Quan đIỂm củA ĐẢng và nhà NƯỚc về CÔng tác tư TƯỞNG, ly luận và quản lý BÁo chí



tải về 100.57 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu16.09.2016
Kích100.57 Kb.
#32126
QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC VỀ
CÔNG TÁC TƯ TƯỞNG, LY LUẬN VÀ QUẢN LÝ BÁO CHÍ


(Đề cương chuyên đề phục vụ lớp thi nâng ngạch

giảng viên chính, BTVC, PVC và tương đương năm 2012)

Người biên soạn: PGS, TS. Nguyễn Văn Dững

Trưởng khoa Báo chí

Học viện Báo chí và Tuyên truyền
A. Mở đầu.

Tư tưởng và lí luận của xã hội loài người trong lịch sử và hiện tại, cũng như công tác tư tuởng và lí luận của Đảng và Nhà nước ta luôn luôn có y nghĩa và vai trò đặc biệt quan trọng, có vai trò chi phối và định hướng quá trình phát triển của xã hội.

Trong xã hội hiện đại, báo chí ngày càng thể hiện vai trò, vị thế đặc biệt quan trọng. Báo chí đã và đang đóng góp hết sức to lớn vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm sự phát triển bền vững của xã hội. Trong tình hình cuộc đấu tranh chính trị, tư tưởng ngày càng tinh vi và phức tạp, trong bối cảnh toàn cầu hóa và môi trường truyền thông số hiện nay, báo chí và truyền thông nói chung có vai trò đặc biệt quan trọng .

Để tiếp tục phát huy hiệu quả công tác tư tưởng và lí luận cũng như sức mạnh của báo chí – truyền thông một cách hiệu quả trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước, cần quán triệt sâu sắc những quan điểm cơ bản của Đảng và Nhà nước ta về những lĩnh vực họat động này.



1. Mục đích: Chuyên đề này giúp người học nắm được một số vấn đề cơ bản, nhất là quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về công tác tư tưởng, lí luận và vấn đề quản lý báo chí, truyền thong, trên cơ sở đó quán triệt sâu sắc những quan điểm cơ bản của Đáng và Nhà nước ta; hệ thống những vấn đề cơ bản về quản lý nhà nước về báo chí để quán triệt, vận dụng vào thực tiễn công tác trong tình hình hiện nay. Sau khi học, người học có nhận thức đúng đắn những quan điểm cơ bản của Đảng ta về công tác tư tưởng, lí luận, báo chí; về quản lý báo chí – mục đích, nội dung, yêu cầu, phương thức của quản lý nhà nước về báo chí, những vấn đề đặt ra trong công tác quản lý báo chí hiện nay. Trên cơ sở đó, người học củng cố thêm nhận thức, hiểu biết sâu sắc hơn các quan điểm báo chí của Đảng, nâng cao nhận thức và kỹ năng xử lý các vấn đề trong hoạt động lãnh đạo, quản lý báo chí cũng như họat động tham mưu tư vấn,…nhằm tiếp tục nâng cao hiệu quả hoạt động tư tưởng, lí luận và báo chí trong tình hình hiện nay, trước nhiệm vụ và yêu cầu mới.

2. Yêu cầu: Người học nghiên cứu nghiêm túc những tài liệu cần đọc và tham dự đầy đủ số tiết học, tích cực nêu vấn đề và tham gia trao đổi trực tiếp trên lớp; nắm vững kiến thức cơ bản, có nhận thức, thái độ đúng đắn, có thái độ và hành vi chủ động, tích cực trong công tác lãnh đạo, quản lý cũng như tham mưu tư vấn chuyên nghiệp và hiệu quả hơn.

3. Phương pháp: Học viên tự nghiên cứu, giảng viên thuyết trình kết hợp với nêu vấn đề trao đổi, phát vấn trên hội trường. Nếu có thời gian sẽ thảo luận nhóm. Sau buổi học, có thể trao đổi và chia sẻ trực tiếp hoặc qua thư điện tử.

B. Tài liệu tham khảo.

1. Nghị quyết TW 5 (khoa X): “Về công tác tư tưởng, lý luận và báo chí trước yêu cầu mới”

2. Nghị quyết TW 4 (khoa XI): “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”

3. Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI.

4. Nguyễn Phú Trọng: “Quyết tâm làm cho Đảng ngày càng trong sạch hơn, vững mạnh hơn; mỗi cán bộ, đảng viên ngày càng tiến bộ hơn; nội bộ đoàn kết hơn; nhiệm vụ hoàn thành xuất sắc hơn”; tạp chí Cộng sản số 834, 4/2012.

5. Nghị quyết TW 6 (lần 2) (khóa VIII) về một số vấn đề cơ bản và cấp bách trong công tác xây dựng Đảng hiện nay;

6. Chỉ thị 08 của Bộ Chính trị khóa VII về tăng cương công tác quản lý báo chí và xuất bản;

7. Chỉ thị Chỉ thị số 22-CT/TW của Bộ Chính trị tiếp tục đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo, quản lý công tác báo chí, xuất bản; ngày 17-10-1997

8. Luật báo chí năm 1989;

9. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều luật báo chí năm 1989;

10. Nghị định của Chính phủ Số 51/2002/NĐ-CP ngày 26/4/2002, quy định chi tiết thi hành Luật Báo chí, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Báo chí;

11. Nguyễn Văn Dững, Báo chí và dư luận xã hội; Nxb Lao Động; H. 2011.

12. Nguyễn Văn Dững, Cơ sở lí luận báo chí; Nxb Lao Động; H. 2012.

13. Nhiều tác giả, C. Mác, Lê-nin, Hồ Chí Minh,...bàn về báo chí; Nxb Chính trị-Hành chính; H. 2011.

14. Đề cương bài giảng chuyên đề này. Đề cao tự nghiên cứu, tổng kết của người học và gắn với công việc đang đảm nhận

C. Nội dung.


  1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về công tác tư tưởng, lý luận

1.1. Về tư tưởng và công tác tư tưởng trước yêu cầu mới

  • Tư tưởng và vai trò của nó đối với con người, cộng đồng và xã hội

  • Công tác tư tưởng và quan điểm của Đảng ta về công tác tư tưởng

  • Một số khó khăn, phức tạp của công tác tư tưởng hiện nay, yêu cầu…

  • Một số vấn đề có tính nguyên tắc trong công tác tư tưởng: bảo đảm thực hiện mục tiêu của cuộc cách mạng; bảo đảm tính nhất quán; làm tư tưởng phải thông qua thực hiện nhiệm vụ chính trị và phụ vụ nhiệm vụ ấy; thông qua giải quyết các vấn đề kinh tế - văn hóa - xã hội; gắn bó mật thiết với cuộc sống và giải quyết những vấn đề từ cộc sống; bảo đảm thong tin phong phú, đa dạng, nhiều chiều và sử dụng đa phương tiện, đa hình thức…

  • Một số vấn đề đặt ra và phương thức công tác tư tưởng hiện nay

    1. 1.2. Về lí luận và công tác lí luận hiện nay

  • Ly luận và vai trò của nó đối với sự phát triển

  • Lý luận và lý thuyết, học thuyết

  • Công tác ly luận và quan điểm của Đảng ta.

  • Nhiệm vụ của công tác lý luận, lý luận chính trị và khoa học chính trị.

  • Thực trạng công tác lý luận (tự liên hệ) và nghiên cứu khoa học

  • Một số khó khăn, phức tạp của công tác lí luận hiện nay và yêu cầu…

  • Công tác tư tưởng, lý luận và vấn đề xây dựng đội ngũ tri thức;

  • Công tác tư tưởng lý luận và vấn đề xây dựng, phát triển sức mạnh mềm, tài nguyên mềm của quốc gia hiện nay.

II. Một số vấn đề chung về báo chí, truyền thông.

2.1. Một số vấn đề chú y về phương pháp luận nghiên cứu khái niệm, phạm trù khoa học xã hội, nhân văn.

2.2. Một số khái niệm cơ bản

Thống nhất hệ thống khái niệm liên quan đến vấn đề nghiên cứu, như báo chí, truyền thông, truyền thông đại chúng, quản lý báo chí,...

- Truyền thông có thể được hiểu là quá trình liên tục trao đổi thông tin, tư tưởng, tình cảm,....chia sẻ kỹ năng và kinh nghiêm giữa hai hoặc nhiều người với nhau, nhằm thay đổi nhận thưc, thái độ và hành vi phù hợp với nhu cầu phát triển1.

- Tiếp cận từ kênh truyền dẫn, có thể hiểu Truyền thông đai chúng (TTĐC) là hệ thống các kênh truyền thông hướng thông điệp tác động vào đông đảo công chúng xã hội, nhằm lôi kéo và tập hợp, giáo dục, thuyết phục và tổ chức đông đảo nhân dân tham gia giải quyết các nhiêm vụ chính trị - kinh tế - văn hóa - xã hôi đã và đang đặt ra.

- Báo chí là môt bộ phận của truyền thông đại chúng, nhưng là bộ phận chiếm vị trí trung tâm, vai trò nền tảng và có khả năng quyết định tính chất, khuynh ướng, chi phối năng lực và hiệu quả tác động của TTĐC. Do đó, trong nhiều trường hợp, có thể dùng báo chí để chỉ truyền thông đại chúng; và ngược lại, nói đến TTĐC - trước hết phải nói đến báo chí.

Báo chí trong trường hợp này đươc dùng, đươc hiểu theo nghĩa rộng, bao gồm báo in, báo chí phát thanh, báo chí truyền hình, báo mạng điện tử (“phát hành” trên mạng internet) và hãng thông tấn. Báo chí theo nghĩa hẹp, là bao gồm báo, tạp chí và bản tin thời sự.

Báo chí là hiện tượng xã hội đa nghĩa, phức tạp và có nhiều cách tiếp cận không giống nhau trong các xã hôi có thể chế chính trị khác nhau.

- Khái niệm báo chí tiếp cận từ quan điểm hệ thống. Khi nhìn nhận xã hội như một hệ thống trong tổng thể đang vận hành, báo chí cũng cần được tiếp cận từ quan điểm hệ thống; nhìn nhận báo chí như một tiểu hệ thống cấu thành hệ thống xã hội nói chung; trong đó, báo chí là một bộ phận cấu thành và chịu sự chi phối của hệ thống lớn cũng như sự tác động của các tiểu hệ thống (hoặc hệ thống con ).

- Từ góc độ lãnh đạo quản lý, tiếp cận từ quan điểm hệ thống, có thể nêu ra khái niệm báo chí bao gồm các thành tố và mối quan hê giữa các thành tố ấy như sau:

Mô hình khái niệm báo chí nhìn từ quan điểm hệ thống có ý nghĩa khoa học và thực tiễn rất quan trọng, cần được nhận thức đúng, vận dụng hiệu quả.

- Quản lý báo chí có thể phân chia thành hai cấp độ: quản lý vi mô và quản lý vĩ mô. Quản lý vi mô là quản lý tòa soạn báo chí. Ở cấp độ này, có thể gọi là quản trị tòa soạn báo chí. Quản lý vĩ mô là quản lý nhà nước về báo chí.

- Tất cả các cấp độ quản lý trên đây đều phải dựa trên những quan điểm, nguyên tắc nhất định. Quản lý báo chí ở nước ta đều phải đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện và triệt để của Đảng. Do đó, viêc nắm vững, quán triệt những quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về báo chí và quản lý nhà nước về báo chí là môt yêu cầu có y nghĩa cơ bản và cấp thiết.



2.3. Bản chất của họat động báo chí, truyền thông.

Thứ nhất, là họat động thông tin – giao tiếp xã hội;

Thứ hai, là họat động liên kết (kết nối) xã hội;

Thứ ba, là họat động can thiệp xã hội.

Thứ tư, là họat động chính trị - xã hội.

Thứ năm, là hoạt động kinh tế - dịch vụ xã hội

2.4. Vai trò của báo chí và quản lý nhà nước về báo chí

2.4.1. Vai trò của báo chí trong đời sống xã hội

Báo chí có chức năng, vai trò ngày càng quan trọng trong đời sống xã hội. Đó là các chức năng thông tin, chức năng tư tưởng, chức năng khái sang - giải trí, chức năng tổ chức - quản lý, giám sát và phản biện xã hội, chức năng kinh tế - dịch vụ.

- Thông tin là chức năng cơ bản, chức năng khởi nguồn của bảo chí. Báo chí ra đời là để đáp ứng, thỏa mãn nhu cầu thông tin giao tiếp của con người và xã hội. Xã hội càng phát triển, con người càng văn minh thì nhu cầu thông tin giao tiếp càng cao, càng đa dạng phong phú. Quá trình đáp ứng nhu cầu này làm cho báo chí phát triển nhanh chóng. Một số yêu cầu của chức năng thông tin.

- Chức năng tư tưởng là chức năng xuyên suốt, thể hiện tính mục đích của báo chí. Với chức năng này, theo quan điểm của Đảng ta, báo chí là công cụ, phương tiện quan trọng dùng để truyền bá hệ tư tưởng của Đảng, giáo dục lý luận Mác – Leenin, tư tưởng Hồ Chí Minh và làm cho hệ tư tưởng - lý luận này trở thành chủ đao, chiếm ưu thế trong đời sống tinh thần, tư tưởng của đâng đảo nhân dân. Báo chí là một binh chủng xung kích, đi đầu trong công tác tư tưởng của Đảng.

- Chức năng khai sáng – giải trí được hiểu rằng, báo chí không chỉ là kênh thông tin - truyền thông quan trọng cung cấp thông tin, kiến thức, mà còn là diễn đàn trao đổi, chia sẻ kỹ năng và kinh nghiệm phong phú nhằm nâng cao trình độ dân trí, đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững. Văn hóa là hiện tượng xã hội đặc biệt. Hệ thống giá trị văn hóa được tồn tai và phát triển trong quá trình giao lưu và truyền tải từ người này sang người khác, từ cộng đồng này sang cộng đồng khác và từ thế hệ này đến thế hệ khác. Báo chí là kênh quan trọng cung cấp thông tin, kiến thức, giáo dục, giao lưu, truyền tải, tiếp biến văn hóa có hiệu quả nhất.

Giải trí là nhu cầu ngày càng đòi hỏi cao trong điều kiện kinh tế thị trường. Đó là quá trình báo chí tham gia và tạo điều kiện giúp công chúng sử dụng thời gian rỗi hợp lý, đáp ứng nhu cầu cân bằng trạng thái tâm lý để tái sản xuất sức lao động. Trên các loại hình báo chí và các dạng thức truyền thông hiện đại ngày càng có nhiều phương thức giải trí thú vị và hữu ích, nhất là truyền hình, phát thanh, báo mạng điện tử và mạng xã hội. Giải trí cũng là cách thức phổ biến, bảo vệ hệ giá trị văn hóa.

- Chức năng quản lý, giám sát và phản biện xã hội của báo chí thể hiện ở chỗ, báo chí duy trì và phát triển mối liên hệ chặt chẽ giữa chủ thể và khách thể quản lý thông qua việc duy trì và phát triển dòng thông tin hai chiều, bảo đảm cho các quyết định quản lý được thông suốt và thực thi,...Giám sát có thể được hiểu là “theo dõi, kiểm tra xem có thực hiện đúng những điều quy định không”. Điều đó có nghĩa là, giám sát bao gồm hai quá trình, theo dõi và kiểm tra. Giám sát có ý nghĩa rất quan trọng trong việc bảo đảm cho hoạt động được thực hiện đúng mục đích và đạt hiệu quả tốt nhất trong điều kiện có thể, theo mục tiêu, chương trình, kế hoạch đã đề ra.

Giám sát xã hội của báo chí là quá trình báo chí bằng mọi phương thức huy động sức lực, trí tuệ và cảm xúc của đông đảo nhân dân với tinh thần trách nhiêm chính trị cao nhất trong việc theo dõi, kiểm tra quá trình thưc hiện đường lối, chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, bảo đảm đạt được mục đích cao nhất trong điều kiện có thể. Giám sát xã hội của báo chí bao gốm các bình diện khác nhau, như theo dõi, kiểm tra phát hiện những nơi làm đúng, làm tốt để biểu dương và nhân rộng; theo dõi và kiểm tra để phát hiện những nơi làm trệch, làm sai để uốn nắn và đấu tranh, bảo đảm cho đường lối, chính sách chủ trương của Đảng, pháp luật Nhà nước được thực thi đúng trong thực tế…



  • Chức năng kinh tế – dịch vụ. Vấn đề kinh tế và dịch vụ xã hội của báo chí, truyền thông hiện nay.

Chức năng này xuất phát từ đòi hỏi khách quan của họat động báo chí trong nền kinh tế thị trường; đồng thời theo quan điểm chỉ đạo của các văn kiện chính trị của Đảng và Nhà nước, như Nghị quyết TW 5 (khóa VIII), các văn bản dưới luật…

- Vấn đề kinh tế báo chí (Quan điểm, cơ sở lí luận – thực tiễn của vấn đề, phương tiện và phương thức, ,…)

- Vấn đề quảng cáo báo chí (Quan điểm, cơ sở lí luận – thực tiễn của QC, mấy vấn đề về quảng cáo hiện nay…)

- Vấn đề dịch vụ xã hội của báo chí.

- Tổng hợp lại, vai trò của báo chí, truyền thông trong huy động, tổ chức, khai thác sức mạnh mềm. Thuyết sức mạnh mềm

2.4.2.Vai trò của quản lý nhà nước về báo chí.

Có thể nói rằng, báo chí là hiện tượng xã hội tác động và chi phối ngày càng sâu sắc đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Trong họat động lãnh đạo và quản lí‎ kinh tế - xã hội, báo chí cũng là phương tiện và phương thức lợi hại. Nếu biết sử dụng thì công năng sẽ đặc biệt hữu dụng; nếu không sẽ gây ra những hậu quả khó lường, thậm chí là nguy cơ trực tiếp của các bung nổ xã hội.

Do đó, quản lý nhà nước về báo chí là đòi hỏi tất yếu khách quan, là nguyên tắc và phương thức bắt buộc để huy động tối đa năng lực tác động của báo chí, truyền thông vào mục đích phát triển đất nước, hạn chế đến mức thấp nhất những hiệu ứng ngoài mong đợi.

Quản lý nhà nước (QLNN) về báo chí là làm cho sức mạnh của báo chí được phát huy cao nhất, để báo chí tập trung nguồn lực và mọi cố gắng vào phục vụ mục đích phát triển đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng; là tao mọi điều kiên cho báo chí phát triển và phục vụ sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

Báo chí gắn liền với vấn đề tự do tư tưởng, tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do ngôn luận trên báo chí. Quản lý nhà nước về báo chí là nhằm bảo đảm tự do báo chí và tự do ngôn luận trên báo chí được thực hiện trong khuôn khổ pháp luật, vì mục tiêu “dân giàu, nước manh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh”.

Dư luận báo chí gắn liến với dư luận xã hội. QLNN về báo chí là nhắm bảo đảm cho báo chí phát huy vai trò định hướng DLXH không chỉ trong nước, trong khu vực mà còn trên phạm vi toàn thế giới.



2.5. Khái quát tình hình báo chí, truyền thông hiện nay

Báo chí hiện đại phát triển trong tình hình cuộc đấu tranh chính trị, tư tưởng trên thế giới ngày càng tinh vi, phức tạp. Các thế lực chính trị trên thế giới ngày càng sử dụng báo chí, truyền thông, nhất là mạng xã hội như một công cụ thể hiện quyền lưc và ảnh hưởng chính trị không thể thiếu được. Báo chí, truyền thông hiện đại phát triển trong những điều kiện hết sức thuận lợi nhưng cũng lắm nguy cơ, thách thức.



2.5.1. Tình hình báo chí thế giới.

Dưới tác động của cuộc cách mang khoa học và công nghệ, nhất là công nghệ thông tin, báo chí đã và đang phát triển nhanh chóng, toàn diện và ngày càng phát huy sức mạnh như một vũ khí chính trị tư tưởng rất lợi hại nhất. Xu hướng hình thành các tập đoàn báo chí - truyền thông đa quốc gia, xuyên lục địa, cùng với làn sóng toàn cầu hóa TTĐC đang làm gia tăng tính phức tap của cuôc đấu tranh tư tưởng trên pham vi khu vực và toàn cầu.

Mặt khác, sư chi phối của quyền lực chính trị và kinh tế đã và đang tao nên “làn sóng xâm lăng” từ các nước giàu, các nước mạnh đến các nước đang phát triển. Biên giới mềm giữa các quốc gia đang bị xóa nhòa, “làn sóng xâm lăng” này đang đặt các nước đang phát triển, các khu vực đang phát triển trước yêu cầu phải tăng cường đoàn kết, liên kết để có thể nâng cao sức đề kháng và bảo vệ sư ổn định và tính bền vững trong quá trình phát triển của mình.

Đối với các nước phương Tây, báo chí – truyền thông không chỉ là công cụ đấu tranh chính trị tư tưởng, là diễn đàn chia sẻ thông tin, kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm, mà còn là một ngành kinh doanh có khả năng đem lại lợi nhuận khổng lồ. Ở đó, bản chất hoạt động báo chí không chỉ là hoạt động chính trị - xã hội, hoạt động TTĐC, mà còn là hoạt động kinh doanh siêu lợi nhuận.

Với sự phát triển của hệ thống internet toàn cầu và báo mạng điện tử, các loại hình báo chí đang có sự cạnh tranh và hợp tác phát triển. Ngày nay, với sự ra đời phát triển của mạng internet, các mạng xã hội, truyền thông xã hội đã và đang tạo điều kiện cho blog phát triển như một làn sóng, cùng với những dạng thức truyền thông mới trên mạng internet, đã hình thành cộng đồng cư dân mạng, nhất là trong giới trẻ và xuất hiện những khái niệm mới trong hoạt động báo chí, truyền thông. Những hiện tượng này đang đặt ra những vấn đề thách thức báo chí truyền thông, cũng như công tác quản lý nhà nước về báo chí của các quốc gia.

Mấy vấn đề của báo chí, truyền thông thế giới:

Vấn đề toàn cầu hóa; đại chúng hóa và phi đại chúng hóa TTĐC;

Vấn đề hội tụ truyền thông và truyền thông đa phương tiện;

Vấn đề sáp nhập, thôn tính các Tập đoàn truyền thông;

Vấn đề mâu thuẫn giữa lơi ích chính trị - xã hội và lợi ích kinh tế;

Vấn đề chuyên nghiệp hóa và phi chuyên nghiệp hóa;

Vấn đề đạo đức và phi đạo đức trong họat động báo chí;

Vấn đề tự do họat động báo chí và tự do ngôn luận trên báo chí, TT;

Vấn đề báo chí và hai gọng kìm chi phối;

Mấy vấn đề toàn cầu báo chí tham gia giải quyết

Vấn đề chiến tranh và hòa bình;

Vấn đề môi trường và biến đổi khí hậu

Vấn đề dịch bệnh, y thế và sức khỏe cộng đồng



2.5.2. Báo chí nước ta.

- Về diện mạo của sự phát triển: số lượng cơ quan báo chí, số đầu sản phẩm báo chí, số nhà báo, kỹ thuật và công nghệ làm báo, doanh thu báo chí…

- Một số vấn đề đặt ra.

Báo chí nước ta cũng còn những yếu kém, khuyết điểm như Đảng ta đã đánh giá trong NQ TW 5 khóa X. Đó là xu hướng thương mại hóa báo chí, giật gân câu khách chạy theo thị hiếu tầm thường của một nhóm nhỏ công chúng, thông tin sai sự thật ảnh hưởng đến lợi ích, danh dự của tổ chức và công dân,... Do đó, báo chí cần đươc tăng cường tính chuyên nghiệp; tăng cường sự lãnh đạo, quản lý để tiếp tục phát huy những thành tưu, hạn chế những tồn tại, khuyết điểm. Tăng cường quản lý nhà nước về báo chí là một giải pháp cơ bản, cấp thiết nhằm bảo đảm cho báo chí phát triển đúng mục đích, phát triển cân đối, hài hòa và phát huy tốt nhất năng lực và hiệu quả hoạt động của nó trong bối cảnh hội nhập toán cầu.

- Nhà báo là khái niệm dùng để chỉ những người tiến hành các loại hình lao đông trong quá tình thu thập, xử lý và chuyển tải thông tin. Đó là lao động tổ chức và quản lý, lao động biên tập, lao động tác giả và lao động kỹ thuật - dịch vụ.

- Trong hệ thống chính trị của nước ta, nhà báo không chỉ là chủ thể hoạt động báo chí bị quản lý với tư cách là khách thể, mà còn là thành tố tham gia tích cực vào quá trình quản lý nhà nước về báo chí. Nhà báo không chỉ có quyền hạn và nghĩa vụ thực hiện tự do báo chí và tự do ngôn luận trên báo chí của công dân, mà còn tham gia giám sát xã hội bảo đảm cho quá trình quản lý đạt được hiệu quả; góp phần tuyên truyền pháp luật, giáo dục ý thức chấp hành pháp luật cho nhân dân cũng chính là góp phần tham gia quản lý nhà nước về báo chí.



Ngoài những vấn đề như báo chí thế giới, báo chí nước ta hiện nay cần quan tâm giải quyết:

- Vấn đề giữa số lượng sản phẩm và chất lượng thông tin;

- Vấn đề cạnh tranh thông tin sự sự kiện và năng lực phân tích, bình luận;

- Vấn đề mâu thuẫn giữa tôn chỉ mục đích…với vai trò xã hội;

- Vấn đề thương mại hóa;

- Vấn đề thông tin nhanh và bảo đảm định hướng thông tin;

- Vấn đề tính Đảng, tính hấp dẫn và tính chiến đấu hiện nay;

- Vấn đề bao cấp và tự hạch toán, kinh tế báo chí, tập đoàn báo chí – TT;

- Vấn đề cạnh tranh và hợp tác giữa các lọai hình và mạng xã hội, TTXH.

- Vấn đề tái cấu trúc lại các sản phẩm báo chí…;

…v…v…

3. Quan điểm của Đảng, Nhà nước về quản lý báo chí – truyền thông.

Trên cơ sở những văn kiện của Đảng ta, có thể thấy những quan điểm sau đây cần được nhận thức, quán triệt và thực hiện trong quá trình quản lý nhà nước về báo chí cũng như họat động báo chí.

3.1. Công tác báo chí là một bộ phận cấu thành hữu cơ trong bộ máy hoạt động của Đảng ta, là yếu tố cầu thành hoạt động tư tưởng, lý luận. Không chỉ là yếu tố cấu thành hữu cơ, báo chí là vũ khí xung kích trên mặt trận tư tưởng, lý luận. Báo chí có vai trò quan trọng đối với công tác tư tưởng, lý luận và tổ chức. Quan điểm này đã được thể hiện xuyên suốt trong hoạt động của Mác-Ănghen, Lênin và Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng như trong lịch sử đấu tranh cách mạng của Đảng ta. Báo chí là bộ phận hữu cơ và đặt dưới sự lãnh đạo toàn diện và trực tiếp của Đảng.

3.2. Báo chí nước ta phải góp phần tích cực vào tuyên truyền lý luận Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối, quan điểm, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Báo chí phải góp phần tích cực xây dựng lý tưởng xã hội vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh”, góp phần ổn định chính trị tư tưởng, bình ổn đời sống tinh thần để huy động nguồn lực phát triển kinh tế-xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống. Xây dựng lý tưởng xã hội, tuyên truyền tư tưởng của Đảng là một công việc lâu dài, khó khăn, phức tạp, nhất là trong tình hình hiện nay, cho nên đòi hỏi phải kiên trì, sự nhiệt thành, trung thành, hiểu biết và tính chuyên nghiệp cao.

3.3. Báo chí là tiếng nói của Đảng, Nhà nước, của tổ chức chính trị - xã hội và là diễn đàn của nhân dân, đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng, sự quản lí của Nhà nước và hoạt động trong khuôn khổ pháp luật; phải bảo đảm tính tư tưởng, tính chân thật, tính nhân dân, tính chiến đấu và tính đa dạng của hoạt động báo chí. Báo chí của ta là cơ quan của Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp đặt dưới sự lãnh đạo toàn diện, triệt để của Đảng và quản lý của Nhà nước.

3.4. Đảng lãnh đạo báo chí bằng việc định hướng chính trị, bằng và thông qua nhà nước, thông qua công tác tổ chức - cán bộ, thông qua giám sát, kiểm tra hoạt động thường xuyên trong thực tiễn. Quản lý nhà nước về báo chí còn bằng sức mạnh của cả hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng.

3.5. “Cán bộ báo chí cũng là chiến sĩ cách mạng. Cây bút, trang giấy là vũ khí sắc bén của họ”. Mỗi nhà báo là một cán bộ hoạt động trong lĩnh vực công tác tư tưởng - văn hóa của Đảng, là nhà truyền thong - vận động xã hội dưới sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của nhà nước. Nhà báo là chủ thể tích cực trong quá trình họat động báo chí cũng như quản lý nhà nước về báo chí.

4. Quản lý nhà nước về báo chí.

4.1. Công cụ quản lý nhà nước về báo chí.

- Thứ nhất, văn bản quy phạm pháp luật. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam: Hiến pháp, Luật, Pháp lệnh, Lệnh Chủ tịch nước,….

- Thứ hai, tổ chức bộ máy, phân cấp quyền lực, “sức mạnh cứng” và “sức mạnh mềm”. Vấn đề phân cấp, phân quyền trong quản lý.

- Thứ ba, đội ngũ cán bộ công chức, viên chức trong bộ máy tổ chức quản lí. Vấn đề chất lượng đội ngũ và cơ chế đánh giá, quy trình bổ nhiệm.



4.2. Luật Báo chí năm 1989; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật báo chí năm 1999.

- Vấn đề tự do báo chí và tự do ngôn luận trên báo chí: tự do tham gia vào quá trình hoạt động báo chí, tự do hưởng thụ sản phẩm báo chí.

Đối với công dân:

a. Công dân được thông tin qua báo chí mọi mặt về tình hình trong nước và thế giới (thông tin mang tính bản chất) phù hợp với lợi ích của nhà nước và của nhân dân;

b. Công dân được tiếp xúc, cung cấp thông tin cho báo chí, gửi tin bài và tác phẩm báo chí khác đến cơ quan báo chí mà không chịu sự kiểm duyệt của bất kỳ tổ chức và cá nhân nào;

c. Công dân được phát biểu ý kiến về tình hình trong nước và thế giới trên báo chí - truyền thông;

d. Công dân có quyền tham gia ý kiến xây dựng đương lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước;

e. Góp ý kiến phê bình, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo trên báo chí và các tổ chức Đảng, cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội và thành viên của tổ chức đó.



Đối với nhà nước:

Nhà nước dùng báo chí làm công cụ để thiết lập và duy trì trật tự xã hội, đấu tranh với các hành vi trái pháp luật. Nhà nước giao cho báo chí những quyền không hạn chế về đối tượng và phạm vi để phản ánh các hành vi trái pháp luật, trái các quy phạm đạo đức, các nội quy, quy chế của các tổ chức.



- Nghĩa vụ của báo chí

+ Cơ quan báo chí phải đăng tải, phát sóng các tác phẩm báo chí, ý kiến của công dân. Trong trường hợp không đăng tải, không phát sóng phải trả lời bằng văn bản và nói rõ lý do.

+ Trả lời hoặc yêu cầu tổ chức, người có chức vụ trả lời bằng thư hoặc trên báo chí về kiến nghị, tố cáo của công dân.

- Địa vị pháp lý của báo chí

+ Địa vị pháp lý là tổng hợp các quyền và nghĩa vụ của chủ thể khi tham gia quan hệ pháp luật. Quan hệ pháp luật là những quan hệ xã hội được pháp luật điều chỉnh.

+ Địa vị pháp lý của báo chí là tổng hợp các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của báo chí.

- Tổ chức báo chí và địa vị pháp lý của các chủ thể

1. Quyền và nghĩa vụ của báo chí

- Thông tin trung thực tình hình trong nước và thế giới, phù hợp với lợi ích của đất nước và của nhân dân;

- Tuyên truyền, phổ biến góp phần bảo vệ đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, thành tựu của đất nước và thế giới; góp phần ổn định chính trị, nâng cao dân trí, đáp ứng nhu cầu văn hoá lành mạnh của nhân dân, bảo vệ truyền thống tốt đẹp của dân tộc, xây dựng và phát huy dân chủ XHCN, tăng cường khối đoàn kết toàn dân, xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc;

- Phản ánh và hướng dẫn dư luận xã hội; làm diễn đàn thực hiện quyền tự do ngôn luận của nhân dân;

- Phát hiện, biểu dương gương người tốt việc tốt, nhân tố mới; đấu tranh chống các hành vi vi phạm pháp luật và các hiện tượng tiêu cực xã hội khác

- Góp phần giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, tiếng các dân tộc thiểu số của Việt Nam.

- Mở rộng sự hiểu biết lẫn nhau giữa các nước và các dân tộc, tham gia vào sự nghiệp của nhân dân thế giới vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.

2. Những điều không được thông tin trên báo chí

- Không được kích động nhân dân chống nhà nước CHXHCN Việt Nam, phá hoại khối đoàn kết toàn dân;

- Không được kích động bạo lực, tuyên truyền chiến tranh xâm lược, gây hận thù giữa các dân tộc và nhân dân các nước, không được kích động dâm ô, đồi trụy, tội ác;

- Không được tiết lộ bí mật nhà nước: bí mật quân sự, an ninh, kinh tế, đối ngoại và những bí mật khác do pháp luật quy định

- Không được đưa tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống nhằm xúc phạm danh dự của tổ chức, danh dự, nhân phẩm của công dân.

3. Cung cấp thông tin cho báo chí

Trong nhiệm vụ và quyền hạn của mình, các tổ chức có quyền và nghĩa vụ cung cấp thông tin cho báo chí, giúp cho báo chí thông tin nhanh và chính xác. Khi cung cấp thông tin cho báo chí, tổ chức chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung thông tin do mình cung cấp.



4. Bảo vệ nguồn tin

- Báo chí có quyền và nghĩa vụ không tiết lộ người cung cấp thông tin nếu xét thấy có hại cho người đó, trừ trường hợp có yêu cầu của viện trưởng VKSND, chánh án tòa án nhân dân cấp tỉnh, thành phố hoặc tương đương trở lên (bằng văn bản) cần thiết cho việc xét xử, điều tra tội phạm nghiêm trọng.

- Bảo vệ bí mật nguồn tin là quy ước đạo đức nghề nghiệp báo chí, được pháp luật bảo vệ.

5. Trả lời trên báo chí

- Người đứng đầu cơ quan báo chí có quyền yêu cầu tổ chức, người có chức vụ trả lời những vấn đề công dân đã nêu ra trên báo chí.

- Tổ chức, công dân có quyền yêu cầu cơ quan báo chí trả lời về vấn đề mà báo chí đã thông tin; cơ quan báo chí có trách nhiệm trả lời.

- Cơ quan báo chí phát hiện hoặc nhận được khiếu nại, tố cáo của công dân về những việc có dấu hiệu phạm tội thì phải thông báo ngay cho cơ quan điều tra hoặc viện kiểm sát bằng văn bản; cơ quan điều tra, viện kiểm sát phải thụ lý và trả lời cho cơ quan báo chí cách giải quyết.



6. Cải chính trên báo chí

- Thực hiện nguyên tắc khôi phục lại tình trạng ban đầu, cơ quan báo chí phải cải chính và xin lỗi trên báo chí khi thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm đến uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm của công dân.

- Báo chí thông tin sai sự thật thì tổ chức và công dân có quyền phát biểu về điều đó bằng văn bản. Cơ quan báo chí phải đăng hoặc phát sóng lời phát biểu đó.

- Lời cải chính phải được đăng, phát sóng kịp thời và tương xứng với thông tin cần cải chính. Lời phát biểu của công dân, tổ chức không được xúc phạm đến nhà báo hoặc cơ quan báo chí. Trong trường hợp cơ quan báo chí không đăng thì tổ chức hoặc cá nhân có quyền khiếu nại đến cơ quan chủ quản báo chí, cơ quan quản lý nhà nước về báo chí hoặc khởi kiện trước tòa án.



Nội dung quản lý nhà nước về báo chí. (Có 10 nội dung cơ bản)

a. Xây dựng chiến lược quy hoạch, kế hoạch phát triển báo chí

b. Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về báo chí, xây dựng chế độ chính sách phát triển báo chí, như chính sách tài trợ báo chí, chính sách khuyến khích phát triển các loại ấn phẩm báo chí, quản lý các dạng thức truyền thông trên mạng internet,... Ban hành văn bản quy phạm pháp luật để hướng dẫn thi hành luật.

c. Tổ chức thông tin cho báo chí và quản lý thông tin của báo chí.

d. Đào tạo bồi dưỡng, nâng cao trình độ chính trị, nghiêp vụ, văn hóa và đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ báo chí.

e. Tổ chức quản lý hoạt động khoa học công nghệ trong lĩnh vực báo chí.

f. Cấp, thu hồi giấy phép hoạt động báo chí, thẻ nhà báo.

g. Quản lý hợp tác quốc tế về báo chí, hoạt động báo chí Việt Nam ở nước ngoài và hoạt động báo chí nước ngoài ở Việt Nam.

h. Kiểm tra báo chí lưu chiểu và kho lưu chiểu của báo chí quốc gia

i. Tổ chức chỉ đạo công tác khen thưởng trong hoạt động báo chí

j. Hướng đẫn thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chế độ chính sách, quy hoạch, kế hoạch phát triển sự nghiệp báo chí và việc chấp hành pháp luật về báo chí, thi hành các biện pháp ngăn chặn hoạt động báo chí trái pháp luật, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử phạt vi phạm trong hoạt động báo chí.

Quản lý nhà nước về báo chí không chỉ bằng hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật,… mà còn bằng sức mạnh của cả hệ thống chính trị.

- Các cấp ủy đảng, chính quyền, trong đó cơ sở đảng của cơ quan báo chí và cơ quan chủ quản báo chí có vai trò rất quan trọng.

- Vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội, trong đó vai trò của Hội Nhà báo Việt Nam, chi hội nhà báo cơ sở cần đươc thể hiện và phát huy. Mỗi tòa soạn báo chí và chi hội nhà báo có vai trò quan trọng trong việc tuyền truyền, giáo dục, giúp đỡ thành viên của mình, cũng như kiểm tra, giám sát mọi hoạt động chấp hành pháp luật và quy ước đạo đức nghề nghiệp của nhà báo.

- Vai trò của công chúng như là lực lượng xã hội quan trọng quyết định vai trò, vị thế và sức mạnh xã hội của cơ quan báo chí. Công chúng là người giám sát mọi hoạt động của nhà báo, dánh giá và thẩm định sản phẩm báo chí.

Sức mạnh đó bao gồm sức mạnh tổng hơp của toàn bộ hệ thống chính trị, bằng uy tín chính trị và niềm tin chính trị của nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước. Do đó, báo chí góp phần gia tăng, củng cố niềm tin của nhân dân vào Đảng, Nhà nước và hệ thống chính trị có y nghĩa rất quan trọng.



Câu hỏi:

  1. Phân tích quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về công tác tư tưởng?

  2. Phân tích các quan điểm cơ bản của Đảng và Nhà nước ta về công tác lãnh đạo, quản lý báo chí truyền thông hiện nay? Phương thức cơ bản trong công tác lãnh đạo báo chí – truyền thông của Đảng và Nhà nước ta?





1 Xem Truyền thong-Lí thuyết và kỹ năng cơ bản; Nguyễn Văn Dững (Chủ biên) và Đỗ Thị Thu Hằng; Nxb Chính trị quốc gia; H. 2012.




Каталог: Uploads -> thuhuyen
Uploads -> ĐỀ thi học sinh giỏi tỉnh hải dưƠng môn Toán lớp 9 (2003 2004) (Thời gian : 150 phút) Bài 1
thuhuyen -> ChuyêN ĐỀ II một số VẤN ĐỀ VỀ CÔng tác xây dựng đẢng và CÔng tác cán bộ hiện nay
thuhuyen -> ChuyêN ĐỀ 2 MỘt số VẤN ĐỀ VỀ CÔng tác xây dựng đẢng và CÔng tác cán bộ hiện nay
thuhuyen -> Quy đỊnh về chế độ chi hoạt động công tác đảng của tổ chức cơ sở đảng, đảng bộ cấp trên trực tiếp cơ sở
thuhuyen -> ChuyêN ĐỀ 6 NỀn kinh tế thị trưỜng đỊnh hưỚng xhcn, toàn cầu hoá VÀ HỘi nhập quốc tế CỦa việt nam
thuhuyen -> ChuyêN ĐỀ 2 MỘt số VẤN ĐỀ VỀ ĐẢng và CÔng tác xây dựng đẢng hiện nay
thuhuyen -> Ban tổ chức số 87- kh/btctw đẢng cộng sản việt nam
thuhuyen -> ChuyêN ĐỀ VII một số VẤN ĐỀ VỀ CÔng tác tư TƯỞNG, tuyên giáo trong đIỀu kiện hiện nay ở việt nam

tải về 100.57 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương