Qcvn 81: 2014/bgtvt


Ngoài các tài liệu đã chỉ ra ở 2.1.2-1(9), Mục I, các tài liệu sau phải trình cho Đăng kiểm để thẩm định: 1



tải về 5.17 Mb.
trang53/58
Chuyển đổi dữ liệu06.07.2016
Kích5.17 Mb.
#38
1   ...   50   51   52   53   54   55   56   57   58

3.4.3 Ngoài các tài liệu đã chỉ ra ở 2.1.2-1(9), Mục I, các tài liệu sau phải trình cho Đăng kiểm để thẩm định:

1 Bản vẽ két chứa.

2 Bản vẽ đường ống để xả nước thải lên phương tiện tiếp nhận.

3 Tài liệu liên quan đến thiết bị xử lý nước thải bao gồm:

(1) Đặc tính kỹ thuật và nguyên lý hoạt động;

(2) Bản vẽ tổng thể;

(3) Tính toán công suất của thiết bị;

(4) Sơ đồ hệ thống đường ống bao gồm cả gá lắp, sơ đồ đi dây điện;

(5) Sơ đồ hệ thống báo động, bảo vệ, theo dõi, kiểm soát;

(6) Chương trình thử của thiết bị.

4 Bản vẽ và sơ đồ hệ thống nghiền và khử trùng.

3.5 Hệ thống nước thải

3.5.1 Giới thiệu chung

Hệ thống phải làm việc tin cậy trong khoảng nhiệt độ môi trường từ 0 đến 45 độ C và duy trì được ở điều kiện môi trường nhiệt độ khô từ -25 đến +45 độ C.

Thiết kế hệ thống, bố trí đường ống và thử thủy lực của các chi tiết và đường ống gom nước thải và hệ thống xả phải thỏa mãn yêu cầu ở Phần 5.

Hệ thống điện phải thỏa mãn yêu cầu của Phần 7.



3.5.2 Vật liệu

Hệ thống phải được chế tạo từ vật liệu chịu được các yếu tố sau:

- Nước thải;

- Nước ngọt và nước mặn;

- Các giải pháp khử trùng, khử mùi và chống đông khuyến nghị bởi nhà sản xuất hệ thống;

- Chất tẩy rửa gia dụng khuyến nghị bởi nhà sản xuất hệ thống;

- Hợp chất hóa học ở thể rắn, lỏng hoặc khí được sinh ra trong quá trình hoạt động của hệ thống.

3.5.3 Kết cấu và lắp đặt hệ thống thu gom

1 Hệ thống phải có khả năng hoạt động tin cậy khi tàu nghiêng 20 độ và chúi 10 độ.

2 Thiết bị nhà vệ sinh phải được lắp đặt thiết bị ngăn ngừa hơi từ nơi chứa nước thải chưa xử lý vào bên trong không gian của tàu.

3 Két chứa khi được điền 90% phải đảm bảo:

- Nước thải không rỉ ra ngoài khi nghiêng 30 độ đối với tàu buồm một thân và 20 độ đối với các tàu khác;

- Không bị chảy vào trong trong phạm vi nghiêng và chúi lớn nhất của tàu, 45 độ đối với tàu buồm một thân và 30 độ đối với tàu có động cơ và tàu buồm nhiều thân.

4 Đường ống và thiết bị lắp trên boong để xả phải lắp đặt ở vị trí thuận tiện cho nối với thiết bị tiếp nhận.

5 Két chứa phải được trang bị thiết bị báo mức có thể nhìn bằng mắt thường trong trường hợp điền đầy 80% két.

6 Két chứa có dung tích từ 40 lít trở lên phải có lỗ vệ sinh có nắp kín nước để xả, vệ sinh và bảo dưỡng két.

7 Két chứa không được chung vách với các két nước uống và két nước rửa.

8 Các mối nối mềm và đường ống phải được cố định chắn chắn để ngăn ngừa hư hỏng do rung động và mài mòn.

9 Két chứa và các mối nối ống phải ở vị trí có thể tiếp cận được để kiểm tra và bảo dưỡng.

3.5.4 Thông hơi cho két chứa cố định

Hệ thống thông hơi cho các két chứa cố định phải được trang bị để thông khí trong hệ thống ra phía ngoài tàu kể cả khi tàu nghiêng đến 20 độ tại mức 90% dung tích két.



1 Két chứa cố định có dung tích nhỏ hơn 400 lít

Đường kính trong tối thiểu của ống phải bằng 19 mm hoặc không nhỏ hơn 16 mm nếu két được lắp đặt van xả bằng tay hoặc tự động (hoạt động chân không) với tổng tiết diện tối thiểu 1100 mm2.



2 Két chứa cố định có dung tích từ 400 lít trở lên

Đường kính trong tối thiểu của ống phải bằng 38 mm hoặc nếu nhiều ống thông hơi được sử dụng thì đường kính tối thiểu của ống phải bằng 19 mm; và tổng diện tích tiết diện của dòng chảy phải tương đương với ống thông hơi đơn với diện tích bằng 1100 mm2.

Nếu van xả thao tác bằng tay được lắp đặt thì phải có ký hiệu phù hợp đặt tại bầu xả thể hiện việc phải mở van trước khi bắt đầu quá trình xả.

3 Đường kính trong của các chi tiết

Đường kính trong của các chi tiết sử dụng để nối ống thông hơi không được nhỏ hơn 75% của đường kính trong của đường ống xả.



4 Tính năng hoạt động của hệ thống thông hơi

Thiết kế và kết cấu hệ thống thông hơi phải đảm bảo khả năng hoạt động được dưới điều kiện môi trường chỉ ra trong 3.5.1 và 3.5.3-1. Đường ống thông hơi phải có khả năng chịu được áp suất âm 50 kPa mà không bị hư hỏng.



5 Diện tích dòng chảy

Diện tích dòng chảy tối thiểu và ma sát dòng chảy tương đương của các phin lọc lắp đặt trên hệ thống phải không nhỏ hơn diện tích tiết diện của đường ống và chi tiết ống, lấy giá trị bé hơn.



3.5.5 Các đường ống và/hoặc mối nối mềm

Đường ống hoặc mối nối mềm giữa nhà vệ sinh và két chứa cũng như từ két chứa đến chi tiết trên boong để bơm ra ngoài phải ngắn đến mức mà thực tế có thể thực hiện được và bề mặt bên trong của ống phải:

- Nhẵn, không bị nhăn để cho phép nước thải chảy tự do;

- Phải có đường kính trong tuân theo khuyến nghị của nhà sản xuất thiết bị vệ sinh;

- Hoặc có đường kính trong 38 mm nếu không có khuyến nghị nào khác.

3.5.6 Xả nước thải ra bên ngoài tàu ở khu vực được phép xả

Hệ thống có khả năng xả trực tiếp nước thải, nước sinh hoạt ở các khu vự nếu được phép xả phải được lắp đặt van ngay sát vỏ tàu.

Phải có niêm phong van ở vị trí đóng.

Khởi động và ngừng xả phải thao tác được bằng tay.

Mỗi van sử dụng để xả trực tiếp ra ngoài tàu phải thỏa mãn yêu cầu của Phần 5.

3.5.7 Xả nước thải lên phương tiện tiếp cận

1 Mỗi tàu có két chứa cố định để xả nước thải và nước thải sinh hoạt (nếu có) lên phương tiện tiếp nhận phải có đường ống có lắp đặt bích nối xả tiêu chuẩn (xem Hình 12/3.5.7-1(2) hoặc thiết bị boong sử dụng để bơm ra ngoài tương tự như đã chỉ ra trong Hình 12/3.5.7-1(1) phải có nắp bằng ren với gioăng đảm bảo kín nước cho mối nối.

Để đảm bảo nối với phương tiện tiếp nhận mà được lắp bích nối xả tiêu chuẩn (Hình 12/3.5.7-1(2)), tàu phải được trang bị thiết bị lắp ráp phù hợp.

Bích được dự định sử dụng cho các ống với đường kính lên tới 100 mm và phải được chế tạo bằng thép hoặc vật liệu tương đương với bề mặt được gia công phẳng. Bích và gioăng phải được thiết kế đối với áp suất làm việc bằng 0,6 MPa. Đối với tàu có chiều cao mạn từ 5 mét trở xuống thì đường kính trong của nối xả có thể bằng 38 mm. Khớp nối đạt được hiệu quả bằng cách lắp 4 bu lông có đường kính 18 mm.

2 Hệ thống xả phải có phương tiện để bơm ra ngoài. Nếu điều này không hợp lý và thực tế không thể thực hiện được xét trên quan điểm kết cấu, thì két chứa phải được hút sạch bằng cách sử dụng thiết bị xả của phương tiện tiếp nhận (xem Hình 12/3.8.1 và 12/3.8.2).

Bầu xả có thể được bố trí ở nơi tiện cho việc nối ống mềm xả ở cả hai mạn tàu và phải có biển tên để phân biệt.



3 Thiết bị xả trên boong bơm ra ngoài của đường ống xả phải được đánh dấu biểu tượng như trong Hình 12/3.5.7-3, biểu tượng phải đặt ở nơi dễ nhìn và gần với thiết bị xả trên boong.



Hình 12/3.5.7-1(1) Thiết bị xả trên boong theo ISO 8099-2000


Hình 12/3.5.7-1(2) Bích nối xả tiêu chuẩn


Hình 12/3.5.7-3 Biểu tượng thiết bị xả trên boong

3.6 Yêu cầu đối với két chứa

3.6.1 Két chứa sử dụng để gom nước thải có thể liền vỏ hoặc rời, bao gồm cả các két xách tay.

3.6.2 Yêu cầu đối với két chứa cố định

1 Két phải được kết cấu sao cho có thể loại bỏ được tối thiểu 90% dung tích của két thông qua thiết bị xả trên boong hoặc qua đường ống xả. Két cố định phải có đáy nghiêng về lỗ thoát.

2 Két cố định phải có thiết bị vệ sinh bằng nước và để khử trùng.

3 Két chế tạo liền vỏ phải được cách ly khỏi két nước uống và két nước rửa cũng như khu sinh hoạt và không gian phục vụ. Két độc lập và két xách tay phải được bố trí trong không gian cách ly hoặc trong buồng máy lắp đặt thông gió thổi ra hiệu quả.

4 Kết cấu của két bao gồm nắp lỗ hở/lỗ người chui phải đảm bảo kín nước và kín khí.

5 Két phải được thử kín bởi áp suất tối thiểu là 25 kPa trong vòng 5 phút.

3.6.3 Yêu cầu đối với két chứa xách tay

1 Két chứa xách tay phải có dung tích nhỏ hơn 20 lít và không được nối với bất kỳ chi tiết nào trên vỏ tàu.

2 Đường kính trong của ống thông hơi của két chứa xách tay, nếu có, phải không được nhỏ hơn 16 mm và phải có ngắt nhanh khỏi lỗ thông hơi trên két. Tất cả các lỗ hở trên két phải có thiết bị đóng đảm bảo kín nước và kín khí.

3 Tay xách hoặc hốc sử dụng để di chuyển két phải đảm bảo an toàn khi vận chuyển và đổ chất thải ra khỏi két.

4 Két phải có hướng dẫn để ngắt an toàn, vận chuyển và đổ chất thải khỏi két.

5 Két phải được cố định vào kết cấu thân tàu.

3.6.4 Dung tích của két chứa

Tổng dung tích của các két/két chứa phải được xác định dựa trên vùng hoạt động dự kiến, điều kiện khai thác và số người trên tàu. Tính toán tổng dung tích phải trình cho Đăng kiểm thẩm định.

Thể tích két chứa V phải được tính toán theo công thức sau:

V = f . K . N . T

Trong đó:

K giá trị thiết kế tích lũy của nước thải và nước thải sinh hoạt của một người trên ngày theo định mức được Đăng kiểm chấp nhận;

N số lượng người lớn nhất được phép chở;

T chu kỳ giữa các lần xả lên phương tiện tiếp nhận, tính bằng ngày;

f 0,3 là hệ số tính đến khả năng tàu hoạt động trong khu vực nếu được phép xả. Trong trường hợp khả năng này không tồn tại thì f = 1.



3.6.5 Nhận dạng

Két chứa được chế tạo sẵn phải có đánh dấu các thông tin sau:

- Tên và nhãn hiệu của nhà sản xuất;

- Biểu tượng “Két thải vệ sinh”;

- Dung tích két, lít.

3.7 Hướng dẫn vận hành cho chủ tàu

3.7.1 Tài liệu về vận hành và bảo dưỡng của hệ thống phải được thể hiện trong Hướng dẫn cho chủ tàu cùng với bản vẽ hệ thống nước thải có các thông tin sau:

1 Mô tả cách thức hoạt động và bảo dưỡng.

2 Phương pháp kiểm soát van ba ngả:

- Niêm phong;

- Tránh việc xả một cách vô ý.

3 Dung tích két chứa, lít.

4 Vật liệu được phép sử dụng:

- Khử mùi;

- Chống đóng băng.

5 Quy trình bơm nước thải ra ngoài bao gồm sử dụng van xả bằng tay, nếu có.

6 Hướng dẫn hệ thống phải xả được khi ở nhiệt độ mà nước thải đóng băng.

3.8 Lắp đặt hệ thống vệ sinh điển hình

1 Thiết bị xả trên boong.

2 Đường ống thông hơi.

3 Van hút cùng với bơm.

4 Két chứa.

5 Đường ống xả.

6 Co thoát dưới (P-trap).

Hình 12/3.8.1 Hệ thống vệ sinh với ống bơm ra trên boong

1 Thiết bị xả ra ngoài trên boong.

2 Ống xi phông có thể cần thiết nếu hệ thống phía dưới đường nước.

3 Ống thông hơi.

4 Van ba ngả.

5 Van hút kèm với bơm.

6 Két chứa.

7 Bơm macerator.

8 Đường ống xả ra ngoài tàu.

9 Van xả ra ngoài tàu.



Hình 12/3.8.2 Hệ thống vệ sinh có ống bơm ra trên boong và xả ra ngoài tàu

3.9 Thiết bị xử lý nước thải

3.9.1 Công suất định mức của thiết bị xử lý nước thải, lít/ngày, không được nhỏ hơn lượng nước thải và nước sinh hoạt tích lũy theo yêu cầu của 3.6.4.

3.9.2 Thiết bị xử lý nước thải và các thiết bị đi kèm như bơm, đường ống, phụ tùng mà tiếp xúc với nước thải phải đảm bảo chống được sự tác động của nước thải.

3.9.3 Thiết bị xử lý nước thải phải đảm bảo mức xử lý theo tiêu chuẩn quốc tế và quốc gia hiện hành. Yêu cầu mức xử lý chỉ đạt được thông qua việc lọc và khử trùng nước thải.

3.9.4 Thiết bị xử lý nước thải phải được thử bởi áp suất bằng 1,5 áp suất cột nước đo từ đáy của bồn vệ sinh mà không được trang bị van chặn trên đường xả, nhưng không được nhỏ hơn 25 kPa.

Đường ống phải được thử thủy lực với áp suất thử bằng 1,5 lần áp suất làm việc.



3.9.5 Thiết bị xử lý nước thải phải được thử tại nhà sản xuất hoặc trên tàu theo chương trình đã được Đăng kiểm thẩm định.

3.9.6 Thiết bị xử lý nước thải có thể bố trí trong buồng máy hoặc trong không gian cách ly với thông gió hút ra cưỡng bức.

3.9.7 Phải rửa và khủ trùng thiết bị xử lý nước thải, các thiết bị đi kèm để thực hiện công việc kiểm tra và sửa chữa thiết bị.

3.10 Hệ thống nghiền và khử trùng nước thải

3.10.1 Hệ thống nghiền và khử trùng nước thải phải theo yêu cầu của 3.9.

3.10.2 Hệ thống nghiền và khử trùng phải nghiền được các phần tử rắn có kích thước không vượt quá 25 mm.

Chương 4

YÊU CẦU ĐỐI VỚI THIẾT BỊ NGĂN NGỪA Ô NHIỄM DO RÁC THẢI

4.1 Quy định chung

4.1.1 Mỗi tàu có thuyền viên trên tàu phải có thiết bị để thu gom và chứa thức ăn thừa và rác thải sinh ra trong quá trình hoạt động của tàu.

4.1.2 Thiết bị xử lý rác, lò đốt và hệ thống của chúng phải thỏa mãn yêu cầu ở Phần 5 và Phần 7, và thiết bị điều khiển, theo dõi phải thỏa mãn yêu cầu của Phần 6.

4.2 Lò đốt rác

4.2.1 Lò đốt rác lắp trên tàu vào hoặc sau ngày 01/01/2000 phải thỏa mãn yêu cầu của Nghị quyết MEPC.76(40) và phải được thẩm định bởi Đăng kiểm.

4.2.2 Lò đốt rác trên tàu hiện có mà ngày hợp đồng để giao tàu trước 01/01/2000 phải có thẩm định kiểu theo yêu cầu của Nghị quyết MEPC.59(33) hoặc các tài liệu theo quy định khác.

4.2.3 Nếu dầu đối và cặn dầu rò rỉ có thể có thì phải bố trí khay hứng để gom. Dầu đốt và cặn dầu rò rỉ được gom bằng khay hứng phải được chuyển tới đường ống gom dầu rò rỉ.

4.2.4 Thiết bị tiếp nhận đặc biệt phải được bố trí để thu gom tro từ lò đốt sau khi rác được đốt.

4.2.5 Lò đốt rác có thể lắp đặt trong buồng máy hoặc không gian cách ly.

4.2.6 Hệ thống dầu đốt cấp cho buồng đốt phải được thiết kế sao cho chúng có thể ngắt từ hai vị trí, một trong số đó phải ở bên ngoài của không gian lắp đặt lò đốt rác.

4.3 Thùng đựng rác

4.3.1 Thùng đựng rác trên tàu phải là loại di chuyển được.

4.3.2 Tính toán dung tích của thùng đựng rác dựa trên vùng dự định hoạt động, điều kiện khai thác và số người trên tàu phải được trình cho Đăng kiểm.

Dung tích của thùng đựng rác để thu gom rác thải và thức ăn thừa phải được tính toán theo công thức sau:



Vg = Gg . N . T

Trong đó:

Gg Lượng rác tích lũy hàng ngày trên một người theo điều kiện khai thác:

- Rác khô: 0,002;

- Chất thải thức ăn: 0,004k;

- Nhựa: 0,000015k. Trong đó:

k = 5,0 đối với tàu hoạt động trong khoảng thời gian từ 8 giờ trở lên;

k = 1,0 đối với tàu hoạt đông trong khoảng thời gian nhỏ hơn 8 giờ.

N Số người cho phép lớn nhất trên tàu;

T Số ngày giữa hai lần đổ rác.

Tổng dung tích của thùng đựng để thu gom rác thải và thức ăn thừa đối với tàu mà khoảng thời gian hành trình từ 16 giờ trở lên phải tính toán lượng rác tích lũy không nhỏ hơn 2 ngày.

4.3.3 Thùng đựng rác phải được đánh dấu phân biệt cho từng loại rác (nhựa, thức ăn thừa, các rác thải khác) và có màu khác nhau.

4.3.4 Thùng đựng rác phải có bề mặt bên trong làm sạch dễ dàng.

4.3.5 Thùng đựng rác phải có nắp đảm bảo đậy kín, đặt ở nơi thông gió tốt và phải có thiết bị cố định thùng vào tàu.

4.3.6 Các thùng đựng riêng lẻ với nắp đặt vặn chặt (can, thùng, xô) có thể được sử dụng để thu gom rác thải bên trong tàu.

4.3.7 Đối với tàu có chiều dài thân nhỏ hơn 10 mét thì rác thải và thức ăn thừa có thể thu gom bằng túi nhựa để chuyển lên phương tiện tiếp nhận.

4.3.8 Rác từ thùng đựng rác có thể chỉ được loại bỏ bằng cách chuyển lên phương tiện tiếp nhận hoặc chuyển vào lò đốt rác hoặc xả xuống biển nơi mà được phép xả tùy thuộc vào từng loại rác.

Phần 13

CÁC YÊU CẦU BỔ SUNG

Chương 1

YÊU CẦU BỔ SUNG ĐỐI VỚI TÀU CÓ SỐ KHÁCH NHIỀU HƠN 12 NGƯỜI

1.1 Quy định chung

1.1.1 Yêu cầu của Phần này áp dụng các tàu đã được chỉ ra trong 1.1.1-3, Mục I có số khách nhiều hơn 12 người và chiều dài thân tàu nhỏ hơn hoặc bằng 24 mét.

1.1.2 Tàu phải áp dụng các yêu cầu liên quan của Quy chuẩn này, trừ các yêu cầu quy định ở 1.2 dưới đây.

1.2 Yêu cầu kỹ thuật

1.2.1 Thiết bị vô tuyến điện và nghi khí hàng hải

Thiết bị vô tuyến điện và nghi khí hàng hải được thực hiện theo Chương 4 và Chương 5 Mục II QCVN 42: 2012/BGTVT áp dụng tương tự như đối với tàu khách hoạt động tuyến nội địa



1.2.2 Thiết bị cứu sinh

Thiết bị cứu sinh được thực hiện theo Chương 2 Mục II QCVN 42: 2012/BGTVT áp dụng tương tự như đối với tàu khách hoạt động tuyến nội địa



Chương 2

YÊU CẦU BỔ SUNG ĐỐI VỚI TÀU CÓ CHIỀU THÂN TÀU LỚN HƠN 24 MÉT ĐẾN 85 MÉT

2.1 Quy định chung

2.1.1 Yêu cầu của Phần này áp dụng các tàu đã được chỉ ra trong 1.1.1-3, Mục I có chiều dài thân tàu lớn hơn 24 mét.

2.1.2 Tàu phải áp dụng các yêu cầu liên quan của QCVN 21:2010/BGTVT và các quy chuẩn liên quan đối với tàu hoạt động tuyến nội địa trừ các yêu cầu được chỉ ra ở 2.2 và 2.3 dưới đây. Đối với tàu có số khách nhiều hơn 12 người thì phải áp dụng các yêu cầu ở 2.2 và 2.3 dưới đây như đối với tàu khách.

2.2 Các định nghĩa

2.2.1 Các định nghĩa và giải thích liên quan tới các thuật ngữ chung của Quy chuẩn được trình bày trong 1.2 Phần 1A Mục II QCVN 21:2010/BGTVT. Ngoài ra Phần này còn sử dụng định nghĩa liên quan đến du thuyền được lấy theo 1.2.2-1 Mục I của Quy chuẩn này.

2.3 Các yêu cầu kỹ thuật

2.3.1 Các yêu cầu chung về giám sát kỹ thuật, phân cấp và kiểm tra chu kỳ.

1 Các yêu cầu chung về giám sát kỹ thuật, phân cấp và kiểm tra chu kỳ được thực hiệu theo Phần 1 của Quy chuẩn này.

2.3.2 Thân tàu và trang thiết bị

1 Các yêu cầu đối với thân tàu làm bằng thép được thực hiện theo Phần 2 của quy chuẩn này với việc hiệu chỉnh các hệ số theo chiều dài tàu được Đăng kiểm xem xét trong từng điều kiện cụ thể hoặc có thể thực hiện theo Phần 2B, Mục II, QCVN 21:2010/BGTVT.

Các yêu cầu đối với trang thiết bị làm bằng thép được thực hiện theo Phần 2B, Mục II, QCVN 21:2010/BGTVT.

Các yêu cầu đối với thân tàu và trang thiết bị làm bằng chất dẻo cốt sợi thủy tinh được thực hiện theo QCVN 56:2013/BGTVT.

Các thiết bị tín hiệu của tàu được thực hiện theo Chương 3 Mục II QCVN 42:2012/BGTVT.



2 Các yêu cầu đối với thân tàu và trang thiết bị làm bằng hợp kim nhôm được thực hiện theo Phần 2 và Phần 3 của quy chuẩn này với việc hiệu chỉnh các hệ số theo chiều dài tàu được Đăng kiểm xem xét trong từng điều kiện cụ thể.

3 Miệng hầm và các cửa ra vào

(1) Miệng hầm hoặc cửa ra vào kín thời tiết phải được đặt ở tất cả các lỗ khoét tiếp cận từ bên ngoài tàu tại vị trí:

(a) Boong vách và boong thượng tầng;

(b) Thượng tầng và lầu boong.

(2) Miệng hầm và cửa ra vào phải là kiểu gắn cố định và ở trong khu sinh hoạt thì chúng được bố trí sao cho có thể mở được từ hai phía;

(3) Miệng hầm và cửa ra vào phải có độ bền tương đương với kết cấu tại vị trí đặt cửa;

(4) Các miệng hầm, cửa ra vào, cửa sổ chế tạo bằng kính có kích thước lớn có thể được chấp nhận lắp đặt ở phía sau thượng tầng và lầu boong;

(5) Chiều cao ngưỡng cửa và nắp hầm ở phía trước và bên cạnh mà có lối dẫn trực tiếp xuống không gian bên dưới boong vách phải tối thiểu bằng 380 mm;

(6) Đối với cửa và nắp hầm không có lối dẫn trực tiếp xuống các không gian phía dưới boong vách và không cần thiết cho sự hoạt động của tàu trên biển thì không yêu cầu chiều cao ngưỡng;

(7) Cửa trên vách của thượng tầng thường được bố trí bản lề ở phía trước;

(8) Cửa và miệng hầm mà tiếp cận đến các không gian nhỏ phía trên boong vách mà khi nước tràn vào không gian này không làm ảnh hưởng đến ổn định của tàu có thể cho phép giảm bớt tiêu chuẩn kín thời tiết của chings dựa trên kích thước, vị trí và mức độ hở của không gian.

4 Lỗ thoát nước mặt boong, các lỗ thông gió

(1) Các lỗ thông gió và điểm lấy khí vào trong tàu

(a) Mép dưới của các lỗ thông gió và điểm lấy khí vào trong tàu phải có chiều cao phía trên đường nước một khoảng Hv được quy định trong Bảng 13/2.3.2-4;

Bảng 13/2.3.2-4 Chiều cao tối thiểu của các lỗ thông gió và điểm lấy gió vào trong tàu

Vùng hoạt động

Chiều cao Hv (m)

Không hạn chế

0,05L: tối thiểu 2,30 m

Hạn chế I

0,04L: tối thiểu 2,00 m

Hạn chế II

0,035L: tối thiểu 1,70 m

Hạn chế III

0,035L: tối thiểu 1,50 m

(b) Đối với các lỗ mà không cần thiết cho sự hoạt động của tàu, chiều cao Hv có thể được xem xét giảm. Trong trường hợp này phải có thiết bị đóng kín cố định;

(c) Các lỗ thông gió mà có ngưỡng cao hơn 1 mét phía trên boong hoặc lắp đặt trên boong phía trên chuẩn không cần phải lắp thiết bị đóng kín trừ khi chúng quay về phía trước;

(d) Ngoại trừ đã được đề cập ở (3), các ống thông hơi phải có thiết bị đóng kín thời tiết hữu hiệu;

(e) Ống thông gió phải được quay về phía sau hoặc sang ngang đến mức có thể được.

(2) Lỗ thoát nước mặt boong

(a) Nếu mạn chắn sóng trên boong thời tiết có các vũng thì phải có các lỗ đảm bảo việc thoát nước nhanh khỏi boong. Diện tích tối thiểu A, m2, trên mỗi mạn của tàu đối với mỗi vũng trên boong thời tiết của thân chính phải đảm bảo:

Nếu chiều dài của be chắn sóng ở vùng trũng l bằng hoặc nhỏ hơn 20 mét:

A = 0,7 + 0,035l

Nếu chiều dài của be chắn sóng l lớn hơn 20 mét:

A = 0,07l

l: không có trường hợp nào được lấy lớn hơn 0,7L.

(b) Nếu mạn chắn sóng có chiều cao trung bình lớn hơn 1,2 mét thì diện tích cửa thoát nước tính toán phải được tăng lên 0,004 m2 trên 1 mét chiều dài của vùng trũng đối với mỗi mức chênh lệch chiều cao là 0,1 mét. Nếu chiều cao trung bình của mạn chắn sóng nhỏ hơn 0,9 mét thì diện tích cửa thoát nước tính toán được giảm đi 0,004 m2 trên 1 mét chiều dài của vùng trũng đối với mỗi mức chênh lệch chiều cao mạn chắn sóng là 0,1 m.

(c) Các lỗ thoát nước này phải nằm trong phạm vi cao 0,6 mét phía trên boong và mép dưới phải bằng 0,02 mét phía trên boong.

(d) Nếu mạn chắn sóng có chiều cao trung bình lớn hơn 1,2 mét thì diện tích cửa thoát nước tính toán phải được tăng lên 0,004 m2 trên 1 mét chiều dài của vùng trũng đối với mỗi mức chênh lệch chiều cao là 0,1 mét. Nếu chiều cao trung bình của mạn chắn sóng nhỏ hơn 0,9 mét thì diện tích cửa thoát nước tính toán được giảm đi 0,004 m2 trên 1 mét chiều dài của vùng trũng đối với mỗi mức chênh lệch chiều cao mạn chắn sóng là 0,1 m.

(e) Đối với tàu có thượng tầng hở ở phía trước hoặc cả hai phía phải thỏa mãn yêu cầu chỉ ra ở (a).

(f) Đối với thượng tầng hở ở phía sau diện tích tối thiểu phải bằng:

A = 0,3b (m2)

Trong đó: b là chiều rộng tàu tại boong hở (m).




tải về 5.17 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   50   51   52   53   54   55   56   57   58




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương