Qcvn 81: 2014/bgtvt



tải về 5.17 Mb.
trang36/58
Chuyển đổi dữ liệu06.07.2016
Kích5.17 Mb.
#38
1   ...   32   33   34   35   36   37   38   39   ...   58

Bảng 5/2.10.2-1 Hệ số A

Bán kính cánh

Góc nghiêng cánh được đo ở mặt đạp của cánh (độ)

0

2

4

6

8

10

12

14

16

0,20R

390

391

393

395

397

400

403

407

411

0,25R

378

379

381

383

385

388

391

394

398

0,30R

367

368

369

371

373

376

379

383

378

0,35R

355

356

357

359

361

364

367

370

374

0,60R

236

237

238

240

241

243

245

247

249

2 Chiều dày mút cánh không được nhỏ hơn 0,0035 D. Các chiều dày cánh trung gian phải được chọn sao cho các đường nối các điểm chiều dày lớn nhất của các mặt cắt, từ mắt cắt chân qua các mặt cắt trung gian lên tới mặt cắt mút, phải trơn.

Trong các trường hợp có cơ sở, chiều dày cánh được tính theo 2.10.2 và 2.10.3 có thể giảm xuống, với điều kiện là việc tính toán độ bền chi tiết phải được xem xét của Đăng kiểm.



2.10.3 Củ chân vịt và cố định cánh.

1 Các bán kính góc lượn của chỗ chuyển tiếp từ chân cánh sang củ chân vịt không được nhỏ hơn 0,04D ở mặt hút và không nhỏ hơn 0,03D ở mặt đạp (D: đường kính chân vịt). Nếu cánh không có độ nghiêng, các bán kính góc lượn ở cả hai mặt, nhỏ nhất là 0,03D.

Đoạn chuyển tiếp trơn từ cánh sang củ chân vịt sử dụng bán kính thay đổi có thể được chấp nhận.



2 Các khoảng trống giữa củ chân vịt và mặt côn trục, cũng như bên trong của mũ chân vịt phải được điền đầy bằng chất không gây ăn mòn.

3 Đường kính của các bu lông (vít cấy), để cố định chặt các cánh vào củ chân vịt hoặc các đường kính ở các đoạn hạ bậc của bu lông (vít cấy), tính cho đường kính nhỏ hơn, không được nhỏ hơn giá trị được xác định ở công thức sau:

Trong đó:

k = 0,33 với trường hợp có ba vít cấy siết bích cách tại bề mặt điều khiển;

k = 0,30 với trường hợp có bốn vít cấy siết bích cách tại bề mặt điều khiển;

k = 0,28 với trường hợp có năm vít cấy siết bích cách tại bề mặt điều khiển;

s: Chiều dày thực tế lớn nhất của cánh tại mặt cắt chân cánh thiết kế (tham khảo 6.2.1) (mm);

b: Chiều rộng của mặt cắt hình trụ duỗi thẳng của cánh tại mặt cắt chân cánh thiết kế;

Rmbl: Giới hạn bền kéo của vật liệu cánh (MPa);

Rmb: Giới hạn bền kéo của vật liệu bu lông/vít cấy (MPa);

d: Đường kính vòng tâm bu lông, với cách bố trí bu lông khác, d = 0,85l, với l là khoảng cách giữa hai bu lông xa nhất (m).



2.10.4 Cân bằng chân vịt

Chân vịt sau khi hoàn thiện các gia công phải được cân bằng tĩnh.



2.10.5 Chân vịt biến bước, chân vịt có thể chỉnh bước, chân vịt cánh gập.

1 Hệ thống thủy lực của chân vịt biến bước, hệ thống bảo vệ quá tải động cơ chính và hệ thông bôi trơn của chân vịt biến bước phải thoả mãn các yêu cầu ở 13.10, Phần 3, Mục II, QCVN 21:2010/BGTVT.

2 Kết cấu của chân vịt có thể chỉnh bước và chân vịt cánh gập phải được sự xem xét đặc biệt của Đăng kiểm cho từng trường hợp.

2.10.6 Các hệ động lực đẩy khác

Kết cấu của các hệ động lực đẩy khác như là ống phun nước, guồng bơi, chân vịt đạp khí phải được sự xem xét đặc biệt của Đăng kiểm cho từng trường hợp.



2.11 Dao động xoắn

2.11.1 Các yêu cầu ở Chương này áp dụng cho hệ thống máy tàu có công suất động cơ chính từ 37 Kw trở lên.

2.11.2 Với hệ thống máy tàu có công suất động cơ chính từ 37 Kw tới 75 Kw, bảng tính dao động xoắn phải bao gồm:

1 Thuyết minh các thành phần lắp đặt cơ bản.

2 Kết quả tính toán dao động tự do cho tất cả các dạng dao động có sự cộng hưởng trong dải từ 0,2 đến 1,2 vòng quay định mức.

3 Các kết quả tính toán của các ứng suất ở các mặt cắt ngang của trục gây ra do sự cộng hưởng. Nếu bậc cộng hưởng chính tồn tại trong vùng vòng quay từ 0,85 đến 1,05 vòng quay làm việc của trục (vòng quay không tải, vòng quay định mức ở chế độ tiến và lùi) hoặc các tần số dao động tự do của vỏ thân tàu, các ứng suất do dao động cưỡng bức được tạo ra bởi các tần số cộng hưởng của các bậc chính phải được tính toán ở các vùng này.

Ứng suất cho phép đối với vùng cộng hưởng, gần vùng cộng hưởng và dao động cưỡng bức ở các điều kiện trong dải vòng quay liên tục phải không được vượt quá các giá trị được xác định ở 2.11.3.



2.11.3 Với hệ thống máy tàu có công suất động cơ chính từ 75 Kw trở lên, các yêu cầu được đưa ra tại Chương 8, Phần 3, Mục II, QCVN 21:2010/BGTVT phải được tuân theo tới mức có thể áp dụng phụ thuộc vào các kiểu lắp đặt của hệ thống. Khi điều kiện kỹ thuật cho việc đo dạc dao động xoắn trên tàu (ví dụ như các hệ thống ống phun nước, động cơ ngoài tàu, chân vịt tự lái…) không sẵn sàng hoặc thể thực hiện được, thì phải chứng minh được việc không tồn tại các dao động xoắn nguy hiểm trong toàn bộ dải vòng quay làm việc của hệ thống bằng một bản tính.

2.12 Phương tiện lái chủ động

2.12.1 Quy định chung

1 Các yêu cầu của Mục này áp dụng cho phương tiện lái chủ động (viết tắt là AMCS) được chỉ rõ ở 2.1.

Các yêu cầu cho các đạo lưu lái và hệ thống lái của bánh lái chủ động được đưa ra ở Phần III.



2 Khi AMCS được dự định cho việc điều khiển hệ động lực đẩy chính và hệ lái trên tàu có động cơ thuộc nhóm thiết kế A, A1, A2 và B tối thiểu hai AMCS phải được trang bị.

Trong trường hợp này, trạm điều khiển phải được trang bị các thiết bị cần thiết và phương tiện thông tin nếu cần được nêu ở ở 2.4.



3 Một AMCS đơn có thể được trang bị cho hệ động lực đấy chính và hệ thống lái của tàu có động cơ thuộc nhóm thiết kế C, C1, C2, C3 và D, cũng như tàu buồm có động cơ và tàu có động cơ và buồm.

4 Các yêu cầu về lắp đặt hệ thống AMCS và các trang thiết bị được đưa ra ở 2.2.

5 Với AMCS chính, kích cỡ và vật liệu của trục, bích nối, bu lông bích nối, thiết bị đẩy, hệ bánh răng, cũng như các trang thiết bị điện phải phù hợp với các yêu cầu của các phần và các yêu cầu của Quy chuẩn này. Hơn nữa, các yêu cầu có thể áp dụng nêu ra ở các yêu cầu liên quan trong Quy chuẩn này đối với đến bánh lái và máy lái phải được áp dụng phù hợp.

Khi các Quy chuẩn không có các quy định cho các chi tiết của AMCS, khả năng của việc sử dụng chúng phải được sự xem xét đặc biệt của Đăng kiểm cho từng trường hợp cụ thể.



6 Việc tính toán bộ chuyển động bánh răng AMCS phải được thực hiện theo quy trình được đưa ra ở Chương 5, Phần 3, Mục II, QCVN 21:2010/BGTVT tới mức có thể áp dụng hoặc toàn bộ trừ khi có quy định khác đi trong Quy chuẩn này.

7 Các khu vực có chứa thiết bị AMCS phải được trang bị thông gió, chữa cháy, hút khô, sưởi và chiếu sáng một cách phù hợp.

2.12.2 Các yêu cầu về kết cấu, thiết bị báo động, thử thủy lực được thực hiện đầy đủ phù hợp với những quy định được nêu ra ở Phần 3, Mục II, QCVN 21:2010/BGTVT, tới mức có thể áp dụng hoặc toàn bộ trừ khi có quy định khác đi trong Quy chuẩn này.

2.13 Vật liệu và hàn

2.13.1 Các vật liệu dự định để chế tạo các chi tiết trục và chân vịt phải tuân theo các yêu cầu được đưa ra ở 6.2 và 7.2, Phần 3, Mục II, QCVN 21:2010/BGTVT, tới mức có thể được trừ khi có quy định khác đi trong Quy chuẩn này.

2.13.2 Các quy trình hàn và và kiểm tra không phá hủy của các mối hàn phải tuân theo các yêu cầu của Chương 11, Phần 3, Mục II, QCVN 21:2010/BGTVT tới mức có thể được trừ khi có quy định khác đi trong Quy chuẩn này.

Chương 3

HỆ THỐNG MÁY

3.1 Phạm vi áp dụng, phạm vi giám sát kỹ thuật

3.1.1 Các yêu cầu của phần này áp dụng cho các động cơ và máy sau đây:

1 Động cơ chính là động cơ đốt trong.

2 Động cơ đốt trong lai máy phát điện hoặc máy phụ, các cụm thiết bị.

3 Hộp số và khớp nối.

4 Các bơm lắp đặt vào các hệ thống được nêu ra bởi các yêu cầu ở Chương 4 của Phần này vào Phần 10, loại trừ các bơm tay.

5 Động cơ lai máy nén khí.

6 Các máy lọc ly tâm của dầu đốt và dầu bôi trơn.

7 Các tua bin tăng áp của động cơ đốt trong.

8 Các quạt tính cả việc lắp đặt vào các hệ thống được bao hàm bởi các yêu cầu ở Chương 4 của Phần này.

9 Máy lái.

10 Tời neo.

11 Máy tời buộc dây.

12 Thiết bị thủy lực.

3.1.2 Phải có sự giám sát kỹ thuật của Đăng kiểm trong quá trình chế tạo các động cơ và máy được liệt kê ở 3.1.1.

Phạm vi giám sát kỹ thuật, thử thủy lực, thử hoạt động, các yêu cầu kỹ thuật chung, vật liệu và hàn phải tuân theo các yêu cầu tương ứng của Phần 3, Mục II, QCVN 21:2010/BGTVT tới mức có thể áp dụng hoặc toàn bộ trừ khi có quy định khác đi trong Quy chuẩn này.



3.2 Động cơ đốt trong

3.2.1 Quy định chung.

1 Các yêu cầu đưa ra ở Chương này được áp dụng cho tất cả các động cơ đốt trong có công suất từ 37 Kw trở lên.

Việc áp dụng của các yêu cầu này với các động cơ đốt trong có công suất nhỏ hơn 37 Kw phải được sự xem xét đặc biệt của Đăng kiểm cho từng trường hợp.



2 Các động cơ phải có khả năng làm việc quá tải vượt quá công suất định mức ít nhất là 10% trong khoảng thời gian không nhỏ hơn một giờ.

3 Các động cơ có dự định dùng làm động cơ chính cũng phải phù hợp với các yêu cầu của 2.3.

4 Sự không đều của tốc độ của các tổ máy phát điện xoay chiều dùng động cơ đi-ê-den lai có dự định hoạt động song song thì trong trường hợp đó các biên độ của dao động góc của trục đầu phát không được vượt quá 3,5o/P, với P là số cặp cực của đầu phát.

5 Các tổ máy phát điện lai bằng động cơ đi-ê-den có dự định dùng làm tổ máy phát điện sự cố phải bố trí các hệ thống cung cấp nhiên liệu, dầu bôi trơn, làm mát riêng.

6 Các động cơ có dự định để lai đầu phát điện sự cố và cũng được sử dụng như nguồn điện cho các phụ tải không phải là sự cố sẽ phải trang bị các bầu lọc dầu bôi trơn, dầu đốt, cũng như các thiết bị, các thiết bị báo động, bảo vệ theo các yêu cầu cho động cơ lai của nguồn điện chính trong trường hợp vận hành không có người trực. Song song với đó, các két dầu trực nhật phải được lắp đặt báo động mức dầu thấp, mức dầu thấp phải tương đương với lượng dầu của két dầu trực nhật tính cho máy phát sự cố.

Ngoài ra, các động cơ nói trên phải được thiết kế và bảo dưỡng hệ thống để đảm bảo khả năng liên tục cho việc dùng cho nguồn sự cố khi tàu hành hải trên biển.



7 Công suất ra định mức của động cơ phải được xác định trong điều kiện môi trường được trích dẫn ở 1.3, Phần 3, Mục II, QCVN 21:2010/BGTVT.

8 Ống dầu đốt và dầu bôi trơn, phụ tùng, bích nối, bầu lọc phải được che chắn hoặc bảo vệ theo cách khác sao cho các hư hỏng dẫn đến rò rỉ vào các bề mặt nóng phải được ngăn chặn.

3.2.2 Khung động cơ, trục khuỷu, hệ thống khí quét, tăng áp khí nạp, hệ thống nhiên liệu, hệ thống bôi trơn, hệ thống khởi động, hệ thống khí xả, điều khiển và điều chỉnh, bộ giảm dao động xoắn, giảm chấn.

1 Khung động cơ, trục khuỷu, hệ thống khí quét, tăng áp khí nạp, hệ thống nhiên liệu, hệ thống bôi trơn, hệ thống khởi động, hệ thống khí xả, điều khiển và điều chỉnh, bộ giảm dao động xoắn, giảm chấn phải tuân theo các yêu cầu ở Chương 2, Phần 3, Mục II, QCVN 21:2010/BGTVT tới mức có thể áp dụng hoặc toàn bộ trừ khi có quy định khác đi trong Quy chuẩn này.

3.2.3 Dụng cụ và các thiệt bị báo động

1 Các động cơ chính và động cơ phụ phải được lắp đặt các dụng cụ đo đạc:

(1) Áp suất dầu bôi trơn tại đầu vào động cơ;

(2) Áp suất nước ngọt (hoặc lưu lượng) của hệ thống làm mát động cơ;

(3) Áp suất khí khởi động tại van khởi động hoặc tại đầu vào thiết bị khởi động (khi trang bị hệ thống khí nén khởi động);

(4) Nhiệt độ khí xả tại ống khí xả;

(5) Nhiệt độ dầu bôi trơn tại đầu vào động cơ;

(6) Nhiệt độ nước ngọt (làm mát) tại đầu ra và đầu vào động cơ.

Động cơ được trang bị một két nước giãn nở trên động cơ, chỉ cần đo nhiệt độ nước ngọt (nước làm mát) tại đầu ra của động cơ;

(7) Nhiệt độ của các nắp xi lanh của động cơ được làm mát bằng không khí trực tiếp.

Chú ý: Xuất phát từ các đặc điểm cấu tạo của động cơ, các thay đổi có thể được đưa vào danh mục dụng cụ đo đạc với sự chấp nhận của Đăng kiểm.

2 Mỗi động cơ lai có công suất đầu ra vượt quá 37 Kw phải được lắp đặt các thiết bị báo động cảnh báo bằng tín hiệu âm thanh và ánh sáng khi áp suất dầu bôi trơn của hệ thống bôi trơn tuần hoàn giảm xuống dưới giới hạn cho phép.

3 Các trạm điều khiển tại chỗ của động cơ chính phải được trang bị các dụng cụ đo đạc:

(1) Áp suất dầu bôi trơn tại đầu vào của động cơ và hộp số;

(2) Áp suất hoặc lưu lượng nước ngọt (làm mát) của hệ thống làm mát động cơ;

(3) Áp suất khí không khí khởi động tại van khởi động hoặc tại đầu vào thiết bị khởi động (khi trang bị hệ thống khí nén khởi động);

(4) Cường độ dòng và điện áp của mạch ắc quy khởi động (khi trang bị hệ thống khởi động điện);

(5) Tốc độ trục khuỷu, và khi khớp ly hợp được lắp đặt, phải trang bị thiết bị đo tốc độ quay của trục chân vịt;

(6) Nhiệt độ của các nắp xi lanh của động cơ được làm mát bằng không khí trực tiếp.

Chú ý: Xuất phát từ các đặc điểm cấu tạo của động cơ, các thay đổi có thể được đưa vào danh mục dụng cụ đo đạc với sự chấp nhận của Đăng kiểm.

4 Các trạm điều khiển tại chỗ của động cơ chính đảo chiều trực tiếp hoặc máy chính đảo chiều bằng hộp số, ngoài các dụng cụ được kê ở 3.2.3-3 phải trang bị thêm:

Chỉ báo vàng quay trục chân vịt;

Thiết bị dừng sự cố máy chính hoặc cắt khớp ly hợp không quan tâm đến hoạt động điều khiển từ xa.

Chú ý: Với động cơ ngoài (cố định vào vách đuôi) khi lắp đặt các dụng cụ đo phải được cân nhắc đến các đặc điểm cấu trúc của động cơ và các khuyến nghị của nhà sản xuất.

5 Các trạm điều khiển tại chỗ của động cơ phụ phải được trang bị các dụng cụ đo:

(1) Áp suất dầu bôi trơn tại đầu vào của máy phụ và hộp số;

(2) Áp suất hoặc lưu lượng nước ngọt (làm mát) của hệ thống làm mát động cơ;

(3) Cường độ dòng và điện áp của mạch ắc quy khởi động (khi trang bị hệ thống khởi động điện) - khuyến nghị;

(4) Tốc độ quay trục khuỷu.

3.2.4 Đóng dấu

1 Việc đóng dấu phải bao gồm các thông tin sau:

- Dấu hiệu thương mại hoặc tên thương mại của nhà chế tạo động cơ;

- Loại động cơ, dòng động cơ (họ động cơ), nếu có;

- Công suất và vòng quay.



2 Phải dùng sơn không tẩy được để đóng dấu. Khi một nhãn hiệu hay biển hiệu được sử dụng, việc gá lắp của chúng phải duy trì khả năng tin cậy xuyên suốt tuổi thọ làm việc tiêu chuẩn của động cơ và loại trừ được sự hư hỏng khi tháo ra.

3 Việc đóng dấu phải được đặt trên các bộ phận của động cơ, mà việc tháo bỏ chúng sẽ làm động cơ không thể hoạt động được.

4 Vị trí đóng dấu phải được đặt ở vị trí sao cho người có chiều cao trung bình có thể nhìn thấy rõ được sau khi động cơ được lắp đặt với tất cả các bộ phận cần thiết cho việc hoạt động.

3.3 Hộp số, khớp ly hợp

3.3.1 Ngoại trừ các quy định trong Quy chuẩn này, hộp số, khớp ly hợp của động cơ và máy được liệt kê ở 3.1.1 phải tuân theo các yêu cầu của Chương 5, Phần 3, Mục II, QCVN 21:2010/BGTVT tới mức có thể áp dụng được.

3.4 Máy phụ

3.4.1 Ngoại trừ các quy định trong Quy chuẩn này, nguồn dẫn động máy nén khí, quạt, bộ tăng áp khí nạp, nguồn dẫn động máy lọc ly tâm phải tuân theo các yêu cầu Chương 12 và 13, Phần 3, Mục II, QCVN 21:2010/BGTVT tới mức có thể áp dụng được.

3.5 Các máy trên boong

3.5.1 Ngoại trừ các quy định trong Quy chuẩn này, máy lái, tời neo, tời chằng buộc phải tuân theo các yêu cầu ở Chương 15 và Chương 16, Phần 3, Mục II, QCVN 21:2010/BGTVT tới mức có thể áp dụng được.

3.6 Thiết bị dẫn động bằng thủy lực

3.6.1 Ngoại trừ các quy định trong Quy chuẩn này, các dẫn động thủy lực của các máy được liệt kê ở 3.1.1 phải tuân theo các yêu cầu của 13.10 Phần 3, Mục II, QCVN 21:2010/BGTVT mức có thể áp dụng được.

Chương 4

CÁC HỆ THỐNG VÀ ĐƯỜNG ỐNG

4.1 Phạm vi áp dụng

4.1.1 Các yêu cầu của phần này áp dụng cho các hệ thống và đường ống sau đây được sử dụng trên tàu:

1 Hút khô và thoát nước.

2 Hệ thống dằn.

3 Dầu đốt.

4 Dầu bôi trơn.

5 Nước làm mát.

6 Không khí nén.

7 Thông hơi, tràn, đo.

8 Khí xả.

9 Thông gió.

10 Dẫn động thủy lực.

11 Khí hóa lỏng sinh hoạt.

Hệ bơm và hệ ống của tàu bến nổi phải tuân theo các yêu cầu của Phần này tới mức có thể áp dụng được trừ khi được quy định khác dưới đây.



4.1.2 Dầu đốt sử dụng trên tàu phải tuân theo các yêu cầu ở 2.1.2-1.

4.1.3 Máy và các cấu kiện khác của các hệ thống được chỉ ra ở 4.1.1 phải duy trì trạng thái hoạt động trong các điều kiện môi trường được nêu ra ở 1.3 Phần 3, Mục II, QCVN 21:2010/BGTVT.

4.1.4 Tùy theo mục đích việc xác định các hạng mục thử, loại mối nối, xử lý nhiệt, quy trình hàn, hệ ống được chia ra làm ba cấp như trong Bảng 5/4.1.4.

Bảng 5/4.1.4 Bảng phân loại ống

Môi chất trong ống

Nhóm I

Nhóm II

Nhóm III

Môi chất dễ cháy khi được hâm lên trên nhiệt độ chớp cháy hoặc có điểm chớp cháy nhỏ hơn 60oC

Khí hóa lỏng



Không có thiết bị bảo vệ đặc biệt

Có thiết bị bảo vệ đặc biệt1

-

Dầu đốt, dầu bôi trơn, dầu thủy lực có điểm chớp cháy từ 60oC trở lên.2

P > 1,6 hoặc t > 150

P ≤ 1,6 và t ≤ 150

P ≤ 0,7 và t ≤ 60

Môi chất khác2,3,4

P>4,0 hoặc t > 300

P ≤ 4,0 và t ≤ 300

P ≤ 1,6 và t ≤ 200

1 Thiết bị bảo vệ để giảm khả năng rò rỉ và để hạn chế hậu quả của nó với hệ thống ống nói riêng, như việc sử dụng các ống, vỏ bảo vệ, màng chắn,… phải được xem xét đặc biệt của Đăng kiểm cho từng trường hợp.

2 p: Áp suất thiết kế (MPa); t: nhiệt độ thiết kế (oC) - Xem 4.2.

3 Bao gồm nước, không khí, khí ga, chất lỏng không dễ cháy.

4 Các ống có đầu hở (ống xả, ống tràn, thông hơi, các ống khí và hơi nước từ van an toàn) không tính đến điều kiện nhiệt độ, được sử dụng ống nhóm III.

4.1.5 Các phụ tùng hệ ống của tất cả các nhóm cũng như bọc ống kín khí, nối mềm, mối nối giãn nở, mối nối cơ khí, mối nối cách ly có thể được dùng cho tàu nếu kèm theo một bản sao giấy chứng nhận kiểu của Đăng kiểm.

Trong trường hợp không có chứng nhận kiểu của Đăng kiểm, các thiết bị nêu trên sử dụng cho một tàu riêng lẻ, có thể được chấp nhận bởi Đăng kiểm tại hiện trường sau khi kiểm tra chứng chỉ của nhà chế tạo, kiểm tra sự phù hợp của vật liệu theo các yêu cầu của Quy chuẩn và các phép thử đặc tính.



4.1.6 Bảo vệ và bọc ống

1 Các ống dùng cho nước biển, cũng như ống thông hơi, đo, ống tràn của các két chứa luân phiên dầu đốt và nước dằn phải được bảo vệ chống ăn mòn theo phương pháp được Đăng kiểm chấp nhận.

Mạ kẽm, nhúng nóng kẽm, bọc nhựa, cũng như sơn phủ được áp dụng cho bề mặt ngoài có thể được coi như là biện pháp bảo vệ ống.

Khi hoàn thiện các công việc hàn của các hạng mục ống, các phần hư hỏng của lớp bảo vệ phải được phục hồi hoặc được bảo vệ bằng phương pháp khác được Đăng kiểm chấp nhận.

Việc áp dụng của phương pháp mạ kẽm không được thay thế các phương pháp bảo vệ ống chống lại ăn mòn tiếp xúc và ăn mòn điện hóa.



2 Với các phụ kiện đáy và mạn là hợp kim không chứa sắt được sử dụng, phải có biện pháp bảo vệ tôn vỏ tàu và các chi tiết gá lắp cùng với các phụ tùng của chúng tránh ăn mòn tiếp xúc. Việc bảo vệ cực âm đối với các đường ống nhánh hút và nhánh đẩy được hàn với các phụ tùng chống lại ăn mòn tiếp xúc phải được thực hiện việc sử dụng các dụng cụ bảo vệ, đầu có vòng đệm tiêu chuẩn và các bích nối trung gian có vòng đệm tiêu chuẩn để cố định các bích của các nhánh ống. Việc sử dụng các mối nối cách cách điện cho việc lắp đặt các chi tiết được thực thi phù hợp với các tiêu chuẩn được chấp nhận được cho phép; trong trường hợp này, các phụ tùng ở đáy và mạn phải được cách ly ở cả hai phía đồng thời bắt buộc phải đo điện trở cách ly mối nối sau khi hoàn thành hệ thống.

3 Khi ống thép sử dụng cho hệ thống nước biển được nối với các phụ kiện, vỏ bơm, các cụm máy móc và bầu trao nhiệt là vật liệu hợp kim không chứa sắt, phải có phương án cho việc bảo vệ tránh sự ăn mòn tiếp xúc.


tải về 5.17 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   32   33   34   35   36   37   38   39   ...   58




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương