Qcvn 81: 2014/bgtvt


Các yêu cầu bổ sung đối với khu vực II



tải về 5.17 Mb.
trang25/58
Chuyển đổi dữ liệu06.07.2016
Kích5.17 Mb.
#38
1   ...   21   22   23   24   25   26   27   28   ...   58

9.2.5 Các yêu cầu bổ sung đối với khu vực II

1 Mép dưới của các lỗ khoét phải được bố trí phía trên đường nước với khoảng cách không nhỏ hơn giá trị đã chỉ ra ở 6.4.2 đến 6.4.5 Phần 4, Mục II của Quy chuẩn này.

Kích thước tối thiểu của các thiết bị đóng không được đỡ không được vượt quá 300 mm. Các yêu cầu trên không áp dụng đối với lối thoát của tàu buồm.



2 Tất cả các lỗ hở phải mở vào trong, trừ các nắp hầm trên boong và nắp hầm thoát hiểm của tàu buồm.

3 Trên các tàu thuộc nhóm thiết kế A, A1, A2, B, C hoặc C1, không phần nào của tàu được phép kéo dài ra bên ngoài phạm vi của đường tiếp tuyến thẳng đứng với thân tàu, boong, đệm chống va mà nó là một phần tích hợp với thân tàu.

9.3 Tính kín thời tiết

9.3.1 Yêu cầu chung đối với nắp hầm

Nắp hầm dẫn vào các không gian bên trong tàu phải được lắp đặt nắp hầm đảm bảo kín khi phun nước, nắp hầm có thể là loại bản lề, loại trượt, loại lăn. Trong mọi trường hợp chúng phải được cố định với tàu và phải có thiết bị khóa cửa để đảm bảo cửa luôn ở vị trí đóng khi tàu nghiêng và chúi ở khu vực hoạt động đã ấn định. Các nắp hầm ở phía trước của cột trước mà sử dụng bản lề thì bản lề phải quay về phía mũi tàu.



9.3.2 Nắp hầm mở trên biển

Thông thường, khi đi biển, tất cả các nắp hầm phải ở trạng thái đóng. Tuy nhiên, nếu nắp hầm mở khi đi biển trong thời gian dài thì nắp hầm phải thỏa mãn yêu cầu sau:



1 Có kích thước tối thiểu (diện tích của lỗ khoét không được vượt quá 0,4 m2).

2 Bố trí càng gần tâm tàu càng tốt.

3 Đối với tàu thuộc nhóm thiết kế A, A1, A2, B, C hoặc C1 phải có chiều cao tối thiểu 300 mm phía trên boong.

9.3.3 Chiều sâu rãnh trượt

Chiều sâu của rãnh trượt phải đủ để ngăn không cho tấm nắp trượt ra ngoài. Đối với tấm trượt không có khung chế tạo bằng nhựa hoặc vật liệu có độ đàn hồi tương đương, chiều sâu rãnh phải tối thiểu bằng 12 mm.



9.3.4 Thiết bị chặn

Thiết bị đóng kiểu trượt phải được lắp đặt thiết bị chặn ở hai đầu trong phạm vi hành trình trượt của nắp để đảm bảo nắp không bị tuột ra khỏi rãnh trượt.



9.3.5 Thiết bị khóa

Bất kỳ thiết bị đóng kín nào cũng phải có khóa để đảm bảo thiết bị duy trì được trạng thái đóng và thao tác khóa được thực hiện ít nhất từ phía trong của tàu.

Đối với cửa ra vào thì khóa phải thao tác được ở cả hai phía của cửa.

Đối với tàu thuộc nhóm thiết kế A, A1, A2, B, C hoặc C1, nếu cửa ra vào chòi boong được sử dụng cùng với nắp hầm chòi boong thì thiết bị khóa chỉ hiệu quả khi mà cả cửa ra vào và nắp hầm cùng đóng. Trong trường hợp này thì cửa ra vào chòi boong được chế tạo dạng tấm thì thiết bị khóa chỉ cần ở mép trên của tấm và nắp hầm.



9.4 Cửa ra vào ở bên ngoài

9.4.1 Tất cả cửa ra vào ở bên ngoài chỉ có thể được lắp đặt phía trên boong mạn khô hoặc sàn đứng khu điều khiển.

Mức độ kín nước của cửa ra vào bên ngoài phải là 2,3 hoặc 4 tùy vào vị trí lắp đặt chúng.



9.4.2 Cửa mũi

Cửa mũi chỉ được phép bố trí khi mà nếu nước tràn qua chúng mà không chảy vào các không gian bên dưới boong mạn khô.



9.4.3 Cửa mạn và cửa đuôi

1 Ngưỡng cửa của cửa ra vào ở mạn và cửa đuôi thuộc nhóm thiết kế A, A1, A2 phải có chiều cao tối thiểu bằng 300 mm. Đối với tàu thuộc nhóm thiết kế B,C hoặc C1 chiều cao này có thể được giảm về giá trị bằng 230 mm.

2 Đối với tàu thuộc nhóm thiết kế C2 và C3 thì chiều cao ngưỡng của miệng hầm, chòi boong và lối vào của thượng tầng và lầu boong không được nhỏ hơn 150 mm.

3 Đối với tàu thuộc nhóm thiết kế D thì chiều cao ngưỡng của miệng hầm, chòi boong và lối vào của thượng tầng và lầu boong không được nhỏ hơn 50 mm.

4 Các cửa ra vào phải có bản lề ở phía trong

Để đảm bảo việc đóng, mở và cố định các cửa ra vào có mức độ kín nước 2 hoặc 3 thiết bị hoạt động nhanh phải được trang bị mà chúng có thể thao tác được ở cả hai bên của cửa ra vào.

Tất cả các cửa ra vào bên ngoài phải được mở ra phía ngoài. Việc lắp đặt các cửa ra vào bên trong thượng tầng hoặc lầu boong phải được Đăng kiểm xem xét đặc biệt trong từng trường hợp cụ thể.

5 Số lượng các tay vặn cố định cửa ở mỗi cạnh của cửa kín nước mức độ 2 và 3 phải không nhỏ hơn 2, các tay vặn phải được bố trí gần góc của cửa và khoảng cách giữa hai tay vặn không được vượt quá 1,5 m.

9.4.4 Các cửa ra vào bên ngoài có mức độ kín nước 2 hoặc 3 phải được chế tạo bằng kim loại.

Các cửa ra vào bên ngoài có mức độ kín nước 4 phải được chế tạo bằng gỗ hoặc vật liệu phi kim loại khác.



9.4.5 Cửa ra vào thượng tầng hoặc lầu boong trên boong mạn khô mà dẫn trực tiếp xuống buồng máy hoặc không gian phía dưới boong phải kín nước và chiều cao ngưỡng cửa không được nhỏ hơn 460 mm tính từ boong.

9.4.6 Cửa ra vào được chế tạo bằng tấm di động

Các cửa ra vào di động thường được gọi là tấm di động có thể lắp đặt trên các tàu thuộc nhóm thiết kế C1, C2, C3 hoặc D và phải được:

- Lắp đặt thiết bị để giữ chúng đúng vị trí khi sử dụng và tối thiểu phải thao tác từ phía trong cửa;

- Được cất giữ bên trong tàu và gần vị trí của cửa ra vào;

- Tiếp cận được dễ dàng không cần dụng cụ;

- Tấm di động khi không sử dụng phải có nơi cất giữ cố định và được chằng buộc.



9.5 Cửa húp lô

9.5.1 Cửa húp lô trên mạn tàu phía dưới boong mạn khô phải được giảm đến mức tối thiểu để phù hợp với kết cấu và tính năng khai thác của tàu để chúng không bị hư hai khi buộc cạnh tàu khác.

Cửa húp lô không được bố trí tại khu vực buồng máy.



9.5.2 Cửa húp lô ở trên mạn tàu phía dưới boong mạn khô phải là loại cố định và là hình tròn.

Cửa húp lô ở vị trí cửa trời buồng máy phải là loại cố định.

Nếu cửa húp lô có bản lề được sử dụng thì cửa húp lô phải thỏa mãn yêu cầu ở 6.4.2 và 6.4.3 cũng như thỏa mãn yêu cầu ở 2.6 Phần 4, Mục II của Quy chuẩn này.

9.5.3 Cửa húp lô có thể là hình tròn hoặc hình chữ nhật. Trong bất kỳ trường hợp nào thì cửa húp lô cũng phải có kích thước tương ứng với nhóm thiết kế và đảm bảo tính kín nước.

9.5.4 Đối với tàu thuộc nhóm thiết kế A, A1 hoặc A2 thì cửa húp lô không được bố trí dưới đường song song với boong mạn khô và điểm thấp nhất của đường này cách đường nước mùa hè tối thiểu 500 mm.

Đối với tàu thuộc nhóm thiết kế B hoặc C, thì giá trị này được giảm đến 300 mm trong khi đó đối với các tàu C1, C2, C3 hoặc D được giảm đến 150 mm.



9.5.5 Các cửa húp lô trên mạn tàu phía dưới boong mạn khô và các cửa húp lô trên mặt trước của thượng tầng và lầu boong đóng kín tầng thứ nhất cũng như các cửa húp lô trên mặt trước của thượng tầng và lầu boong trên tầng thứ hai nằm trước 0,25LH tính từ đường vuông góc mũi phải thỏa mãn yêu cầu sau:

- Là loại nặng và có nắp bịt bản lề bên trong đối với tàu thuộc nhóm thiết kế A, A1 hoặc A2;

- Là loại thường và có nắp bịt bản lề bên trong đối với tàu thuộc nhóm thiết kế B, C hoặc C1;

- Là loại nhẹ và không có nắp bịt đối với tàu thuộc nhóm thiết kế C2,C3 hoặc D, tuy nhiên chúng vẫn đảm bảo điều kiện kín nước và cố định.

Cửa sổ của thượng tầng, lầu boong và chòi boong đối với tàu thuộc nhóm thiết kế C1,C2,C3 hoặc D nằm dưới boong mạn khô có thể chỉ cần kín thời tiết và có thể có bản lề.

9.5.6 Cửa húp lô của thượng tầng và lầu boong đóng kín ở tầng 1, trừ các cửa đã chỉ ra ở 9.5.5 sẽ phải thỏa mãn yêu cầu sau:

- Là loại thường và có nắp bịt bản lề bên trong đối với tàu thuộc nhóm thiết kế A, A1 hoặc A2;

- Là loại nhẹ và có nắp bịt bản lề bên trong đối với tàu thuộc nhóm thiết kế B, C hoặc C1.

9.5.7 Cửa húp lô của các thượng tầng và lầu boong đóng kín ở tầng thứ 2, trừ các yêu cầu đã chỉ ra ở 9.5.5, sẽ phải thỏa mãn các yêu cầu ở 9.5.6, với điều kiện các cửa húp lô này dẫn trực tiếp đến cầu thang dẫn xuống không gian phía dưới boong.

Trong buồng cá nhân và các không gian tương tự của thượng tầng và lầu boong đóng kín ở tầng thứ 2, cho phép thay thế cửa húp lô đã chỉ ra ở 9.5.6 bằng cửa húp lô hoặc cửa sổ có thể được lắp đặt mà không cần nắp bịt.



9.5.8 Cửa húp lô và cửa sổ của thượng tầng, lầu boong và chòi boong của tàu có nhóm thiết kế C1, C2, C3 hoặc D nằm dưới boong mạn khô chỉ cần kín thời tiết và có bản lề. Tuy nhiên kính của cửa húp lô phải an toàn và có chiều dày tối thiểu bằng 6 mm.

9.5.9 Cửa húp lô lắp đặt trên thân tàu bên dưới boong chính phải đảm bảo kín nước và sức bền của chúng phải không được nhỏ hớn sức bền kết cấu tại khu vực lắp đặt cửa.

9.5.10 Không cho phép đặt cửa húp lô trên thân tàu bên dưới boong trên cùng của tàu nhiều thân nếu độ bền của kính hoặc các thiết bị đi kèm lắp với khung cửa không tương đương với kết cấu yêu cầu tại vị trí lắp đặt cửa.

9.5.11 Đối với tàu thuộc nhóm thiết kế A, A1, A2, B, C hoặc C1 thì nắp đậy phải được trang bị (50% mỗi loại kích thước cửa sổ), các nắp đây này được sử dụng để đậy cửa sổ trong trường hợp kính của cửa sổ bị vỡ.

9.5.12 Tấm lấy ánh sáng của cửa húp lô và cửa sổ

1 Tấm lấy ánh sáng thường được bằng loại kính tôi nhiệt hoặc kính ủ “ESG”. Cho phép sử dụng kính dán nhiều lớp “MSG”, tấm Acrylic, tấm Polycarbonate hoặc vật liệu tương đương khác.

Đối với tàu thuộc nhóm thiết kế A, A1, A2, B, C hoặc C1, Tấm lấy ánh sáng của cửa sổ bằng nhựa phải được chế tạo bằng vật liệu chống được tia tử ngoại.



2 Tấm lấy ánh sáng của cửa sổ bằng si-li-cát “ESG”, “MSG” phải có khung kim loại gắn chặt với thân tàu. Chiều rộng phần mép liên kết của kính với khung phải tối thiểu bằng 6 mm.

3 Cửa sổ có tấm lấy ánh sáng làm bằng acrylic hoặc polycarbonate phải có khung cửa.

Chúng cũng có thể gắn trực tiếp lên tấm tôn vỏ hoặc mạn ngoài với điều kiện bu lông cố định phải đảm bảo chịu được ứng suất phát sinh và kín nước lâu dài. Chiều rộng của mép liên kết tấm lấy ánh sáng tối thiểu phải bằng 3% của cạnh ngắn của cửa nhưng không được nhỏ hơn 20 mm.

Các giải pháp kết cấu khác đảm bảo tính tương đương về an toàn được phép sử dụng. Sức bền phải được xác nhận bằng cách thử và/hoặc tính toán.

4 Gioăng cao su chỉ được phép sử dụng đối với nhóm thiết kế C2, C3 hoặc D nếu cạnh ngắn của cửa không vượt quá 300 mm và bán kính góc lượn tối thiểu 50 mm.

5 Chiều dày của tấm lấy ánh sáng của cửa sổ phải được xác định theo công thức sau:

Trong đó:

F diện tích bề mặt của tấm lấy ánh sáng, m2;

Fb mạn khô, m;

y chiều cao tâm cửa sổ đến đường nước, m;

n hệ số được lấy theo Bảng 3/9.5.12-5(1).



Bảng 3/9.5.12-5(1) Hệ số n

Loại và vị trí

Vật liệu

n

tmin, mm

Nhóm thiết kế

A, A1, A2 và B

C, C1, C2, C3 và D

Cửa sổ trên thân tàu và ở vách trước thượng tầng

Kính ủ an toàn ESG

12,0

1,0

6

Polycarbonate PC

15,6

14,0

5

Kính dán Acrylic MSG

18,0

16,0

5

Cửa sổ ở vách sau hoặc ở trong hốc của thượng tầng

Kính ủ an toàn ESG

9,6

8,6

4

Polycarbonate PC

12,5

11,0

5

Kính dán Acrylic MSG

14,4

13,0

5

Phụ thuộc và vị trí và vật liệu của cửa sổ, chiều dày tấm lấy ánh sáng phải không nhỏ hơn giá trị tối thiểu cho trong Bảng 3/9.5.12-5(2).

Bảng 3/9.5.12-5(2) Chiều dày tấm lấy ánh sáng tối thiểu

Vật liệu

Ký hiệu

Hệ số an toàn 

Chiều dày tmin, mm

Nhóm thiết kế

Bất kỳ

A,A1,A2,B

C,C1,C2,C3,D

Khu vực lắp đặt trên tàu

Khu vực I

Khu vực II

Khu vực III và IV

Polymethylacrylate

PMMA

3,5

6+0,1(LH-4)

6

5

4

Polycarbonate

PC

3,5

6+0,1(LH-4)

6

5

4

Kính tôi nhiệt nguyên khối (1)

TG

4,0

5+0,1(LH-4)

4

4

3

Kín dán (1)

LG

4,0

5+0,1(LH-4)

4

4

3

(1) Chỉ cho phép bố trí trong khu vực I nếu chúng chịu va đập cao hoặc phải có nắp bịt.

6 Đối với cửa trời húp lô và nắp hầm chỉ được phép sử dụng vật liệu acrylic hoặc polycarbonate. Chiều dày của tấm lấy ánh sáng phải tăng 25% so với giá trị cho trong 9.5.12-5 đối với cửa húp lô trên thân tàu hoặc vách trước thượng tầng, nhưng không được nhỏ hơn 7 mm.

9.6 Nắp bịt

9.6.1 Nắp bịt phải thỏa mãn yêu cầu của Phần 7B, Mục II, QCVN 21: 2010/BGTVT. Nắp bịt cho cửa sổ lắp đặt tại khu vực I phải được gắn cố định với cửa sổ hoặc kết cầu của tàu và có thể hoạt động được trong trường hợp cửa sổ bị vỡ.

9.7 Miệng hầm, cửa trời và cửa húp lô phẳng trên boong

9.7.1 Lỗ khoét mở ra ngoài boong phải được thiết kế có miệng hầm đi xuống các không gian dưới boong phải được bảo vệ bởi nắp đậy gắn cố định với miệng hầm.

Nắp đậy có mức độ kín nước 2 hoặc 3 phải được làm bằng kim loại.

Nắp đậy có mức độ kín nước 4 phải được làm bằng gỗ hoặc vật liệu phi kim loại.

Nếu nắp đậy được làm bằng thép thì chiều dày của nắp phải không được nhỏ hơn 0,01 lần khoảng cách giữa các nẹp gia cường, nhưng không được nhỏ hơn 2 mm.



9.7.2 Cửa trời phải là loại đảm bảo kín khi phun nước và được bố trí tại tâm tàu hoặc càng gần tâm tàu càng tốt nếu chúng không được sử dụng là phương tiện sơ tán từ các khoang dưới boong.

Nếu cửa trời là loại mở được thì chúng phải được trang bị thiết bị tin cậy có khả năng đảm bảo cửa ở vị trí đóng.

Cửa trời được sử dụng như là phương tiện sơ tán thì chúng phải có khả năng mở được từ hai phía của cửa.

Nếu độ bền của cửa trời và các chi tiết đi kèm không tương đương với độ bền kết cấu tại khu vực đó thì nắp đậy di động phải được trang bị phòng khi tấm lấy sáng của cửa trời bị vỡ.

Chiều dày của tấm lấy ánh sáng của cửa phải bằng giá trị tính theo 9.5.12 có xét đến tải trọng hàng trên boong.

9.7.3 Cửa húp lô phẳng phải là loại không mở được. Cửa húp lô phẳng lắp đặt tại khu vực I và II phải có nắp bịt sử dụng bản lề hoặc sử dụng cách liên kết khác (ví dụ như sử dụng xích) và có khả năng đóng và cố định dễ dàng và hiệu quả.

9.7.4 Kích thước lớn nhất của cửa húp lô phẳng không được vượt quá 200 mm, với chiều dày tấm lấy sáng tối thiểu bằng 15 mm. Hơn nữa tấm lấy sáng bằng kính tôi nhiệt. Cửa húp lô phẳng phải được liên kết với kết với kết cấu tàu thông qua khung cửa.

9.7.5 Sức bền của tấm lấy ánh sáng và các chi tiết phải bằng với sức bền thân tàu tại khu vực đó.

9.7.6 Khi cố định thì nắp bịt của cửa húp lô phẳng phải đảm bảo kín nước. Độ kín có thể được đảm bảo bằng gioăng cao su hoặc loại gioăng thích hợp khác.

Đối với mục đích tương tự thì dọc theo mép của tấm lấy ánh sáng cửa húp lô phẳng cũng phải được trang bị gioăng cao su hoặc loại gioăng thích hợp khác.



9.8 Các yêu cầu đối với vật liệu

9.8.1 Vật liệu tấm lấy ánh sáng

1 Yêu cầu chung

Vật liệu tấm lấy ánh sáng phải được làm bằng vật liệu truyền ánh sánh như polymethylacrylate (PMMA), polycarbonate (PC), kính tôi nhiệt, kính gia cường bằng hóa chất hoặc kính dán như đã chỉ ra trong Bảng 3/9.8.3-1(1) hoặc vật liệu không truyền ánh sáng như gỗ (PW), nhựa gia cường bằng chất dẻo cốt sợi thủy tinh (GRP), hợp kim nhôm v.v... hoặc các vật liệu khác mà có độ bền và độ cứng tương đương với các vật liệu trên.



2 Đặc tính của vật liệu được chỉ ra trong Bảng 3/9.8.3-1(2).

9.8.2 Tấm acrylic

Polymethylacylate (PMMA) nếu không được sản xuất bởi kỹ thuật đúc thì phải đảm bảo rằng đặc tính cơ học và lão hóa tối thiểu phải bằng giá trị của tấm được chế tạo bằng phương pháp đúc.



9.8.3 Kính

1 Hạn chế sử dụng

Kính không được phép sử dụng ở khu vực I đối với tàu buồm của tất cả các nhóm thiết kế và trên các tàu có động cơ có nhóm thiết kế A, A1, A2 và B, trừ khi tấm lấy ánh sáng được chế tạo bằng loại kính chống va đập cao hoặc phải trang bị nắp bịt.

Trong khu vực II của tàu có động cơ sử dụng kính nguyên khối hay kính dán được phép sử dụng mà không có bất kỳ hạn chế nào.

Đối với tàu buồm thì kính nguyên khối cũng như kính dán không được phép sử dụng ở phía trước của cột buồm trước trừ khi tính được chế tạo bằng loại kính chịu va đập cao hoặc được trang bị nắp bịt. Đặc tính của kính chịu va đập cao được chỉ ra trong Bảng 3/9.8.3-1(2).

Các hạn chế này không cần phải áp dụng nếu kính được bảo vệ chống xóc bởi một thiết bị được thẩm định ví dụ như lưới bảo vệ hoặc thanh bảo vệ.

2 Kính nguyên khối

Kính nguyên khối chỉ được chế tạo từ kính tôi nhiệt hoặc kính gia cường bằng hóa chất.



3 Kính dán

Các lớp kính dán có thể làm từ loại kính bất kỳ.



Bảng 3/9.8.3-1(1) Các loại kính chịu va đập cao

Loại kính

Yêu cầu

Kính dán (AG, TG, CG)

Chiều dày tối thiểu tấm ngoài cùng 4 mm, các tấm bên trong tối thiểu 3 mm

Kính chống đạn

Cấp FB2 đến FB7 thử theo EN 1063

Kính chịu va đập

Cấp 4 thử theo EN 356

Lưu ý: AG: kính ủ, TG: Kính tôi nhiệt, CG: Kính gia cường hóa chất.

Các loại kính khác có thể được chấp nhận nếu tấm phẳng có kích thước 400 x 400 chịu được năng lượng hấp thụ 300 J bởi cách cho rơi vật nặng (bóng thép) và có mức độ kín nước 1,2, hoặc 3 khi thử.




Bảng 3/9.8.3-1(2) Đặc tính trung bình của vật liệu

Vật liệu

Ký hiệu

Sức bền tới hạn, MPa

Mô đun đàn hồi E, MPa

Polymethylacrylate

PMMA

110

3000

Polycarbonate

PC

90

2400

Kính tôi nhiệt

TG

200

72600

Kính gia cường hóa chất

CG

300 (1)

72600

Kính ủ

AG

40

72600

(1) Giá trị này tương ứng với độ sâu gia cường hóa chất 30 m

9.8.4 Yêu cầu về đặc tính

1 Liên kết mép

Quy chuẩn không quy định về các liên kết này, tuy nhiên có thể sử dụng các loại liên kết đã chỉ ra trong ISO 12215: 2002 như sau:

(1) Tấm tựa đơn giản là tấm được lắp chặt với rãnh khung mà không sử dụng keo hoặc gioăng hoặc lắp chặt với thân vỏ bằng khớp đàn hồi;

(2) Tấm nối mềm là tấm được lắp chặt với rãnh khung cửa bằng khớp đàn hồi hoặc lắp chặt với mép cửa bên cạnh bởi khớp đàn hồi như kính của ô tô;

(3) Tấm nửa ngàm là tấm được lắp chặt trực tiếp với mạn tàu hoặc với khung cửa duy nhất bằng keo, keo và bu lông (đinh vít) hoặc bằng keo, bu lông và khung cố định. Loại liên kết này có thể đảm bảo bằng các cách liên kết sau:

- Nối bằng khung cố định: Mép cố định được đảm bảo bằng cách kẹp tấm tại chu vi lỗ giữa vỏ tàu hoặc khung cửa với khung cố định. Khung cố định có thể kẹp chặt bằng thiết bị kẹp cơ khí và/hoặc keo với kết cấu thân tàu;

- Nối bằng keo: Mép cố định được đảm bảo bằng dán tấm với vỏ tàu, kết cấu tàu hoặc khung cửa tại chu vi của lỗ khoét. Việc dán có thể thực hiện đối với rãnh cửa hoặc bề mặt;

- Nối trực tiếp: Mép cố định được đảm bảo bằng lắp chặt tấm tại chu vi lỗ khoét với vỏ tàu, kết cấu tàu hoặc khung cửa bởi các thiết bị lắp chặt cơ khí có kích thước và khoảng cách phù hợp. Các thiết bị lắp chặt có thể là bu lông, đinh vít, đinh vít dạng côn hoặc thiết bị lắp chặt thích hợp khác.



2 Vị trí yêu cầu các liên kết mép

(1) Tấm tựa đơn giản

Tấm tựa đơn giản không được sử dụng ở khu vực I và II đối với tàu có nhóm thiết kế A, A1, A2, B và C.

Đối với tàu thuộc nhóm thiết kế khác và các khu vực khác, thì tấm tựa đơn giản được phép sử dụng với các yêu cầu sau:

- Vật liệu sử dụng là PMMA hoặc PC;

- Chiều dày tấm bằng 1,3 lần chiều dày quy định tại 9.5.12-5;

- Thiết bị cố định tấm (móc cửa, tay khóa) được bố trí cách nhau không quá 250 mm.

Các hạn chế trên không cần phải áp dụng nếu thiết bị được trang bị nắp bịt.

(2) Tấm nối mềm

Tấm nối mềm có thể được sử dụng trên tàu có động cơ thuộc nhóm thiết kế C1, C2 hoặc C3 trong khu vực III và khu vực IV.

(3) Tấm nửa ngàm

Tấm nửa ngàm được làm bằng vật liệu không phải kính có thể sử dụng trên tất cả các nhóm thiết kế và trên tất cả các khu vực với điều kiện các yêu cầu ở 9.8.3 phải thỏa mãn.

Tấm nửa ngàm được làm bằng kính có thể sử dụng trên các tàu buồm của tất cả các nhóm thiết kế và tàu có động cơ thuộc nhóm thiết kế A, A1, A2, B hoặc C với điều kiện kính chịu va đập cao phải được sử dụng hoặc cửa phải có nắp bịt. Bên cạnh đó tránh các tiếp xúc kính và kim loại.



tải về 5.17 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   21   22   23   24   25   26   27   28   ...   58




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương