Quy chế về chế độ kiểm tra, giám sát công tác cán bộ



tải về 99.29 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu25.07.2016
Kích99.29 Kb.
#4926
Hướng dẫn số 07-HD/KTTW ngày 11/9/2007 của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương thực hiện “Quy chế về chế độ kiểm tra, giám sát công tác cán bộ” (ban hành kèm theo Quyết định số 58-QĐ/TW, ngày 7/5/2007 của Bộ Chính trị

Ngày 1/2/2008. Cập nhật lúc 17h 32'

Ngày 07-5-2007, Bộ Chính trị đã ban hành Quyết định số 58-QĐ/TW về việc ban hành Quy chế về chế độ kiểm tra, giám sát công tác cán bộ, Theo quy định tại Điều 18, Chương IV Quy chế nói trên, Uỷ ban Kiểm tra Trung ương hướng dẫn thực hiện, như sau:

I- NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Những quy định chung được nêu tại Chương I của Quy chế (từ Điều 1 đến Điều 3), gồm các vấn đề:



1- Các cấp uỷ và tổ chức đảng phải thường xuyên lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức kiểm tra, giám sát công tác cán bộ theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình

- Kiểm tra, giám sát công tác cán bộ là nhiệm vụ trực tiếp, thường xuyên của các tổ chức đảng, trước hết là của cấp uỷ các cấp. Cấp uỷ phân công các cấp uy viên phụ trách theo lĩnh vực và giao các ban của cấp uỷ tham mưu, giúp cấp uỷ trong việc lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức kiểm tra, giám sát công tác cán bộ.

- Các cấp uỷ xây dựng phương hướng nhiệm vụ, chương trình, kế hoạch kiểm tra, giám sát nhiệm kỳ, hằng năm (trong đó có nội dung, đối tượng kiểm tra, giám sát công tác cán bộ) để lãnh đạo, chỉ đạo cấp uỷ, tổ chức đảng cấp dưới thực hiện, đồng thời, cấp uỷ trực tiếp kiểm tra, giám sát công tác cán bộ theo chức năng, nhiệm vụ, quyên hạn của mình để đạt được mục đích, yêu cầu như Điều 2 của Quy chế đã nêu.

- Chương trình, kế hoạch kiểm tra, giám sát công tác cán bộ phải bám sát tiêu chuẩn cán bộ, các nghị quyết, quy định, quyết định của Đảng, của cấp uỷ các cấp về công tác cán bộ, yêu cầu của nhiệm vụ chính trị, công tác xây dựng Đảng và tình hình thực tế của từng địa phương, đơn vị, phải có trọng tâm, trọng điểm cả về nội dung, đối tượng kiểm tra, giám sát.

Chương trình, kế hoạch kiểm tra, giám sát công tác cán bộ và báo cáo sơ kết, tổng kết định kỳ 6 tháng, hằng năm, theo chuyên đề hoặc đột xuất của cấp uỷ, tổ chức đảng cấp dưới phải gửi cho cấp uỷ cấp trên, ban tổ chức, uỷ ban kiểm tra của cấp uỷ cấp trên.

- Việc kiểm tra, giám sát công tác cán bộ phải được thực hiện ở mọi cấp uỷ, tổ chức đảng. Qua kiểm tra, giám sát, phải kịp thời phát hiện ưu điểm để biểu dương, nhân điển hình, rút kinh nghiệm và đề ra biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt hơn, phát hiện thiếu sót, khuyết điểm để uốn nắn, sửa chữa, khắc phục; nếu có dấu hiệu vi phạm thì kiểm tra, xem xét, xử lý nghiêm minh. Phát hiện những vấn đề không còn phù hợp về công tác cán bộ trong các nghị quyết, chỉ thị, quy định, quy chế để đề xuất sửa đổi, bổ sung theo thẩm quyền hoặc đề xuất cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung hay ban hành văn bản mới cho phù hợp với tình hình thực tế.



2- Việc tiến hành kiểm tra, giám sát công tác cán bộ phải trên cơ sở quy định của Điều lệ Đảng, các quy định của Đảng và hướng dẫn của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương

Việc kiểm tra, giám sát công tác cán bộ phải căn cứ Điều lệ Đảng, Quy định của Bộ Chính trị về thi hành Điều lệ Đảng; Quyết định của Bộ Chính trị về ban hành Hướng dẫn thực hiện các quy định về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng trong Chương VII, Chương VIII Điều lệ Đảng khoá X và Quy chế về chế độ kiểm tra, giám sát công tác cán bộ...

Chú ý kiểm tra, giám sát việc thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương khoá VIII về Chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; Kết luận của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá IX về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 khoá VII, Nghị quyết Trung ương 3 và Nghị quyết Trung ương 7 khoá VIII về công tác tổ chức và cán bộ; Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X; các nghị quyết, quyết định, quy định, quy chế về công tác cán bộ của Bộ Chính trị đã ban hành (phân cấp quản lý cán bộ; luân chuyển, quy hoạch cán bộ; về đánh giá, bổ nhiệm, khen thưởng cán bộ; kiểm tra, giám sát công tác cán bộ,...), các nghị quyết, chỉ thị, quy định của các cấp uỷ đảng về công tác cán bộ.

3- Yêu cầu của việc kiểm tra, giám sát công tác cán bộ

Đánh giá đúng thực chất về phẩm chất chính trị, năng lực, trình, độ, bản lĩnh, đạo đức, lối sống, uy tín của cán bộ, nhất là những cán bộ chủ chốt, người đứng đầu cấp uỷ, tổ chức đảng, tổ chức nhà nước, đoàn thể chính trị - xã hội ở các cấp; phát hiện được những cán bộ thoái hoá, biến chất, cá nhân chủ nghĩa, cơ hội, thực dụng, quan liêu, tham nhũng, gia trưởng, độc đoán, chuyên quyền, không còn uy tín đối với tổ chức và quần chúng nhân dân.

Đánh giá đúng thực chất việc cấp uỷ, tổ chức đảng chấp hành đường lối, chủ trương chính sách của Đảng; Điều lệ Đảng, các nghị quyết, chỉ thị, quy định, quyết định, quy chế của Đảng, của cấp uỷ cấp trên; các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng, nhất là nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, việc chấp hành kỷ luật đảng và giữ gìn sự đoàn kết thống nhất trong nội bộ... Đồng thời, phát hiện kịp thời những cấp uỷ, tổ chức đảng có biểu hiện suy thoái, mất đoàn kết nghiêm trọng; không chấp hành nghiêm đường lối, chủ trương, chính sách, nguyên tắc của Đảng về công tác cán bộ và cán bộ, không xử lý kịp thời, nghiêm minh hoặc có biểu hiện bao che cho tổ chức đảng cấp dưới và đảng viên có vi phạm.

II. CHẾ ĐỘ KIỂM TRA CÁN BỘ VÀ CÔNG TÁC CÁN BỘ



1- Chế độ kiểm tra (Điều 4 của Quy chế)

Là chế độ tự kiểm tra của cán bộ và tổ chức đảng quản lý cán bộ, chế độ kiểm tra của tổ chức đảng cấp trên (cấp uỷ, ủy ban kiểm tra, các ban của cấp uỷ), việc tham gia góp ý của chi uỷ nơi cán bộ cư trú theo định kỳ hằng năm hoặc khi có yêu cầu. Cụ thể như sau:



a- Đối với cán bộ:

- Hằng năm, từng cán bộ phải tự phê bình tại chi bộ và tại cấp uỷ hoặc tổ chức chính quyền, đoàn thể mà mình là thành viên. Đối với cán bộ không phải là đảng viên thì tự phê bình trong tổ chức mà mình là thành viên.

Trường hợp cán bộ là đảng viên tham gia nhiều cấp uỷ, thì tự phê bình ở chi bộ nơi sinh hoạt về thực hiện nhiệm vụ đảng viên và tại các cấp uỷ mà cán bộ đó là thành viên về thực hiện nhiệm vụ được các cấp uỷ đó giao và phải báo cáo kết quả tự phê bình với cấp uỷ quản lý.

- Việc chi uỷ nơi cán bộ sinh hoạt lấy ý kiến đóng góp của chi uỷ nơi cán bộ cư trú hằng năm phải bằng văn bản (gửi công văn đề nghị, cử cán bộ trực tiếp đến chi uỷ nơi cư trú xin ý kiến,...) về thực hiện nhiệm vụ công dân và giữ mối liên hệ với tổ chức đảng nơi cư trú.

Khi có vấn đề cần thiết, thì cấp uỷ, chi uỷ nơi cán bộ cư trú chủ động phản ánh, góp ý kiến bằng văn bản hoặc trực tiếp trao đổi với chi uỷ nơi cán bộ đó sinh hoạt, công tác để giải quyết kịp thời.

- Cán bộ là đảng viên (kể cả cấp uỷ viên các cấp, cán bộ thuộc diện cấp trên quản lý) phải chịu sự kiểm tra, giám sát của chi bộ nơi sinh hoạt và các tổ chức đảng có thẩm quyền cấp trên, phải báo cáo đầy đủ, trung thực, kịp thời về nội dung được kiểm tra và cung cấp tài liệu có liên quan đến nội dung kiểm tra, giám sát theo yêu cầu của tổ chức đảng có thẩm quyền.

Tham gia công tác kiểm tra giám sát theo chương trình, kế hoạch kiểm tra của chi bộ và tổ chức đảng có thẩm quyên cấp trên (khi được yêu cầu).

b- Đối với cấp uỷ và tổ chức đảng:

- Định kỳ hằng năm, các cấp uỷ, tổ chức đảng phải xây dựng chương trình, kế hoạch; tiến hành kiểm tra và tự kiểm tra về công tác cán bộ, về thực hiện chế độ kiểm tra công tác cán bộ của tổ chức mình.

Tiến hành kiểm tra cấp uỷ, tổ chức đảng cấp dưới về cán bộ và công tác cán bộ. Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đôc cấp uỷ, tổ chức đảng cấp dưới thực hiện chế độ kiểm tra công tác cán bộ, trước hết là trách nhiệm của cấp uỷ viên, thành viên của tổ chức đảng theo lĩnh vực, địa bàn được phân công phụ trách.

- Việc thực hiện chế độ tự phê bình và phê bình về công tác cán bộ phải bảo đảm theo quy định của Điều lệ Đảng. Nêu cao vai trò, trách nhiệm của tập thể và từng thành viên trong cấp uỷ) tổ chức đảng để phát huy ưu điểm, khắc phục, sửa chữa thiếu sót, khuyết điểm, rút kinh nghiệm, đề ra biện pháp khắc phục và thực hiện tốt hơn trong thời gian tới; đề xuất với cấp có thẩm quyền về những vấn đề cần thiết.

- Hằng năm, tổ chức lấy ý kiến đóng góp của cán bộ, đảng viên và quần chúng trong đơn vị về công tác cán bộ và cán bộ bảo đảm dân chủ, bằng hình thức thích hợp (thông qua việc trực tiếp góp ý trong sinh hoạt, góp ý kiến bằng phiếu kín, hoặc trao đổi trực tiếp với cấp uỷ, tổ chức đảng…).

- Cấp uỷ, tổ chức đảng cấp dưới phải chịu sự kiểm tra của tổ chức đảng cấp trên theo định kỳ và khi có yêu cầu; phải nêu cao ý thức tự phê bình, báo cáo đầy đủ, trung thực và kịp thời theo yêu cầu của nội dung kiểm tra; cung cấp đầy đủ tài liệu có liên quan phục vụ việc kiểm tra.

- Việc tiến hành kiểm tra của cấp uỷ, tổ chức đảng cấp trên đối với cấp uỷ, tổ chức đảng cấp dưới theo kế hoạch; khi cần thiết thì kiểm tra đột xuất. Phải căn cứ yêu cầu của nhiệm vụ chính trị và công tác xây dựng Đảng của đảng bộ trong từng thời gian để xác định nội dung, đối tượng kiểm tra có trọng tâm, hình thức và phương pháp kiểm tra phù hợp, đem lại hiệu quả thiết thực, tránh hình thức.

Tự kiểm tra của cấp uỷ, tổ chức đảng và kiểm tra của tổ chức đảng cấp trên đối với tổ chức đảng cấp dưới có thể tiến hành đồng thời cùng một lúc, không nhất thiết tách ra thành nhiều cuộc kiểm tra.

Qua kiểm tra, cấp uỷ, tổ chức đảng phải xem xét, kết luận về cuộc kiểm tra; xem xét, xử lý trách nhiệm đối với tổ chức đảng hoặc cán bộ, đảng viên có vi phạm đến mức phải xử lý; theo dõi, đôn đốc việc chấp hành kết luận sau kiểm tra và tiến hành phúc tra khi có yêu cầu.

2- Nội dung kiểm tra (Điều 5 của Quy chế)

a- Đối với cán bộ:

- Kiểm tra về tiêu chuẩn cán bộ cần tập trung vào:

+ Việc chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần trách nhiệm trong công tác; đấu tranh bảo vệ quan điểm, đường lối của Đảng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực.

+ Việc chấp hành và tổ chức thực hiện các quyết định về công tác cán bộ trong lĩnh vực, địa bàn được phân công phụ trách.

+ Việc giữ gìn phẩm chất đạo đức cách mạng, tác phong, lối sống của cán bộ; về tự phê bình và phê bình; việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

+ Việc bản thân và vợ (hoặc chồng), con chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các quy định của chính quyền, đoàn thể nhân dân địa phương và khu dân cư nơi cư trú.

+ Về năng lực chuyên môn: kiểm tra kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao.

- Việc tham mưu, thẩm định các đề án, dự án, nghị quyết, chỉ thị, quy định, quy chế về công tác cán bộ; trong việc đề xuất đề bạt, bổ nhiệm, luân chuyên, điều động, miễn nhiệm, thực hiện chính sách đối với cán bộ,...



b- Đối với cấp uỷ và tổ chức đảng:

Kiểm tra việc quán triệt và thực hiện các nghị quyết, chính sách của Đảng về chiến lược cán bộ và công tác cán bộ, bao gồm:

+ Nghị quyết Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 3 khoá VIII về Chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh eông nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

+ Kết luận của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, khoá IX về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 khoá VII, Nghị quyết Trung ương 3 và Nghị quyết Trung ương 7 khoá VIII về công tác tổ chức và cán bộ, Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X..., các nghị quyết, chỉ thị, quy định của cấp uỷ các cấp về công tác cán bộ.

- Kiểm tra việc thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong công tác cán bộ, tập trung vào các nội dung: chấp hành quy chế làm việc của cấp uỷ, tổ chức đảng; việc ban hành và tổ chức thực hiện các nghị quyết, chỉ thị, quyết định, quy định, quy chế, kết luận về công tác cán bộ; về tập thể lãnh đạo, cá nhân từng thành viên cấp uỷ, tổ chức đảng được phân công phụ trách về công tác cán bộ; việc chấp hành chỉ đạo của tổ chức đảng có thẩm quyền cấp trên về công tác cán bộ; việc thực hiện dân chủ trong công tác cán bộ; việc sơ kết, tổng kết thực hiện công tác cán bộ.

- Kiểm tra việc tham mưu, thẩm định về các đề án, dự án, nghị quyết, chỉ thị, quy định, quy chế về công tác cán bộ, về đề bạt, bổ nhiệm, luân chuyên, điều động, miễn nhiệm, thực hiện chính sách đối với cán bộ,...

- Kiểm tra việc thực hiện chế độ kiểm tra, giám sát công tác cán bộ, tập trung vào các nội dung: xây dựng phương hướng, nhiệm vụ, chương trình, kế hoạch kiểm tra, giám sát; lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác kiểm tra, giám sát (kể cả tự kiểm tra), phân công cấp uỷ viên, thành viên của tổ chức trong việc chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác kiểm tra, giám sát về công tác cán bộ, sơ kết, tổng kết thực hiện công tác kiểm tra, giám sát về công tác cán bộ,...

Kiểm tra việc giải quyết tố cáo, khiếu nại về cán bộ tập trung vào các nội dung: việc lãnh đạo, chỉ đạo giải quyết tố cáo, khiếu nại; việc chấp hành nguyên tắc trình tự thủ tục giải quyết tố cáo, khiếu nại, việc bảo đảm quyền của cán bộ, đảng viên trong tố cáo, khiếu nại về công tác cán bộ và cán bộ.

Căn cứ vào từng đối tượng kiểm tra và yêu cầu nhiệm vụ, mỗi cấp uỷ, tổ chức đảng có thể kiểm tra đầy đủ các nội dung trong Quy chế hoặc có thể kiểm tra một số nội dung cần thiết, hoặc kiểm tra theo chuyên đề (từng nghị quyết, chỉ thị, quy định,…).

3- Đối tượng kiểm tra (Điều 6 của Quy chế)

a- Đối với cán bộ:

Cán bộ là cấp uỷ viên các cấp, cán bộ thuộc diện cấp uỷ các cấp quản lý (theo quy định về phân cấp, quản lý cán bộ của Bộ Chính trị và cấp uỷ các cấp), trước hết là cán bộ chủ chốt, cán bộ trong diện quy hoạch, thủ trưởng cơ quan quản lý cán bộ và cán bộ tham mưu, thẩm định, quản lý hồ sơ về công tác cán bộ của cấp uỷ hoặc tổ chức đảng cấp dưới, trước hết là tổ chức đảng cấp dưới trực tiếp.



b- Đối với tổ chức đảng:

- Tổ chức đảng bao gồm: chi bộ, cấp ủy (ban thường vụ cấp uỷ) các cấp, các ban cuả cấp uỷ, các ban cán sự đảng, đảng đoàn.

- Tập trung klểm tra tổ chức đảng cấp dưới, trước hết là ban thường vụ, các cơ quan làm tham mưu, giúp cấp uỷ, tổ chức đảng về công tác cán bộ, nhất là những nơi cán bộ và công tác cán bộ có dấu hiệu yếu kém, mất đoàn kết nội bộ, vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ...

4- Phương pháp kiểm tra (từ Điều 7 đến Điều 10 của Quy chế)

a- Phương pháp tự kiểm tra của cán bộ, đảng viên:

- Việc tự kiểm tra của cán bộ, đảng viên phải bảo đảm các yêu cầu sau:

+ Từng cán bộ, đảng viên phải tự kiểm tra (tự phê bình) mỗi năm một lần (bằng văn bản) trước chi bộ; nếu là cấp uỷ viên thì còn kiểm điểm theo quy chế làm việc của cấp uỷ mà mình là thành viên, có nhận xét của chi uỷ nơi sinh hoạt.

+ Cán bộ không phải là đảng viên tự phê bình trong tổ chức mà mình là thành viên.

- Cách tự kiểm tra:

+ Tổ chức đảng gợi ý (bằng văn bản) cho cán bộ, đảng viên về nội dung tự kiểm tra.

+ Cán bộ, đảng viên phải chuẩn bị bản tự kiểm tra đầy đủ, trung thực theo quy định của tổ chức đảng có thẩm quyền hoặc tổ chức mà mình là thành viên (kể cả nội dung được gợi ý kiểm điểm).

+ Đảng viên trình bày bản tự kiểm tra trước chi bộ hoặc tổ chức đảng mà mình là thành viên.

+ Chi bộ hoặc tổ chức đảng mà cán bộ là thành viên thảo luận, góp ý kiến đối với đảng viên hoặc cán bộ tự kiểm tra.

+ Cán bộ, đảng viên tự kiểm tra giải trình, tiếp thu ý kiến đóng góp của chi bộ hoặc tổ chức đảng về ưu điểm, thiếu sót, khuyết điểm, để đề ra biện pháp phát huy ưu điểm, sửa chữa, khắc phục thiếu sót, khuyết điểm.

+ Chi bộ, tổ chức đảng kết luận về đảng viên, cán bộ tự kiểm tra, yêu cầu cán bộ, đảng viên thực hiện hoặc khắc phục thiếu sót, khuyết điểm. Nếu phát hiện đảng viên hoặc cán bộ có dấu hiệu vi phạm thì tiến hành kiểm tra, hoặc báo cáo hay chuyển tổ chức đảng có thẩm quyền kiểm tra, giải quyết.

+ Cán bộ, đảng viên gửi kết quả tự kiểm tra về ban thường vụ, ban tổ chức của cấp uỷ cấp mình để phục vụ việc quan lý, giám sát.



b- Phương pháp tự kiểm tra của cấp ủy và tổ chức đảng (Điều 8 của Quy chế).

Tổ chức đảng có thẩm quyền gợi ý (bằng văn bản) cho cấp uỷ, tổ chức đảng cấp dưới về nội dung tự kiểm tra.

- Cấp uỷ hoặc tổ chức đảng tự kiểm tra chuẩn bị báo cáo tự kiểm tra cụ thể, đầy đủ theo quy định hoặc theo hướng dẫn của tổ chức đảng có thẩm quyền cấp trên (kể cả nội dung được gợi ý kiểm điểm), lấy ý kiến đóng góp của đảng viên và quần chúng trong đảng bộ hoặc trong cơ quan, đơn vị mình.

- Tổ chức hội nghị:

+ Đại diện chi bộ hoặc cấp uỷ, tổ chức đảng trình bày báo cáo tự kiểm tra. Hội nghị tiến hành thảo luận, tham gia ý kiến.

+ Đại diện tổ chức đảng cấp trên phát biểu ý kiến.

+ Người chủ trì hội nghị cấp uỷ, tổ chức đảng kết luận về ưu điểm, thiếu sót, khuyết điểm; tiếp thu ý kiến của đại diện tổ chức đảng cấp trên; đề ra phương hướng, biện pháp phát huy ưu điểm, sửa chữa, khắc phục thiếu sót, khuyết điểm.

- Cấp uỷ, tổ chức đảng báo cáo kết quả tự kiểm tra lên cấp uỷ cấp trên và ban tổ chức, uỷ ban kiểm tra của cấp uỷ cấp trên trực tiếp.



c- Các cấp uỷ, tổ chức đảng tiến hành kiểm tra (Điều 9 của Quy chế):

- Các cấp uỷ, tổ chức đảng tiến hành kiểm tra công tác cán bộ theo các quy định, quyết định của Bộ Chính trị và hướng dẫn của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương về kiểm tra chấp hành, kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm, giải quyết tố cáo…

Các cấp uỷ, tổ chức đảng tiến hành kiểm tra công tác cán bộ phải coi trọng và tiến hành thẩm tra, xác minh để kết luận rõ ưu điểm, khuyết điểm, vi phạm; khắc phục thiếu sót, khuyết điểm.

Sau 3 tháng hoặc 6 tháng, tổ chức đảng đã kiểm tra phải tiến hành kiểm tra lại việc thực hiện những kết luận qua kiểm tra, ý kiến chỉ đạo của cấp trên và việc thực hiện các quyết định về công tác cán bộ, kể cả việc thi hành kỷ luật.



d- Xây dựng quy chế phối hợp và điều hành sự phối hợp thực hiện các cuộc kiểm tra công tác cán bộ (Điều 10 của Quy chế):

- Cấp uỷ các cấp

+ Tổ chức nghiên cứu, quán triệt và triển khai thực hiện Quy chế của Bộ Chính trị về chế độ kiểm tra, giám sát công tác cán bộ trong toàn đảng bộ.

+ Ban hành quy chế phối hợp của cấp mình và trực tiếp điều hành sự phối hợp để tiến hành các cuộc kiểm tra về công tác cán bộ của các tổ chức đảng (cấp uỷ, các ban của cấp uỷ, uỷ ban kiểm tra, ban cán sự đảng, đảng đoàn) đạt kết quả.

+ Xây dựng phương hướng nhiệm vụ, chương trình, kế hoạch kiểm tra toàn khoá và hằng năm của cấp uỷ về công tác cán bộ; có chế độ tự phê bình và phê bình về công tác cán bộ của cấp uỷ và tổ chức đảng thuộc đảng bộ.

+ Cấp uỷ (ban thường vụ cấp uỷ) trực tiếp chủ trì kiểm tra hoặc chỉ đạo các ban của cấp uỷ, uỷ ban kiểm tra thực hiện các cuộc kiểm tra của cấp uỷ về công tác cán bộ.

Các đồng chí lãnh đạo chủ chốt (bí thư, phó bí thư, uỷ viên ban thường vụ) chịu trách nhiệm chính trong các cuộc kiểm tra công tác cán bộ theo sự phân công của cấp uỷ.

+ Đảng viên là người đứng đầu các tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể chính trị - xã hội có trách nhiệm tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch kiểm tra đơn vị do mình trực tiếp phụ trách và báo cáo trung thực, đầy đủ, kịp thời với cấp uỷ, phục vụ tốt việc kiểm tra của cấp uỷ.

- Uỷ ban kiểm tra:

+ Tham mưu, giúp cấp uỷ tổ chức quán triệt và triển khai thực hiện Quy chế của Bộ Chính trị về chế độ kiểm tra, giám sát công tác cán bộ trong toàn đảng bộ.

+ Phối hợp với ban tổ chức, ban tuyên giáo, văn phòng cấp uỷ giúp cấp uỷ: xây dựng chương trình, kế hoạch kiểm tra; xác định nội dung, đối tượng kiểm tra; phân công lực lượng kiểm tra, xác định thời gian tiến hành; triển khai thông báo kết luận kiểm tra đến tổ chức đảng và đảng viên được kiểm tra.

+ Hướng dẫn nghiệp vụ kiểm tra cho các tổ chức đảng cấp dưới.

+ Cùng các ban của cấp uỷ giúp cấp uỷ gợi ý để đảng viên, tổ chức đảng tự phê bình.

+ Kiểm tra cán bộ và tổ chức đảng cấp dưới khi có dấu hiệu vi phạm về nội dung nói ở Điều 5, Chương II của Quy chế về chế độ kiểm tra, giám sát công tác cán bộ; nội dung kiểm tra cụ thể tại điểm 2, Mục II của Hướng dẫn này.

+Tham gia các cuộc kiểm tra do cấp uỷ chủ trì và các cuộc kiểm tra do cấp uỷ giao cho các ban của cấp uỷ, ban cán sự đảng, đảng đoàn chủ trì.

+ Theo dõi, đôn đốc việc thực hiện các cuộc kiểm tra, việc thực hiên Quy chế về chế độ kiểm tra, giám sát công tác cán bộ để báo cáo kịp thời cho cấp uỷ cấp mình.

+ Chủ trì phối hợp với ban tổ chức, ban tuyên giáo, văn phòng cấp uỷ tham mưu, giúp cấp uỷ định kỳ tiến hành sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm để có biện pháp chỉ đạo thực hiện Quy chế về chế độ kiểm tra, giám sát công tác cán bộ trong thời gian tiếp theo có chất lượng; báo cáo kết quả thực hiện và những đề xuất, kiến nghị về việc sửa đổi, bổ sung Quy chế với tổ chức đảng có thẩm quyền.

- Ban tổ chức của cấp uỷ:

+ Chủ trì phối hợp với uỷ ban kiểm tra, ban tuyên giáo, văn phòng cấp uỷ giúp cấp uỷ: xây dựng chương trình, kế hoạch kiểm tra công tác cán bộ; xác định nội dung, đối tượng kiểm tra; phân công lực lượng kiểm tra, xác định thời gian tiến hành; điều hành việc phối hợp tiến hành kiểm tra công tác cán bộ, triển khai thông báo kết luận kiểm tra đến tổ chức đảng và đảng viên được kiểm tra về công tác cán bộ.

+ Chủ trì kiểm tra theo thẩm quyền hoặc khi được cấp uỷ giao trong việc chấp hành nghị quyết, chỉ thị, quy định, quy chế, quyết định liên quan đến công tác cán bộ; kiểm tra việc nhận xét, đánh giá theo tiêu chuẩn cán bộ, kiểm tra đánh giá chất lượng đảng viên, tổ chức đảng theo định kỳ; kiểm tra về lịch sử chính trị và chính trị hiện nay của cán bộ.

+ Tham gia các đoàn kiểm tra do cấp uỷ chủ trì hoặc cấp uỷ giao cho các ban của cấp uỷ chủ trì.

+ Phối hợp với uỷ ban kiểm tra tiến hành kiểm tra tổ chức đảng cấp dưới và đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm về công tác cán bộ nói ở Điều 5, Chương II của Quy chế về chế độ kiểm tra, giám sát công tác cán bộ, nội dung kiểm tra cụ thể tại điểm 2, Mục II của Hướng dẫn này.

+ Định kỳ (hoặc khi được yêu cầu) báo cáo với cấp uỷ (qua uỷ ban kiểm tra) về kết quả thực hiện chương trình, kế hoạch kiểm tra công tác cán bộ.

- Ban tuyên giáo của cấp uỷ:

+ Phối hợp với ban tổ chức, uỷ ban kiểm tra, văn phòng cấp uỷ tham mưu, giúp cấp uỷ hoặc chủ trì kiểm tra theo thẩm quyền hoặc được cấp ủy giao về tư tưởng chính trị đối với tổ chức đảng cấp dưới và đảng viên thuộc phạm vi được phân công phụ trách.

+ Tham gia các đoàn kiểm tra của cấp ủy hoặc các đoàn kiểm tra cấp ủy giao cho các ban của cấp uỷ chủ trì.

+ Tham gia kiểm tra, đánh giá chất lượng cán bộ, tổ chức đảng.

+ Phối hợp với uỷ ban kiểm tra tiến hành kiểm tra tổ chức đảng cấp dưới và đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm về tư tưởng chính trị.

+ Định kỳ (hoặc khi được yêu cầu), báo cáo với cấp uỷ (qua uỷ ban kiểm tra) về kết quả thực hiện chương trình, kế hoạch kiểm tra công tác cán bộ thuộc phạm vi được phân công phụ trách.

- Các tổ chức đảng khác:

+ Ban cán sự đảng, đảng đoàn các cơ quan nhà nước, đảng đoàn các đoàn thể chính trị - xã hội xây dựng chương trình, kế hoạch kiểm tra; chủ trì kiểm tra những vấn đề thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình về công tác cán bộ.

+ Tham gia các đoàn kiểm tra của cấp uỷ.

+ Phối hợp với các ban của cấp uỷ tiến hành kiểm tra.

+ Định kỳ (hoặc khi có yêu cầu) báo cáo kết quả thực hiện chương trình, kế hoạch kiểm tra của mình với cấp uỷ hoặc uỷ ban kiểm tra của cấp uỷ.

III- CHẾ ĐỘ GIÁM SÁT CÔNG TÁC CÁN BỘ

1- Chế độ giám sát (Điều 11 của Quy chế)

a- Cấp uỷ các cấp:

- Xây dựng phương hướng nhiệm vụ, chương trình, kế hoạch công tác giám sát toàn khoá, hằng năm thuộc phạm vi lãnh đạo, quản lý của mình, bao gồm chương trình của cấp uỷ, ban thường vụ cấp uỷ (trong đó có nội dung, đối tượng, phương pháp giám sát về công tác cán bộ).

- Phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng cấp ủy viên thực hlện giám sát theo lĩnh vực hoặc địa bàn phụ trách về công tác cán bộ; giao cho các ban của cấp uỷ thực hiện nhiệm vụ giám sát về công tác cán bộ thuộc thẩm quyền của cấp uỷ.

- Thực hiện chế độ giám sát thường xuyên và theo chuyên đề về công tác cán bộ đối với tổ chức đảng cấp dưới và cán bộ, về thực hịện chế độ giám sát công tác cán bộ. Việc giám sát phải có trọng tâm, trọng điểm và phương pháp giám sát phù hợp, đem lại hiệu quả thiết thực, đáp ứng yêu nhiệm vụ chính trị và công tác xây dựng Đảng của đảng bộ trong từng thời gian.

- Định kỳ sơ kết, tổng kết việc thực hiện giám sát về công tác cán bộ của cấp mình; báo cáo kết quả thực hiện giám sát về công tác cán bộ với cấp uỷ cấp trên. Ban tổ chức và uỷ ban kiểm tra của cấp uỷ cấp trên theo quy định.

- Cấp uỷ, tổ chức đảng cấp dưới phải chịu sự giám sát thường xuyên hoặc theo chuyên đề của tổ chức đảng cấp trên, phải nêu cao ý thức tự phê bình, báo cáo đầy đủ, trung thực và kịp thời theo yêu cầu của nội dung giám sát, cung cấp đầy đủ tài liệu có liên quan phục vụ việc giám sát.

Qua giám sát về công tác cán bộ, cấp ủy, tổ chức dảng phải xem xét, đánh giá, yêu cầu tổ chức đảng cấp dưới, cán bộ được giám sát thực hiện, sửa chữa,

khắc phục thiếu sót, khuyết điểm. Nếu phát hiện tổ chức đảng cấp dưới, đảng viên, cán bộ có dấu hiệu vi phạm thì tiến hành kiểm tra theo thâm quyền, hoặc chuyển hay báo cáo tổ chức đảng có thẩm quyền kiểm tra, giải quyết



b- Uỷ ban kiểm tra:

- Tham mưu, giúp cấp uỷ tổ chức quán triệt và triển khai thực hiện Quy chế của Bộ Chính trị về chế độ kiểm tra, giám sát công tác cán bộ trong toàn đảng bộ.

- Phối hợp với ban tổ chức, văn phòng cấp uỷ giúp cấp uỷ: xây dựng chương trình, kế hoạch giám sát, xác định nội dung, đối tượng giám sát, phân công lực lượng giám sát, xác định thời gian tiến hành (đối với việc giám sát theo chuyên đề); triển khai thông báo kết quả giám sát đến tổ chức đảng cấp dưới và đảng viên được giám sát.

- Hướng dẫn nghiệp vụ giám sát cho các tổ chức đảng cấp dưới.

- Cùng các ban của cấp uỷ giúp cấp uỷ gợi ý để đảng viên, tổ chức đảng được giám sát báo cáo giải trình.

- Xây dựng phương hướng nhiệm vụ, chương trình, kế hoạch giám sát toàn nhiệm kỳ, hằng năm, trong đó có nội dung, đối tượng giám sát về công tác cán bộ.

Tiến hành giám sát thường xuyên hoặc theo chuyên đề đối với tổ chức đảng cấp dưới và cán bộ theo chức năng, nhiệm vụ và do cấp uỷ giao về công tác cán bộ, việc thực hiện chế độ giám sát công tác cán bộ.

- Tham gia các cuộc kiểm tra, giám sát về công tác cán bộ do cấp uỷ chủ trì hoặc do các ban của cấp uỷ chủ trì.

- Uỷ ban kiểm tra của cấp uỷ cấp dưới chịu sự giám sát và chấp hành chương trình, kế hoạch giám sát của cấp uỷ, tổ chức đảng cấp trên và khi có yêu cầu. Phải báo cáo đầy đủ, trung thực, kịp thời về nội dung được giám sát và cung cấp tài liệu có liên quan đên nội dung giám sát theo yêu cầu của tổ chức đảng có thẩm quyền.

Tham gia giám sát theo chương trình, kế hoạch giám sát của cấp uỷ, tổ chức đảng cấp trên về công tác cán bộ.

- Theo dõi, đôn đốc việc việc thực hiện Quy chế về chế độ kiểm tra, giám sát công tác cán bộ.

- Chủ trì phối hợp với ban tổ chức, văn phòng cấp uỷ tham mưu, giúp cấp uỷ định kỳ tiến hành sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm để có biện pháp chỉ đạo thực hiện Quy chế về chế độ kiểm tra, giám sát công tác cán bộ trong thời gian tiếp theo có chất lượng; báo cáo kết quả thực hiện và những đề xuất, kiến nghị về việc sửa đổi, bổ sung Quy chế với tổ chức đảng có thẩm quyền.



c- Ban tổ chức của cấp uỷ:

Xây dựng chương trình, kế hoạch giám sát của ban mình, trong đó có nội dung, đối tượng giám sát công tác cán bộ.

- Chủ trì phối hợp với ủy ban kiểm tra, văn phòng cấp ủy tham muu, giúp cấp uỷ xây dựng phương hướng nhiệm vụ, chương trình, kế hoạch giám sát toàn khoá, hằng năm, xác định nội dung, đối tượng giám sát, phân công lực lượng giám sát, xác định thời gian tiến hành (đối với việc giám sát theo chuyên đề), triển khai thông báo kết quả giám sát đến tổ chức đảng cấp dưới và đảng viên được giám sát.

- Tiến hành giám sát thường xuyên, theo chuyên đề thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, hoặc giám sát do cấp uỷ giao về công tác cán bộ, về thực hiện chế độ giám sát công tác cán bộ.

- Định kỳ sơ kết, tổng kết việc thực hiện giám sát về công tác cán bộ theo chức năng, nhiệm vụ của tổ chức mình; báo cáo kết quả thực hiện giám sát về công tác cán bộ với cấp uỷ cấp mình, ban tổ chức và uỷ ban kiểm tra của cấp uỷ cấp trên trực tiếp.

- Chịu sự giám sát của cấp uỷ, tổ chức đảng cấp trên và khi có yêu cầu. Báo cáo đầy đủ, trung thực, kịp thời về nội dung được giám sát và cung cấp tài liệu có liên quan đến nội dung giám sát theo yêu cầu của tổ chức đảng có thẩm quyền.

Tham gia công tác giám sát theo chương trình, kế hoạch giám sát của cấp uỷ, tổ chức đảng cấp trên về công tác cán bộ.

- Tiến hành sơ kết, tổng kết việc thực hiện giám sát công tác cán bộ theo chức năng, nhiệm vụ của mình. Phối hợp với uỷ ban kiểm tra giúp cấp uỷ cấp mình tiến hành sơ kết, tổng kết thực hiện giám sát về công tác cán bộ.



2- Nội dung giám sát (Điều 12 của Quy chế)

Nội dung giám sát của cấp uỷ, ban thường vụ cấp uỷ, ban tổ chức, ủy ban kiểm tra được quy định rõ trong Điều 12, Chương III của Quy chế về chế độ kiểm tra, giám sát công tác cán bộ. Cụ thể nội dung giám sát tương tự như cụ thể nội dung kiểm tra nêu tại điểm 2, Mục II của Hướng dẫn này.

Căn cứ vào từng đối tượng giám sát và yêu cầu, nhiệm vụ, mỗi cấp uỷ, tổ chức đảng có thể giám sát toàn diện, giám sát một số nội dung cần thiết, hoặc giám sát theo chuyên đề (từng nghị quyết, chỉ thị, quy định,…).

3- Đối tượng giám sát (Điều 13 của Quy chế)

a- Đối với cán bộ:

Đối tượng giám sát là cấp uỷ viên các cấp, cán bộ thuộc diện cấp uỷ các cấp quản lý (theo quy định về phân cấp quan lý cán bộ của Bộ Chính trị và của cấp uỷ các cấp), trước hết là cán bộ chủ chốt, cán bộ trong diện quy hoạch, người đứng đầu tổ chức, cơ quan, đơn vị, cán bộ tham mưu, thẩm định, quản lý hồ sơ về công tác cán bộ của cấp uỷ hoặc tổ chức đảng cấp dưới.

- Cấp uỷ và ban thường vụ cấp uỷ giám sát cấp uỷ viên cùng cấp; cán bộ thuộc diện cấp uỷ quản lý.

- Ban tổ chức và uỷ ban kiểm tra của cấp uỷ giám sát cấp uỷ viên cùng cấp, cán bộ thuộc diện cấp uỷ cùng cấp quản lý, người đứng đầu các ban của cấp uỷ cấp mình và cán bộ lãnh đạo các đơn vị làm công tác tham mưu, thẩm định, quản lý hồ sơ về công tác cán bộ của các ban của cấp uỷ cấp mình.



b- Đối với cấp uỷ, tổ chức đảng:

Đối tượng giám sát và tổ chức đảng cấp dưới, tập trung giám sát cấp uỷ các cấp, tổ chức đảng, các cơ quan làm tham mưu, giúp cấp uỷ, tổ chức đảng về công tác cán bộ.

- Cấp uỷ giám sát ban thường vụ cấp uỷ, thường trực cấp uỷ cấp mình, uỷ ban kiểm tra.

- Ban thường vụ cấp uỷ giám sát: các ban của cấp uỷ; ban cán sự đảng, đảng đoàn thuộc cấp uỷ cấp mình quản lý; cấp uỷ, ban thường vụ, thường trực cấp uỷ cấp dưới trực tiếp.

- Ban tổ chức và uỷ ban kiểm tra của cấp uỷ giám sát: các ban của cấp uỷ; ban cán sự đảng, đảng đoàn thuộc cấp uỷ cấp mình quản lý, cấp uỷ cấp dưới trực tiếp và các ban của cấp uỷ cấp dưới trực tiếp.

4- Hình thức giám sát (Điều 14 của Quy chế)

- Việc giám sát công tác cán bộ được thực hiện theo hai hình thức là giám sát trực tiếp và giám sát gián tiếp.

- Coi trọng giám sát trực tiếp; kết hợp chặt chẽ giám sát trực tiếp với giám sát gián tiếp; giám sát gián tiếp hỗ trợ kịp thời cho giám sát trực tiếp.

- Chú trọng kết hợp chặt chẽ giữa giám sát thường xuyên với giám sát theo chuyên đề.



5- Phương pháp giám sát (Điều 15 của Quy chế)

Phương pháp giám sát của cấp uỷ, ban tổ chức, uỷ ban kiểm tra của cấp uỷ các cấp đã được quy định đầy đủ trong Điều 15 của Quy chế về chế độ kiểm tra, giám sát công tác cán bộ. Song cần chú ý:

- Nếu thực hiện giám sát theo chuyên đề, cấp uỷ, tổ chức đảng tiến hành giám sát xây dựng kế hoạch giám sát, lập tổ (hoặc đoàn - đối với cấp uỷ) giám sát, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên trong tổ (hoặc đoàn) và tiến hành giám sát theo hướng dẫn của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương về thực hiện công tác giám sát trong Đảng (cho cấp uỷ, uỷ ban kiểm tra, các ban của cấp uỷ và chi bộ).

- Cấp uỷ, tổ chức đảng cấp dưới khi tiến hành sơ kết, tổng kết theo định kỳ hoặc theo chuyên đề; tổ chức hội nghị lấy ý kiến xây dựng các đề án, dự án, phương án hoặc bàn về công tác cán bộ và cán bộ, phải báo cáo với tổ chức đảng cấp trên để tổ chức đảng cấp trên thực hiện việc giám sát theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn.



6- Thẩm quyền giám sát (Điều 16 của Quy chế)

Thẩm quyền giám sát của cấp uỷ ban tổ chức và uỷ ban kiểm tra của cấp uỷ được Quy định cụ thể trong Điều 16 của Quy chế về chế độ kiểm tra, giám sát công tác cán bộ và trong Quyết định số 25-QĐ/TW, ngày 24-11-2006 của Bộ Chính trị về việc ban hành Hướng dẫn thực hiện các quy định về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng trong Chương VII và Chương VIII Điều lệ Đảng khoá X, hướng dẫn của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương về thực hiện công tác giám sát trong Đảng (cho cấp uỷ, uỷ ban kiểm tra, các ban của cấp uỷ và chi bộ).

Trên đây là nội dung hướng dẫn thực hiện Quy chế của Bộ Chính trị về chế độ kiểm tra, giám sát công tác cán bộ. Trong quá trình thực hiện, nếu có vấn đề chưa rõ hoặc vướng mắc, đề nghị các địa phương, đơn vị phản ánh kịp thời về Uỷ ban Kiểm tra Trung ương để tổng hợp, báo cáo Bộ Chính trị xem xét, quyết định./.

T/M UỶ BAN KIỂM TRA TRUNG ƯƠNG



Chủ nhiệm

(đã ký)

 

Nguyễn Văn Chi
Каталог: uploads -> Laws -> files
files -> BỘ TÀi nguyên và MÔi trưỜng
files -> TỈnh lạng sơn số: 89 /QĐ-ubnd cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
files -> THỦ TƯỚng chính phủ Số: 152/2008/QĐ-ttg CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
files -> Hỗ trợ cải cách chế độ công vụ, công chức Việt Nam
files -> BỘ XÂy dựng số: 1066/bxd-ktxd cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
files -> Ubnd tỉnh cao bằng sở TÀi nguyên và MÔi trưỜNG
files -> Số: 112/2004/NĐ-cp cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
files -> Ubnd tỉnh cao bằNG
files -> Hướng dẫn số 1156/hd-tlđ về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản của tổ chức Công đoàn
files -> UỶ ban nhân dân huyện bảo lâM

tải về 99.29 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương