Quality Management Systems Fundamentals and Vocabulary Mục lục


Thuật ngữ liên quan đến xem xét



tải về 187.97 Kb.
trang3/3
Chuyển đổi dữ liệu22.07.2016
Kích187.97 Kb.
#2119
1   2   3

3.8. Thuật ngữ liên quan đến xem xét

3.8.1. Bằng chứng khách quan

Dữ liệu minh chứng sự tồn tại hay sự thực của một điều nào đó

Chú thích - Bằng chứng khách quan có thể nhận được thông qua quan trắc, đo lường, thử nghiệm (3.8.3), hay các phương tiện khác.

3.8.2. Kiểm tra

Việc đánh giá sự phù hợp bằng cách quan trắc và xét đoán kèm theo bằng phép đo, thử nghiệm hay định cỡ tích hợp

[ISO/IEC Guide 2]

3.8.3. Thử nghiệm

Việc xác định một hay nhiều đặc tính (3.5.1) theo một thủ tục (3.4.5)



3.8.4. Kiểm tra xác nhận

Sự khẳng định, thông qua việc cung cấp bằng chứng khách quan (3.8.1) rằng các yêu cầu (3.1.2) qui định đã được thực hiện.

Chú thích 1 - Thuật ngữ được kiểm tra xác nhận được sử dụng cho một tình trạng tương ứng.

Chú thích 2 - Việc kiểm tra xác nhận có thể bao gồm các hoạt động như:



  • Tính toán theo phương pháp khác;

  • So sánh một qui định (3.7.3 ) thiết kế tương tự đã được xác minh.

  • Tiến hành thử nghiệm (3.8.3 ) và chứng minh; và

  • Xem xét tài liệu trước khi ban hành.

3.8.5. Xác nhận giá trị sử dụng

Sự khẳng định, thông qua việc cung cấp bằng chứng khách quan (3.8.1) rằng các yêu cầu (3.1.2) đối với việc sử dụng đã định được thực hiện.

Chú thích 1 - Thuật ngữ được xác nhận giá trị sử dụng được sử dụng để chỉ một tình trạng tương ứng.

Chú thích 2 - Điều kiện sử dụng để xác nhận giá trị sử dụng có thể thực tế hay mô phỏng.



3.8.6. Quá trình xác định trình độ/ năng lực

Quá trình (3.4.1) chứng minh khả năng đáp ứng các yêu cầu (3.1.2) qui định

Chú thích 1 - Thuật ngữ có trình độ/ năng lực được sử dụng để chỉ một tình trạng tương ứng.

Chú thích 2 - Trình độ/ năng lực có thể liên quan đến con người, sản phẩm (3.4.2), quá trình hay hệ thống (3.2.1).

Ví dụ: Quá trình xác định trình độ của chuyên gia đánh giá, quá trình xác định năng lực của vật liệu.



3.8.7. Kiểm tra xem xét

Hoạt động được tiến hành để xác định sự thích hợp, sự thoả đáng và hiệu lực (3.2.14) của một đối tượng để đạt được các mục tiêu đã lập.

Chú thích - Việc kiểm tra xem xét cũng có thể bao gồm cả xác định hiệu quả ( 3.2.15)

Ví dụ: Việc kiểm tra xem xét của lãnh đạo, kiểm tra xem xét thiết kế và phát triển, kiểm tra xem xét các yêu cầu của khách hàng và xem xét sự không phù hợp.



3.9. Thuật ngữ liên quan đến đánh giá

Chú thích - Các thuật ngữ và định nghĩa nêu trong 3.9 đã được xây dựng trước khi ban hành ISO 19011. Chúng có thể sẽ bị sửa đổi trong tiêu chuẩn được ban hành đó.



3.9.1. Đánh giá

Quá trình (3.4.1) có hệ thống, độc lập và được lập thành văn bản để nhận được bằng chứng đánh giá (3.9.4) và xem xét đánh giá chúng một cách khách quan để xác định mức độ thực hiện các chuẩn mực (3.9.3) đã thoả thuận.

Chú thích - Đánh giá nội bộ, đôi khi gọi là đánh giá của bên thứ nhất, được tổ chức (3.3.1) hoặc mang danh tổ chức tự tiến hành đối với các mục đích nội bộ và có thể làm cơ sở cho việc tự công bố sự phù hợp

(3.6.1) của tổ chức.

Đánh giá bên ngoài bao gồm những gì thường gọi là đánh giá của bên thứ hai hoặc bên thứ ba.

Đánh giá của bên thứ hai được các bên có quan tâm tiến hành, như khách hàng, hoặc đại diện của khách hàng.

Đánh giá của bên thứ ba do tổ chức độc lập bên ngoài tiến hành. Tổ chức đó cung cấp giấy chứng nhận hoặc đăng ký sự phù hợp với các yêu cầu của các tiêu chuẩn TCVN ISO 9001 và TCVN ISO 14001 (ISO 14001:1996).

Khi chất lượng và hệ thống quản lý (3.2.2) môi trường được đánh giá cùng lúc, đánh giá được gọi là đánh giá kết hợp”.

Khi hai hoặc nhiều hơn tổ chức đánh giá phối hợp để cùng đánh giá riêng một bên được đánh giá (3.9.8), đánh giá được gọi là đánh giá hỗn hợp.



3.9.2. Chương trình đánh giá

Tập hợp một hay nhiều cuộc đánh giá (3.9.1) được hoạch định cho một khoảng thời gian nhất định và nhằm một mục đích cụ thể.



3.9.3. Chuẩn mực đánh giá

Tập hợp các chính sách, thủ tục (3.4.5) hay yêu cầu (3.1.2) được xác định là gốc so sánh.



3.9.4. Bằng chứng đánh giá

Hồ sơ (3.7.6), việc trình bày về sự kiện hay thông tin khác (3.7.1) liên quan tới các chuẩn mực đánh giá (3.9.3) và có thể kiểm tra xác nhận.

Chú thích - Bằng chứng đánh giá có thể định tính hoặc định lượng.



3.9.5. Phát hiện khi đánh giá

Kết quả của việc xem xét đánh giá, các bằng chứng đánh giá (3.9.4) thu thập được so với chuẩn mực đánh giá (3.9.3)

Chú thích - Phát hiện khi đánh giá có thể chỉ ra sự phù hợp hoặc không phù hợp với chuẩn cứ đánh giá, hoặc cơ hội cải tiến.

3.9.6. Kết luận đánh giá

Đầu ra của một cuộc đánh giá (3.9.1) do đoàn đánh giá (3.9.10) cung cấp sau khi xem xét mọi phát hiện khi đánh giá (3.9.5)



3.9.7. Khách hàng đánh giá

Tổ chức (3.3.1) hay người yêu cầu đánh giá (3.9.1)

3.9.8. Bên được đánh giá

Tổ chức (3.3.1) được đánh giá

3.9.9. Chuyên gia đánh giá

Người có năng lực (3.9.12) để tiến hành cuộc đánh giá (3.9.1).



3.9.10. Đoàn đánh giá

Một hay nhiều chuyên gia đánh giá tiến hành cuộc đánh giá (3.9.1)

Chú thích 1 - Một người của đoàn đánh giá được chỉ định làm trưởng đoàn đánh giá.

Chú thích 2 - Đoàn đánh giá có thể bao gồm các chuyên gia đánh giá tập sự và khi cần thiết, có các chuyên gia kỹ thuật (3.9.11).

Chú thích 3 - Các quan sát viên có thể đi theo đoàn đánh giá nhưng không hành động như là bộ phận của đoàn.

3.9.11. Chuyên gia kỹ thuật

Người <đánh giá> cung cấp các kiến thức hay kinh nghiệm chuyên môn cụ thể về đối tượng được đánh giá.

Chú thích 1 - Kiến thức và kinh nghệm cụ thể bao gồm kiến thức và kinh nghiệm về tổ chức (3.3.1), quá trình ( 3.4.1) hoặc các hoạt động được đánh giá cũng như ngôn ngữ và hướng dẫn về văn hoá.

Chú thích 2 - Một chuyên gia kỹ thuật không hành động như một chuyên gia đánh giá (3.9.9) trong đoàn đánh giá ( 3.9.10)



3.9.12. Năng lực

Khả năng được thể hiện để ứng dụng sự hiểu biết và kỹ năng.



3.10. Thuật ngữ liên quan đến đảm bảo chất lượng các quá trình đo lường

Chú thích - Các thuật ngữ và định nghĩa trong 3.10 đã được xây dựng trước khi ban hành ISO 10012. Chúng có thể thay đổi trong tiêu chuẩn được ban hành đó.



3.10.1. Hệ thống kiểm soát đo lường

Tập hợp các yếu tố có liên quan lẫn nhau và tương tác cần thiết để đạt được sự xác nhận về đo lường (3.10.3) và kiểm soát liên tục các quá trình đo (3.10.2)



3.10.2. Quá trình đo

Tập hợp các thao tác để xác định giá trị của một đại lượng



3.10.3. Xác nhận về đo lường

Tập hợp các thao tác cần thiết để đảm bảo rằng thiết bị đo (3.10.4) phù hợp với các yêu cầu (3.1.2) đối với mục đích sử dụng đã định.

Chú thích 1 - Xác nhận về đo lường thường bao gồm hiệu chuẩn hay kiểm tra xác nhận ( 3.8.4), kiểm định việc hiệu chỉnh hay sửa chữa (3.6.9) cần thiết bất kỳ, và việc hiệu chuẩn lại sau đó, việc so sánh với các yêu cầu đo lường theo mục đích sử dụng đã định của thiết bị, cũng như việc gắn si và ghi nhãn cần thiết.

Chú thích 2 - Xác nhận về đo lường không đạt được nếu chưa chứng minh và lập tài liệu về sự thích hợp của thiết bị đo đối với việc sử dụng đã định.

Chú thích 3 - Các yêu cầu cho mục đích sử dụng đã định có thể bao gồm cả những vấn đề như xem xét phạm vi, độ phân giải, sai số cho phép lớn nhất...

Chú thích 4 - Các yêu cầu xác nhận về đo lường thường khác với và không được qui định trong các yêu cầu đối với sản phẩm.



3.10.4. Thiết bị đo

Phương tiện đo, phần mềm, chuẩn đo lường, mẫu chuẩn hay các thiết bị phụ hay tổ hợp các yếu tố trên cần thiết để thực hiện một quá trình đo (3.10.2)



3.10.5. Đặc tính đo lường

Đặc trưng để phân biệt, có thể ảnh hưởng đến các kết quả đo.

Chú thích 1 - Thiết bị đo (3.10.4) thường có một số đặc tính đo lường.

Chú thích 2 - Các đặc tính đo lường có thể là đối tượng của hiệu chuẩn.



3.10.6. Chức năng đo lường

Chức năng cùng với trách nhiệm về mặt tổ chức để xác định và áp dụng hệ thống kiểm soát đo lường (3.10.1)



PHỤ LỤC A

(Tham khảo)



Phương pháp luận được sử dụng để xây dựng từ vựng

A.1 Mở đầu

Tính tổng quát của việc áp dụng bộ tiêu chuẩn ISO 9000 đòi hỏi sử dụng:



  • một bản mô tả kỹ thuật nhưng không sử dụng ngôn ngữ kỹ thuật, và

  • một bản từ vựng nhất quán và hài hoà, dễ hiểu với mọi người sử dụng các tiêu chuẩn hệ thống quản lý chất lượng.

Các khái niệm không độc lập với nhau, và sự phân tích mối quan hệ giữa các khái niệm trong lĩnh vực hệ thống quản lý chất lượng và sắp xếp chúng thành các hệ thống khái niệm là tiền đề của hệ thuật ngữ nhất quán. Việc phân tích như vậy đã được sử dụng để xây dựng từ vựng qui định trong tiêu chuẩn này. Vì các sơ đồ khái niệm được sử dụng trong quá trình xây dựng có thể có ích lợi về phương diện thông tin, nên chúng được nêu lại trong A.4.

A.2 Nội dung các từ trong từ vựng và qui tắc thay thế

Khái niệm tạo thành đơn vị chuyển đổi giữa các ngôn ngữ (bao gồm cả các biến thể trong một ngôn ngữ, ví dụ Tiếng Anh kiểu Mỹ và kiểu Anh). Với mỗi ngôn ngữ, cần chọn thuật ngữ thích hợp nhất để cho khái niệm trình bày theo ngôn ngữ đó được rõ ràng, phổ biến, tức là không chuyển dịch theo đúng từng chữ.

Một định nghĩa được tạo ra bằng cách mô tả chỉ những đặc tính thực chất để phân biệt được khái niệm. Thông tin liên quan dến khái niệm dù quan trọng nhưng không cốt yếu đối với việc mô tả khái niệm đó sẽ đặt ở phần chú thích của định nghĩa đó.

Khi một thuật ngữ được thay thế bởi định nghĩa của nó, nếu chịu những thay đổi nhỏ về cú pháp thì không được làm thay đổi ý nghĩa của phần lời. Việc thay thế như vậy đem lại một phương pháp đơn giản để kiểm tra sự chuẩn xác của định nghĩa. Tuy nhiên, khi định nghĩa là phức tạp theo nghĩa nó chứa một số thuật ngữ, thì việc thay thế được tiến hành tốt nhất khi lấy một hay tối đa hai định nghĩa một lần. Việc thay thế hoàn toàn tất cả các thuật ngữ sẽ khó đạt được về cú pháp và không có lợi khi chuyển tải ý nghĩa.



A.3 Các mối quan hệ về khái niệm và cách biểu diễn bằng đồ thị

A.3.1 Khái quát

Trong việc lập thuật ngữ, các mối quan hệ giữa các khái niệm dựa trên sự hình thành cấp bậc của các đặc tính của một chủng loại sao cho tạo được cách mô tả tiết kiệm nhất một khái niệm bằng cách đặt tên chủng loại và mô tả các đặc tính giúp phân biệt chúng với các khái niệm bố mẹ hay anh em.

Có ba dạng quan hệ khái niệm cơ bản được chỉ ra trong phụ lục này: chung nhất (A.3.2), phân chia (A.3.3) và liên kết (A.3.4)

A.3.2 Quan hệ chung nhất

Các khái niệm phụ thuộc trong hệ phân cấp thừa hưởng mọi đặc tính của khái niệm cấp trên và chứa các mô tả các đặc tính này để phân biệt chúng với các khái niệm cấp trên (bố mẹ) và phối hợp (anh em), ví dụ như quan hệ giữa xuân, hạ, thu , đông với mùa.

Các quan hệ chung nhất được mô tả bằng sơ đồ nan quạt hay cây không có mũi tên (xem hình A.1)



A.3.3 Quan hệ phân chia

Các khái niệm phụ thuộc trong hệ phân cấp tạo thành các phần cấu thành của khái niệm cấp trên, ví dụ như xuân, hạ, thu, đông có thể được xem như các phần của khái niệm năm. Để so sánh, sẽ là không thích hợp nếu xác định trời nắng (một đặc tính có thể của mùa hè) là một phần của năm.

Các mối quan hệ phân chia được mô tả bằng răng cào không có mũi tên (xem hình A.2). Các phần đơn được mô tả bằng một đường. Các phần bội được mô tả bằng một đường kép.



A.3.4 Quan hệ liên kết

Các mối quan hệ liên kết không thể đem lại sự tiết kiệm trong việc mô tả như đã có trong các mối quan hệ chung nhất và phân chia, nhưng có lợi ích khi phân biệt bản chất của mối quan hệ giữa khái niệm này với khái niệm kia trong một hệ thống khái niệm, ví dụ như nguyên nhân và kết quả, hoạt động và vị trí, hoạt động và kết quả, công cụ và chức năng, vật liệu và sản phẩm.

Các mối quan hệ liên kết được mô tả bằng một đường với các mũi tên ở mỗi đầu (xem hình A.3).



A.4 Các sơ đồ khái niệm

Các hình A.4 tới A.13 biểu thị các sơ đồ khái niệm dựa trên các nhóm chủ đề của điều 2 của tiêu chuẩn này.



Mặc dù các định nghĩa và thuật ngữ được lặp lại, nhưng không có các chú thích có liên quan, nên cần xem điều 3 để tham khảo các chú thích này.



















tải về 187.97 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương