Qcvn 81: 2014/bgtvt



tải về 5.17 Mb.
trang35/58
Chuyển đổi dữ liệu06.07.2016
Kích5.17 Mb.
#38
1   ...   31   32   33   34   35   36   37   38   ...   58

3 Khi được bố trí trong một buồng các két dầu đốt và can chứa dầu đốt phải được đặt tại vị trí có khoảng cách không nhỏ hơn 800 mm với máy chính hay ống khí xả.

4 Các sàn có thể tháo được phải được lắp đặt và được cố định một cách thỏa đáng và phải có bề mặt chống trượt.

2.6 Bố trí máy và thiết bị

2.6.1 Động cơ chính, máy phụ, thiết bị, các đường ống và các phụ kiện phải được bố trí sao cho dễ tiếp cận và dễ thao tác sửa chữa hư hỏng; phải phù hợp với các yêu cầu được nêu rõ ở 2.5.1-1.

2.6.2 Động cơ chính và các máy khác có trục nằm ngang phải được đặt song song với đường tâm tàu.

Các máy trên có thể được lắp theo phương khác với phương của đường tâm tàu miễn sao kết cấu của động cơ đảm bảo cho việc hoạt động trong điều kiện được nêu rõ ở 1.3, Phần 3, Mục II, QCVN 21:2010/BGTVT.



2.6.3 Các máy và trang thiết bị cấu thành hệ thống máy tàu phải được lắp đặt trên các bệ đỡ cứng vững, và được cố định chặt liền khối với bệ đỡ. Kết cấu của bệ đỡ phải tuân theo các yêu cầu nêu ra ở Phần 2.

2.6.4 Động cơ chính, hộp số, ổ đỡ lực đẩy của hệ trục phải được cố định vào các bệ đỡ bằng các bu lông. Các bu lông có thể được bỏ qua nếu có phương án cố định thỏa đáng.

2.6.5 Các bu lông cố định động cơ chính, máy phụ và các ổ đỡ trục vào bệ đỡ, đai ốc chân vịt, đai ốc khớp nối cũng như các bu lông nối trục phải được trang bị khóa chống tháo lỏng.

2.6.6 Khi các máy được đặt trên các giảm chấn, thì bộ giảm chấn và việc lắp đặt phải được thiết kế và được Đăng kiểm thẩm định.

Đệm giảm chấn của các máy và các thiết bị phải:

- Duy trì đặc tính giảm dao động khi các máy và các thiết bị được giảm chấn hoạt động trong các điều kiện môi trường được nêu rõ ở 1.3, Phần 3, Mục II, QCVN 21:2010/BGTVT;

- Chịu được các môi trường ăn mòn và chịu nhiệt;

- Được trang bị một áo tiếp đất mềm có đủ chiều dài để ngăn chặn sự gây trở ngại cho việc tiếp phận sóng và phải tuân theo các yêu cầu kỹ thuật an toàn;

- Khử được sự giao thoa do sự hoạt động của các thiết bị, dụng cụ và các hệ thống khác.



2.6.7 Việc lắp đặt các thiết bị dùng vật liệu căn là polime phải được sự xem xét đặc biệt của Đăng kiểm cho từng trường hợp cụ thể.

2.6.8 Việc lắp đặt động cơ ngoài, nằm trên vách đuôi của tàu phải đảm bảo việc cố định chặt và ngoài ra phải được buộc chặt vào vách đuôi hoặc cơ cấu khỏe bằng dây cáp.

2.6.9 Bệ đỡ của động cơ ngoài và việc lắp đặt động cơ xăng (cacbuaratơ)

1 Với động cơ xăng trong cũng như động cơ ngoài không được sử dụng cho tàu thuộc nhóm thiết kế A, A1, A2 và B.

2 Với động cơ xăng trong cũng như động cơ ngoài có thể được sử dụng cho tàu thuộc nhóm thiết kế C1, C2, C3 và D, có tích số của chiều dài tàu và chiều rộng tàu không vượt quá 20, miễn sao các yêu cầu sau đây với động cơ trong tàu được thỏa mãn:

(1) Với tàu là loại hở và buồng máy hở (buồng chứa mo tơ), với động cơ trong tàu phải được bảo vệ bởi các vỏ bao được chế tạo bằng vật liệu không cháy;

(2) Các vỏ bao động cơ có thể tháo được phải được trang bị các ống thông hơi có đường kính không nhỏ hơn 80 mm. Một trong các ống đó phải được đưa xuống và kết thúc cách đáy tàu 700 mm và một ống khác phải đưa lên vị trí cao nhất của vỏ bao;

Đầu trên của ống thông hơi phải lắp đầu ống thông hơi có thiết bị dập lửa;

(3) Các ống hút của bộ chế hòa khí của động cơ xăng (cacbuaratơ) phải được dẫn ra bên phía ngoài vỏ bao và phải nâng cao hơn ít nhất là 500 mm so với vỏ bao. Đầu cuối của ống phải được lắp đầu thông gió có thiết bị dập lửa;

(4) Với các động cơ được lắp đặt trong buồng máy kín, đầu vào của đường hút cho bộ chế hòa khí (cacbuaratơ) phải được đặt cao hơn nắp xi lanh một khoảng không nhỏ hơn 300 mm và được lắp lưới chặn lửa. Khi đường hút của đầu vào bộ chế hòa khí không được trang bị thì phải lắp thiết bị dập lửa.



2.7 Bố trí két dầu đốt

2.7.1 Việc bố trí két nhiên liệu phải thỏa mãn các yêu cầu ở 4.10.2.

2.7.2 Các két dầu đốt không được đặt bên trên các cầu thang, các động cơ đốt trong, các máy và các thiết bị có bề nhiệt độ bề mặt bên dưới lớp cách nhiệt vượt quá 220oC, các ống khí xả, ống thông hơi, thiết bị điện và trạm điều khiển máy chính. Các két dầu đốt phải được đặt cách xa máy chính và ống khí xả một khoảng cách không nhỏ hơn 800 mm trừ khi được ngăn bởi một vách kim loại.

2.8 Bọc bề mặt sinh nhiệt

2.8.1 Tất cả các bộ phận của máy, thiết bị và hệ ống có nhiệt độ trên 60oC và gây nguy hiểm cho người thì phải trang bị các phương tiện để ngăn chặn hoặc hạn chế bức xạ nhiệt.

2.8.2 Các bề mặt của máy, thiết bị và hệ ống có nhiệt độ trên 220oC phải được bọc cách nhiệt. Việc bọc cách nhiệt phải có biện pháp để ngăn chặn việc phá hủy do rung động hoặc do cơ học.

2.8.3 Vật liệu và bề mặt của lớp bọc cách nhiệt phải tuân theo các yêu cầu ở các mục 2.3.7, 2.3.8 và 2.5.2 Phần 10.

2.9 Hệ trục

2.9.1 Quy định chung

1 Đường kính nhỏ nhất của trục không cho phép tiện bớt đi suốt tuổi thọ làm việc, được xác định theo công thức được đưa ra ở phần này. Nếu dao động xoắn phù hợp với các yêu cầu ở 2.11 được thỏa mãn.

2 Trên các tàu không có cơ cấu hãm trục chân vịt trượt ra ngoài ống bao, các phương án phải được đưa ra cho việc hãm trục, trong trường hợp trục chân vịt bị gãy, phải ngăn chặn được việc trục trượt ra khỏi bệ đỡ ống bao; hoặc các biện pháp phải được đưa ra để ngăn ngừa nước tràn vào buồng máy nếu mất trục chân vịt.

3 Hệ trục được khuyến nghị chế tạo bằng thép có giới hạn bền kéo nằm trong khoảng 400 đến 800 Mpa.

Việc sử dụng vật liệu khác đi thì phải được sự xem xét đặc biệt của Đăng kiểm cho từng trường hợp cụ thể.

Trong tất cả các trường hợp, giới hạn bền kéo trong công thức (2.9.2-1) chỉ được lấy tới 800 MPa cho trục trung gian và trục lực đẩy và không được vượt quá 600 MPa cho trục chân vịt.

4 Trong việc lắp đặt hệ trục nên sử dụng một ổ đỡ lực đẩy, khi hệ trục đó phải chịu cả tải trọng tiến và lùi và có hai ổ đỡ trượt, nó phải chịu tải do trọng lượng bản thân và chịu uốn do biến dạng của vỏ tàu trên biển.

Bất kỳ kết cấu hay thiết bị nào (hộp giảm tốc, khớp các đăng và khớp mềm…) nếu được chứng minh thỏa đáng thì có thể được lắp đặt vào hệ trục.

Nên sử dụng các kết cấu của hộp giảm tốc mà nó có khả năng bao gồm ổ đỡ lực đẩy cho cả tiến, lùi và ổ đỡ trượt trước của trục chân vịt trong vỏ hộp giảm tốc. Ổ đỡ trượt phía sau của trục chân vịt được khuyến nghị là phải được lắp đặt hoặc là trên một bệ đỡ trên vỏ tàu hoặc ngay đầu ra của trục chân vịt chỗ vỏ tàu trong vùng trụ đuôi hoặc tấm gỗ đuôi tàu.

2.9.2 Kết cấu và các đường kính trục

1 Trục trung gian

Đường kính của trục trung gian (dint), hoặc đường kính trục chân vịt khi một trục thường nối máy chính với chân vịt, tính theo đơn vị cm, không được nhỏ hơn giá trị đưa ra ở công thức dưới đây:



Trong đó:

N: Công suất liên tục được truyền qua trục trung gian (Kw);

n: Vòng quay liên tục của trục trung gian (vòng/phút);

all: Ứng suất tiếp cho phép của mặt cắt ngang trục (MPa);

k: Hệ số phụ thuộc với việc lắp đặt động cơ đốt trong:

k = q(a-1).

q = 1,4Jp/(J+1,4Jp), hoặc nếu không có thông số về mô men quán tính khối lượng thì giá trị q có thể được lấy tương ứng như sau:

q = 0,5 với động cơ hai thì;

q = 0,4 với động cơ bốn thì.

Jp: Mô men quán tính khối lượng của trục chân vịt không tính tới khối lượng dòng nước theo (kg.m2);

J = JENG+JM: Mô men quán tính khối lượng hệ động lực đẩy không có hộp giảm tốc (kg.m2);

J = (JENG+JM)(nENG/n)2: Mô men quán tính khối lượng hệ động lực đẩy có hộp giảm tốc (kg.m2);

JENG: Mô men quán tính khối lượng của cả khối lượng quay và khối lượng chuyển động tịnh tiến của hệ động lực đẩy (kg.m2);

JFW: Mô men quán tính khối lượng của bánh đà (kg.m2);

nENG: Vòng quay liên tục của trục cơ máy chính (kg.m2);

a: Hệ số được xác định bằng tỉ số giữa mô men chỉ thị lớn nhất dựa trên sự tập hợp các phép đo trên động cơ với mô men chỉ thị hữu ích. Trị số của hệ số được xác định trên biểu đồ tích lũy của các lực tiếp tuyến tính toán cho tất cả động cơ hoặc từ Bảng 5/2.9.2-1, nó đúng khi các góc khuỷu đều nhau.

Bảng 5/2.9.2-1 Hệ số a

Số lượng xi lanh

Loại động cơ đốt trong

Số lượng xi lanh

Loại động cơ đốt trong

bốn thì

hai thì

bốn thì

hai thì

1

14,0

8,0

7

2,20

1,30

2

6,40

3,8

8

2,00

1,20

3

4,50

2,6

9

1,85

1,15

4

2,80

2,2

10

1,60

1,15

5

2,40

1,8

11

1,50

1,10

6

2,15

1,5

12

1,40

1,05

Đường kính của trục trung gian không được nhỏ hơn 25 mm.

2 Đường kính thiết kế của trục chân vịt, dp, tính theo đơn vị cm, không được nhỏ hơn giá trị đưa ra ở công thức dưới đây:

dp = k . dint

Trong đó:

k: Hệ số phụ thuộc theo các đặc điểm thiết kế của trục:

Với đoạn trục nằm giữa đầu to côn trục chân vịt hay mặt sau của bích trục chân vịt và mép trước của ổ đỡ sau cùng, (không nhỏ hơn 2,5.dint);

1,22, khi lắp ghép chân vịt không then ép vào đoạn côn trục chân vịt hoặc lắp ghép chân vịt vào bích trục chân vịt;

1,26, khi lắp chân vịt bằng then ép vào đoạn côn trục chân vịt;

Với đoạn trục giữa mép trước của ổ đỡ sau cùng với mép trước của bộ làm kín phía trước k = 1,15 cho tất cả loại trục.

Với đoạn trục của trục chân vịt nằm phía trước của mép trước bộ làm kín phía trước, đường kính có thu nhỏ bằng đường kính thực của trục trung gian.

Khi độ cứng bề mặt được sử dụng, đường kính của trục chân vịt có thể giảm xuống theo thỏa thuận với Đăng kiểm.

Các đoạn trục của trục chân vịt tiếp xúc với nước, trong trường hợp khi mà trục không có áo bọc hoặc không được bảo vệ hữu hiệu bằng các phương pháp khác, đường kính ngoài sẽ phải tăng 5% đường kính được tính theo công thức (2.9.2-2).

3 Đường kính đoạn trục lực đẩy ở đoạn chiều dài nằm trong ổ đỡ trượt ngoài ở cả hai phía của vành chặn lực đẩy và với ổ đỡ lực đẩy dạng đũa được là trên một đoạn chiều dài trong vỏ ổ đỡ, không được nhỏ hơn 1,05 lần đường kính trục trung gian được tính theo công thức (2.9.2-1).

Ngoài các đoạn quy định trên, đường kính trục lực đẩy có thể vuốt xuống tới đường kính trục trung gian.



4 Trục chân vịt phải được bảo vệ chống ăn mòn hiệu quả.

Với trục được chế tạo từ thép chống ăn mòn, không yêu cầu áo bọc bảo vệ, bề mặt làm việc ở điều kiện tiếp xúc với nước biển phải được đánh bóng.

Với tàu thuộc các nhóm thiết kế A, A1, A2, B, C và C1, trục chân vịt được chế tạo từ thép các bon hoặc thép hợp kim thấp, phải có áo trục được chế tạo từ hợp kim có tính chống ăn mòn thích đáng trong nước biển.

Với tàu thuộc các nhóm thiết kế C2, C3 và D, nên sử dụng áo trục. Chiều dày áo trục không nhỏ hơn 5 mm.

Trong trường hợp áo trục không liên tục, đoạn trục nằm giữa các áo trục phải được bảo vệ chống lại sự tiếp xúc của nước biển bằng phương pháp được Đăng kiểm chấp nhận.

Áo trục phải được lắp chặt vào trục theo cách mà tạo ra ứng suất dư giữa các bề mặt. Không cho phép sử dụng các chốt hay các chi tiết để ép chặt áo trục vào.



5 Nếu là trục rỗng ở tâm trục, đường kính lỗ không được vượt quá 0,4 đường kính thiết kế của trục.

Nếu xét cần thiết, đường kính lỗ có thể tăng lên tới giá trị tính theo công thức dưới đây:

dc ≤ (da4 - 0,97.d3.da)/4

Trong đó:

dc: Đường kính lỗ trục;

da: Đường kính trục thực tế;

d: Đường kính trục thực tế.

6 Đường kính của trục có một rãnh khía dọc theo trục phải tăng thêm tối thiểu là 0,2 lần đường kính thiết kế của trục.

Chiều dài đoạn tăng đường kính trục phải được kéo dài hơn rãnh khía ở cả hai phía một đoạn băng 0,25 lần đường kính trục thiết kế.

Tại chỗ nhảy bậc đường kính phải được vuốt trơn. Ở các đầu rãnh khía phải được vê tròn với bán kính bằng một nửa chiều rộng rãnh khía và các mép được vê tròn tới bán kính nhỏ nhất là 0,35 lần chiều rộng rãnh khía; các bề mặt của rãnh khía phải được đánh bóng.

7 Khi trục có một lỗ khoét hướng tâm hay lỗ khoét nằm ngang, đường kính trục phải tăng thêm ít nhất là bảy lần đường kính lỗ khoét. Lỗ khoét phải được đặt ở giữa chiều dài của đoạn tăng đường kính trục và đường kính không được vượt quá 0,3 lần đường kính thiết kế của trục.

Trong mọi trường hợp, không tính đến đường kính lỗ khoét, đường kính trục phải được tăng thêm ít nhất 0,1 lần đường kính thiết kế. Các mép lỗ phải được vê tròn với bán kính không nhỏ hơn 0,35 lần đường kính lỗ và các bề mặt phải được đánh bóng.



8 Đường kính của trục có một rãnh then, phải được tăng thêm ít nhất 0,1 lần đường kính thiết kế của trục. Sau một đoạn có chiều dài không nhỏ hơn 0,2 lần đường kính thiết kế của trục, tính từ mỗi đầu rãnh then, không yêu cầu tăng đường kính trục.

Nếu rãnh then được đặt ngoài tàu ở đoạn cuối trục chân vịt, đường kính trục không cần thiết phải tăng.

Các bán kính góc lượn ở mép đáy của rãnh then không nhỏ hơn 0,0125 lần đường kính trục, nhưng không nhỏ hơn 1 mm.

9 Ở phía đầu to mặt côn rãnh then phải có dạng vát, với các mặt côn của trục chân vịt phải có dạng thìa.

Với phần đầu cuối trục chân vịt nằm ngoài tàu, có đường kính trên 100 mm, khoảng cách giữa mép đầu to côn trục chân vịt với đầu cuối của rãnh then dạng thìa phải không nhỏ hơn:

0,2 lần đường kính thiết kế của trục - với tỉ số của chiều sâu rãnh then trên đường kính trục chân vịt là nhỏ hơn 0,1;

0,5 lần đường kính yêu cầu của trục - với tỉ số của chiều sâu rãnh then trên đường kính trục chân vịt là lớn hơn 0,1.

Với mắt côn trục lắp bích, đầu rãnh then dạng dốc trượt không vượt ra ngoài mép đầu to mặt côn.

Với các trục có đường kính nhỏ hơn 100 mm, đầu rãnh then dạng thìa có thể được miễn giảm.

Khi then được cố định vào rãnh then bằng các vít cấy, vít cấy đầu tiên phải được định vị với khoảng cách với mép ngoài đầu to mặt côn một khoảng nhỏ nhất là 1/3 chiều dài mặt côn. Chiều sâu của lỗ vít không vượt quá đường kính vít. Các cạnh sắc của lỗ phải được vê tròn. Khi trục có các lỗ hướng trục kín cạnh lỗ và đáy lỗ phải được vê tròn, bán kính góc lượn không nhỏ hơn trị số đưa ra ở mục 2.9.2-8.

10 Khi chân vịt được lắp vào mặt côn trục chân vịt bằng then, thì độ côn trục chân vịt không được vượt quá 1:12, và trong trường hợp lắp không then - theo 2.9.2-11.

11 Trong trường hợp chân vịt được lắp đặt không then và các khớp nối trục, độ côn của mặt côn trục không được vượt quá 1:15.

Việc lắp đặt không then nói chung phải không được có áo lót trung gian giữa củ chân vịt và trục.



12 Khi lắp đặt kiểu lắp độ dôi không then, việc ép căng dọc trục củ chân vịt hoặc khớp nối vào trục, việc tiếp xúc giữa các bề mặt ăn khớp phải đạt được ngay sau khi loại bỏ khe hở, phải được xác định theo công thức được đưa ra ở 7.3, Phần 3, Mục II, QCVN 21:2010/BGTVT.

13 Đai ốc chân vịt và đai ốc khớp nối được siết chặt vào côn trục chân vịt phải có thiết bị chống tháo lỏng hiệu quả.

Đường kính cơ bản của ren đai ốc sử dụng cho việc ép chân vịt vào côn trục chân vịt không được nhỏ hơn 0,6 lần đường kính đầu to côn.



14 Thiết bị chống tháo lỏng của đai ốc phải được siết chặt vào trục

Trong trường hợp đường kính trục nhỏ hơn 100 mm, đai ốc được cho phép như là thiết bị chống tháo lỏng củ chân vịt.



2.9.3 Khớp nối trục

1 Các bu lông sử dụng cho bích khớp nối trục phải là bu lông tinh. Việc không sử dụng bu lông tinh cho bích khớp nối phải được sự xem xét đặc biệt của Đăng kiểm cho từng trường hợp.

2 Đường kính bu lông khớp nối, tính theo mm, phải không được nhỏ hơn giá trị được xác định từ công thức ở 6.2.12, Phần 3, Mục II, QCVN 21:2010/BGTVT.

3 Chiều dày của bích khớp nối trục trung gian và trục lực đẩy cũng như bích trục chân vịt ở phía trong tàu không được nhỏ hơn 0,2 lần đường kính yêu cầu của trục trung gian hoặc không nhỏ nhơn đường kính bu lông được xác định theo công thức 2.9.3-2 theo vật liệu trục, lấy giá trị lớn hơn.

4 Rãnh then tại đầu trục cho mối ghép khớp nối phải tuân theo các yêu cầu ở mục 2.9.2-8 và 2.9.2-9.

2.9.4 Gối đỡ trục

1 Chiều dài gối đỡ trục gần chân vịt nhất phải được lấy theo Bảng 5/2.9.4-1.

Bảng 5/2.9.4-1 Chiều dài gối đỡ trục

Vật liệu gối đỡ

L/d1

Kim loại trắng

2 2

Gỗ gai ắc

4

Cao su hoặc nhựa tổng hợp, bôi trơn bằng nước, vật liệu được Đăng kiểm chấp nhận

4 3

1 L: chiều dài ổ đỡ; d: đường kính thiết kế của trục vị trí ổ đỡ.

2 Chiều dài ổ đỡ có thể giảm xuống nếu áp suất lên ổ đỡ không vượt quá 0,8 MPa. Trong trường hợp này trọng lượng của trục chân vịt và chân vịt được coi như là tải trọng, giả định chỉ tác động lên ổ sau. Trong tất cả mọi trường hợp chiều dài ổ đỡ không được nhỏ hơn hai lần đường kính thực tế của trục ở vị trí ổ đỡ.

3 Chiều dài ổ đỡ có thể giảm xuống bằng hai lần đường kính thiết kế của trục.

2 Việc bôi trơn và làm mát bằng nước cho ổ đỡ sau phải là loại cưỡng bức.

Hệ thống cấp nước được khuyến cáo là phải trang bị một lưu lượng kế hoặc báo động lưu lượng tối thiểu với sự quan tâm tới thiết kế lắp đặt ống bao trục đuôi.

Van đóng điều khiển việc cung cấp nước tới ổ đỡ sau phải được gắn trên ống bao hoặc vách đuôi.

3 Nếu ổ đỡ sau được bôi trơn bằng dầu, các bộ làm kín trục chân vịt phải là loại được chấp nhận của Đăng kiểm thì mới được sử dụng.

Các két trọng lực dầu bôi trơn phải được đặt ở vị trí cao hơn đường chìm tới hạn và phải trang bị chỉ báo mức dầu.

Thiết bị giám sát nhiệt độ của hệ thống làm mát dầu bôi trơn áp lực và dầu hoặc ống bao được khuyến cáo cần phải quan tâm đến thiết kế lắp đặt ống bao đuôi trục.

4 Khoảng cách giữa các tâm của các ổ đỡ liền kề, trong khoảng nhịp mà không có các khối lượng tập trung, phải phù hợp với điều kiện sau:

Trong đó


l: khoảng cách giữa các tâm của các ổ đỡ liền kề (mm);

d: đường kính trục giữa các ổ đỡ (mm);

: hệ số được lấy bằng:

14 với n ≤ 500 (vòng/phút);



với n ≥ 500 (vòng/phút).

n: vòng quay trục (vòng/phút).



5 Việc bố trí gối đỡ được khuyến cáo lựa chọn theo hướng số lượng gối đỡ là nhỏ nhất và khoảng cách nhịp giữa hai gối đỡ liền kề là lớn nhất có thể.

Khoảng cách chấp nhận được lớn nhất của nhịp giữa hai gối đỡ (ổ đỡ) được xác định theo 2.9.4-4, phải được kiểm tra bằng bảng tính dao động ngang.



2.9.5 Hệ trục phải có các thiết bị hãm thỏa đáng. Các thiết bị như thế có thể là một cái phanh, hay bộ hãm vòng quay trục trong trường hợp động cơ chính mất kiểm soát

Với hệ trục có đường kính nhỏ hơn 60 mm các thiết bị trên được khuyến cáo sử dụng.



2.9.6 Trục các đăng

1 Hệ trục được cho phép có các trục các đăng như các trục trung gian, với điều chiều dài trục được tính toán phù hợp và các khớp nối phải được trình Đăng kiểm xem xét.

2 Với các tàu thuộc nhóm thiết kế A, A1, A2 và B, việc sử dụng trục các đăng phải được sự xem xét đặc biệt của Đăng kiểm.

2.9.7 Thử thủy lực

1 Các áo bọc trục và và ống bao sau phải được thử thủy lực với áp suất 0,2 MPa sau khi hoàn thành việc gia công.

2 Sau khi lắp đặt bộ làm kín ống bao sau, với ổ đỡ được bôi trơn bằng dầu, phải được thử kín với cột áp bằng chiều cao làm việc của chất lỏng trong két trọng lực. Nói chung, việc thử phải được tiến hành trong lúc trục đang quay.

2.10 Chân vịt

2.10.1 Các yêu cầu trong Chương này áp dụng cho các chân vịt định bước bằng kim loại, bao gồm chân vịt liền khối và chân vịt có cánh có thể tháo rời, cũng như chân vịt biến bước.

Việc thiết kế các chân vịt hay cánh chân vịt bằng vật liệu phi kim phải được sự xem xét đặt biệt của Đăng kiểm cho từng trường hợp.



2.10.2 Chiều dày cánh

1 Chiều dày cánh chân vịt, tính theo mm, ở các mặt cắt được quy định, phải không được nhỏ hơn giá trị được xác định ở công thức dưới đây:

Trong đó


Sp: Chiều dày lớn nhất của cách duỗi phẳng ở mặt cắt hình trụ đồng trục mà thường được đo từ mặt đạp (cạnh dẫn hướng) hoặc các đường cung mặt cắt tiêu chuẩn của cánh, các mặt cắt cánh được đo phải là mặt cắt gần nhất củ chân vịt, ví dụ như ở các đường kính:

0,2R - với chân vịt liền khối khi bán kính củ chân vịt nhỏ hơn 0,2R;

0,25R - với chân vịt có cánh có thể tháo rời;

0,35R - với chân vịt biến bước;

0,6R - với tất cả các chân vịt không kể tới đường kính củ chân vịt.

A: Hệ số được xác định từ Bảng 5/2.10.2-1 với bán kính được tính toán và cũng phụ thuộc vào góc nghiêng cánh; nếu góc nghiêng cánh khác với giá trị được ghi trên Bảng, hệ số A phải được lấy theo giá trị góc lớn hơn, gần nhất;

N: Công suất định mức động cơ chính (Kw);

n: Vòng quay định mức của chân vịt (vòng/phút);

Z: Số cánh chân vịt;

Bp: Chiều rộng cánh duỗi thẳng ở bán kính thiết kế (m);

D: Đường kính chân vịt, m;

R: Bán kính chân vịt (m);

H/D: Tỉ số bước tại bán kính 0,7R;

M = 0,6Rm(s) + 180 (MPa), nhưng không lớn hơn:

610 MPa với hợp kim đồng;

570 MPa với thép;

Rm(s): Giới hạn bền kéo của vật liệu cánh (MPa).



tải về 5.17 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   31   32   33   34   35   36   37   38   ...   58




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương