Qcvn 81: 2014/bgtvt


Tính chịu lửa của đường ống là khả năng duy trì độ bền và các tính năng của chúng trong đám cháy với khoảng thời gian nhất định. 17



tải về 5.17 Mb.
trang34/58
Chuyển đổi dữ liệu06.07.2016
Kích5.17 Mb.
#38
1   ...   30   31   32   33   34   35   36   37   ...   58

16 Tính chịu lửa của đường ống là khả năng duy trì độ bền và các tính năng của chúng trong đám cháy với khoảng thời gian nhất định.

17 Vật liệu nhựa dẻo là gồm vật liệu nhựa dẻo chịu nhiệt và vật liệu nhựa dẻo gia nhiệt có hoặc không gia cường như nhựa tổng hợp (PVC) hay nhựa gân có gân gia cường (FRP).

18 Hệ động lực đẩy là bao gồm các máy móc và các thiết bị được lắp đặt để phục vụ cho việc sinh ra và truyền tải công suất đảm bảo cho việc đẩy tàu trong dải vòng quay được định sẵn và bao gồm chân vịt, hệ trục, hộp số và máy chính.

19 Công suất định mức là công suất liên tục lớn nhất (không giới hạn thời gian) được chấp nhận sử dụng trong tính toán trong Quy chuẩn và được ghi trong hồ sơ của Đăng kiểm.

20 Vòng quay định mức là vòng quay tương ứng với công suất định mức.

21 Hệ thống là một tổ hợp của các đường ống, máy móc, cơ cấu, thiết bị và bình chứa dùng cho những chức năng hoạt động nào đó phục vụ cho hoạt động của tàu.

22 Các động cơ trong tàu là máy chính được lắp đặt cố định trong buồng máy hay trong khoang đặc biệt hoặc không gian được chỉ định rõ trên boong.

23 Phương tiện lái tàu chủ động (AMCS) là các cụm thiết bị đẩy và lái tàu riêng biệt hay cụm thiết bị kết hợp của chúng hoặc là các thiết bị đẩy chính có đủ khả năng đẩy hay kéo tàu ở cả hai chế độ góc lái cố định và góc lái thay đổi ở tất cả các điều kiện hành hải hay một phần điều kiện đó, bao gồm cả tốc độ chậm hay bằng không.

Phương tiện lái tàu chủ động bao gồm các chân vịt có thể lái được cả lắc ngang và lắc dọc, các bánh lái, các chân vịt trục đứng, ống phun nước, chân vịt đặt trong kênh nằm ngang (Cụm chân vịt mũi), các họng phun lái riêng biệt và các thiết bị khác có mục đích tương tự, các cụm đẩy và lái tàu riêng biệt và động cơ ngoài tàu và bất kỳ sự kết hợp nào của chúng hoặc là thiết bị đẩy chính có đủ khả năng đẩy hay kéo tàu ở cả chế độ góc lái cố định và góc lái thay đổi ở tất cả các điều kiện hành hải hay một phần điều kiện đó, bao gồm cả tốc độ chậm hay bằng không.



24 Đường ống là sự kết hợp của các ống, thiết bị ống, các cút định hình, nối ống, các lớp bọc, sơn bảo vệ, thiết bị gá và cố định bảo vệ ống được phục vụ cho việc vận chuyển chất lỏng, chất khí và dung môi hợp chất, cũng như là vận chuyển áp suất và sóng âm.

25 Các cấu kiện cấu thành đường ống là các cút cong, cút chữ T, chi tiết xuyên boong, xuyên vách và các chi tiết khác của đường ống được phục vụ cho phân nhánh, thay đổi hướng chất lỏng và đảm bảo cho việc kín thân tàu.

26 Buồng lái là một không gian hay một phần không gian của nó, mở hay được đóng kín bởi kết cấu có thể tháo được, từ đó việc lái và điều khiển tàu được thực hiện bình thường, ở đó việc điều khiển máy lái chính, điều khiển từ xa máy chính và máy phụ, chân vịt biến bước, phương tiện điều khiển tàu chính và phụ, các dụng cụ, thiết bị báo động và các thiết bị liên lạc được bố trí.

Chương 2

HỆ THỐNG MÁY TÀU

2.1 Phạm vi áp dụng

2.1.1 Những yêu cầu trong mục này của Quy chuẩn áp dụng cho hệ thống máy tàu được chia theo 2.1.2, thiết bị trong các khu vực buồng máy, đường trục, chân vịt và các thiết bị dự trữ của tàu có động cơ, tàu có động cơ và buồm, tàu buồm có động cơ và tàu tự hành, cũng như tàu không tự hành và tàu bến nổi được lắp đặt máy móc và các hệ thống được nêu ra ở 1.2.2-1, Mục I.

2.1.2 Hệ thống máy tàu được chia theo

1 Theo vị trí đặt máy chính:

Trong không gian kín;

Trong không gian hở (khu vực điều khiển, buồng máy);

Trên vách đuôi;

Trên boong thời tiết hay đặt trọng một hộp (với chân vịt đạp khí).

2 Theo loại nhiên liệu sử dụng cho động cơ chính

Động cơ đi-ê-zen sử dụng nhiên liệu có điểm chớp cháy không nhỏ hơn 55oC. Việc sử dụng dầu đi-ê-zen có điểm chớp cháy nhỏ hơn 55oC phải được xem xét riêng của Đăng kiểm trong từng trường hợp cụ thể;

Động cơ Các bua ra tơ (động cơ xăng).

2.1.3 Với các tàu có dự định hoạt động ngoài khơi và khu vực được bảo vệ (nhóm thiết kế C, C1, C2, C3 và D, xem tại 1.2.2-1, Mục I), các động cơ đốt trong được sản xuất theo loạt cho ngành công nghiệp ô tô và có giấy chứng nhận của nhà sản xuất có thể được sử dụng làm động cơ chính.

2.1.4 Với các tàu có dự định hoạt động ngoài khơi (nhóm thiết kế C, C1, C2 và C3, xem tại 1.2.2-1, Mục I), các động cơ như trên phải bổ sung việc thử với sự giám sát kỹ thuật của Đăng kiểm, phù hợp với hồ sơ kỹ thuật và chương trình thử phải là một phần trong hồ sơ thiết kế của tàu.

2.1.5 Với các tàu hoạt động trong vùng nước được bảo vệ (nhóm thiết kế D, xem mục 1.2.2-1, Mục I), việc sử dụng động cơ chính và hệ động lực đẩy (hộp giảm tốc, đường trục, chân vịt) được sản xuất không có sự giám sát kỹ thuật của Đăng kiểm, nếu với động cơ có công suất không vượt quá 25Kw thì phải được Đăng kiểm xem xét riêng.

2.2 Phạm vi giám sát kỹ thuật

2.2.1 Phải có sự giám sát kỹ thuật của Đăng kiểm, bao gồm việc thẩm định hồ sơ kỹ thuật theo quy định tại 2.1.2-1(5), Phần 1 các chi tiết và hạng mục sau:

1 Hệ trục sau khi lắp đặt, bao gồm các bản vẽ trục chân vịt, ổ đỡ trục, cụm ổ đỡ trục lực đẩy và ổ đỡ ống bao trục đuôi, cụm làm kín ống bao trục đuôi sau khi lắp đặt.

2 Chân vịt bao gồm chân vịt trục đứng và chân vịt ống phun, chân vịt đạp khí, chân vịt tự lái, động cơ ngoài, cụm chân vịt mũi, bộ điều khiển chân vịt biến bước và hệ thống điều khiển chân vịt.

2.2.2 Phải có sự giám sát kỹ thuật của Đăng kiểm cho việc lắp đặt các thiết bị buồng máy và thử các thiết bị dưới đây trong hệ thống máy tàu:

1 Máy chính.

2 Bầu trao nhiệt và bình áp lực.

3 Các máy phụ được nêu trong các mục từ 3.1.1.3 đến 3.1.1.13.

4 Hệ thống điều khiển, hệ thống giám sát và hệ thống báo động của hệ thống máy tàu.

5 Hệ trục và chân vịt.

6 Phương tiện lái chủ động.

2.2.3 Sau việc lắp đặt máy móc, trang thiết bị, hệ thống và bố trí đi ống trên tàu, thì hệ thống máy tàu phải được thử theo quy trình đã được Đăng kiểm chấp nhận.

Khi đó các điều kiện thử và việc đo công suất động cơ thuộc hệ động lực đẩy được yêu cầu bởi nhà sản suất có thể được chỉ ra trong lưu ý của ISO 8665.



2.3 Công suất động cơ chính

2.3.1 Công suất của động cơ chính cung cấp cho tàu phải đảm bảo:

1 Tốc độ trong điều kiện nước lặng không nhỏ hơn:

Với tàu thuộc nhóm thiết kế A, A1, A2, B, C, C1 và C2 là 6 (hải lý/giờ) (khoảng 11 km/h); Với tàu thuộc nhóm thiết kế C3 và D là 6 (hải lý/giờ), nhưng không nhỏ hơn tốc độ đảm bảo đủ yêu cầu được đưa ra tại mục 2.2.2-2, Phần 3.



2 Khả năng chạy lùi để đảm bảo tính năng chạy ma nơ của tàu ở mọi điều kiện bình thường.

3 Nếu tàu có khả năng chạy với tốc độ quá 14 m/s, phải xem xét bổ sung các yêu cầu của QCVN 54:2013/BGTVT. Và trong trường hợp này tàu có chiều dài thân bằng hoặc nhỏ hơn 8 m thì phải thử theo yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 11592-2001.

2.3.2 Việc lắp đặt các động cơ chính có tổng công suất vượt quá yêu cầu ở các mục từ 2.3.3 đến 2.3.5 thì phải được Đăng kiểm xem xét riêng cho từng trường hợp cụ thể.

2.3.3 Công suất cho phép lớn nhất của động cơ chính thuộc hệ động lực đẩy được lắp đặt trên vách đuôi của tàu có chiều dài thân tàu bằng hoặc nhỏ hơn 8 m được chỉ ra ở 2.3.4, nó phụ thuộc vào:

1 Hệ số  được tính bởi công thức:

 = LH . BT

Trong đó:

LH: Chiều dài thân tàu (m), xem tại 1.2.2-1, Mục I;

BT: Chiều rộng vách đuôi (m), xem tại 1.2.2-1, Mục I.

2 Cấu trúc thiết kế các thiết bị của hệ động lực đẩy:

Đảm bảo hệ thống lái chủ động của tàu (xem định nghĩa “phương tiện lái chủ động của hệ thống lái tàu”, được đưa ra trong 1.2);

Không đảm bảo hệ thống lái chủ động của tàu.

3 Góc cất đáy  được xác định theo 1.2.2-1, Mục I.

2.3.4 Công suất cho phép lớn nhất của hệ động lực đẩy được lắp đặt trên vách đuôi của tàu có chiều dài nhỏ hơn hoặc bằng 8 m, được xác định theo mục 2.3.4-1 và 2.3.4-2:

1 Hệ số  ≤,1 theo biểu đồ ở Hình 5/2.3.4-1 và trong trường hợp này:

Đường thẳng phía trên của biểu đồ được sử dụng với các góc cất đáy  ≥ 5,0 độ;





Hình 5/2.3.4-1 Công suất cho phép lớn nhất

Đường thẳng phía dưới của biểu đồ được sử dụng với các góc cất đáy  < 5,0 độ.



2 Việc sử dụng công thức được đưa ra dưới đây với  > 5,1 cho một hệ động lực đẩy, đảm bảo phương cho tiện lái chủ động của tàu, không phụ thuộc vào giá trị góc cất đáy của tàu:

Ne = 16 - 67

Với một hệ động lực (tính theo Kw), phương tiện lái chủ động sẽ không đảm bảo khi góc cất đáy  ≥ 5,0 độ:

Ne = 6,4 - 19

Với một hệ động lực (tính theo Kw), phương tiện lái chủ động sẽ không đảm bảo khi góc cất đáy  < 5,0 độ:

Ne = 4,2 - 11



2.3.5 Khuyến khích việc xác định công suất lớn nhất cho phép của động cơ ngoài lắp trên tàu có chiều dài lớn nhất của thân tàu nhỏ hơn hoặc bằng 5,5 m, nó phụ thuộc vào hệ số K, đồ thị kết hợp Hình 5/2.3.5, có xét đến các yêu cầu sau đây:

1 Với tàu có động cơ với thiết bị điều khiển từ xa, chiều cao vách đuôi lớn hơn 510 mm với K ≥ 52, được xác định bằng đồ thị N1.

2 Với tàu có động cơ với chiều cao vách đuôi nhỏ hơn 510 mm, được xác định bằng đồ thị N2.

3 Với tất cả các tàu có động cơ với hông tròn, được xác định bằng đồ thị N3.

4 Với các tàu có động cơ được nhắc tới ở mục 2.3.5-1 và 2.3.5-2 với K < 52, được xác định bằng đồ thị N4.

5 Công suất lớn nhất cho phép của động cơ ngoài trong tất cả trường hợp không nhỏ hơn 100 Kw.

Hệ số K được xác định từ đồ thị kết hợp Hình 5/2.3.5, phụ thuộc vào chiều rộng vách đuôi và chiều dài thân tàu hoặc từ công thức:

K = 10,6

Với  được xác định ở công thức 2.3.3-1.



2.4 Thiết bị điều khiển và trạm điều khiển, phương tiện thông tin liên lạc

2.4.1 Máy chính và các máy phụ thiết yếu cho hệ động lực đẩy, các thiết bị điều khiển và trang bị an toàn của tàu phải được trang bị các phương tiện hiệu quả cho hoạt động và điều khiển chúng.

2.4.2 Động cơ chính lắp trên tàu thuộc nhóm thiết kế A, A1, A2, B và C phải được trang bị hệ thống khởi động điện hoặc khí nén.

Động cơ khởi động điện phải được trang bị cụm phát điện gắn liền trên máy và có một thiết bị tự động nạp vào ắc quy khởi động.





Hình 5/2.3.5 Công suất lớn nhất cho phép của động cơ ngoài của tàu có chiều dài thân nhỏ hơn hoặc bằng 5,5 m.

2.4.3 Động cơ chính của tàu thuộc nhóm thiết kế C1, C2, C3 và D có thể trang bị đồng thời cả hệ thống khởi động điện và khởi động bằng tay, như tay quay khởi động hay dây khởi động.

2.4.4 Trong trường hợp, ngoài việc khởi động điện, có trang bị thêm cơ cấu khởi động tay, thì cơ cấu động tay trên phải tự động tách ra khi cơ cấu khởi động điện hoạt động, và một cơ cấu khóa liên động phải được trang bị để ngăn ngừa sự hoạt động đồng thời của hai cơ cấu.

Tay quay khởi động và dây khởi động của cơ cấu khởi động tay phải được chế tạo sao cho đảm bảo an toàn cho việc khởi động.

Dây khởi động phải có một phương thức đảm bảo cho việc tự tách ra khỏi máy chính.

Tay quay khởi động phải có một phương thức ngăn chặn sự quay theo chiều quay ngược lại của lực tác dụng để khởi động máy.



2.4.5 Việc khởi động và đảo chiều phải được thiết kế và lắp đặt sao cho ở mỗi động cơ có thể được thao tác khởi động hoặc đảo chiều với một thợ máy. Lực tay tác động cho một tay quay không được vượt quá 160N.

Chiều quay của tay quay khởi động và đĩa điều khiển phải được đánh dấu rõ ràng bằng mũi tên và ghi chú bẵng chữ nổi.

Việc đặt tay ma nơ cho máy chính bên phải người vận hành hay việc quay đĩa điều khiển theo chiều kim đồng hồ ở trạm điều khiển trên buồng lái phải tương ứng với chiều tiến của tàu.

Việc lắp đặt thiết bị điều khiển phải được thiết kế để ngăn chặn khả năng tự thay đổi vị trí ban đầu.

Động cơ ngoài phải được trang bị một thiết bị để tách biệt chân vịt ra khỏi động cơ khi khởi động, trừ các trường hợp sau:

Lực đẩy danh định của động cơ không vượt quá 500N;

Động cơ được gắn một thiết bị giới hạn mà nó có thể tạo ra một lực đẩy lên tới 500 N trong thời gian khởi động.

2.4.6 Thời gian đảo chiều (khoảng thời gian từ khi việc đảo chiều ở hệ thống điều khiển thực hiện tới khi chân vịt hoạt động với chiều quay ngược lại) không được vượt quá:

1 Với động cơ đốt trong có công suất lớn hơn hoặc bằng 55 Kw:

25 s tại tốc độ cực đại;

15 s tại tốc độ thấp.

2 Với động cơ đốt trong có công suất nhỏ hơn 55 Kw:

10 s tại tốc độ cực đại;

5 s tại tốc độ thấp.

2.4.7 Với các động cơ trong và ngoài tàu có công suất lớn hơn 15 Kw, theo Quy chuẩn, phải trang bị hệ thống điều khiển từ xa hoặc hệ thống tự động điều khiển từ xa.

Hệ thống tự động điều khiển từ xa phải thỏa mãn các yêu cầu trong Phần 6.

Với các động cơ chính có công suất nhỏ hơn 25 Kw được bố trí trong buồng máy hở hoặc trên vách đuôi (xem 2.1.2-1) của tàu thuộc nhóm thiết kế C2, C3 có thể không cần trang bị hệ thống điều khiển từ xa hay hệ thống tự động điều khiển từ xa.

2.4.8 Hệ thống tự động điều khiển từ xa máy chính có thể hoạt động được từ buồng lái phải được thiết kế sao cho cung cấp một tín hiệu báo động trong trường hợp bị lỗi. Hệ thống phải có khả năng, tốc độ và chiều lực đẩy được định phải được duy trì không đổi tới khi tín hiệu được truyền tới trạm điều khiển tại chỗ. Trong các yếu tố, việc mất nguồn cung cấp (điện, khí lực, thủy lực) không được ảnh hưởng đáng kể đến công suất động cơ chính hay thay đổi chiều quay chân vịt.

Trong trường hợp điều khiển từ xa sử dụng liên kết cơ khí, không cần trang bị báo động lỗi của hệ thống điều khiển từ xa.



2.4.9 Trạm điều khiển trên buồng lái của máy chính và chân vịt, với bất kỳ loại thiết bị điều khiển từ xa nào, phải trang bị như sau:

1 Điều khiển hoạt động của động cơ chính và chân vịt. Hệ thống bao gồm chân vịt biến bước, chân vịt trục đứng và các loại chân vịt tương tự, buồng lái chỉ cần trang bị phương tiện để điều khiển từ xa cho chân vịt.

2 Thiết bị chỉ báo của:

Tốc độ và chiều quay của trục chân vịt, nếu là chân vịt bước cố định; Tốc độ trục chân vịt và vị trí cánh chân vịt, nếu là chân vịt biến bước; Tốc độ động cơ chính, nếu hệ động lực được trang bị ly hợp.



3 Các thiết bị chỉ báo thể hiện khả năng sẵn sàng hoạt động của động cơ chính và hệ thống điều khiển từ xa.

4 Các thiết bị chỉ báo thể hiện trạm nào việc điều khiển đang hoạt động.

5 Các thiết bị thông tin liên lạc phải phù hợp với mục 2.4.17.

6 Thiết bị dừng khẩn cấp máy chính độc lập với hệ thống điều khiển từ xa. Nếu li hợp được trang bị cho việc tách máy chính ra khỏi chân vịt thì có thể chấp nhận nó nếu việc tách li hợp được điều khiển hiệu quả từ buồng lái.

7 Thiết bị xóa bỏ việc bảo vệ tự động phải bao phủ toàn bộ dải thông số, trừ khi các thông số đó bị vượt quá sẽ gây hư hỏng nghiêm trọng, lỗi hệ thống hoặc gây nổ.

8 Việc chỉ báo cho hoạt động xóa bỏ đó, báo động hoạt động của các thiết bị bảo vệ và dừng sự cố.

9 Báo động áp suất khí khởi động thấp, được đặt ở mức áp suất cho phép đủ ba lần khởi động động cơ chính để hoạt động.

10 Báo động áp suất dầu thấp nhất của hệ thống điều khiển bước chân vịt, báo động quá tải khi động cơ chính lai chân vịt biến bước.

2.4.10 Các trạm điều khiển trên buồng lái, với động cơ lắp ngoài tàu và động cơ chính được lắp đặt cố định trong buồng máy hở được điều khiển từ xa với việc sử dụng liên kết cơ khí, phải trang bị như sau:

1 Hệ thống điều khiển hoạt động của động cơ chính và chân vịt.

2 Các thiết bị chỉ báo cho:

Tốc độ trục chân vịt hoặc tốc độ động cơ chính;

Tốc độ trục chân vịt và vị trí cánh chân vịt nếu là chân vịt biến bước.

3 Các thiết bị chỉ báo để hiển thị các thông số của động cơ chính và hệ thống điều khiển từ xa sẵn sàng cho hoạt động.

4 Thiết bị dừng khẩn cấp động cơ chính. Nếu khớp ly hợp được trang bị cho việc tách động cơ chính ra khỏi chân vịt, điều đó được chấp nhận khi việc tách rời khẩn cấp ở khớp đó có hiệu quả.

2.4.11 Việc bố trí thiết bị dừng sự cố động cơ chính và thiết bị xóa bỏ hệ thống bảo vệ phải được lắp đặt sao cho ngăn chặn được các hoạt động sơ suất.

2.4.12 Khi hệ thống điều khiển từ xa đang hoạt động, phải trang bị phương tiện điều khiển tại chỗ của động cơ chính và chân vịt.

Tuy nhiên, khi liên kết cơ khí được trang bị cho hệ thống điều khiển từ xa, thì việc điều khiển tại chỗ có thể bỏ qua.

Trạm điều khiển tại chỗ của động cơ chính phải được trang bị các dụng cụ được chỉ ra ở 3.2.3.

2.4.13 Điều khiển từ xa động cơ chính và chân vịt phải được thực hiện chỉ từ một trạm điều khiển. Việc chuyển tín hiệu điều khiển giữa buồng lái và buồng động cơ phải thực hiện chỉ ở buồng động cơ.

2.4.14 Các động cơ chính phải được điều khiển từ xa từ buồng lái bởi các bộ điều khiển riêng cho từng chân vịt, với toàn bộ các chế độ hoạt động được điều khiển tự động, bao gồm các thiết bị ngăn ngừa quá tốc và ngăn ngừa việc hoạt động liên tục của động cơ chính trong dải vòng quay tới hạn. Hệ thống bao gồm 2 phần tử điều khiển có thể được sử dụng cho các chân vịt biến bước.

2.4.15 Thao tác cho chế độ hoạt động của động cơ chính phải được thực thi tại buồng lái, bao gồm việc đảo chiều máy chính từ chế độ tiến toàn tải trong trường hợp sự cố, phải được điều khiển tự động trong khoảng thời gian có thể chấp nhận cho từng động cơ chính. Chế độ hoạt động này của động cơ chính phải được chỉ báo ở trạm điều khiển tại chỗ của động cơ chính.

2.4.16 Tất cả các thiết bị chỉ bảo, loại trừ nhiệt kết bằng chất lỏng, phải được kiểm tra bởi người có chuyên môn được Đăng kiểm chấp nhận.

Độ sai lệch của đồng hồ đo tốc độ phải nằm trong khoảng ±2,5%. Trong dải vòng quay tới hạn, độ sai lệch không được vượt quá ±2%, và dải vòng quay đó phải được đánh dấu bằng màu sáng rõ trên đồng hồ tốc độ hay bằng cách khác tương tự.



2.4.17 Phương tiện thông tin liên lạc

1 Với các tàu thuộc nhóm thiết kế A, A1, A2 và B, khi trạm điều khiển tại chỗ sẵn sàng hoạt động, ít nhất hai phương tiện độc lập phải được trang bị cho việc liên lạc thông tin mệnh lệnh từ buồng lái đến vị trí máy chính hay trạm điều khiển máy chính, từ đó tốc độ và chiều lực đẩy của chân vịt được điều khiển bình thường.

Một trong các phương tiện phải hiển thị được thông tin về mệnh lệnh và sự đáp lại ở cả hai vị trí buồng lái và buồng máy và phải kèm các tín hiệu âm thanh rõ ràng ở không gian buồng máy hay trạm điều khiển khi máy làm việc và phải khác biệt với các tín hiệu âm thanh khác trong buồng máy.



2 Với các tàu thuộc nhóm thiết kế C, C1, C2 và C3, khi trạm điều khiển tại chỗ sẵn sàng hoạt động, một phương tiện phải được trang bị cho việc liên lạc thông tin mệnh lệnh từ buồng lái đến vị trí máy chính hay trạm điều khiển máy chính, từ đó tốc độ và chiều lực đẩy của chân vịt được điều khiển bình thường. Phương tiện đó phải hiển thị được thông tin về mệnh lệnh và sự đáp lại ở cả hai vị trí buồng lái và buồng máy và phải kèm các tín hiệu âm thanh rõ ràng ở không gian buồng máy hay trạm điều khiển khi máy làm việc và phải khác biệt với các tín hiệu âm thanh khác trong buồng máy.

2.5 Buồng máy

2.5.1 Buồng máy kín

1 Một vách kín nước thỏa mãn yêu cầu ở 2.2.2 và 2.3, Phần 10 được sử dụng để cách ly với buồng máy với không gian liền kề khác.

2 Máy chính và máy phụ phải được bố trí sao cho trong buồng máy có một lối đi từ trạm điều khiển và sàn công tác tới phương tiện. Chiều rộng lối đi đó không được nhỏ hơn 500 mm theo suốt chiều dài.

3 Chiều rộng thang và chiều rộng cửa của phương tiện thoát nạn không được nhỏ hơn 500 mm.

4 Phương tiện thoát nạn từ buồng máy phải dẫn tới các khu vực sẵn sàng có lối đi tới boong hở.

Xưởng cơ khí, các không gian chứa thiết bị nhiên liệu, nồi hơi, trang thiết bị kiểm tra… quây kín trong không gian buồng máy phải có lối thoát vào không gian này.

Buồng điều khiển máy và không gian chứa bảng điện chính được quây kín trong buồng máy phải có phương tiện thoát nạn riêng biệt cho không gian đấy, ngoài lối đi vào buồng máy.

Trong trường hợp buồng động cơ nhỏ (không lớn hơn 30 m2), hoặc khi lối thoát từ các không gian này gần với lối thoát buồng máy (không quá 5 m), một phương tiện thoát nạn riêng biệt có thể bỏ qua nếu được sự đồng ý của Đăng kiểm.

Nếu hai không gian buồng máy liền kề có các cửa thông và trong mỗi không gian có một phương tiện thoát nạn có thành quây, thì các phương tiện thoát nạn này phải được đặt ở hai mạn tàu.

Phương tiện thoát nạn thứ hai không cần bố trí khi:

(1) Từ các buồng máy có diện tích không lớn hơn 25 m2 nếu phương tiện thoát nạn của không gian ấy không dẫn tới buồng máy liền kề hoặc khu vực sinh hoạt;

(2) Từ các không gian máy phụ được quây kín trong không gian buồng máy có trang bị hai phương tiện thoát nạn;

(3) Từ các buồng điều khiển động cơ nơi mà bảng điện chính được lắp đặt;

(4) Từ các không gian không chứa thiết bị đốt dầu.



5 Tất cả các cửa cũng như các nắp đóng lỗ khoét chòi boong và cửa lấy sáng có thể được dùng như là phương tiện thoát nạn từ không gian buồng máy, phải có khả năng mở được và đóng được từ cả hai phía bên trong và bên ngoài. Các nắp đóng của lỗ khoét chòi boong và cửa lấy sáng phải được ghi rõ tải trọng cho phép để ngăn chặn bất cứ lực nào tác động lên nó.

6 Việc thông gió cho các không gian buồng máy kín phải tuân theo các yêu cầu ở 4.9.

7 Các phần chuyển động của máy móc và các thiết bị phải được che chắn.

8 Các tấm sàn trong buồng máy có thể tháo được phải được làm bằng các tấm kim loại có gân. Các tấm đấy phải được lắp đặt vững chắc trên các khung đỡ đặc biệt hoặc trên các cơ cấu sườn vỏ và có các chi tiết siết chặt để ngăn chặn sự xê dịch ra khỏi vị trí của nó trong trường hợp tàu bị nghiêng và chúi quá lớn và phải có bề mặt chống trượt. Tất cả các phần chuyển động của máy móc và các thiết bị có thể tạo ra sự nguy hiểm cho người phải được bảo vệ bằng tay vịn hoặc che chắn.

2.5.2 Các buồng máy hở (khu vực điều khiển, buồng mô tơ)

1 Trên các tàu mà vỏ được làm bằng vật liệu không cháy, kết cấu bao quanh không gian buồng máy lắp động cơ đốt trong cố định phải được bảo vệ bằng vật liệu không cháy và thép tấm.

2 Các đà ngang phía trước hoặc phía sau động cơ phải là kín nước và tạo thành một cái khay gom nước. Mép trên của đà ngang kín nước tạo thành không gian động cơ phải cao hơn 150 mm so với chiều cao đà ngang buồng máy liền kề phía bên ngoài.

Các khay phải được lắp bên dưới các két dầu đốt, can chứa dầu, bầu lọc, phụ tùng và tất cả các cụm thiết bị của hệ thống dầu đốt mà ở đó sự rò rỉ dầu có thể xảy ra.




tải về 5.17 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   30   31   32   33   34   35   36   37   ...   58




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương