0,25

0,3

0,5

Chú thích:

1. Trong mọi trường hợp tuyến cống cáp khi đi gần các công trình ngầm khác phải tuân theo quy định về khoảng cách an toàn của công trình ngầm này.

2. Cáp viễn thông ngầm khi vượt qua cáp điện lực phải đi bên trên cáp điện lực ngầm. Trường hợp một trong hai cáp có vỏ bọc bằng kim loại hoặc được đặt trong ống kim loại thì khoảng cách tại chỗ giao chéo có thể giảm xuống 0,25 m.

3. Trong trường hợp không thể đạt được khoảng cách song song với cáp điện lực như quy định trong bảng này, cho phép giảm khoảng cách đó xuống đến 0,25 m đối với cáp điện lực có điện áp đến 10 kV. Đối với cáp điện lực có điện áp lớn hơn 10 kV thì cho phép khoảng cách đó giảm xuống 0,25 m nhưng một trong hai cáp đó phải đặt trong ống kim loại.



b) Khoảng cách nhỏ nhất giữa đường cống cáp với đường sắt và xe điện như quy định trong Bảng 10.

Bảng 10. Khoảng cách nhỏ nhất giữa đường cống cáp với đường sắt và đường xe điện

Trạng thái đi gần của đường cống cáp

Khoảng cách nhỏ nhất đến các công trình khác (m)

Đường sắt

Đường xe điện

Song song

1

2

Giao chéo

1,2

1,1

Chú thích:

1. Khoảng cách song song của đường cống cáp với đường sắt được tính từ tuyến cáp chôn tới chân taluy đường sắt gần nhất.

2. Cáp đồng và cáp quang đi ngầm qua đường sắt và đường xe điện, phải đặt trong ống thép hoặc ống nhựa bọc bê tông dài ra về hai phía so với đường ray ngoài cùng mỗi bên tối thiểu là 3 m.

3. Phải tuân thủ quy định về khoảng cách an toàn của các công trình lân cận đường cống cáp.



c) Khoảng cách giữa đường cống cáp với một số kiến trúc khác như quy định trong Bảng 11.

Bảng 11. Khoảng cách nhỏ nhất giữa đường cống cáp với một số kiến trúc khác

Loại kiến trúc

Khoảng cách nhỏ nhất (m) khi cống cáp đi

Song song

Giao chéo

Cột điện, cột treo cáp viễn thông

0,5

-

Mép vỉa hè

1,0

-

Móng cầu vượt, đường hầm

0,6

-

Móng tường, hàng rào

1,0

-

2.2.5. Tiếp đất và chống sét cho mạng cáp trong cống bể

2.2.5.1. Cáp đồng và cáp quang có thành phần kim loại trong cống bể phải tuân thủ các quy định về tần suất thiệt hại do sét tại QCVN 32:2011/BTTTT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chống sét cho các trạm viễn thông và mạng cáp ngoại vi viễn thông.

2.2.5.2. Đối với cáp đồng, phải nối đất vỏ bọc kim loại và đai sắt dọc theo tuyến cáp tại các vị trí hầm cáp. Khoảng cách giữa hai điểm tiếp đất gần nhau nhất không lớn hơn 300 m. Điện trở tiếp đất được quy định trong Bảng 12.

Bảng 12. Điện trở tiếp đất vỏ kim loại của cáp đồng

Điện trở suất của đất (Ω.m)

≤ 100

101 - 300

301 - 500

> 500

Điện trở tiếp đất (Ω) không lớn hơn

20

30

35

45

2.2.5.3. Đối với cáp quang có thành phần kim loại, phải thực hiện tiếp đất thành phần kim loại dọc theo tuyến cáp như đối với cáp đồng.

2.2.5.4. Nếu chuyển tiếp cáp (cáp đồng và cáp quang) đi trong cống bể sang cáp treo, thì tại chỗ nối giữa cáp treo và cáp đi trong cống bể phải tiếp đất các thành phần kim loại (màng chắn từ, dây tiếp đất dọc cáp, dây gia cường và dây treo cáp bằng kim loại).

Chú thích: Để hạn chế rủi ro thiệt hại do sét, có thể áp dụng các biện pháp bảo vệ như sau:

- Đảm bảo và duy trì tính liên tục của các thành phần kim loại (màn chắn điện từ, thành phần gia cường...) tại các mối nối và tại các tủ cáp, hộp cáp dọc tuyến.

- Ở nơi có hoạt động dông sét cao phải sử dụng loại cáp có lớp vỏ nhôm hoặc vỏ nhôm - thép có bọc ngoài bằng Polyethylene (PE).

- Sử dụng các thiết bị bảo vệ phù hợp ở các vị trí phù hợp.

- Sử dụng dây chống sét: Hiệu quả bảo vệ của dây chống sét được xác định thông qua hệ số che chắn (η). Việc xác định hệ số che chắn của dây chống sét theo quy định tại Phụ lục B.

2.3. Quy định kỹ thuật đối với cáp chôn trực tiếp



2.3.1. Điều kiện sử dụng cáp chôn trực tiếp

Cáp chôn trực tiếp được sử dụng trong các trường hợp sau đây:

a) Tuyến cáp có dung lượng lớn, ổn định lâu dài.

b) Tuyến cáp có yêu cầu chi phí xây lắp thấp và thời gian lắp đặt ngắn.

c) Trong vùng hoặc khu vực đã hoặc tương đối ổn định về các công trình xây dựng.

d) Các tuyến cáp cần đảm bảo độ ổn định tránh các tác động bên ngoài.



2.3.2. Yêu cầu đối với cáp chôn trực tiếp

Cáp viễn thông chôn trực tiếp là loại cáp có vỏ bằng kim loại hoặc chất dẻo đặt trực tiếp trong đất. Cáp đồng và cáp quang chôn trực tiếp phải bảo đảm các yêu cầu về cơ, lý, hóa, điện có khả năng chống ẩm, chống ăn mòn, chống côn trùng và động vật gặm nhấm theo tiêu chuẩn của doanh nghiệp và quy chuẩn kỹ thuật.



2.3.3. Yêu cầu đối với tuyến cáp chôn trực tiếp

2.3.3.1. Yêu cầu chung

a) Tuyến cáp phải ngắn nhất (trong điều kiện địa hình, không gian cho phép).

b) Đảm bảo khoảng cách an toàn từ cáp đến các công trình ngầm khác như đường ống cấp nước, cống nước thải, cáp điện lực đi trong cống ngầm theo quy định tại Bảng 9.

c) Đảm bảo khoảng cách nhỏ nhất giữa tuyến cáp chôn trực tiếp với đường sắt và xe điện theo quy định tại Bảng 10.

d) Đảm bảo khoảng cách nhỏ nhất giữa tuyến cáp chôn trực tiếp với một số kiến trúc khác theo quy định tại Bảng 11.

e) Trường hợp phải sử dụng cáp chôn trực tiếp tại khu vực đang trong quá trình xây dựng hoặc chưa ổn định về kiến trúc xây dựng đô thị thì phải sử dụng băng báo hiệu phía trên cáp chôn ít nhất 10 cm, hoặc sử dụng cột mốc để báo hiệu.



Hình 2. Đặt dải băng báo hiệu trên tuyến cáp chôn trực tiếp

f) Tuyến cáp chôn trực tiếp phải tuân theo thứ tự ưu tiên từ cao đến thấp như sau:

• Chôn cáp dưới vỉa hè hoặc dải phân cách giữa hai làn đường.

• Chôn cáp dưới lòng đường. Trong trường hợp này tuyến cáp phải đi sát về một bên lề đường, nếu là đường một chiều thì chọn lề bên tay phải theo hướng đi đường một chiều.

2.3.3.2. Yêu cầu đối với rãnh cáp

a) Chỉ được phép lắp đặt tối đa 4 cáp trong một rãnh.

b) Độ sâu của rãnh cáp phụ thuộc vào cấp đất như quy định tại Bảng 13.

Bảng 13. Độ sâu của rãnh cáp

Loại cáp

Độ sâu của rãnh cáp (m) ứng với cấp đất

Cấp I, II

Cấp III

Cấp IV

Cáp đồng

0,9

0,5

0,3

Cáp quang

1,2

0,7

0,5

Chú thích:

1. Nếu cáp đồng và cáp quang chôn chung một rãnh phải áp dụng độ sâu của rãnh cáp quang. Các cáp cùng loại phải được bố trí về một phía của rãnh.

2. Nếu không thể đạt được độ sâu rãnh cáp như quy định (do có đá ngầm, địa hình núi đá...) hoặc lắp đặt trong khu vực có nguy cơ bị hư hỏng do đào bới, xói lở thì cần phải thực hiện các biện pháp bảo vệ thích hợp.


2.3.3.3. Yêu cầu về khoảng cách an toàn giữa cáp viễn thông chôn trực tiếp và hệ thống điện lực

a) Khoảng cách cho phép giữa cáp viễn thông chôn trực tiếp và hệ thống tiếp đất điện lực

Để tránh ảnh hưởng tăng điện thế đất do dòng điện sự cố chảy qua các hệ thống tiếp đất điện lực, cáp viễn thông có vỏ kim loại tiếp xúc trực tiếp với đất phải cách xa tiếp đất của điện lực. Nếu điều kiện của vùng không thể cách xa, phải sử dụng cáp viễn thông có vỏ bọc chịu điện áp cao hoặc đặt cáp trong ống nhựa cách ly với đất. Ở những khu vực có độ tăng điện thế đất quá lớn, cần thay cáp đồng bằng cáp quang hoặc sử dụng hệ thống vi ba để thay thế. Khoảng cách nhỏ nhất giữa cáp viễn thông có vỏ kim loại tiếp xúc trực tiếp với đất và tiếp đất của hệ thống điện cao thế được quy định tại Bảng 14.

Bảng 14. Khoảng cách nhỏ nhất giữa cáp viễn thông có vỏ kim loại tiếp xúc trực tiếp với đất và tiếp đất của hệ thống điện cao thế (m)

Điện trở suất của đất (Ω.m)

Loại mạng điện

Khu vực lắp đặt

Có trung tính cách ly với đất hoặc nối đất qua cuộn triệt hồ quang

Có trung tính nối đất trực tiếp




Nhỏ hơn 50

2

5


5

10


Thành thị

Nông thôn



50 - 500

5

10


10

20


Thành thị

Nông thôn



500 - 5000

10

20


50

100


Thành thị

Nông thôn



Lớn hơn 5000

10

20


50

100 - 200 (*)



Thành thị

Nông thôn



Chú thích: (*) Khoảng cách 200 m trong khu vực có điện trở suất của đất lớn hơn 10.000 Ω.m.

b) Khoảng cách ngang giữa cáp viễn thông và cáp điện cao thế cùng chôn trực tiếp trong đất theo quy định trong Bảng 15.

Bảng 15. Khoảng cách giữa cáp viễn thông và cáp điện cao thế cùng chôn trực tiếp trong đất (m)

Loại đất

Đất ổn định

Đất không ổn định

1,0

1,5

c) Để phòng chống tiếp xúc trực tiếp giữa cáp điện lực và cáp viễn thông chôn trực tiếp khi giao chéo phải cho cáp viễn thông vào ống PVC cứng và đặt giao chéo trên cáp điện cao thế, khoảng cách theo quy định tại Bảng 9.

2.3.4. Tiếp đất và chống sét cho mạng cáp chôn trực tiếp

2.3.4.1. Tiếp đất và chống sét cho cáp chôn trực tiếp như quy định tại mục 2.2.5.

2.3.4.2. Quy cách sử dụng dây chống sét ngầm như sau:

a) Không cần dùng dây chống sét, khi: ρ < 100 Ω.m;

b) Dùng một dây chống sét ngầm, khi: ρ = 100 Ω.m ÷ 1000 Ω.m;

c) Dùng hai dây chống sét ngầm, khi: ρ = 1000 Ω.m ÷ 3000 Ω.m;

d) Đặt cáp trong ống thép, khi: ρ > 3000 Ω.m.

Hiệu quả bảo vệ của dây chống sét được xác định thông qua hệ số che chắn (η). Xác định hệ số che chắn của dây chống sét theo quy định tại Phụ lục B.

2.4. Quy định kỹ thuật đối với cáp trong đường hầm

2.4.1. Điều kiện sử dụng cáp trong đường hầm

Sử dụng cáp trong đường hầm tại những khu vực có nhiều cáp mà dung lượng ống tại cống bể không đáp ứng được, đặc biệt là các khu vực nhập đài, khi dung lượng trên 10.000 đôi sợi.



2.4.2. Yêu cầu đối với cáp lắp đặt trong đường hầm

Cáp viễn thông đi trong đường hầm phải bảo đảm các yêu cầu về cơ, lý, hóa, điện có khả năng chống ẩm, chống ăn mòn, chống côn trùng và động vật gặm nhấm theo tiêu chuẩn của doanh nghiệp và quy chuẩn kỹ thuật.



2.4.3. Yêu cầu kỹ thuật của đường hầm

2.4.3.1. Đường hầm phải được xây dựng bằng vật liệu chịu lửa (như gạch đặc, nung chín). Các thành phần kim loại bên trong đường hầm như ke đỡ cáp, các chi

tiết cố định, định vị... phải làm bằng thép mạ kẽm.

2.4.3.2. Dọc theo đường hâm có bố trí các điêm tiếp đất, khoảng cách giữa hai điêm tiếp đất gân nhau nhất không lớn hơn 300 m. Điện trở tiếp đất được quy định trong Bảng 12.

2.4.3.3. Đường hầm phải có lối đi thuận tiện cho việc lắp đặt, kiểm tra, sửa chữa và bảo dưỡng. Chiều cao lối đi trong đường hầm tối thiểu phải bằng 1,9 m và chiều rộng tối thiểu phải bằng 0,7 m. Độ sâu của đường hầm tính từ trần hầm tới mặt đất phải tính toán sao cho không ảnh hưởng đến các công trình ngầm bên trên.

2.4.3.4. Đường hầm cáp phải được trang bị một hệ thống chiếu sáng thích hợp bằng nguồn điện đảm bảo cho công việc lắp đặt, hàn nối, bảo dưỡng và sửa chữa.

2.4.3.5. Đường hầm phải được trang bị hệ thống thông hơi, thông gió đảm bảo nhiệt độ và độ ẩm, chống cháy nổ, chống ăn mòn, ngăn khói xâm nhập, giảm bớt các khí độc do hàn nối.

2.4.3.6. Bên trong đường hầm phải có biển báo chỉ rõ các lối ra vào đường hầm và các cửa thoát hiểm (nếu có).

2.4.3.7. Phải đảm bảo điều kiện môi trường trong đường hầm không gây nguy hiểm cho sức khỏe con người trong khi làm việc hoặc kiểm tra.

2.4.3.8. Đường hầm dùng chung cho nhiều ngành khác nhau như viễn thông, điện lực, cấp nước, thoát nước... phải có sự thống nhất về vị trí, không gian lắp đặt các thiết bị trong đường hầm (cáp điện lực, đường ống cấp và thoát nước...) và phải đảm bảo các điều kiện an toàn cho cáp viễn thông.



2.4.4. Yêu cầu lắp đặt cáp trong đường hầm

2.4.4.1. Phải có không gian dự phòng để lắp đặt cáp sau này.

2.4.4.2. Phải có khoảng hở giữa thành đường hầm và các đường ống, giữa các đường ống với nhau để thuận tiện cho bảo dưỡng và sửa chữa.

2.4.4.3. Không lắp đặt cáp quang trực tiếp vào ống có đường kính lớn hoặc ống có sẵn cáp đồng. Phải sử dụng ống phụ trong các ống có đường kính lớn để lắp đặt cáp quang.

2.4.4.4. Khoảng cách giữa ống dẫn cáp viễn thông với cáp điện lực tối thiểu là 0,3 m.

2.4.4.5. Phải có các biện pháp thích hợp để chống côn trùng gặm nhấm và chống ăn mòn điện hóa cho cáp.



2.4.5. Tiếp đất và chống sét cho mạng cáp trong đường hầm

Tiếp đất và chống sét cho cáp trong đường hầm như quy định tại mục 2.2.5.

2.5. Quy định kỹ thuật đối với cáp qua sông

2.5.1. Điều kiện sử dụng cáp qua sông

Cáp qua sông được sử dụng trong các trường hợp sau:

a) Khi tuyến cáp vượt qua các đoạn sông, hồ lớn... mà các phương pháp lắp đặt cáp khác không thể thực hiện được.

b) Cáp qua sông có thể được thiết kế đặt trên cầu, treo qua sông hoặc thả qua sông.



2.5.2. Yêu cầu đối với cáp qua sông

2.5.2.1. Cáp thả qua sông phải được chọn có độ gia cường phù hợp với tốc độ dòng chảy và độ sâu của lòng sông.

2.5.2.2. Cáp đặt trên cầu phải chịu được rung, hoặc có biện pháp chống rung.

2.5.2.3. Cáp treo qua sông phải tính toán dây treo bảo đảm độ chùng, lực căng, chịu được tải trọng của bản thân cáp và tác động của gió bão cho khoảng vượt lớn.



2.5.3. Yêu cầu đối với tuyến cáp qua sông

2.5.3.1. Yêu cầu đối với tuyến cáp đặt trên cầu

a) Vị trí và kỹ thuật lắp đặt ống dẫn cáp trên cầu phải được sự thỏa thuận giữa đơn vị quản lý cầu và các đơn vị quản lý công trình cáp.

b) Các ống dẫn cáp phải được lắp đặt chắc chắn trên cầu và không làm ảnh hưởng đến kết cấu và độ vững chắc của cầu.

c) Phải bố trí hầm hoặc hố cáp tại hai đầu đoạn cáp qua cầu và dự trữ lượng cáp dư tối thiểu là 5 m đối với cáp đồng và tối thiểu là 15 m đối với cáp quang.

d) Phải đánh dấu vị trí cáp qua cầu.

2.5.3.2. Yêu cầu đối với tuyến cáp treo qua sông

a) Chiều cao của cột vượt sông phải đảm bảo tuyến cáp vượt sông có khoảng cách an toàn cho các loại phương tiện giao thông đi lại bên dưới và các yêu cầu khác có liên quan của ngành giao thông.

b) Các cột treo cáp qua sông phải được gia cố móng, củng cố bằng dây co, đảm bảo chịu được các tải trọng tác động.

c) Không được bố trí cột góc làm cột vượt sông.

d) Lực căng của cáp không được vượt quá giới hạn lực căng cho phép của cáp.

2.5.3.3. Yêu cầu đối với tuyến cáp thả qua sông

a) Vị trí lắp đặt cáp thả qua sông phải cách xa khu vực tàu thuyền neo đậu tối thiểu 100 m.

b) Khoảng cách từ cáp viễn thông đến cáp điện lực cùng đặt trong nước, nơi không có tàu thuyền neo đậu không nhỏ hơn 20 m.

c) Chiều sâu rãnh cáp tối thiểu là 1,5 m và chiều rộng rãnh cáp tối thiểu là 1 m.

d) Cáp thả sông phải được đặt trong ống thép mạ kẽm, đường kính của ống được lựa chọn phù hợp với kích thước cáp lắp đặt bên trong.

e) Đoạn ống qua sông phải được đặt vào chính giữa rãnh cáp, sau khi được đặt cố định vào rãnh cáp phải đậy các tấm panel bê tông có kích thước 1000 x 500 x 300 (mm) lên trên ống.

f) Phải lấp đầy rãnh cáp đến mặt đáy sông.

g) Hai đầu của đoạn cáp qua sông phải bố trí hầm cáp hoặc hố cáp.

h) Phải có lượng cáp dư ở hai bên bờ cho việc sửa chữa sau này. Lượng cáp dư đối với cáp đồng tối thiểu là 5 m và lượng cáp dư đối với cáp quang tối thiểu là 15 m.

i) Phải đánh dấu đoạn cáp qua sông ở hai bên bờ.


Каталог: docs -> download
download -> TIÊu chuẩn việt nam tcvn 5845: 1994 MÁy xay xát thóc gạo phưƠng pháp thử
download -> TIÊu chuẩn quốc gia tcvn 8714: 2011 iso 25140: 2010
download -> Căn cứ Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật ngày 29/6/2006
download -> TIÊu chuẩn quốc gia tcvn 8940: 2011
download -> TIÊu chuẩn quốc gia tcvn 9964: 2014
download -> TIÊu chuẩn ngành 10 tcn 512: 2002 VỪng hạt yêu cầu kỹ thuật và phưƠng pháp thử Phạm VI áp dụng
download -> TIÊu chuẩn quốc gia tcvn 8491-2 : 2011
download -> TỈnh thừa thiên huế
download -> MỤc lục lời nói đầu I. Phạm VI và đối tượng áp dụng II. Các chữ viết tắt, định nghĩa và khái niệm
download -> MỤc lục lời nói đầu Phạm VI và đối tượng áp dụng

tải về 1.36 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   13




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương