QUỐc hội của nhân dâN, do nhân dâN, VÌ nhân dân lời giới thiệU


Các hiệp định, hiệp ước, công ước quốc tế đã phê chuẩn



tải về 358.56 Kb.
trang3/4
Chuyển đổi dữ liệu05.08.2016
Kích358.56 Kb.
#13692
1   2   3   4

Các hiệp định, hiệp ước, công ước quốc tế đã phê chuẩn:

 Nghị quyết phê chuẩn Hiệp định lãnh sự giữa Việt Nam và Irắc (ban hành ngày 22-9-1992).

 Nghị quyết về việc phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 (ban hành ngày 23-6-1994).

 Quyết định phê chuẩn Hiệp định giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hoà Hunggari về tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa việc trốn lậu thuế đối với thuế đánh vào thu nhập (ban hành ngày 15- 11-1994).


QUỐC HỘI KHOÁ X

(1997-2002)

Quốc hội khoá X là Quốc hội của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Quốc hội khoá X có trọng trách tiếp tục thể chế hoá cương lĩnh và chiến lược của Đảng; cụ thể hoá đường lối chính sách mà đại hội Đảng lần thứ VIII và lần thứ IX đề ra. Trong nhiệm kỳ 5 năm, Quốc hội khoá X tiếp tục xây dựng và hoàn thiện tổ chức của Quốc hội và đổi mới hoạt động lập pháp: Phân định phạm vi thẩm quyền lập pháp của Quốc hội, lập và quyết định chương trình xây dựng luật, pháp lệnh, đổi mới thủ tục, trình tự ban hành văn bản quy phạm pháp luật, góp phần tích cực thực hiện thắng lợi các Nghị quyết đại hội lần thứ VIII và đại hội lần thứ IX của Đảng, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Các luật, pháp lệnh Quốc hội thông qua đều đáp ứng yêu.cầu thực tiễn, tạo cơ sở pháp lý cho việc giải quyết vấn đề bức xúc của cuộc sống và công cuộc phát triển đất nước, đảm bảo tính đồng bộ, hợp hiến, hợp pháp. Quốc hội đã chú trọng xây dựng và ban hành các luật, pháp lệnh về lĩnh vực kinh tế, tạo hành lang pháp lý thúc đẩy sự phát triển của các thành phần kinh tế. Quốc hội khoá X tiến hành giám sát khá toàn diện việc thực hiện các luật, pháp lệnh, nghị quyết của Quốc hội về nhiệm vụ 5 năm, nhiệm vụ hàng năm và nhiều vấn đề quan trọng khác: Quốc hội đã thực hiện hình thức giám sát đi sâu khảo sát theo chuyên đề; kết hợp giữa việc giám sát tại kỳ họp với các hoạt động giám sát trong thời gian giữa hai kỳ họp Quốc hội; giữa việc nghe báo cáo với việc cử đoàn đi địa phương, cơ quan sẽ làm việc với các Bộ, ngành, tổng công ty, nên hiệu quả hoạt động giám sát từng bước được nâng lên. Quốc hội đã xem xét, quyết định những chính sách cơ bản về đối nội, đối ngoại, nhiệm vụ kinh tế-xã hội, quốc phòng an ninh của đất nước những nguyên tắc chủ yếu về tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước, về quan hệ xã hội và các hoạt động khác của công dân; dự toán ngân sách và phê chuẩn quyết toán ngân sách Nhà nước. Quốc hội khoá X đã đóng góp vào thành tựu của công cuộc đổi mới, góp phần đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, nhất là trong việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ lập pháp, giám sát và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước; thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Kỳ họp thứ nhất: Họp từ ngày 18-9 đến 29-9-1997, tại Hà Nội, Quốc hội đã bầu:

- Chủ tịch nước: Trần Đức Lương.

- Phó Chủ tịch nước: Nguyễn Thị Bình.

- Uỷ ban Thường vụ Quốc hội gồm 14 thành viên.

- Chủ tịch Quốc hội: Nông Đức Mạnh.

(Chủ tịch Quốc hội: Nguyễn Văn An, được Quốc hội bầu ngày 27-6-2001 tại Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khoá X).

- Thủ tướng Chính phủ: Phan Văn Khải.

- Chánh án Toà án Nhân dân Tối cao: Trịnh Hồng Dương.

- Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao: Hà Mạnh Trí.

- Hội đồng Dân tộc và các Uỷ ban của Quốc hội: Uỷ ban Pháp luật; Uỷ ban Kinh tế và Ngân sách; Uỷ ban Quốc phòng và An ninh; Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng; Uỷ ban Các vấn đề xã hội; Uỷ ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường; Uỷ ban đối ngoại.

- Đoàn Thư ký kỳ họp Quốc hội; Trưởng đoàn Thư ký: Vũ Mão.

Số liệu cơ bản:

Ngày bầu cử: 20-7-1997

Tỷ lệ cử tri bỏ phiếu: 99,59% (43.493.661 người)

Tổng số đại biểu được bầu: 450

Thành phần đại biểu Quốc hội:

 Công nhân, nông dân, trí thức: 36

 Lực lượng vũ trang nhân dân: 55

 Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thề, nhân sĩ, tôn giáo: 91

 Đồng bào dân tộc thiểu số: 78

 Phụ nữ :118

 Trong lĩnh vực kinh tế, khoa học, pháp luật, văn hoá, giáo dục, y tế...105

 Có bằng đại học và trên đại học: 411

 Đảng viên: 382

 Ngoài Đảng: 68

 Cán bộ ở Trung ương: 134

 Cán bộ ở địa phương: 316



Quốc hội đã thông qua 31 luật và bộ luật; Uỷ ban Thường vụ Quốc hội thông qua 36 pháp lệnh.

  • Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25-12-2001 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (ban hành ngày 7-1-2002).

  • Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (ban hành ngày 26-12-1997) Luật Các tổ chức tín dụng (ban hành ngày 26-12-1997).

  • Luật Khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi) (ban hành ngày l-6-1998) .

  • Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu (ban hành ngày l-6-1998).

  • Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (ban hành ngày l-6-1998).

  • Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ngân sách Nhà nước (ban hành ngày l-6-1998).

  • Luật Quốc tịch Việt Nam (ban hành ngày 1-6-1998).

  • Luật Tài nguyên nước (ban hành ngày l-6-1998).

  • Luật Khiếu nại, tố cáo (ban hành ngày 11-12-1998).

  • Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật đất đai (ban hành ngày 11-12- 1998).

  • Luật Giáo dục (ban hành ngày ll-12-1998).

  • Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Báo chí (ban hành ngày 26- 6-1999).

  • Luật Doanh nghiệp (ban hành ngày 26-6-1999).

  • Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (ban hành ngày 26-6-1999).

  • Bộ luật Hình sự (ban hành ngày 4-1-2000).

  • Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam (ban hành ngày 4-1-2000)

  • Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế chuyển quyền sử dụng đất (ban hành ngày 4-1-2000).

  • Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng hình sự (thông qua ngày 9-6-2000).

  • Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (ban hành ngày 22-6-2000)

  • Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dầu khí (ban hành ngày 22- 6-2000).

  • Luật Phòng, chống ma tuý (ban hành ngày 22-12-2000).ã Luật Kinh doanh bảo hiểm (ban hành ngày 22-12-2000).

  • Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật đất đai (ban hành ngày 12-7-2001).

  • Luật Giao thông đường bộ (ban hành ngày 12-7-2001).

  • Luật Phòng cháy, chữa cháy (ban hành ngày 12-7-2001).

  • Luật Di sản văn hoá (ban hành ngày 12-7-2001).

  • Luật Hải quan (ban hành ngày 12-7-2001).

  • Luật Tổ chức Quốc hội (sửa đổi) (thông qua ngày 18-12-2001; ban hành ngày 7-1-2002).

  • Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi) (thông qua ngày 24-12-2001; ban hành ngày 7-1-2002).

  • Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội (ban hành ngày 7-l-2002).

  • Luật Tổ chức Toà án Nhân dân (sửa đổi) (thông qua ngày 25-3-2002).

  • Pháp lệnh Cán bộ, công chức (ban hành ngày 9-3-1998).

  • Pháp lệnh Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí (ban hành ngày 9-3-1998).

  • Pháp lệnh Chống tham nhũng (ban hành ngày 9-3-1998).

  • Pháp lệnh Lực lượng cảnh sát biển Việt Nam (ban hành ngày 7-4-1998).

  • Pháp lệnh Thuế tài nguyên (sửa đổi) (ban hành ngày 28-4-1998).

  • Pháp lệnh về Người tàn tật (ban hành ngày 8-8-1998).

  • Pháp lệnh về Ký kết và thực hiện Điều ước quốc tế (ban hành ngày 24-8-1998).

  • Pháp lệnh sửa đổi điều 21 của Pháp lệnh ưu đãi người hoạt động cách mạng, liệt sĩ và gia đình liệt sĩ, thương bình, bệnh binh, người hoạt động kháng chiến, người có công giúp đỡ cách mạng (ban hành ngày 11-12-1998).

  • Pháp lệnh về Tổ chức và hoạt động hoà giải ở cơ sở (ban hành ngày 5- 1-1999).

  • Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án hành chính (ban hành ngày 5-l-1999).

  • Pháp lệnh Du lịch (ban hành ngày 20-2-1999).

  • Pháp lệnh Phát hành công trái xây dựng To quốc (ban hành ngày 8-5-1999).

  • Pháp lệnh Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (ban hành ngày 8-5-1999).

  • Pháp lệnh sửa đổi một số điều của Pháp lệnh Thuế Thu nhập đối với người có thu nhập cao (ban hành ngày 6-7-1999).

  • Pháp lệnh Nghĩa vụ lao động công ích (ban hành ngày 16-9-1999).ãPháp lệnh đo lường (ban hành ngày 18-10-1999).

  • Pháp lệnh Thương phiếu (ban hành ngày 4-1-2000).

  • Pháp lệnh Chất lượng hàng hoá (ban hành ngày 4-1-2000).

  • Pháp lệnh sửa đổi, bồ sung một số điều của Pháp lệnh Cán bộ, công chức (ban hành ngày 12-5-2000).

  • Pháp lệnh sửa đồi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Chống tham nhũng (ban hành ngày 12-5-2000).

  • Pháp lệnh Người cao tuổi (ban hành ngày 12-5-2000).

  • Pháp lệnh Nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam (ban hành ngày 12-5-2000).

  • Pháp lệnh sứa đổi điều 18 của Pháp lệnh Tổ chức Toà án quân sự (ban hành ngày l-8-2000).

  • Pháp lệnh đê điều (ban hành ngày 7-9-2000).

  • Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Phòng, chống lụt, bão (ban hành ngày 7-9-2000).

  • Pháp lệnh Thể dục thể thao (ban hành ngày 9-10-2000).

  • Pháp lệnh Thủ đô Hà Nội (ban hành ngày 11-1-2001).

  • Pháp lệnh Bảo vệ bí mật Nhà nước (ban hành ngày 11-1-2001).

  • Pháp lệnh Thư viện (ban hành ngày 11-1-2001).

  • Pháp lệnh Khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi (ban hành ngày 15-4-2001).

  • Pháp lệnh Lưu trữ quốc gia (ban hành ngày 15-4-2001).

  • Pháp lệnh Thuế Thu nhập đối với người có thu nhập cao (ban hành ngày 31-5-2001).

  • Pháp lệnh Bảo vệ và kiểm dịch thực vật (ban hành ngày 8-8-2001).ã Pháp lệnh Luật sư (ban hành ngày 8-8-2001).

  • Pháp lệnh phí và lệ phí (ban hành ngày 11-9-2001).

  • Pháp lệnh Quảng cáo (ban hành ngày 30-11-2001).

Các hiệp định, hiệp ước, công ước quốc tế đã phê chuẩn:

  • Nghị quyết số 36/2000/QH1O về việc phê chuẩn "Hiệp ước biên giới đất liền giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa" (thông qua ngày 9-6-2000).

  • Hiệp định giữa Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Hợp chủng quốc Hoà Kỳ về quan hệ thương mại (ban hành ngày 4-12-2001).


QUỐC HỘI KHOÁ XI

(2002 - 2007)

Cuộc bầu cử Quốc hội khoá XI đã đạt được thắng lợi to lớn và thành công tốt đẹp; đảm bảo dân chủ, đúng pháp luật, an toàn và tiết kiệm.

Thành công của cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XI thể hiện ý thức chính trị, trách nhiệm công dân, trình độ dân trí, sinh hoạt dân chủ trong xã hội có bước tiến bộ rõ rệt, khẳng định tinh thần yêu nước và cách mạng, niềm tin của nhân dân vào sự nghiệp lãnh đạo của Đảng và thắng lợi của sự nghiệp đổi mới, xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.

Quốc hội khoá XI là Quốc hội đầu tiên trong thiên niên kỷ mới. Nhiệm kỳ Quốc hội khoá XI diễn ra trong bối cảnh công cuộc đổi mới của đất nước được triển khai một cách toàn diện, mạnh mẽ nhằm đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Quốc hội đã quyết định những nhiệm vụ trọng tâm là: phấn đấu đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, nâng cao hiệu quả, tính bền vững, chất lượng tăng trưởng và khả năng cạnh tranh của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Tích cực và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, triển khai thực hiện có hiệu quả các cam kết gia nhập Tổ chức thương mại thế giới, đồng thời mở rộng hợp tác quốc tế trên các lĩnh vực khác vì lợi ích của dân tộc. Nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, chăm sóc sức khoẻ nhân dân, giải quyết các vấn đề xã hội bức xúc; giảm thiểu ô nhiễm, cải thiện môi trường. Kiện toàn tổ chức và chức năng, nhiệm vụ bộ máy nhà nước các cấp, đáp ứng các mục tiêu cải cách hành chính và hội nhập quốc tế. Đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí.

Kỳ họp thứ nhất đã bầu:

- Chủ tịch: Nguyễn Văn An, 3 Phó Chủ tịch Quốc hội và 9 thành viên khác của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội.

- Quốc hội thành lập Hội đồng Dân tộc và 7 Uỷ ban của Quốc hội: Uỷ ban Pháp luật; Uỷ ban Kinh tế và Ngân sách; Uỷ ban Văn hoá Giáo dục Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng; Uỷ ban các vấn đề xã hội; Uỷ ban Khoa học, công nghệ và môi trường; Uỷ ban Quốc phòng và an ninh và Uỷ ban đối ngoại.

Để thực hiện tốt hơn nữa các nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã họp quyết định thành lập 3 cơ quan chuyên môn trực thuộc là Ban công tác lập pháp, Ban công tác đại biểu và Ban dân nguyện.

Tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khoá XI: Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An, Chủ tịch nước Trần Đức Lương và Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải đã có đơn xin từ nhiệm. Quốc hội đã đồng ý miễn nhiệm và bầu đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành uỷ Hà Nội giữ chức Chủ tịch Quốc hội; đồng chí Nguyễn Minh Triết, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư thành uỷ Thành phố Hồ Chí Minh giữ chức Chủ tịch nước; đồng chí Nguyễn Tấn Dũng, Uỷ viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ giữ chức Thủ tướng Chính phủ. Quốc hội cũng phê chuẩn các ông Nguyễn Sinh Hùng và Trương Vĩnh Trọng giữ chức vụ Phó Thủ tướng Chính phủ. Ông Phạm Gia Khiêm, Phó Thủ tướng Chính phủ được phê chuẩn kiêm chức Bộ trưởng Bộ Ngoại giao; ông Phùng Quang Thanh giữ chức Bộ trưởng Bộ Quốc phòng; ông Hồ Nghĩa Dũng giữ chức Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải; ông Lê Doãn Hợp giữ chức Bộ trưởng Bộ Văn hoá Thông tin; ông Vũ Văn Ninh giữ chức Bộ trưởng Bộ Tài chính và ông Nguyễn Thiện Nhân giữ chức Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; ông Trần Văn Truyền giữ chức Tổng Thanh tra Chính phủ; ông Vương Đình Huệ, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Tổng kiểm toán Nhà nước được Quốc hội bầu giữ chức Tổng Kiểm toán Nhà nước.



Số liệu cơ bản:

Ngày bầu cử: 19-5-2002

Tổng số đại biểu được bầu: 498

Thành phần đại biểu Quốc hội:

 Công nhân: 2

 Nông dân: 6

 Lực lượng vũ trang nhân dân: 55

 Trong lĩnh vực doanh nghiệp: 25

 Đại biểu tự ứng cử: 2

 Đại biểu chuyên trách: 118

 Đảng viên: 447

 Ngoài Đảng: 51

 Dân tộc thiểu số: 86

 Phụ nữ: 136

 Tôn giáo: 7

Quốc hội đã thông qua 82 luật và bộ luật, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội thông qua 29 pháp lệnh

 Luật Ngân sách Nhà nước (được thông qua ngày 16-12-2002) đã sửa đổi cơ bản Luật Ngân sách Nhà nước năm 1996.

 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (được thông qua ngày 16-2-2002).

 Luật Thống kê (được thông qua ngày 17-6-2003).

 Luật Kế toán (được thông qua ngày 17-6-2003).

 Luật hoạt động giám sát của Quốc hội (được thông qua ngày 17-6-2003).

 Luật biên giới quốc gia (được thông qua ngày 17-6-2003).

 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật thuế giá trị gia tăng (được thông qua ngày 17-6-2003).

 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật thuế tiêu thụ đặc biệt (được thông qua ngày 17-6-2003).

 Luật thuế thu nhập doanh nghiệp (được thông qua ngày 17-6-2003).

 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật ngân hàng nhà nước Việt Nam (được thông qua ngày 17-6-2003).

 Bộ luật Tố tụng hình sự (được thông qua ngày 26-11-2003).

 Luật Đất đai (được thông qua ngày 26-11-2003).

 Luật Doanh nghiệp Nhà nước (được thông qua ngày 26-11-2003).

 Luật Hợp tác xã (được thông qua ngày 26-11-2003).

 Luật Xây dựng (được thông qua ngày 26-11-2003).

 Luật Thuỷ sản (được thông qua ngày 26-11-2003).

 Luật Tổ chức Hội đồng Nhân dân và Uỷ ban Nhân dân (được thông qua ngày 26-11-2003).

 Luật Bầu cử đại biểu Hội đồng Nhân dân (được thông qua ngày 26-11-2003).

 Luật Thi đua khen thưởng (được thông qua ngày 26-11-2003).

 Luật phá sản (được thông qua ngày 15-06-2004).

 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các tổ chức tín dụng (được thông qua ngày 15-06-2004).

 Luật thanh tra (được thông qua ngày 15-06-2004).

 Luật giao thông đường thuỷ nội địa (được thông qua ngày 15-06-2004).

 Bộ luật tố tụng dân sự (được thông qua ngày 15-06-2004).

 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật chăm sóc và bảo vệ trẻ em (được thông qua ngày 15-06-2004).

 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật khiếu nại, tố cáo (được thông qua ngày 15-06-2004).

 Luật cạnh tranh (được thông qua ngày 03-12-2004).

 Luật điện lực (được thông qua ngày 03-12-2004).

 Luật bảo vệ và phát triển rừng (được thông qua ngày 03-12-2004).

 Luật xuất bản (được thông qua ngày 03-12-2004).

 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân (được thông qua ngày 03-12-2004).

 Luật an ninh quốc gia (được thông qua ngày 03-12-2004).

 Bộ luật dân sự (được thông qua ngày 14-06-2005).

 Luật dược (được thông qua ngày 14-06-2005).

 Luật đường sắt (được thông qua ngày 14-06-2005).

 Luật thương mại (được thông qua ngày 14-06-2005).

 Luật kiểm toán (được thông qua ngày 14-06-2005).

 Luật giáo dục (được thông qua ngày 14-06-2005).

 Luật quốc phòng (được thông qua ngày 14-06-2005).

 Bộ luật hàng hải Việt Nam (được thông qua ngày 14-06-2005).

 Luật ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế (được thông qua ngày 14-06-2005).

 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật hải quan (được thông qua ngày 14-06-2005).

 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật nghĩa vụ quân sự (được thông qua ngày 14-06-2005).

 Luật du lịch (được thông qua ngày 14-06-2005).

 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu (được thông qua ngày 14-06-2005).

 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật khoáng sản (được thông qua ngày 14-06-2005).

 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thi đua, khen thưởng (được thông qua ngày 14-06-2005).

 Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí (được thông qua ngày 29-11-2005).

 Luật các công cụ chuyển nhượng (được thông qua ngày 29-11-2005).

 Luật sở hữu trí tuệ (được thông qua ngày 29-11-2005).

 Luật giao dịch điện tử (được thông qua ngày 29-11-2005).

 Luật bảo vệ môi trường (được thông qua ngày 29-11-2005).

 Luật thanh niên (được thông qua ngày 29-11-2005).

 Luật công an nhân dân (được thông qua ngày 29-11-2005).

 Luật phòng, chống tham nhũng (được thông qua ngày 29-11-2005).

 Luật nhà ở (được thông qua ngày 29-11-2005).

 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng và Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (được thông qua ngày 29-11-2005).

 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật khiếu nại, tố cáo (được thông qua ngày 29-11-2005).

 Luật đầu tư (được thông qua ngày 29-11-2005).

 Luật doanh nghiệp (được thông qua ngày 29-11-2005).

 Luật đấu thầu (được thông qua ngày 29-11-2005).

 Luật điện ảnh (được thông qua ngày 29-06-2006).

 Luật kinh doanh bất động sản (được thông qua ngày 29-06-2006).

 Luật phòng, chống virut gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) (được thông qua ngày 29-06-2006).

 Luật luật sư (được thông qua ngày 29-06-2006).

 Luật hàng không dân dụng Việt Nam (được thông qua ngày 29-06-2006).

 Luật công nghệ thông tin (được thông qua ngày 29-06-2006).

 Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật (được thông qua ngày 29-06-2006).

 Luật trợ giúp pháp lý (được thông qua ngày 29-06-2006).

 Luật chứng khoán (được thông qua ngày 29-06-2006).

 Luật bảo hiểm xã hội (được thông qua ngày 29-06-2006).

 Luật người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo Hợp đồng (được thông qua ngày 29-11-2006).

 Luật bình đẳng giới (được thông qua ngày 29-11-2006).

 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLLĐ (được thông qua ngày 29-11-2006).

 Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người (được thông qua ngày 29-11-2006).

 Luật dạy nghề (được thông qua ngày 29-11-2006).

 Luật thể dục, thể thao (được thông qua ngày 29-11-2006).

 Luật Quản lý thuế (được thông qua ngày 29-11-2006).

 Luật Đê điều (được thông qua ngày 29-11-2006).

 Luật chuyển giao công nghệ (được thông qua ngày 29-11-2006).

 Luật cư trú (được thông qua ngày 29-11-2006).

 Luật công chứng (được thông qua ngày 29-11-2006).

 Pháp lệnh sửa đổi điều 22 và điều 23 của Pháp lệnh ưu đãi người hoạt động cách mạng, liệt sĩ và gia đình liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, người hoạt động kháng chiến, người có công giúp đỡ cách mạng (được thông qua ngày 04-10-2002).

 Pháp lệnh thẩm phán và hội thẩm Toà án nhân dân (được thông qua ngày 04-10-2002).

 Pháp lệnh kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân (được thông qua ngày 04-10-2002).

 Pháp lệnh tổ chức Toà án quân sự (được thông qua ngày 04-11-2002).

 Pháp lệnh tổ chức Viện kiểm sát quân sự sự (được thông qua ngày 04-11-2002).

 Pháp lệnh dân số (được thông qua ngày 12-01-2003).

 Pháp lệnh hành nghề Y dược tư nhân (được thông qua ngày 25-02-2003).

 Pháp lệnh trọng tài thương mại (được thông qua ngày 25-02-2003).

 Pháp lệnh động viên công nghiệp (được thông qua ngày 25-02-2003).

 Pháp lệnh phòng chống mại dâm (được thông qua ngày 17-03-2003).

 Pháp lệnh sửa đổi một số điều của Pháp lệnh cán bộ, công chức (được thông qua ngày 29-04-2003).

 Pháp lệnh vệ sinh an toàn thực phẩm (được thông qua ngày 26-07-2003).

 Pháp lệnh thi hành án dân sự (được thông qua ngày 14-01-2004).

 Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao (được thông qua ngày 24-03-2004).

 Pháp lệnh giống cây trồng (được thông qua ngày 24-03-2004).

 Pháp lệnh giống vật nuôi (được thông qua ngày 24-03-2004).

 Pháp lệnh dự trữ quốc gia (được thông qua ngày 29-04-2004).

 Pháp lệnh thú y (được thông qua ngày 29-04-2004).

 Pháp lệnh dân quân tự vệ (được thông qua ngày 29-04-2004).

 Pháp lệnh chống bán phá giá hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam (được thông qua ngày 29-04-2004).

 Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo (được thông qua ngày 18-06-2004).

 Pháp lệnh chống trợ cấp hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam (được thông qua ngày 20-08-2004).

 Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự (được thông qua ngày 20-08-2004).

 Pháp lệnh giám định tư pháp (được thông qua ngày 29-09-2004).

 Pháp lệnh cảnh vệ (được thông qua ngày 02-04-2005).

 Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng (được thông qua ngày 29-06-2005).

 Pháp lệnh cựu chiến binh (được thông qua ngày 07-10-2005).

 Pháp lệnh ngoại hối (được thông qua ngày 13-12-2005).

 Pháp lệnh sửa đổi bổ sung một số điều của Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính (được thông qua ngày 05-04-2006).

 Pháp lệnh sửa đổi Điều 9 của Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự (được thông qua ngày 15-12-2006).
NHỮNG ĐIỀU CỬ TRI CẦN BIẾT

VỀ QUỐC HỘI VÀ BẦU CỬ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI
* Vị trí, chức năng của Quốc hội:

Được Hiến pháp năm 1992 xác định như sau: Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp.

Quốc hội quyết định những chính sách cơ bản về đối nội và đối ngoại, nhiệm vụ kinh tế- xã hội, quốc phòng, an ninh của đất nước, về quan hệ xã hội và hoạt động của công dân. Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của Nhà nước.



tải về 358.56 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương