Quan đIỂm về Ăn chay củA ĐẠo phật biên Soạn: Tâm Diệu Sửa Chữa Bản In: Liên Hương Và Tâm Linh Hoa Sen Xuất Bản 10. 400 cuốn tại Hoa Kỳ và 000 cuốn tại Việt Nam



tải về 0.58 Mb.
trang2/16
Chuyển đổi dữ liệu16.11.2017
Kích0.58 Mb.
#34350
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   16

OVO-LACTO VEGETARIAN


Phần lớn những người ăn chay tại Tây phương (46%) chọn lối ăn này. Sức khỏe là lý do chính yếu. Lối ăn chay này bao gồm ăn rau, đậu, hạt, trái cây, và gồm cả trứng (ovo) và sữa bơ (lacto), hầu hết mọi thứ ngoại trừ thịt động vật. [3]

Bởi vì ovo-lacto cho phép chọn lựa nhiều thứ thực phẩm, những người ăn lối này không bao giờ thấy trở ngại khi đi nhà hàng, đi du lịch, hay đi công tác xa nhà. Nó cũng rất là dễ dàng tìm thấy trong các family buffet hay những bữa ăn business luncheon.

Lối ăn này là lối ăn chay dễ nhất và hầu như thỏa mãn mọi người. Nó cũng rất là lành mạnh trừ phi bạn lạm dụng bằng cách ăn quá nhiều trứng, bơ và sữa.

---o0o---


LACTO-VEGETARIAN


Sự chọn lựa lối ăn này cũng tương tự như ovo-lacto vegetarian ngoại trừ bạn không ăn trứng. Hai lý do chính để người dân Hoa Kỳ trở nên lacto-vegeterian là để giảm cholesterol, ngăn ngừa bệnh dị ứng và các bệnh do nhiễm vi khuẩn salmonella và campylobacter. Lại cũng có những người không ăn trứng vì thương súc vật phải đau đớn sống trong những môi trường cực kỳ tàn bạo. Một số người khác nữa từ chối không ăn trứng vì lý do tôn giáo, xem trứng như là có đời sống.

---o0o---


VEGAN (PURE VEGETARIAN)


Những người ăn thuần rau đậu trái cây, không ăn trứng, uống sữa bò, và các sản phẩm biến chế từ sữa bò được gọi là vegan hay pure vegetarian, hay strict vegetarian. Khoảng 4% những người ăn chay ở Hoa Kỳ thuộc loại này. Tại sao họ chọn lưa như vậy? Phần lớn là vì lý do đạo đức. Họ không muốn tiếp tay giết hại sinh mệnh các súc vật. Tôn trọng mạng sống, nói theo quan niệm của Bác sĩ Albert Schweitzer, người đã đoạt giải Nobel về Hòa Bình thì "không giết sinh vật kể cả côn trùng", "không ăn bất cứ cái gì mà trước kia đã từng sống". [4]

Đó là những lối ăn chay của 12 triệu rưỡi người Hoa Kỳ. Bây giờ chúng ta hãy thử tìm hiểu những quan điểm của họ, hay là những động lực thúc đẩy họ ăn chay, bao gồm những lý do như là bảo vệ sức khỏe, bảo vệ môi sinh, giảm tình trạng đói ăn trên thế giới và lòng nhân từ với súc vật

---o0o---

SỨC KHỎE


Từ hai thập niên trước đây, người ta nghĩ rằng ăn thực phẩm rau đậu có thể làm hại cho sức khỏe của bạn. Các y sĩ, các bậc cha mẹ, các nhà khoa học và ngay cả những bạn bè của bạn đều khuyến cáo bạn đừng nên ăn chay vì không tốt cho sức khỏe.

Nhờ những nghiên cứu khoa học, cục diện đã thay đổi và đảo ngược vấn đề. Không những ăn thực phẩm rau đậu tốt cho sức khỏe, mà còn ngăn ngừa một cách hữu hiệu nhiều chứng bệnh khó trị. Các nhà khoa học đang làm việc trong lãnh vực dinh dưỡng đã xác nhận như vậy, sau khi đã nghiên cứu lâu dài hai lối ăn uống của con người. Ngay cả cơ quan có tiếng là bảo thủ American Dietetic Association cũng đã thay đổi quan điểm từ năm 1988 trong việc thừa nhận rằng ăn chay là tốt cho sức khỏe. Đó là chưa kể đến chính phủ Hoa Kỳ đã ban hành chính sách dinh dưỡng mới cho người dân theo đồ hình kim tự tháp, thịt được để ở trên ngọn, (vì số lượng nhỏ) trong khi đó thực phẩm rau đậu ngũ cốc đặt ở bên dưới cùng (số lượng lớn), tức là càng ăn nhiều những thực phẩm nền tảng càng tốt, càng ít ăn những thực phẩm sắp ở trên đỉnh càng giúp ngăn ngừa bệnh tật.

Rất nhiều bác sĩ y khoa đã cổ động việc ăn chay trong lãnh vực nghề nghiệp chuyên môn của họ và đã thành công. Đáng kể nhất là Physicians Committee for Responsible Medicine, một ủy ban bao gồm 3.400 Bác sĩ y khoa có trụ sở tại Washington D.C., đã công bố một chính sách dinh dưỡng mới nhất cho người dân Hoa Kỳ "Bốn Nhóm Thực Phẩm Mới" (New Four Food Groups) vào năm 1991 nhằm mục đích giữ gìn sức khỏe và ngăn ngừa bệnh tật do việc thực hành ăn bốn nhóm thực phẩm. [5] Kế đến là Bác sĩ Dean Ornish tác giả quyển sách Dr. Dean Ornish"s Program for Reversing Heart Disease, và bác sĩ John McDougall tác giả quyển sách The McDougall Program: 12 Days to Dynamic Health.

Tưởng cũng nên biết, có một dạo các Bác sĩ y khoa đã cho rằng việc trị liệu bệnh nghẽn mạch vành tim (coronary artery disease), nhồi máu cơ tim (heart attack), và suy tim (congestive heart failure) là điều không tưởng. Bây giờ bác sĩ Ornish, giám đốc Viện Nghiên Cứu Preventive Medicine Research Institute ở San Fransico, California đã chứng minh rằng nghĩ như thế là sai lầm. Ông đã áp dụng cho các bệnh nhân của ông một chương trình ăn thực phẩm rau đậu thật ít chất béo, thực hành thiền và tập thể dục - chi phí cho mỗi bệnh nhân là $4.000, chỉ bằng một phần mười chi phí giải phẫu ráp mạch vành tim (coronary artery bypass grafts surgery). Kết quả rất tốt đến nỗi công ty bảo hiểm Mutual of Omaha đã công nhận và bằng lòng bồi hoàn tất cả chi phí điều trị trên cho bệnh nhân có bảo hiểm sức khỏe. 

Tại sao hãng bảo hiểm làm như vậy? Bởi vì kinh nghiệm cho thấy rằng những bệnh nhân giải phẫu ráp mạch vành tim thường phải lập lại sau năm năm, trong khi đó những người tham dự chương trình này có sức khỏe tốt và lâu dài hơn.

Thật ra đa số các bác sĩ y khoa đều xem nhẹ yếu tố dinh dưỡng trong việc ngăn ngừa và trị liệu bệnh tật. Điều này cũng dễ hiểu vì chỉ có 20 phần trăm các trường đại học y khoa tại Hoa Kỳ là đòi hỏi các sinh viên y khoa phải học các môn học dinh dưỡng, và cũng không có phần thi dinh dưỡng trong các cuộc thi national medical board exam. Vì thế đa số các bác sĩ y khoa chỉ chuyên về lãnh vực y khoa chuyên môn trị liệu mà thiếu sự hiểu biết về dinh dưỡng học. [6]

Trước khi nhìn sâu vào các bệnh mà sự ăn chay đã ngăn ngừa hữu hiệu, chúng ta hãy thử xem qua ba thành phần dinh dưỡng mà chúng ta cần biết: chất béo, chất carbohydrates, chất xơ và chất đạm.

---o0o---


CHẤT BÉO (FAT)


Tất cả thực phẩm đều chứa một hỗn hợp gồm chất đạm, chất carbohydrate (bao gồm cả chất xơ), chất béo, chất sinh tố và chất khoáng, với số lượng không đều nhau. 

Chất béo hay còn gọi là chất mỡ mà danh từ y khoa gọi là lipids hay fatty acids không hoàn toàn xấu như nhiều người tưởng. Tuy nhiên, phẩm chất cũng như số lượng chất béo đưa vào cơ thể ảnh hưởng quan trọng đến sức khỏe và tuổi thọ của con người. 

Chúng ta cần chất béo để bảo trì các mô tế bào, sản xuất các kích thích tố, cung cấp chất fatty acids thiết yếu (EFA) và chuyên chở một số chất sinh tố, nhưng nếu chúng ta ăn quá nhiều chất béo bão hòa (saturated fat) chúng ta sẽ d dàng sinh chứng bệnh mập phì và các chứng bệnh khác về tim mạch và ung thư.

Chất béo được phân chia thành hai loại chính: chất béo bão hòa (saturated fat) và chất béo không bão hòa (unsaturated fat). 

Nói một cách tổng quát thì chất béo bão hòa thường có nhiều trong thịt động vật, trong sữa, các phó sản của sữa và dầu thảo mộc nhiệt đới như dầu dừa, dầu palm. Chất béo này thường đông đặc ở nhiệt độ bình thường trong nhà, có khuynh hướng làm gia tăng lượng chất cholesterol xấu LDL trong máu nên là loại chất béo xấu, nguy hiểm cho sức khỏe con người. 

Còn chất béo không bão hòa thường có trong các dầu thảo mộc là loại lỏng không đông đặc, được xem là chất béo tốt vì nó có khuynh hướng làm giảm lượng chất cholesterol xấu LDL.

---o0o---



tải về 0.58 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   16




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương