Quy chế ĐÀo tạo sau đẠi họC Ở ĐẠi học quốc gia hà NỘI


Điều 27. Chính sách ưu tiên trong tuyển sinh



tải về 0.56 Mb.
trang10/21
Chuyển đổi dữ liệu29.07.2016
Kích0.56 Mb.
#8987
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   ...   21

Điều 27. Chính sách ưu tiên trong tuyển sinh


1. Người dự thi thuộc một trong những đối tượng sau được ưu tiên trong tuyển sinh đào tạo sau đại học:

a) Có thời gian công tác hai năm liên tục trở lên (tính đến ngày dự thi) tại các xã thuộc vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn ở các địa phương thuộc miền núi, vùng cao, vùng sâu, hải đảo theo quy định của Chính phủ;

b) Th­ương binh, bệnh binh, người có giấy chứng nhận được hư­ởng chính sách như­ thương binh;

c) Anh hùng lực lư­ợng vũ trang, anh hùng lao động, người có công với cách mạng;

d) Ng­ười dân tộc thiểu số ở những vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn.

2. Các đối tượng ưu tiên phải có đủ các giấy tờ minh chứng hợp lệ theo quy định của Đại học Quốc gia Hà Nội và phải nộp đầy đủ, đúng thời hạn cùng với hồ sơ đăng kí dự thi. Các đối t­ượng đ­ược ­ưu tiên theo Điểm a, Khoản 1, Điều này phải có quyết định tiếp nhận công tác hoặc biệt phái công tác của cấp có thẩm quyền và xác nhận của chính quyền địa phương nơi công tác.

3. Người dự thi thuộc đối tượng ưu tiên được cộng thêm 10 điểm (thang điểm 100) cho môn ngoại ngữ và 1 điểm (thang điểm 10) cho môn cơ bản. Người thuộc nhiều đối tượng ưu tiên chỉ được hưởng một lần ưu tiên.

Điều 28. Tổ chức xét chuyển tiếp sinh


1. Điều kiện xét chuyển tiếp sinh

a) Sinh viên tốt nghiệp hệ chính quy của Đại học Quốc gia Hà Nội được xét chuyển tiếp sinh đào tạo thạc sĩ trong năm tốt nghiệp nếu có đủ những điều kiện sau:

- Ngành tốt nghiệp đại học đúng với chuyên ngành đào tạo thạc sĩ;

- Tổng điểm trung bình chung tích lũy toàn khoá và điểm thưởng thành tích nghiên cứu khoa học đạt từ 3,5 trở lên;

- Đạt điều kiện về môn ngoại ngữ tuyển sinh đào tạo thạc sĩ ở Đại học Quốc gia Hà Nội tại thời điểm xét hồ sơ;

- Có nguyện vọng và được đơn vị đào tạo của Đại học Quốc gia Hà Nội chấp nhận;

b) Sinh viên tốt nghiệp hệ chính quy của Đại học Quốc gia Hà Nội được xét chuyển tiếp sinh đào tạo tiến sĩ trong năm tốt nghiệp nếu có đủ những điều kiện sau:

- Ngành tốt nghiệp đại học đúng với chuyên ngành đào tạo tiến sĩ;

- Tổng điểm trung bình chung tích lũy toàn khoá và điểm thưởng thành tích nghiên cứu khoa học đạt từ 3,7 trở lên;

- Đạt điều kiện về môn ngoại ngữ tuyển sinh đào tạo tiến sĩ ở Đại học Quốc gia Hà Nội tại thời điểm xét hồ sơ;

- Có nguyện vọng và được đơn vị đào tạo của Đại học Quốc gia Hà Nội chấp nhận.

c) Sinh viên tốt nghiệp hệ chính quy của các cơ sở đào tạo đại học không thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội được xét chuyển tiếp sinh đào tạo thạc sĩ trong năm tốt nghiệp nếu có đủ những điều kiện sau:

- Ngành tốt nghiệp đại học đúng với chuyên ngành đào tạo thạc sĩ;

- Tổng điểm trung bình chung tích lũy toàn khoá và điểm thưởng thành tích nghiên cứu khoa học đạt từ 3,7 trở lên;

- Đạt điều kiện về môn ngoại ngữ tuyển sinh đào tạo thạc sĩ ở Đại học Quốc gia Hà Nội tại thời điểm xét hồ sơ;

- Có nguyện vọng và được đơn vị đào tạo của Đại học Quốc gia Hà Nội chấp nhận.

d) Sinh viên tốt nghiệp hệ chính quy của các cơ sở đào tạo đại học không thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội nhưng có uy tín về chất lượng đào tạo của ngành đã học (ngành và cơ sở đào tạo cụ thể do Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội quyết định) được xét chuyển tiếp sinh đào tạo thạc sĩ hoặc tiến sĩ trong năm tốt nghiệp theo các điều kiện như đối với sinh viên hệ chính quy của Đại học Quốc gia Hà Nội.

2. Quy định về mức điểm thưởng thành tích nghiên cứu khoa học

a) Đối với công trình nghiên cứu khoa học sinh viên:

- Đạt giải thưởng cấp Đại học Quốc gia Hà Nội hoặc cấp Bộ Giáo dục và Đào tạo: giải nhất: 0,2 điểm; giải nhì: 0,15 điểm; giải ba: 0,1 điểm; giải khuyến khích: 0,07 điểm;

- Đạt giải thưởng cấp trường hoặc cấp khoa trực thuộc: giải nhất: 0,1 điểm; giải nhì: 0,07 điểm; giải ba: 0,05 điểm.

b) Đối với bài báo khoa học đăng ở tạp chí khoa học hoặc tuyển tập công trình hội nghị khoa học (có phản biện): cấp quốc tế: 0,2 điểm; cấp quốc gia: 0,15 điểm; cấp cơ sở: 0,1 điểm;

c) Nếu công trình nghiên cứu khoa học hoặc các bài báo khoa học do nhiều người thực hiện thì điểm thưởng được chia đều cho số người tham gia. Sinh viên có nhiều thành tích thì được tích lũy điểm thưởng nhưng không quá 0,5 điểm;

d) Mức điểm thưởng cho các thành tích khác về nghiên cứu khoa học do Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội xem xét, quyết định cụ thể cho từng trường hợp.

3. Tổ chức xét chuyển tiếp sinh

Hàng năm, việc xét chuyển tiếp sinh đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ được tổ chức cùng thời gian với kì thi tuyển sinh sau đại học.

Thí sinh đủ điều kiện chuyển tiếp sinh đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ có thể được chọn ngành, chuyên ngành đào tạo phù hợp tại một đơn vị đào tạo thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội nếu được đơn vị đào tạo đó đồng ý và được Đại học Quốc gia Hà Nội phê duyệt.

Đơn vị đào tạo thu nhận hồ sơ đề nghị xét chuyển tiếp sinh, tổ chức thẩm định cấp cơ sở và lập danh sách các thí sinh đủ điều kiện trình Đại học Quốc gia Hà Nội (qua Ban Đào tạo). Ban Đào tạo tiếp nhận công văn, danh sách và hồ sơ đề nghị xét chuyển tiếp sinh của đơn vị đào tạo, thẩm định cấp Đại học Quốc gia Hà Nội và thông báo kết quả cho đơn vị đào tạo.

Thí sinh được phê duyệt thuộc diện chuyển tiếp sinh sẽ được công nhận là học viên, nghiên cứu sinh và triệu tập học cùng các thí sinh trúng tuyển cùng kì thi.

Điều 29. Xét tuyển học viên và nghiên cứu sinh người nước ngoài


1. Người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài được xét tuyển vào học tại Đại học Quốc gia Hà Nội, gọi chung là lưu học sinh gồm:

a) Lưu học sinh theo hiệp định kí kết giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ nước ngoài;

b) Lưu học sinh theo hợp tác kí kết giữa Đại học Quốc gia Hà Nội hoặc giữa đơn vị đào tạo thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội với cơ sở đào tạo hoặc tổ chức giáo dục nước ngoài;

c) Lưu học sinh theo hình thức tự đăng kí.

2. Điều kiện xét tuyển

a) Có đủ trình độ và năng lực học vấn, chuyên môn đáp ứng các yêu cầu học tập, nghiên cứu của chương trình đào tạo. Cụ thể như sau:

- Đối với trình độ thạc sĩ: tốt nghiệp trình độ đại học ngành học phù hợp với chuyên ngành đào tạo thạc sĩ đăng kí dự học;

- Đối với trình độ tiến sĩ: tốt nghiệp trình độ thạc sĩ chuyên ngành phù hợp với chuyên ngành đào tạo tiến sĩ đăng kí dự học hoặc tốt nghiệp trình độ đại học loại giỏi trở lên ngành phù hợp với chuyên ngành đào tạo tiến sĩ đăng kí dự học và có công trình nghiên cứu khoa học đã được công bố có nội dung phù hợp với chuyên ngành đào tạo tiến sĩ đăng kí dự học;

- Lưu học sinh học chuyển tiếp theo chương trình trao đổi được kí kết giữa Đại học Quốc gia Hà Nội hoặc các đơn vị đào tạo thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội với cơ sở đào tạo ở nước ngoài được tiếp nhận và bố trí học tập theo văn bản thỏa thuận giữa hai bên;

b) Có đủ trình độ tiếng Việt hoặc ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu học tập, nghiên cứu của chương trình đào tạo. Cụ thể như sau:

- Đạt yêu cầu tại kì kiểm tra trình độ tiếng Việt hoặc ngoại ngữ (nếu theo học chương trình đào tạo được thực hiện bằng ngoại ngữ tương ứng). Việc kiểm tra do Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (đối với tiếng Việt) và Trường Đại học Ngoại ngữ (đối với ngoại ngữ) tổ chức thực hiện;

- Các đối tượng được miễn kiểm tra tiếng Việt: đã tốt nghiệp đại học ngành tiếng Việt tại nước ngoài; tốt nghiệp lớp dự bị tiếng Việt tại các cơ sở đào tạo phù hợp được Đại học Quốc gia Hà Nội công nhận; tốt nghiệp chương trình đại học mà ngôn ngữ sử dụng trong học tập là tiếng Việt;

- Các đối tượng được miễn kiểm tra ngoại ngữ: là công dân nước sử dụng ngoại ngữ cần dùng như ngôn ngữ chính thức; đã tốt nghiệp chương trình đại học học bằng ngoại ngữ cần dùng; có bản gốc chứng chỉ ngoại ngữ do cơ sở đào tạo chuyên ngành Việt Nam hoặc nước ngoài cấp được Đại học Quốc gia Hà Nội công nhận;

c) Có dự kiến đề tài, kế hoạch học tập và đề cương nghiên cứu phù hợp (đối với người dự tuyển bậc tiến sĩ);

d) Được ít nhất 1 nhà khoa học (đối với người dự tuyển bậc thạc sĩ) hoặc 2 nhà khoa học (ít nhất có 1 người Việt Nam) (đối với người dự tuyển bậc tiến sĩ) cùng chuyên ngành đăng kí dự tuyển giới thiệu;

e) Đủ sức khoẻ để học tập, nghiên cứu theo xác nhận của các cơ quan y tế có thẩm quyền;

g) Có minh chứng về khả năng đảm bảo tài chính để học tập, nghiên cứu và sinh hoạt.

3. Quy trình xét tuyển

a) Đơn vị đào tạo thành lập hội đồng xét tuyển để xem xét, đánh giá trình độ và năng lực học vấn chuyên môn; trình độ tiếng Việt hoặc ngoại ngữ; sức khoẻ và điều kiện tài chính của người dự tuyển thông qua thẩm định hồ sơ và kiểm tra, phỏng vấn. Đối với người đăng kí dự tuyển bậc tiến sĩ, đơn vị đào tạo tổ chức đánh giá đề cương nghiên cứu và khả năng thực hiện đề tài nghiên cứu của người dự tuyển tại đơn vị đào tạo;

b) Ban Đào tạo chủ trì, phối hợp với Ban Quan hệ Quốc tế thẩm định hồ sơ, trình Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội phê duyệt.



Каталог: document dhnn
document dhnn -> Ban chấp hành trung ưƠng số 01-hd/tw đẢng cộng sản việt nam
document dhnn -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạo số: 10/2011/tt-bgdđT
document dhnn -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạO
document dhnn -> TRƯỜng đẠi học ngoại ngữ Số: 845/tb-đhnn cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
document dhnn -> QuyếT ĐỊnh về việc ban hành Quy định đánh giá kết quả rèn luyện
document dhnn -> THỜi khóa biểu môn học giáo dục thể chất học kỳ I năm họC 2013 – 2014. ĐẠi học ngoại ngữ
document dhnn -> THỜi khóa biểu môn học giáo dục thể chất học kỳ I năm họC 2014 – 2015. ĐẠi học ngoại ngữ
document dhnn -> THỜi khóa biểu môn học giáo dục thể chất học kỳ II năm họC 2014 – 2015. ĐẠi học ngoại ngữ
document dhnn -> TRƯỜng đẠi học ngoại ngữ Số: 126./Tb- đhnn cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
document dhnn -> THÔng báo về việc thực hiện chế độ miễn, giảm học phí cho sinh viên

tải về 0.56 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   ...   21




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương