Qcvn 81: 2014/bgtvt



tải về 5.17 Mb.
trang52/58
Chuyển đổi dữ liệu06.07.2016
Kích5.17 Mb.
#38
1   ...   48   49   50   51   52   53   54   55   ...   58

8.3 Các thông tin sau phải được hiển thị ở bất kỳ lối vào nào của không gian được bảo vệ nếu công chất chữa cháy là chất gây ngạt:

Nền: màu vàng hoặc da cam.



8.4 Các thông tin sau phải được hiển thị gần hoặc hiển thị trên bất kỳ thiết bị chữa cháy xách tay nào dùng CO2:


Chương 9

THỬ CÁC THIẾT BỊ ĐỐT HỞ

9.1 Thử được tiến hành ngay lập tức trên tàu tại vị trí tiêu chuẩn dành cho thiết bị đó.

Đối với việc thử, mỗi thiết bị đốt hở phải được phủ một tấm kim loại có đường kính 200 mm và chiều dày bằng 3 mm  0,2 mm. Ngọn lửa phải cháy đồng thời trong tất cả các thiết bị đốt trong vòng 10 phút, cơ cấu điều khiển được thiết lập ở vị trí lớn nhất. Tại thời điểm cuối quá trình cháy nêu trên, nhiệt độ bề mặt của bất kỳ vật liệu nào xung quanh thiết bị đốt hở phải được đo để kiểm tra sự phù hợp với các yêu cầu nêu ở 2.4.



Chương 10

HƯỚNG DẪN VẬN HÀNH CHO CHỦ TÀU

10.1 Thiết bị chữa cháy

10.1.1 Hướng dẫn cho chủ tàu phải có các chỉ dẫn và thông tin sau đây.

1 Thiết bị chữa cháy xách tay.

Tàu, trong quá trình hoạt động, phải được trang bị thiết bị chữa cháy xách tay với các kiểu và công suất chữa cháy như sau, được đánh số và ở các vị trí như sau:

Số 1: Công suất chữa cháy không nhỏ hơn …………………………….

vị trí…………………………………………………………………………

Số 2: Công suất chữa cháy không nhỏ hơn …………………………….

vị trí…………………………………………………………………………

Số 3: Công suất chữa cháy không nhỏ hơn …………………………….

vị trí…………………………………………………………………………

Số n: Công suất chữa cháy không nhỏ hơn …………………………….

vị trí…………………………………………………………………………



2 Chăn chịu lửa

Một chăn chịu lửa phải được đặt ở các vị trí sau đây: (miêu tả vị trí).



3 Phục vụ các thiết bị chữa cháy

Chủ/người vận hành tàu phải:

- Cho người kiểm tra các thiết bị chữa cháy tại các thời điểm chỉ ra trên thiết bị;

- Thay thế các thiết bị chữa cháy xách tay bị quá hạn hoặc đã được xả bằng các thiết bị có cùng công suất chữa cháy; và

- Cho người nạp đầy lại hoặc thay thế các hệ thống cố định khi quá hạn hoặc đã được xả.

4 Xô chữa cháy

Tàu phải được trang bị ít nhất một xô chữa cháy với công suất chữa cháy không nhỏ hơn 10,0 lít cho mỗi 6,0 m chiều dài tàu hoặc một phần của chiều dài tàu. Xô chữa cháy phải có dây gai buộc liền với xô và phải được cất ở một vị trí có thể tiếp cận nhanh chóng. Xô phải được sơn màu đỏ và có dòng chữ “FIRE”.



10.2 Quy định chung

10.2.1 Tàu mà có chiều dài thân tàu tới 15 m thì phải có chỉ dẫn về bảo dưỡng và sử dụng tất cả các thiết bị và hệ thống chữa cháy mà các thiết bị và hệ thống này phải được lắp trên tàu ở những vị trí có thể tiếp cận được, phù hợp với các phần liên quan và phải chạy tốt.

10.2.2 Tàu mà có chiều dài thân tàu lớn hơn hoặc bằng 15 m thì phải có Sổ tay sơ đồ cứu hỏa. Nội dung của cuốn sổ tay dành cho người vận hành và thủy thủ này phải chỉ ra:

- Vị trí của trạm điều khiển;

- Vị trí của kết cấu không cháy và làm chậm cháy;

- Các không gian được trang bị hệ thống chữa cháy cố định, chỉ ra các vị trí của phụ kiện và vị trí điều khiển;

- Vị trí của các họng cứu hỏa và vòi phun;

- Bố trí các thiết bị chữa cháy;

- Vị trí điều khiển thông gió và vị trí của các cửa sập trong đó có chỉ ra nhóm các không gian được bảo vệ;

- Mô tả ngắn gọn về hoạt động của hệ thống cứu hỏa và các đặc trưng của kết cấu chống cháy.



10.2.3 Các ký hiệu sử dụng trong cuốn sổ tay này phải tuân theo Nghị quyết A.952(23) của IMO “Các hình vẽ ký hiệu sử dụng trong sơ đồ cứu hỏa” đến mức có thể.

10.2.4 Các thông tin trong cuốn sổ tay này phải là ngôn ngữ của Quốc gia, tiếng Anh hoặc tiếng Pháp.

10.2.5 Trước khi sử dụng ở trên tàu, phải trình Đăng kiểm một bản sao của sổ tay để xem xét và thẩm định. Bản sao này sau khi thẩm định phải được lưu trên tàu tại một vị trí có thể tiếp cận.

10.2.6 Cuốn sổ tay này phải được cập nhật kịp thời các sửa đổi và các sửa đổi này phải được ghi lại một cách đầy đủ.

10.2.7 Vị trí của các thiết bị chữa cháy thích hợp phải được nhận biết rõ ràng.

Phần 11

VẬT LIỆU

Chương 1

QUY ĐỊNH CHUNG

1.1 Phạm vi áp dụng

1.1.1 Yêu cầu của Phần này của Quy chuẩn áp dụng cho vật liệu và các sản phẩm được Đăng kiểm giám sát trong quá trình chế tạo thỏa mãn yêu cầu ở các Phần khác của Quy chuẩn này.

Các yêu cầu liên quan đến việc lựa chọn và sử dụng vật liệu và sản phẩm được quy định ở các Phần tương ứng của Quy chuẩn này.

Các yêu cầu đối với phạm vi giám sát và thử trong quá trình kiểm tra lần đầu sản xuất vật liệu và sản phẩm được quy định trong Phần này cũng như giám sát trong quá trình sản xuất được chỉ ra trong QCVN 64:2013/BGTVT.

1.1.2 Ngoài việc thỏa mãn các yêu cầu của Phần này thì vật liệu và sản phẩm phải thỏa mãn các yêu cầu được quy định ở các Phần khác của Quy chuẩn này.

1.1.3 Vật liệu sử dụng để đóng tàu cũng phải thỏa mãn yêu cầu ISO 12215-1:2000, ISO 12215-2:2000,ISO 12215-3:2000.

1.1.4 Vật liệu sử dụng để đóng thân tàu thuộc nhóm thiết kế A, A1, A2 và B phải thỏa mãn các yêu cầu được chỉ ra trong Phần 7A, Mục II, QCVN 21:2010/BGTVT và trong QCVN 56:2013/BGTVT. Việc sử dụng các vật liệu khác phải được Đăng kiểm xem xét đặc biệt.

1.1.5 Vật liệu sử dụng để đóng tàu xi măng lưới thép phải thỏa mãn yêu cầu QCVN 51:2012/BGTVT.

1.1.6 Vật liệu mà là một phần của kết cấu hoặc sản phẩm mà do điều kiện khai thác phải thỏa mãn yêu cầu không có trong Phần này cũng như vật liệu không quy định trong Phần này với cơ tính, hóa tính, đặc tính không được xem xét bởi Đăng kiểm đối với áp dụng cụ thể, sẽ phải được Đăng kiểm xem xét đặc biệt.

Vật liệu sản xuất thỏa mãn tiêu chuẩn quốc gia hoặc quốc tế hoặc theo thuyết minh hoặc các tài liệu kỹ thuật khác có thể được Đăng kiểm cho phép áp dụng cụ thể với điều kiện phải thỏa mãn các yêu cầu của Đăng kiểm. Trong trường hợp này tiêu chuẩn, thuyết minh hoặc tài liệu kỹ thuật khác được thừa nhận bới Đăng kiểm thông qua việc Đăng kiểm đóng dấu vào các tài liệu đó.



1.1.7 Các vật liệu và sản phẩm dưới đây phải được Đăng kiểm kiểm tra và cấp giấy chứng nhận và phải được sản xuất bởi các cơ sở có giấy chứng nhận công nhận quy trình chế tạo:

(1) Thép cán đóng tàu;

(2) Thép cán chế tạo nồi hơi cấp I và cấp II và bình chịu áp lực;

(3) Thép ống nồi hơi, bình chịu áp lực và ống cấp I và cấp II;

(4) Thép đúc và thép rèn;

(5) Gang đúc;

(6) Sản phẩm đúc không chứa sắt và hợp kim nhẹ;

(7) Bán thành phẩm không chứa sắt và hợp kim nhẹ;

(8) Cáp và xích neo;

(9) Thép chế tạo xích;

(10) Phôi thép sử dụng để làm sản phẩm cán của kết cấu thân tàu và thép chế tạo nồi hơi nếu được chế tạo ở các nhà máy không có công đoạn cán.

1.1.8 Các vật liệu và sản phẩm là đối tượng kiểm tra của Đăng kiểm được liệt kê dưới đây có thể chỉ cần giấy chứng nhận của nhà sản xuất với điều kiện cơ sở có hệ thống quản lý chất lượng được chấp nhận bởi Đăng kiểm hoặc có giấy chứng nhận duyệt kiểu đối với sản phẩm:

(1) Vật liệu để sản xuất FRP;

(2) Vải nhiều lớp;

(3) Vật liệu phản quang;

(4) Bọt nhựa;

(5) Lớp phủ chống ăn mòn;

(6) Ống và các chi tiết bằng nhựa.

Phần 12

PHƯƠNG TIỆN NGĂN NGỪA Ô NHIỄM

Chương 1

QUY ĐỊNH CHUNG

1.1 Phạm vi áp dụng

1.1.1 Yêu cầu của Phần này áp dụng các tàu đã được chỉ ra trong 1.1.1 Mục I.

1.2 Định nghĩa

1.2.1 Các định nghĩa liên quan đến thuật ngữ chung của Quy chuẩn được chỉ ra trong 1.2.2, Mục I của Quy chuẩn này.

Ngoài ra trong Phần này sử dụng các định nghĩa sau:



1 Phương tiện tiếp nhận là cấu trúc nổi hoặc cố định sử dụng để tiếp nhận tất cả các loại chất ô nhiễm từ tàu để xả tiếp theo đến các nhà máy xử lý, lọc v.v...

2 Xả, liên quan đến các chất có hại hoặc chất phế thải có chứa các chất đó, là bất kỳ chất thải ra từ tàu vào môi trường nước và bao gồm bất kỳ các chất thoát ra, vứt bỏ, tràn ra, rò rỉ, bơm ra, phát ra hoặc đổ ra ngoài.

Xả không bao gồm bất kỳ vứt bỏ chất thải và các chất khác có chủ đích vào môi trường nước với mục đích:

- Giữ an toàn tàu và người trên tàu hoặc an toàn sinh mạng trên biển hoặc do hư hỏng tàu và thiết bị nếu tất cả các biện pháp đã được áp dụng trước và sau hư hỏng với mục đích là ngăn ngừa và giảm thiểu việc xả;

- Thải các chất độc hại cho mục đích nghiên cứu khoa học hợp pháp để giảm thiểu hoặc kiểm soát ô nhiễm.



3 Két là không gian kín được tạo thành từ kết cấu cố định của tàu và được thiết kế để chứa xô chất lỏng.

4 Số người trên tàu là thuyền viên, hành khách và nhân viên đặc biệt mà tàu được chứng nhận chở.

5 Máy chính là máy sử dụng dầu đốt làm nhiên liệu và là một phần của hệ động lực đẩy tàu.

6 Máy phụ là máy sử dụng dầu đốt làm nhiên liệu, cần thiết cho việc cung cấp năng lượng điện cho tàu và các nguồn năng lượng khác cũng như có chức năng đối với các hệ thống và thiết bị của tàu.

1.3 Tài liệu kỹ thuật

1.3.1 Các tài liệu chỉ ra ở 2.1.2-1(9)(a) và (b), Phần 1 phải được trình cho Đăng kiểm đối với tất cả nhóm thiết kế.

Các tài liệu chỉ ra ở 2.1.2-1(9)(c) và (d), Phần 1 phải được trình cho Đăng kiểm đối với các nhóm thiết kế A, A1, A2, B, C và C1 hoặc dự định chở từ 10 người trở lên.



Chương 2

KẾT CẤU, THIẾT BỊ VÀ HỆ THỐNG THIẾT BỊ CỦA TÀU ĐỂ NGĂN NGỪA Ô NHIỄM DẦU

2.1 Quy định chung

2.1.1 Để áp dụng phần này thì tàu được chia thành các nhóm sau: Nhóm 1 - Tàu có máy chính được lắp đặt cố định;

Nhóm 2 - Tàu được đặt động cơ ngoài tàu, nằm ngoài thân tàu, sử dụng như là máy chính với các máy khác đi kèm để đảm bảo sự hoạt động của máy phụ.

Đối với tàu có các thiết bị khác mà sử dụng dầu đốt làm nhiên liệu phải được xem như tàu nhóm 2.

2.1.2 Mỗi biện pháp cần thiết phải được áp dụng để đảm bảo việc thu gom, giữ lại trên tàu và xả lên phương tiện tiếp nhận chất thải dầu sinh ra trên tàu.

Động cơ đốt trong lắp đặt cố định trên tàu hoặc thiết bị sử dụng dầu đốt làm nhiên liệu khi được lắp trên boong hở hoặc bên ngoài không gian đóng kín của tàu phải được chứa trong hộp kín nước có lắp đặt thiết bị để thu gom dầu đốt và dầu bôi trơn rò rỉ từ các thiết bị nêu trên và phải có thiết bị để xả đến các két đặc biệt.

Khay hứng dầu rò rỉ phải hiệu quả khi tàu nghiêng 30 độ đối với tàu buồm một thân và 20 độ đối với các tàu khác và chúi 10 độ.

Chất thải dầu từ khay hứng dầu rò rỉ phải được xả vào két đặc biệt.



2.1.3 Kết cấu của hệ thống, bố trí đường ống và thử thủy lực các chi tiết và đường ống phải thỏa mãn yêu cầu của Phần 3, Mục II, QCVN 21:2010/BGTVT.

Hệ thống điện phải thỏa mãn yêu cầu của Phần 4, Mục II, QCVN 21:2010/BGTVT.



2.2 Định nghĩa

2.2.1 Các định nghĩa sau được sử dụng trong Chương này.

1 Phần triệu (ppm) là thể tích của một phần dầu trên một triệu phần nước.

2 Nước lẫn dầu đáy tàu là hỗn hợp của nước lẫn dầu có trong quá trình hoạt động của tàu.

3 Chất thải dầu là cặn dầu, dầu bẩn và nước lẫn dầu.

4 Dầu là một sản phẩm của dầu mỏ bao gồm dầu thô, dầu đốt, dầu bôi trơn, dầu cặn, các chất là sản phẩm của quá trình hóa dầu.

5 Dầu đốt là dầu được sử dụng làm nhiên liệu cho máy chính và máy phụ trên tàu mà chúng được mang.

6 Dầu bẩn là một phần của dầu nhưng do mật độ của chúng không thể bơm hoặc xử lý thông thường và yêu cầu một phương pháp và thiết bị đặc biệt để vứt bỏ chúng khỏi tàu.

7 Cặn dầu là dầu bẩn phân ly, dầu bôi trơn hết thời hạn sử dụng, dầu của quá trình tách nước lẫn dầu, rò rỉ từ dầu đốt và dầu bôi trơn.

8 Dầu hết thời hạn sử dụng là dầu bôi trơn, dầu thủy lực và các chất lỏng gốc hydrocarbon khác mà không phù hợp để sử dụng cho máy do bẩn hoặc lẫn tạp chất.

9 Dầu bẩn phân ly là dầu bẩn có được từ quá trình lọc dầu đốt và dầu bôi trơn.

10 Phân ly 15 phần triệu là bất kỳ sự kết hợp thiết bị tách, lọc hoặc thiết bị đơn lẻ thiết kế để sản sinh ra nước với hàm lượng dầu không vượt quá 15 ppm.

11 Két giữ nước lẫn dầu là két để chứa nước lẫn dầu.

12 Két giữ cặn dầu là két giữ dầu bẩn phân ly, giữ dầu đốt và dầu bôi trơn rò rỉ, dầu bôi trơn hết hạn sử dụng.

13 Két giữ dầu bẩn là két để giữ dầu bẩn phân ly.

2.3 Thu gom và chứa chất thải dầu

2.3.1 Tàu được đề cập ở 2.1.1 phải được trang bị két để thu gom và chứa chất thải dầu ở trên tàu.

1 Tàu nhóm 1 có chiều dài từ 15 mét trở lên có hệ động lực đẩy tàu mà nước có thể rò rỉ vào trong tàu qua ống bao trục phía đuôi trong điều kiện khai thác bình thường phải được trang bị két giữ nước lẫn dầu đáy tàu để thu gom và chứa nước lẫn dầu đáy tàu, dung tích của két phải không được nhỏ hơn 10% tổng số nhiên liệu dự trữ trên tàu và khi xét là tàu cao tốc thì không được nhỏ hơn 7% giá trị trên.

Trong trường hợp hệ trục chân vịt đôi hoặc ba với ống bao trục phía đuôi thì lượng nước lẫn dầu đáy buồng máy phải được tăng tương ứng 15 hoặc 25%.



2 Tàu nhóm 1 với hệ động lực đẩy tàu mà không có ống bao trục phía đuôi được đề cập ở 2.3.1-1 phải được trang bị két giữ cặn dầu theo yêu cầu của 2.3.1-3.

3 Tàu nhóm 1 thì máy chính và máy phụ phải được lắp đặt khay hứng hoặc gờ chắn dầu dự định để thu gom dầu bôi trơn và dầu nhiên liệu rò rỉ từ đó và phải có phương tiện để xả cặn dầu từ các thiết bị này vào két chứa cố định hoặc xách tay.

Đối với tàu nhóm 2, thì quy định trên áp dụng đến mức độ hợp lý mà thực tế có thể thực hiện được.



4 Nếu thiết bị lọc 15 ppm không có, các két đề cập trong 2.3.1-1 có thể được sử dụng để thu gom cặn dầu như dầu bôi trơn và dầu đốt rò rỉ.

2.3.2 Dung tích của két giữ cặn dầu Vor, không được nhỏ hơn 10 lít hoặc tính toán theo công thức sau, lấy giá trị nào lớn hơn:

Vor = 0, 005C . T

Trong đó:

C mức tiêu thụ nhiên liệu hàng ngày, lít;

T khoảng thời gian hành trình giữa các cảng nơi mà cặn dầu có thể được xả lên phương tiện tiếp nhận (nếu không rõ về chuyến hành trình thì khoảng thời gian được lấy bằng 3 ngày).



2.3.3 Nếu cần thiết phải giữ dầu hết hạn sử dụng ở trên tàu thì phải bố trí két chứa để gom dầu hết thời hạn sử dụng trên tàu, dung tích của chúng không được nhỏ hơn 150% của tổng lượng dầu bôi trơn và các dầu nhờn khác sử dụng trên tàu, bao gồm dầu từ các te của tất cả các động cơ đốt trong và tất cả các máy đã lắp đặt, cũng như dầu nhờn chứa trong các thiết bị thủy lực.

2.3.4 Trong trường hợp lượng dầu bôi trơn trong các te của tất cả các động cơ đốt trong và tất cả các máy đã lắp đặt trên tàu cùng với dầu nhờn chứa trong các thiết bị thủy lực bằng 300 lít hoặc nhiều hơn thì két thu gom dầu hết hạn sử dụng phải là kiểu cố định.

2.3.5 Quy trình/hướng dẫn phù hợp để thu gom và chứa chất thải dầu và xả tiếp theo lên phương tiện tiếp nhận phải được thể hiện trong Hướng dẫn cho chủ tàu.

2.3.6 Đối với tàu nhỏ hơn 15 mét, thì nước dẫn dầu đáy tàu được phép gom lại ở đáy của buồng máy để xả tiếp theo lên phương tiện tiếp nhận.

Lượng nước đọng ở đáy này phải được tính toán vào ảnh hưởng mặt thoáng chất lỏng trong tính toán ổn định của tàu.



2.3.7 Nếu két chứa không đủ cho thời gian hành trình thì tàu có thể lắp đặt thiết bị phân ly 15 ppm.

Khi tàu được lắp thiết bị phân ly 15 ppm thì tàu phải bố trí két thu gom cặn dầu.



2.3.8 Nếu tàu bố trí két giữ cặn dầu cố định trên tàu, thì tàu phải được trang bị bơm đặc biệt theo yêu cầu 2.3.15 để xả cặn dầu lên phương tiện tiếp nhận.

2.3.9 Két thu gom và giữ cặn dầu phải được làm bằng kim loại.

2.3.10 Kết cấu của các két cố định trên tàu phải thỏa mãn yêu cầu ở Phần 2.

Chiều dày của két xách tay tối thiểu phải bằng 1,0 mm đối với thép và 1,5 mm đối với nhôm và các hợp kim nhôm.

Các két xách tay được chế tạo bằng vật liệu phi kim phải được Đăng kiểm xem xét đặc biệt.

2.3.11 Bề mặt bên trong của đáy và thành của két thu gom cặn dầu, trừ các két giữ cặn dầu chế tạo rời, phải nhẵn ở bên trong. Trong trường hợp này đáy phải có độ dốc về lỗ thoát.

2.3.12 Các két giữ cố định phải được trang bị:

(1) Lỗ người chui để kiểm tra và làm sạch;

(2) Ống thông hơi với lưới chặn lửa;

(3) Báo động bằng âm thanh và ánh sáng hoạt động trên buồng lái hoặc trạm điều khiển tập trung trong trường hợp két được điền đầy 80%;

(4) Thiết bị hâm nếu két nằm ở vị trí có nhiệt độ âm trong quá trình khai thác;

(5) Thiết bị báo mức.



2.3.14 Thay vì lắp các két cố định, cho phép lắp đặt các két xách tay với điều kiện rằng dung tích két không được lớn hơn 25 lít. Két xách tay để thu gom cặn dầu phải có kết cấu đảm bảo không bị rò rỉ với thể tích chứa thiết kế bằng 85% của tổng dung tích.

2.3.15 Bơm phải là loại bơm tự hút với các phương tiện bảo vệ thích hợp để tránh việc chạy khô và có các đặc tính cho phép chuyển cặn dầu đã sinh ra trên tàu. Bơm phải thích hợp cho việc chuyển cặn dầu có độ nhớt cao, nếu có.

Phía cửa đẩy chỉ được nối với đường ống dự định để xả lên phương tiện tiếp nhận hay đến thiết bị đốt rác một cách phù hợp.



2.3.16 Tính toán dung tích nước lẫn dầu đáy tàu và két giữ cặn dầu liên quan đến vùng hoạt động dự kiến và điều kiện hoạt động của tàu phải được trình cho Đăng kiểm.

2.4 Bố trí thu gom, đường ống và xả chất thải dầu

2.4.1 Mỗi tàu đề cập trong 2.3.1-1 phải có thiết bị thu gom nước đáy buồng máy chuyển vào két chứa sử dụng để thu gom nước lẫn dầu đáy tàu.

Bố trí để thu gom nước đáy tàu phải bao gồm bơm lắp đặt cố định, đường ống và phụ tùng được thiết kế đặc biệt cho mục đích này.



2.4.2 Mỗi tàu, để xả nước lẫn dầu đáy tàu và cặn dầu từ két chứa cố định lên phương tiện tiếp nhận, sẽ phải trang bị đường ống nối bởi bích nối xả thải tiêu chuẩn (xem Hình 12/2.4.2-2) hoặc thiết bị xả trên boong tương tự như Hình 12/2.4.2-1, được trang bị nắp có ren và gioăng để đảm bảo tính kín nước chỗ nối. Trong trường hợp này tàu phải trang bị bộ lắp ráp phù hợp với phương tiện tiếp nhận được lắp đặt bích xả thải tiêu chuẩn (xem Hình 12/2.4.2-2). Đường kính trong của đường ống không được quá 30 mm.

Bích xả thải tiêu chuẩn phải được làm bằng thép hoặc vật liệu tương đương có bề mặt phẳng. Bích phải có gioăng làm bằng vật liệu chịu dầu và có áp suất làm việc thiết kế bằng 0,6 MPa. Bích phải được nối bằng 6 bu lông với chiều dài phù hợp và đường kính 22 mm cho mỗi bu lông.

Đường ống phải được bố trí ở nơi thuận tiện cho việc nối ống để xả chất thải dầu ở cả hai mạn tàu và phải ghi dấu tên để phân biệt.

Bố trí xả chất thải dầu lên phương tiện tiếp nhận phải sử dụng bơm trên tàu. Trong trường hợp khi không hợp lý và không thực tế từ việc xem xét kết cấu của chúng thì chất thải dầu phải được xả bằng thiết bị của phương tiện tiếp nhận.



2.4.3 Việc khởi động và dừng bơm chất thải dầu trên tàu lên phương tiện tiếp nhận phải thao tác được bằng tay. Phải niêm phong ở đầu cuối của đường ống xả dầu lên phương tiện tiếp cận.



Hình 12/2.4.2-1 Thiết bị xả trên boong theo ISO 8099-2000


Hình 12/2.4.2-2 Bích nối xả tiêu chuẩn

Chương 3

PHƯƠNG TIỆN NGĂN NGỪA Ô NHIỄM DO NƯỚC THẢI

3.1 Quy định chung

3.1.1 Nếu nước thải là hỗn hợp của chất thải hoặc nước bẩn mà các điều khoản khác của Phần này áp dụng, ngoài các yêu cầu của Chương này thì yêu cầu của các Phần khác cũng phải thỏa mãn.

3.1.2 Tàu hoạt động mà có thuyền viên và/hoặc hành khách trên tàu, trừ yêu cầu chỉ ra trong 3.1.3, phải được trang bị:

- Két chứa để thu gom nước thải và nước thải sinh hoạt (nếu có);

- Đường ống để thu gom nước thải vào két chứa và hệ thống đường ống với bích nối xả thải tiêu chuẩn đã chỉ trong Hình 12/3.5.7-2 để xả nước thải lên phương tiện tiếp nhận.

3.1.3 Nếu tàu dự định hoạt động độc lập với khoảng thời gian không nhiều hơn 8 giờ và không nhiều hơn 6 người trên tàu, ngoại trừ các yêu cầu ở 3.2.2, thay cho thiết bị chỉ ra trong 3.1.2 có thể tối thiểu trang bị thiết bị vệ sinh vi sinh xách tay được bố trí trong không gian riêng.

3.1.4 Ngoài các yêu cầu ở 3.1.2 tàu có thể trang bị thiết bị xử lý nước thải và nước thải sinh hoạt hoặc hệ thống nghiền và khử trùng nước thải và nước thải sinh hoạt, thỏa mãn yêu cầu 3.9 và 3.10.

3.1.5 Thiết kế hệ thống, thiết bị đường ống và thử thủy lực các chi tiết và đường ống thu gom và xả nước thải và nước thải sinh hoạt phải thỏa mãn yêu cầu của Phần 5 của Quy chuẩn này.

Hệ thống điện phải thỏa mãn yêu cầu của Phần 7 của Quy chuẩn này.



3.2 Áp dụng

3.2.1 Các yêu cầu của Chương này áp dụng cho bố trí và thiết bị dự định sử dụng để ngăn ngừa ô nhiễm do nước thải.

3.2.2 Các yêu cầu của Chương này cho tàu có chiều dài thân tàu từ 6 m trở xuống (xuồng công tác) thì áp dụng các yêu cầu của Chương này đến mức độ hợp lý và thực tế có thể thực hiện được dựa trên điều kiện hoạt động của tàu và số người trên tàu.

3.3 Định nghĩa

3.3.1 Các định nghĩa sau được sử dụng trong Chương này:

1 Két chứa là két sử dụng để thu gom và chứa nước thải chưa xử lý, chất cặn nghiền từ thiết bị xử lý nước thải.

2 Nước thải là:

(1) Nước thoát ra và các chất thải khác ở dạng bất kỳ từ nhà vệ sinh, bồn tiểu;

(2) Nước thoát từ các buồng y tế (phòng khám, phòng điều trị v.v...) thông qua các bồn, chậu rửa và các ống thoát đặt trong các buồng đó;

(3) Nước thoát từ các nơi chứa súc vật sống; hoặc

(4) Các loại nước thải khác khi hòa trộn lẫn với các loại nước nêu trên.

3 Thiết bị xử lý nước thải là là thiết bị mà trong đó nước thải và nếu phù hợp, nước thoát sàn, nước thải sinh hoạt được xử lý và khử trùng.

4 Hệ thống nghiền và khử trùng nước thải mà trong đó nước thải được khử trùng và các phần tử rắn được nghiền.

5 Nước thải sinh hoạt là nước thoát từ chậu rửa, bồn tắm, từ thiết bị làm bếp.

3.4 Phạm vi giám sát

3.4.1 Các thiết bị sau là đối tượng giám sát kỹ thuật của Đăng kiểm trong quá trình sản xuất bao gồm:

1 Thiết bị xử lý nước thải bao gồm các thiết bị đi kèm như đường ống, các bơm, thiết bị điện, thiết bị đo, thiết bị khử trùng, thiết bị theo dõi và kiểm soát.

2 Hệ thống nghiền và khử trùng.

3 Các két chứa và các thiết bị đi kèm, thiết bị theo dõi và kiểm soát.

3.4.2 Các thiết bị sau là đối tượng giám sát kỹ thuật của Đăng kiểm trong quá trình lắp đặt lên tàu:

(1) Thiết bị xử lý nước thải;

(2) Hệ thống nghiền và khử trùng;

(3) Két chứa;

(4) Thiết bị và đường ống xả nước thải.



tải về 5.17 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   48   49   50   51   52   53   54   55   ...   58




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương