Qcvn 81: 2014/bgtvt


Các thiết bị nước nóng và bộ sưởi phải được lắp các ống dẫn được thiết kế sao cho dẫn được các khí cháy ra ngoài tàu. 4



tải về 5.17 Mb.
trang41/58
Chuyển đổi dữ liệu06.07.2016
Kích5.17 Mb.
#38
1   ...   37   38   39   40   41   42   43   44   ...   58

3 Các thiết bị nước nóng và bộ sưởi phải được lắp các ống dẫn được thiết kế sao cho dẫn được các khí cháy ra ngoài tàu.

4 Các thiết bị đốt khí ga có thể được lắp trong buồng lái chỉ khi không có các ống dẫn có thể gây ra sự xâm nhập khí ga vào bên trong tàu.

5 Các không gian có bố trí các thiết bị đốt khí ga được phải trang bị phù hợp với các quy định ở 2.4 và tuân theo các yêu cầu sau:

(1) Chúng phải được bố trí không thấp hơn boong trên và có thông gió tự nhiên đảm bảo hút hiệu quả các khí đốt thải ra và việc trao đổi khí và không được lắp các thiết bị đóng trong ống thông gió và lưới lọc khí.

Việc lắp đặt các chai có lượng khí ga không quá 3 kg có thể được đặt phía dưới boong trên trong không gian sinh hoạt, miễn sao miễn sao các thiết bị khí ga phải được lắp trực tiếp váo các chai hoặc nối với các chai bằng đường ống cấp mềm có chiều dài không quá 1,5 m và các chai phải được bố trí sao cho việc tiếp cận đến các van để để ngắt đường cấp khí ga phải nhanh và không bị cản.

(2) Chúng phải có một lối dẫn lên boong hở và một lỗ thông ở tường vách gần thiết bị đốt (cửa sổ). Lỗ thông ở tường vách có thể không cần trang bị ở khu vực bếp, nếu lỗ khoét trên tường vách hoặc cửa mở trực tiếp ra boong hở thuộc khu vực có người ở liền kề hoặc hoặc hành lang.

(3) Khi một khu vực, hoặc là một phần, được đặt bên dưới boong trên, phải được trang bị phương tiện thông gió cưỡng bức và có phễu chụp đặt trên khu vực thiết bị đốt khí ga.

(4) Ở phần thấp hơn của không gian đặt thiết bị nhiệt, phải trang bị một lưới lọc khí với diện tích mặt cắt ngang không nhỏ hơn 0,02 m2 cho từng thiết bị nhiệt.

(5) Các vách ngang và boong phải kín; chiều cao các ngưỡng cửa không được nhỏ hơn 150 mm. Không cho phép lắp đặt thang và thang máy từ không gian này tới các không gian khác

(6) Chiều cao của các không gian không được nhỏ hơn 2,2 m. Khi một phễu chụp hút khí bao trùm các giới hạn ngoài của phạm vị khí ga thoát được lắp đặt, thì chiều cao của không gian có thể giảm xuống đến 1,9 m.

(7) Một bình chữa cháy CO2 hoặc bột phải được đặt gần lối vào của không gian đặt thiết bị đốt.

(8) Một biển cảnh báo phải được gắn ở một vị trí dễ thấy để cung cấp các thông tin về việc sử dụng, bảo dưỡng và các cảnh báo an toàn.



6 Khoảng cách từ các thiết bị đốt khí ga tới các vách không được nhỏ hơn 75 mm.

4.14.4 Trạm phân phối

1 Trạm phân phối phải được đặt trên boong hở trong một kho chứa đặc biệt hoặc trong một thượng tầng kín khí với một cửa được mở từ phía ngoài, từ boong hở.

(1) Khi cần thiết, các biện pháp về kết cấu phải được tiến hành để ngăn chặn việc tăng nhiệt độ của các bình chứa đặt trong trạm lên trên 40oC.

(2) Không được sử dụng chiếu sáng nhân tạo; ngoại trừ trường hợp, trạm được chiếu sáng bằng đèn kiểu an toàn điện được công nhận, trong trượng hợp này, công tắc phải được lắp bên ngoài trạm.

(3) Việc rò rỉ khí ga không được dẫn đến nguy cơ khí ga thâm nhập vào các không gian bên trong tàu hoặc tiếp xúc với các nguồn có khả năng gây cháy.

(4) Một dấu hiệu ghi”khí ga nguy hiểm” và ký hiệu cảnh báo nguy hiểm cháy nổ và cấm lửa phải được biểu thị bên ngoài trạm hoặc trên cửa.

(5) Trạm phân phối phải được thông gió thỏa đáng thông qua các lỗ khoét ở phía trên và phía dưới.

(6) Kho chứa đặc biệt đặt trạm phân phối phải được chế tạo bằng vật liệu không cháy và không được đặt gần mạn chắn sóng.

2 Phụ thuộc vào số lượng bình chứa được lắp đặt trạm phân phối phải tuân theo các quy định sau:

(1) Khi một bình chứa được nối vào mạng tiêu thụ, trong trường hợp này, ngoài việc nối một van giảm áp được đặt ở đầu bình tới đường ống khí hóa lỏng, một ống vải tẩm cao su có đầu kẹp bằng kim loại để đảm bảo độ kín và bảo vệ ối nối có thể được sử dụng. Một bình dự trữ có thể được trang bị tại trạm.

(2) Khi hai bình chứa được nối vào mạng tiêu thụ, một trong hai bình được sử dụng là bình trực nhật và bình còn lại có chức năng dự phòng, cả hai bình phải được nối với ống góp phân phối phù hợp với 4.14.4.2.1. Trong trường hợp này, một van chặn hoặc van gạt phải được lắp giữa các bình và ống góp. Và tại trạm phải được gắn cảnh báo cấm sử dụng đồng thời hai bình. Một bình dự trữ có thể được trang bị tại trạm.

(3) Các bình được bố trí trên tàu phải được gắn các mác của chính quyền hành chính có thẩm quyền, cũng như thông tin ngày thử thủy lực, áp suất thử và loại khí.

(4) Các bình chứa khí hóa lỏng phải được đặt đứng, các van quay lên trên, trong các giá đỡ đặc biệt được làm bằng vật liệu chống phát sinh tia lửa và phải được siết chặt vào kết cấu của trạm bằng các mối nối tháo nhanh được.

(5) Trạm phân phối không được chứa thiết bị mà thiết bị đó không được liên kết với các thiết khác.

(6) Các bình dự trữ và bình rỗng phải được đặt trong hầm hoặc không gian kín thỏa mãn các quy định ở 4.14.4.

4.14.5 Đường ống khí hóa lỏng và các phụ tùng

1 Các đường ống khí hóa lỏng phải là ống thép liền hoặc ống đồng có đường kính trong không nhỏ hơn 6 mm.

2 Chiều dày ống phải tuân theo các quy định ở cột 2 hoặc cột 5 của Bảng 5/4.2.5-1.

3 Các mối nối ống phải là mối nối hàn. Các mối nối ren hoặc bích chỉ được chấp nhận cho các mối nối vào các dụng cụ, thiết bị đốt và các phụ kiện.

4 Bên trong trạm phân phối, một van ngắt hoặc van gạt điều khiển được từ một vị trí bên ngoài không gian đấy, phải được lắp đặt trên đường ống, gần lối ra của trạm. Nếu việc bố trí như trên không thể thực hiện được một van ngắt hoặc van gạt thứ hai phải được lắp đặt bên ngoài trạm ở vị trí đường ống ra khỏi trạm.

5 Các đường ống từ trạm phân phối đến các hộ tiêu thụ phải được đặt bên trên các boong hở và phải được bảo vệ chống lại các phá hủy cơ khí.

Các đường ống khí hóa lỏng không được đi qua các khu vực sinh hoạt, không gian phục vụ và không gian buồng máy.



6 Khi một vài hộ tiêu thụ khí ga được lắp đặt trên tàu, các đường ống nhánh từ ống chung phải được trang bị van đóng.

7 Các van giảm áp trong hệ thống phải được thiết kế sao cho áp suất khí ga phân phối đi các hộ tiêu thụ không được cao hơn 0,005 MPa.

Khi một van giảm áp hai cấp được sử dụng, áp suất trung gian không được lớn hơn 0,25 MPa.

Van giảm áp hoặc van giảm áp cấp thứ nhất trong van giảm áp hai cấp phải được lắp trong trạm phân phối. Van phải được lắp trên nhánh ống giữa van ngắt và bình chứa và được gắn vào vách của trạm hoặc ống góp.

8 Các van ngắt trên đường ống phải được ở vị trí dễ dàng tiếp cận.

Các van ngắt phải được trang bị thiết bị giới hạn, nó cho phép quay trong khoảng 90o kèm theo chỉ báo vị trí”đóng” và”mở”.



9 Tất cả các phụ kiện phải được chế tạo bằng đồng thanh, đồng thau hoặc vật liệu chống ăn mòn khác.

4.14.6 Thử hệ thống khí hóa lỏng

1 Các đường ống khí hóa lỏng từ các bình chứa tới van giảm áp phải được thử như sau: Trên xưởng: thử thủy lực với áp suất 2,5 Mpa;

Trên tàu: thử khí với áp suất 1,7 MPa.

Các đường ống khí hóa lỏng từ van giảm áp tới các hộ tiêu thụ, sau khi lắp đặt trên tàu, phải được thử kín khí với áp suất từ 0,02 MPa trở lên.

2 Toàn bộ hệ thống khí hóa lỏng, khi hoàn thiện lắp đặt trên tàu, phải được thử kín khi hệ thống hoạt động với áp suất làm việc bình thường. Việc thử phải được tiến hành bằng việc sử dụng nước xà phòng; không phát hiện việc rò rỉ khí ga.

3 Việc hoạt động bình thường của các thiết bị thiêu thụ khí ga, bao gồm thiết bị được sử dụng để cắt việc cung cấp khí ga khỏi thiết bị tiêu thụ phải được kiểm tra.

4.15 Hệ thống sưởi không khí và các thiết bị sưởi trong phòng

4.15.1 Hệ thống sưởi không khí

1 Hệ thống sưởi không khí là một hệ thống được dự định để làm nóng không khí, trong đó không khí được được làm nóng khí đi qua các khoang đốt của thiết bị sưởi không khí.

2 Các thiết sưởi không khí không được đặt bên trong các không gian sinh hoạt và phục vụ.

Các không gian chứa thiết bị sưởi không khí phải được coi như là không gian buồng máy thuộc loại A; không khí được sưởi phải được lấy từ bên ngoài không gian buồng máy. Đường khí vào của thiết bị sưởi không khí được đặt trên khu vực hở của boong phải được bảo vệ tránh sự thâm nhập của nước phun và nước mưa.



3 Các thiết bị trao nhiệt của khoang đốt làm nóng không khí phải được làm kín và thử với áp suất không nhỏ hơn 0,1 MPa.

4 Các ống thông gió của không khí nóng và các ống thoát của các sản phẩm khí đốt phải được làm băng thép hoặc các vật liệu tương đương với khả năng chống cháy của thép. Không được bố trí các thiết bị đóng trên đường ống thoát các sản phẩm khí đốt.

5 Khí đốt phải được cấp bởi một quạt khí độc lập. Trước khí bộ đốt của bầu hâm hoạt động, khoang đốt phải được thông gió trước bằng quạt thổi với thời gian ít nhất là 5 s.

6 Các đường ống cấp không khí tới bầu đốt phải tuân theo các quy định ở 4.10. Các khả năng của việc dầu đốt tiếp xúc với không khí nóng và các đường ra của ống khí ra phải được ngăn chặn.

7 Việc cung cấp dầu đốt tới các bầu hâm phải được cắt tự động trong các trường hợp sau:

- Vòi phun bị ngắt;

- Không khí vào để đốt bị mất hoặc yếu;

- Nhiệt độ không khí được hâm vượt quá giới hạn định trước.

Với việc hoạt động của các thiết bị bảo vệ, bầu hâm không khí phải được phù hợp.

8 Phải có biện pháp cho việc cấp dầu, thổi khí nóng, và cấp không khí cho việc đốt, được ngắt từ hai vị trí, một trong hai vị trí phải được đặt bên ngoài buồng.

4.15.2 Các thiết bị sưởi trong phòng

1 Tất cả các không gian được sưởi phải được thiết kế và bố trí sao cho chúng không thể tạo ra sự phát ở các thiết bị, cũng như quàn áo và hành lý của người.

2 Các thiết bị sưởi trong phòng phải được đặt ở khoảng cách ít nhất là 50 mm với mạn tàu hoặc các vách. Nếu các mạn hay các vách được ốp gỗ, hoặc các vật liệu dễ cháy khác, khu vực đặt thiết bị sưởi phải được bảo vệ bọc cách nhiệt bằng vật liệu không cháy.

Nếu không bọc cách nhiệt, các thiết bị sưởi phải được đặt cách xa gỗ ốp hay các vật liệu dễ cháy khác ít nhất là 150 mm.



Phần 6

TỰ ĐỘNG HÓA

Chương 1

QUY ĐỊNH CHUNG

1.1 Phạm vi áp dụng và các yêu cầu cơ bản

1.1.1 Các yêu cầu của Phần này áp dụng cho hệ thống máy được điều khiển tự động và từ xa của các tàu có dấu hiệu tự động hóa AUT được thêm vào ký hiệu phân cấp như được chỉ ra ở 1.2 Mục III.

1.1.2 Các yêu cầu của phần này áp dụng cho những tàu mà hệ thống máy của tàu hoạt động mà không có người trực trong buồng máy.

Các yêu cầu của Phần này không áp dụng đối với tàu có động cơ ngoài tàu được điều khiển tại chỗ.



1.1.3 Đối với tàu có hệ thống chân vịt điện, mức độ tự động hóa để được traodấu hiệu tự động hóa trong ký hiệu phân cấp phải có sự xem xét đặc biệt của Đăng kiểm.

1.1.4 Các thiết bị cơ khí, điện và điện tử, cũng như các thành phần của hệ thống tự động và các cơ cấu của chúng phải phù hợp với yêu cầu của các phần có liên quan của Quy chuẩn này.

1.1.5 Các yêu cầu của Phần này áp dụng cho các thiết bị tự động như nêu ở 1.3.2, cũng như thiết bị tự động của tàu không được ấn định dấu hiệu AUT trong ký hiệu phân cấp.

1.2 Định nghĩa và giải thích

1.2.1 Trong Phần này của Quy chuẩn, các định nghĩa và thuật ngữ sau được sử dụng:

1 Hệ thống máy được tự động hóa nghĩa là các thiết bị máy chính và máy phụ được lắp đặt hệ điều khiển tự động và các hệ thống được liên đới, giám sát từ xa, thiết bị chỉ báo và báo động của chúng.

2 Hệ thống điều khiển tự động từ xa nghĩa là hệ thống điều khiển nhờ đó chế độ hoạt động mong muốn của máy có thể cài đặt từ trạm điều khiển từ xa với một thao tác điều khiển (ví dụ cần điều khiển) theo đó tất cả các hoạt động trung gian sẽ được thực thi tự động.

3 Hệ thống điều khiển từ xa nghĩa là một hệ thống điều khiển, khi được sử dụng để thực hiện các hoạt động trung gian, cần một hành động thao tác bằng tay của người vận hành tại trạm điều khiển từ xa.

4 Hệ thống báo động nghĩa là thiết bị cho tín hiệu mà bất cứ khi nào các thông số được kiểm soát đạt đến giá trị giới hạn định trước, hoặc xảy ra sai lệch so với phạm vi làm việc bình thường của máy và các hệ thống liên quan.

5 Hệ thống an toàn nghĩa là thiết bị tác động tự động, theo một cách riêng, hoạt động của máy móc phải chịu sự kiểm soát để ngăn ngừa sự cố hoặc hạn chế hậu quả mà nó gây ra.

6 Hệ thống chỉ báo nghĩa là thiết bị cung cấp thông tin nhìn thấy được dựa vào giá trị của các thông số vật lý đã biết hoặc dựa vào sự thay đổi của các trạng thái đã biết ở trong máy và hệ thống.

7 Trạm điều khiển tại chỗ nghĩa là trạm điều khiển được lắp đặt các bộ điều khiển, các bộ chỉ báo và các phương tiện truyền thông nhằm mục đích điều khiển thiết bị nằm ở gần hoặc điều khiển trực tiếp trên thiết bị.

8 Thiết bị tự động hóa nghĩa là một phần của hệ thống tự động bao gồm các bộ phận, tạo thành một thể thống nhất về cấu trúc và chức năng.

9 Bộ phận tự động hóa nghĩa là một phần tử độc lập cấu trúc (ví dụ như bộ khuếch đại, cảm biến, rơ le, phần tử logic) được sử dụng trong các hệ thống và thiết bị tự động hóa.

1.3 Phạm vi giám sát kỹ thuật

1.3.1 Quy định chung liên quan đến quy trình phân cấp, giám sát kỹ thuật của tàu được thiết kế hoặc chế tạo, sản xuất thiết bị và các bộ phận của chúng phải theo các yêu cầu của Phần 1 cũng như các tài liệu kỹ thuật phải được Đăng kiểm xem xét và thẩm định theo khối lượng chỉ ra ở 2.1.2-1 Phần 1.

1.3.2 Trong quá trình chế tạo và sử dụng thì các bộ phận, thiết bị và hệ thống tự động sau phải chịu sự giám sát kỹ thuật:

(1) Máy chính và chân vịt;

(2) Hệ thống điện;

(3) Máy phụ;

(4) Nồi hơi phụ;

(5) Hệ thống báo động;

(6) Các hệ thống khác theo yêu cầu của Đăng kiểm.

1.4 Tài liệu kỹ thuật

1.4.1 Đối với mỗi hạng mục thiết bị tự động được liệt kê ở 1.3.2 trên, thì tài liệu kỹ thuật trình

Đăng kiểm sẽ như sau:

(1) Hồ sơ mô tả về nguyên tắc hoạt động bao gồm các thông số kỹ thuật, phạm vi hoạt động tự động được chấp nhận, điều kiện hoạt động và các dữ liệu khác;

(2) Bố trí thiết bị điện;

(3) Sơ đồ nguyên lý và sơ đồ khối chức năng;

(4) Quy cách vật liệu sử dụng và các phụ tùng, đặc tính kỹ thuật của tất cả các bộ phận sử dụng và các thiết bị phải được chỉ rõ;

(5) Danh mục các thông số được kiểm soát của hệ thống an toàn và báo động;

(6) Chương trình thử nghiệm;

(7) Danh mục các phụ tùng dự trữ.

1.4.2 Các tài liệu kỹ thuật phù hợp về tự động hóa, được kết hợp vào trong các tài liệu thiết kế kỹ thuật phải được trình Đăng kiểm để xem xét trước khi đóng tàu với khối lượng chỉ ra trong Phần 1.

Chương 2

THIẾT KẾ THIẾT BỊ TỰ ĐỘNG HÓA

2.1 Máy chính được tự động hóa

2.1.1 Máy chính được tự động hóa phải trang bị:

(1) Thiết bị điều khiển tự động từ xa từ buồng lái;

(2) Báo động ánh sáng chỉ báo máy chính sẵn sàng làm việc;

(3) Các báo động để chỉ báo hư hỏng hệ thống điều khiển và các giá trị giới hạn của các thông số được kiểm soát;

(4) Thiết bị an toàn tự động được kích hoạt khi các thông số kiểm soát giảm xuống quá giới hạn của trị số cho phép là nguy cơ gây ra hư hỏng, cũng như hệ thống báo động phải đưa ra tín hiệu cảnh báo hoạt động của các thiết bị an toàn;

(5) Thiết bị để chuyển đổi điều khiển máy chính từ chế độ tự động sang bằng tay từ trạm điều khiển cục bộ mà không cần phải quan tâm vị trí cần điều khiển tại các trạm điều khiển từ xa.



2.1.2 Hệ thống điều khiển bằng khí nén và thủy lực phải được cấp từ hai nguồn. Nguồn cấp thứ hai phải được kết nối tự động khi mất áp lực kèm theo tín hiệu báo động.

2.1.3 Hệ thống điều khiển điện và điện tử phải được cấp từ hai nguồn điện chính và nguồn điện sự cố. Mạch cấp nguồn cho hệ thống điều khiển phải độc lập với mạch cấp nguồn cho hệ thống báo động và an toàn.

2.1.4 Khi lắp đặt một trục được dẫn động bằng hai hoặc nhiều động cơ, thì hệ thống an toàn phải bố trí tự động ngắt các động cơ gặp sự cố để giữ sao cho tàu vẫn hoạt động và điều động được.

Hệ thống bảo vệ máy chính, trừ tín hiệu bảo vệ quá tốc được tách riêng, thì việc ngắt tín hiệu phải được kích hoạt trong buồng lái và tại các trạm điều khiển của buồng máy.



2.1.5 Phải trang bị một thiết bị dừng sự cố máy chính, độc lập với hệ thống điều khiển và báo động.

2.1.6 Hư hỏng của hệ thống điều khiển từ xa máy chính phải không được làm gia tăng tốc độ, thay đổi chiều quay chân vịt của tàu, hoặc vô tình khởi động máy chính, và cũng không thể dừng ngay lập tức các động cơ từ các trạm điều khiển từ xa.

2.1.7 Nếu hệ thống điều khiển bị mất nguồn cấp, thì việc chuyển đổi từ nguồn cấp này sang nguồn cấp khác phải được thực hiện bằng tay từ các trạm điều khiển hoặc tự động, tùy thuộc vào chức năng hệ thống.

2.1.8 Khi tàu lắp máy chính có công suất nhỏ hơn hoặc bằng 220 kW, với thiết bị phụ đi kèm, thì có thể được giảm trừ kết cấu của hệ thống giám sát, báo động và phương tiện bảo vệ.

2.1.9 Đối với các động cơ có công suất nhỏ hơn hoặc bằng 220 kW, thì có thể cho phép sử dụng hệ thống điều khiển từ xa.

2.1.10 Đối với các máy phụ mà yêu cầu hoạt động chỉ theo những chế độ phục vụ nhất định, thì phải bố trí để thực hiện việc điều khiển từ buồng lái kèm theo tín hiệu báo động và chỉ báo việc khởi động, nếu cần thiết.

2.1.11 Áp suất và nhiệt độ bên trong các hệ thống thiết yếu của hệ thống máy phải được kiểm soát một cách tự động.

2.2 Hệ thống điện được tự động hóa

2.2.1 Hệ thống điện được tự động hóa phải trang bị thiết bị điều khiển để đảm bảo việc khởi động từ xa của các tổ máy phát điện bao gồm cả hòa đồng bộ tự động hoặc từ xa, nhận và phân chia phụ tải.

2.2.2 Đối với các tàu có nguồn điện mà bình thường được cấp bởi một máy phát điện chính, trong trường hợp máy phát bị sự cố và ngừng cấp năng lượng lên bảng điện chính, thì phải phù hợp với các quy định sau đây:

(1) Khởi động tự động tổ đi-ê-den máy phát dự phòng và kết nối với thanh dẫn của bảng điện chính trong vòng 30 giây;



(2) Kết nối tự động, theo trình tự cần thiết, của các thiết bị thiết yếu để duy trì hệ động lực, mà không làm quá tải hệ thống điện.

2.2.3 Phải trang bị các thiết bị chỉ báo ở các trạm điều khiển hệ thống điện để chỉ báo các tổ máy phát đã sẵn sàng khởi động ngay lập tức (một cách tự động).

2.2.4 Khi máy phát được dẫn động bởi hệ thống động lực (máy phát điện đồng trục) và tổ đi-ê-den máy phát không dự định làm việc song song, thì việc kết nối hệ thống phải được khóa liên động để ngăn ngừa khả năng chúng được đóng mạch vào làm việc song song.

2.2.5 Các thông số được kiểm soát của hệ thống điện tự động (trừ sự cố), các điểm đo, trị số giới hạn của các thông số và kiểu bảo vệ tự động và chỉ báo thông số được đưa ra trong Bảng 6/2.9.7.

Bảng 6/2.9.7 Các thông số kiểm soát

TT.

Thông số kiểm soát

Điểm đo

Báo động cho trị số giới hạn của các thông số

Bảo vệ tự động

Chỉ báo các thông số trên buồng lái

Ghi chú

1

Động cơ đốt trong chính

1.1

Áp suất dầu bôi trơn

Đầu vào động cơ

Nhỏ nhất

Dừng động cơ

Liên tục hoặc đưa ra thông báo



1.2

Nhiệt độ dầu bôi trơn

Đầu vào động cơ

Lớn nhất



Liên tục hoặc đưa ra thông báo



1.3

Áp suất dầu bôi trơn giảm

Thiết bị lọc

Lớn nhất



Liên tục hoặc đưa ra thông báo



1.4

Lưu lượng hoặc áp suất chất làm mát

Đầu ra động cơ

Nhỏ nhất

Giảm tốc độ

Liên tục hoặc đưa ra thông báo



1.5

Nhiệt độ chất làm mát

Đầu ra động cơ

Lớn nhất

Giảm tốc độ

Liên tục hoặc đưa ra thông báo



1.6

Mức chất làm mát

Két giãn nở

Nhỏ nhất





Đối với két độc lập

1.7

Lưu lượng hoặc áp suất nước biển làm mát

Hệ thống làm mát bằng nước biển

Nhỏ nhất



Liên tục hoặc đưa ra thông báo



1.8

Nhiệt độ khí xả

Đường ống chính

Lớn nhất







1.9

Áp suất khí khởi động

Phía trước van khởi động

Nhỏ nhất







1.10

Áp suất khí điều khiển

Hệ thống điều khiển máy

Nhỏ nhất







1.11

Mức dầu đốt

Két trực nhật

Nhỏ nhất







1.12

Rò rỉ dầu đốt

Từ đường ống áp suất cao

Sự hiện diện dầu đốt







1.13

Tốc độ động cơ



Lớn nhất

Dừng động cơ

Liên tục hoặc đưa ra thông báo



1.14

Nguồn cấp cho hệ thống an toàn, báo động và điều khiển tự động từ xa

Đầu vào hệ thống

Sự cố nguồn cấp







1.15

Áp suất dầu trong hệ thống thủy lực của chân vịt biến bước

Đầu ra của bộ lọc

Nhỏ nhất



Liên tục hoặc đưa ra thông báo



1.16

Mức dầu thủy lực của chân vịt biến bước

Két đỉnh

Nhỏ nhất







2

Bộ giảm tốc

2.1

Áp suất dầu bôi trơn

Đầu vào bộ giảm tốc

Nhỏ nhất

Dừng động cơ





2.2

Nhiệt độ dầu bôi trơn

Bên trong hộp giảm tốc

Lớn nhất







3

Động cơ đốt trong lai máy phát điện

3.1

Áp suất dầu bôi trơn

Đầu vào động cơ

Nhỏ nhất

Dừng động cơ





3.2

Lưu lượng và áp suất chất làm mát

Đầu vào động cơ

Nhỏ nhất







3.3

Nhiệt độ chất làm mát

Đầu ra động cơ

Lớn nhất







3.4

Tốc độ động cơ

Giới hạn bộ điều tốc

Lớn nhất

Dừng động cơ





4

Trang bị điện

4.1

Điện áp

Bảng điện chính

Nhỏ nhất, Lớn nhất







4.2

Điện trở cách điện

Bảng điện chính

Nhỏ nhất







5

Khởi động Máy nén khí

5.1

Nhiệt độ khí

Đầu ra máy nén khí

Lớn nhất

Dừng máy nén khí





6

Các két

6.1

Sự rò rỉ mức dầu đốt

Sự rò rỉ két dầu đốt

Lớn nhất







6.2

Mức dầu đốt

Két trực nhật

Nhỏ nhất







6.4

Mức nước thải sinh hoạt và nước bẩn

Két

Lớn nhất







7

Hút khô

7.1

Mức nước sự cố

Hố tụ nước đáy tàu

Lớn nhất





Tín hiệu báo động phải được kích hoạt trong buông lái

8

Các vấn đề khác

8.1

Hệ thống an toàn của hệ thống nồi hơi

Bộ cấp

Sự cố

Dừng nồi hơi





8.2

Hệ thống báo động

Bộ cấp

Sự cố







8.3

Hệ thống bảo vệ

Bộ cấp

Sự cố








tải về 5.17 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   37   38   39   40   41   42   43   44   ...   58




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương