Quy chế ĐÀo tạo sau đẠi họC Ở ĐẠi học quốc gia hà NỘI


Điều 47. Phản biện độc lập luận án



tải về 0.56 Mb.
trang16/21
Chuyển đổi dữ liệu29.07.2016
Kích0.56 Mb.
#8987
1   ...   13   14   15   16   17   18   19   20   21

Điều 47. Phản biện độc lập luận án


1. Trong thời gian không quá 3 tháng kể từ khi luận án được thông qua ở cấp cơ sở, căn cứ vào kết quả đánh giá và kết luận của hội đồng đánh giá luận án cấp cơ sở, nghiên cứu sinh hoàn thành việc sửa chữa luận án và đơn vị thụ lí hồ sơ đánh giá cấp cơ sở có trách nhiệm kiểm tra, xác nhận, chuyển hồ sơ về bộ phận quản lí đào tạo sau đại học của đơn vị đối với nghiên cứu sinh của các trường đại học thành viên hoặc về Ban Đào tạo đối với nghiên cứu sinh của các viện, khoa và trung tâm (sau đây gọi chung là các đơn vị thụ lí hồ sơ chấm luận án) để thẩm định và chuẩn bị các thủ tục để chấm luận án cho nghiên cứu sinh.

2. Đơn vị thụ lí hồ sơ chấm luận án mời phản biện độc lập đọc luận án. Phản biện độc lập là những nhà khoa học có phẩm chất và đạo đức tốt, có trình độ chuyên môn vững vàng trong lĩnh vực đề tài luận án của nghiên cứu sinh, có uy tín khoa học cao, có chính kiến và bản lĩnh khoa học. Ý kiến của phản biện độc lập có giá trị tư vấn cho Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội, hiệu trưởng các trường đại học thành viên trong việc xem xét, quyết định thành lập hội đồng chấm luận án cho nghiên cứu sinh.

3. Đơn vị thụ lí hồ sơ chấm luận án có trách nhiệm bảo mật tên của phản biện độc lập. Nghiên cứu sinh và người hướng dẫn nghiên cứu sinh không được tìm hiểu, tiếp xúc hoặc trao đổi với phản biện độc lập bằng bất kì hình thức nào.

4. Phản biện độc lập có nhiệm vụ đọc kĩ luận án, các công trình khoa học đã công bố của nghiên cứu sinh và có ý kiến đánh giá về giá trị khoa học, những đóng góp, đặc biệt đóng góp mới, của luận án cho lĩnh vực khoa học chuyên ngành; những điểm đúng, những điểm sai của luận án; sự phù hợp của đề tài luận án với mã số chuyên ngành; sự không trùng lặp của đề tài, số liệu, kết quả nghiên cứu, kết luận của luận án với các đề tài, luận án, luận văn, công trình khoa học khác; tính trung thực, rõ ràng và đầy đủ trong trích dẫn; sự phản ánh kết quả luận án trong những công trình đã công bố; nhận định về chất lượng công trình những công trình đã công bố; những yêu cầu đòi hỏi nghiên cứu sinh phải bổ sung, hoàn chỉnh luận án. Để kết luận, phản biện độc lập cần cho ý kiến đồng ý, hoặc đồng ý nhưng cần bổ sung, hoàn chỉnh, hoặc không đồng ý để luận án được đưa ra hội đồng chấm luận án. Phản biện độc lập không tiếp xúc với nghiên cứu sinh hay cán bộ hướng dẫn cho đến khi công việc phản biện độc lập hoàn tất. Mọi yêu cầu của phản biện độc lập và giải trình của nghiên cứu sinh, cán bộ hướng dẫn đều phải thông qua bộ phận quản lí của đơn vị thụ lí hồ sơ chấm luận án.

5. Nếu cả hai phản biện độc lập đều đồng ý cho luận án được đưa ra hội đồng chấm luận án, toàn văn bản nhận xét của phản biện độc lập (không có tên người phản biện) sẽ được gửi cho đơn vị thụ lí hồ sơ luận án để yêu cầu nghiên cứu sinh tiếp thu sửa chữa theo các ý kiến đóng góp của phản biện độc lập hoặc giải thích nhằm bảo lưu quan điểm của mình và tiến hành thủ tục chấm luận án.

Trường hợp có phản biện độc lập không đồng ý cho luận án được đưa ra hội đồng chấm luận án, đơn vị thụ lí hồ sơ chấm luận án sẽ mời thêm hai phản biện độc lập khác. Nếu có thêm một phản biện độc lập nữa không đồng ý cho luận án được bảo vệ thì nghiên cứu sinh phải bổ sung, sửa chữa luận án và thực hiện lại quy trình đánh giá luận án từ cấp cơ sở. Thời gian bổ sung, sửa chữa, tổ chức đánh giá lại luận án ở cấp cơ sở sớm nhất là 12 tháng và muộn nhất là 24 tháng kể từ khi có văn bản thông báo của đơn vị thụ lí hồ sơ chấm luận án. Không thụ lí hồ sơ đề nghị chấm luận án quá 2 lần.


Điều 48. Chấm luận án


1. Thành lập hội đồng chấm luận án

a) Hội đồng chấm luận án có 7 thành viên gồm: 1 chủ tịch, 1 thư kí, 3 phản biện và 2 ủy viên. Số thành viên thuộc cùng một đơn vị công tác không quá ba người. Cán bộ hướng dẫn luận án cho nghiên cứu sinh không tham gia hội đồng;

b) Thành viên hội đồng phải có học vị tiến sĩ (từ 3 năm trở lên), tiến sĩ khoa học hoặc chức danh phó giáo sư, giáo sư (có thể có sự tham gia của các nhà khoa học nước ngoài); am hiểu về đề tài và lĩnh vực nghiên cứu của nghiên cứu sinh; có chính kiến và bản lĩnh khoa học; không có quan hệ cha, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột với nghiên cứu sinh; không là cán bộ cấp dưới trực tiếp của nghiên cứu sinh;

c) Chủ tịch hội đồng phải có năng lực và uy tín chuyên môn, có kinh nghiệm trong tổ chức điều hành công việc của hội đồng;

d) Các phản biện là những người ở những đơn vị công tác (trường đại học, viện nghiên cứu, cơ quan, doanh nghiệp, …) khác nhau, không là đồng tác giả với nghiên cứu sinh trong các công trình khoa học đã công bố có liên quan đến đề tài luận án.

2. Điều kiện tổ chức họp hội đồng chấm luận án

a) Đã nhận đủ các bản nhận xét của các thành viên hội đồng chấm luận án;

b) Đã gửi tóm tắt luận án đến các nhà khoa học, các tổ chức khoa học và đã nhận được ít nhất 10 bản nhận xét tóm tắt luận án của các nhà khoa học trong và ngoài đơn vị đào tạo có học vị tiến sĩ hoặc chức danh phó giáo sư trở lên và của các tổ chức khoa học;

c) Đã trưng bày luận án và tóm tắt luận án ở phòng đọc của Trung tâm Thông tin - Thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội ít nhất 30 ngày để lấy ý kiến;

d) Đã đăng tin bảo vệ luận án (thời gian, địa điểm tổ chức chấm luận án, tên đề tài luận án) trên báo hàng ngày của Trung ương hoặc địa phương ít nhất 10 ngày;

e) Bản thông tin luận án được được đăng tải trên trang web của Đại học Quốc gia Hà Nội và trang web của đơn vị đào tạo trước khi bảo vệ ít nhất 4 tuần.

3. Tổ chức chấm luận án

a) Đơn vị đào tạo trực tiếp thực hiện công tác chuẩn bị và tổ chức chấm luận án. Nghiên cứu sinh không tham gia vào quá trình chuẩn bị tổ chức bảo vệ luận án, không tiếp xúc với các thành viên hội đồng trước khi bản nhận xét chính thức của họ được gửi đến đơn vị thụ lí hồ sơ chấm luận án;

b) Luận án được tổ chức bảo vệ công khai. Những đề tài liên quan đến bí mật quốc gia được tổ chức bảo vệ theo quy định tại Điều 50. của Quy chế này. Mỗi thành viên hội đồng có trách nhiệm tìm hiểu đầy đủ về luận án trước khi chấm;

c) Thành viên hội đồng chấm luận án đánh giá luận án vào phiếu chấm theo ba mức: xuất sắc, đạt, không đạt. Phiếu trắng được coi là phiếu chấm ở mức không đạt. Nếu có từ 3/4 (ba phần tư) trở lên số thành viên hội đồng có mặt chấm luận án ở mức xuất sắc hoặc đạt, trong đó có chủ tịch hội đồng thì luận án được hội đồng thông qua và đề nghị xem xét công nhận học vị và cấp bằng. Nếu có từ 3/4 (ba phần tư) trở lên số thành viên hội đồng có mặt chấm luận án ở mức xuất sắc và không có thành viên nào đánh giá ở mức không đạt thì luận án được xếp loại xuất sắc;

d) Hội đồng thông qua quyết nghị về luận án. Quyết nghị của hội đồng phải nêu được các vấn đề sau: ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án; tính hiện đại, hợp lí và độ tin cậy của phương pháp nghiên cứu mà tác giả đã sử dụng; kết quả mới của luận án; những thiếu sót về nội dung và hình thức của luận án; đề nghị công nhận hoặc không công nhận học vị tiến sĩ về chuyên ngành đào tạo sau đại học cho nghiên cứu sinh; đề nghị khen thưởng (nếu có);

e) Hội đồng chấm luận án không họp nếu xảy ra một trong các trường hợp sau:

- Vắng mặt chủ tịch hội đồng hoặc thư­ kí hội đồng;

- Vắng mặt phản biện có ý kiến không tán thành luận văn;

- Vắng mặt từ hai thành viên hội đồng trở lên;

g) Hội đồng chấm luận án tự giải thể sau khi đã hoàn thành việc đánh giá luận án hoặc quá 3 tháng kể từ ngày thành lập mà chưa tổ chức được buổi bảo vệ lần thứ nhất.

4. Bảo vệ lại luận án

a) Nếu luận án không được hội đồng chấm luận án thông qua thì nghiên cứu sinh được phép sửa chữa luận án để bảo vệ lần thứ hai sớm nhất sau 12 tháng và muộn nhất trong 24 tháng kể từ ngày bảo vệ lần thứ nhất;

b) Hồ sơ đề nghị bảo vệ lại luận án, ngoài các nội dung như lần bảo vệ thứ nhất, phải có thêm bản tường trình về quá trình bổ sung, sửa chữa, hoàn thiện luận án và đề nghị của đơn vị chuyên môn cho nghiên cứu sinh được bảo vệ lần thứ hai;

c) Hội đồng chấm luận án lần thứ hai gồm toàn bộ thành viên hội đồng lần thứ nhất. Trường hợp có thành viên vắng mặt, đơn vị thành lập hội đồng ra quyết định bổ sung thành viên thay thế. Kinh phí bảo vệ lần thứ hai do nghiên cứu sinh tự túc. Không tổ chức chấm luận án lần thứ ba.


Каталог: document dhnn
document dhnn -> Ban chấp hành trung ưƠng số 01-hd/tw đẢng cộng sản việt nam
document dhnn -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạo số: 10/2011/tt-bgdđT
document dhnn -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạO
document dhnn -> TRƯỜng đẠi học ngoại ngữ Số: 845/tb-đhnn cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
document dhnn -> QuyếT ĐỊnh về việc ban hành Quy định đánh giá kết quả rèn luyện
document dhnn -> THỜi khóa biểu môn học giáo dục thể chất học kỳ I năm họC 2013 – 2014. ĐẠi học ngoại ngữ
document dhnn -> THỜi khóa biểu môn học giáo dục thể chất học kỳ I năm họC 2014 – 2015. ĐẠi học ngoại ngữ
document dhnn -> THỜi khóa biểu môn học giáo dục thể chất học kỳ II năm họC 2014 – 2015. ĐẠi học ngoại ngữ
document dhnn -> TRƯỜng đẠi học ngoại ngữ Số: 126./Tb- đhnn cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
document dhnn -> THÔng báo về việc thực hiện chế độ miễn, giảm học phí cho sinh viên

tải về 0.56 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   13   14   15   16   17   18   19   20   21




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương