Qcvn 81: 2014/bgtvt


Ấn định mạn khô tối thiểu



tải về 5.17 Mb.
trang33/58
Chuyển đổi dữ liệu06.07.2016
Kích5.17 Mb.
#38
1   ...   29   30   31   32   33   34   35   36   ...   58

6.3 Ấn định mạn khô tối thiểu

6.3.1 Điều kiện ấn định mạn khô

1 Thiết kế và bố trí của tàu phải ngăn được nước ngập các khoang hoặc hạn chế hậu quả của việc ngập trong điều kiện hoạt động bình thường ở vùng hoạt động của tàu.

Tới mức có thể, tàu phải có các vách kín nước để đảm bảo việc phân khoang hữu hiệu, cũng như là tàu phải có các hệ thống phù hợp để thoát nước các khoang.



2 Thiết kế các thượng tầng và thành quây miệng hầm trên boong mạn khô phải thỏa mãn các yêu cầu ở Phần 2.

3 Chiều cao thành quây của không gian kín nằm ở bất kỳ phần nào của thân tàu phải tương ứng với chiều cao quy định ở Chương 9, Phần 3.

4 Cửa của thượng tầng kín và nắp của lối đi xuống không gian bên trong thân tàu phải thỏa mãn các yêu cầu ở Chương 9, Phần 3.

5 Thiết kế cửa húp lô, cửa sổ và cửa lấy sáng phải thỏa mãn các yêu cầu ở Chương 9, Phần 3.

6 Mạn khô không được nhỏ hơn giá trị yêu cầu ở 6.4.3.

7 Mạn khô tối thiểu đối với tàu kiểu C phải được ấn định không nhỏ hơn giá trị trong bảng quy định ở 6.4.1; trong trường hợp này, không được giảm chiều cao điểm vào nước xác định ở 6.4.2 và 6.4.3.

8 Mạn khô tối thiểu đối với tàu kiểu E phải được ấn định không nhỏ hơn chiều cao điểm vào nước xác định ở 6.4.2 và 6.4.3.

9 Mạn khô tối thiểu đối với tàu kiểu A, B và D có thể được lấy không nhỏ hơn giá trị tính theo bảng, có tính đến các yêu cầu ở 6.3.2 và 6.3.3; trong trường hợp này, không được giảm chiều cao điểm vào nước xác định theo 6.4.2 và 6.4.3.

6.3.2 Mạn khô của tàu thuộc nhóm thiết kế A, A1, A2 và B.

1 Mạn khô được ấn định cho tàu thỏa mãn các yêu cầu trong Quy chuẩn này phải không nhỏ hơn giá trị theo Bảng 6.4.1.

2 Mạn khô theo bảng phải được tăng theo các giá trị hiệu chỉnh quy định ở từ 6.3.2.3 tới 6.3.2.5.

3 Hiệu chỉnh theo chiều cao mạn

Nếu chiều cao mạn thiết kế D lớn hơn LWL/15, mạn khô theo bảng phải được tăng thêm một giá trị tính như sau, mm:

(D - LWL/15)LWL/0,48

Nếu D nhỏ hơn LWL/15 thì mạn khô cũng không được giảm.



4 Hiệu chỉnh theo chiều cao miệng quầy

Mạn khô theo bảng có thể tăng nếu chiều cao của thậm chí chỉ một thành quây miệng khoét mặt boong mà dẫn tới các không gian được coi là độc lập khi tính toán tính ngập của tàu nhỏ hơn giá trị quy định trong Quy chuẩn này.

Lượng tăng cho mạn khô theo bảng được tính theo công thức sau:

f = hH - hA

Trong đó:

hH - hA là chênh lệch lớn nhất giữa chiều cao thành quây theo yêu cầu và thực tế.



5 Hiệu chỉnh cho góc mép boong nhúng nước

Góc mép boong nhúng nước là góc được đo tại mặt cắt giữa tàu giữa đường nước và đường thẳng nối giao điểm của đường nước và đường tâm tàu với điểm tại mạn tàu ứng với chiều cao mạn thiết kế.

Bất kể các quy định ở 6.3.2-1, 6.3.2-3 và 6.3.2-4, mạn khô của tàu vui chơi giải trí phải sao cho góc mép boong nhúng nước phải ít nhất bằng 12o đối với tàu có chiều dài nhỏ hơn 15 m và ít nhất bằng 6o đối với tàu có chiều dài bằng 24 m. Các giá trị trung gian phải được xác định bằng phương pháp nội suy bậc nhất.

6 Chiều cao tối thiểu mũi tàu

(1) Chiều cao tối thiểu mũi tàu được xác định là khoảng cách thẳng đứng tại đường vuông góc mũi, đo giữa đường nước ứng với mạn khô được ấn định tại độ chúi thiết kế lớn nhất ở mũi tàu và mặt trên của boong hở tại mạn tàu. Giá trị này phải không nhỏ hơn, mm:

56L (1 - 0,002LWL)

(2) Phần kéo dài của đường cong dọc hoặc thượng tầng mà được lấy là chiều cao mũi tàu và được quy định ở 6.3.2.6.1 phải thỏa mãn các yêu cầu tương ứng ở 6.3.2-6(5) hoặc 6.3.2-6(6);

(3) Bất kể yêu cầu ở 6.3.2-6(1), “mạn khô được bảo vệ” tối thiểu được đo tương tự như chiều cao mũi tàu ở 6.3.2-6(1), nhưng mà đo tới mặt trên của mạn giả hoặc tấm chắn, phải không nhỏ hơn 0,1LWL;

(4) Nếu chiều cao mũi theo yêu cầu của “mạn khô được bảo vệ” được đảm bảo bởi mạn chắn sóng hoặc vành chắn thì mạn chắn sóng hay vành chắn đó phải kéo dài từ mũi tới điểm nằm sau đường vuông góc mũi một đoạn không nhỏ hơn 0,1LWL;

(5) Phần kéo dài của độ cong dọc mà được tính là chiều cao tối thiểu mũi tàu và được quy định ở 6.3.2-6(1) phải không nhỏ hơn 0,15LWL tính từ đường vuông góc mũi. Trong trường hợp này, mọi điểm trên đường cong dọc thực tế phải nằm ở vị trí không thấp hơn đường pa ra bôn mà có gốc ở từ vị trí 0,15LWL phía sau đường vuông góc mũi tới đường thẳng đi qua điểm ứng với độ cong dọc thực tế tại giữa chiều dài tàu và điểm nằm trên đường vuông góc mũi mà tương ứng với chiều cao tối thiểu mũi tàu;

(6) Chiều dài của thượng tầng mà được coi là chiều cao mũi tàu và được quy định ở 6.3.2-6(1) phải không nhỏ hơn 0,07LWL tính từ đường vuông góc mũi về phía sau. Thượng tầng đó phải kín.



7 Chiều cao tối thiểu đuôi tàu

(1) Chiều cao tối thiểu đuôi tàu mà được xác định tương tự như ở 6.3.2-6(1), nhưng tại đường vuông góc lái với độ chúi đuôi thiết kế lớn nhất phải không nhỏ hơn một nửa chiều cao mũi xác định theo 6.3.2-6(1);

(2) Khi chiều cao đuôi tàu như quy định ở 6.3.2-7(1) được đảm bảo bởi đường cong dọc hoặc thượng tầng thì chiều dài của đường cong dọc hoặc thượng tầng phải không nhỏ hơn một nửa giá trị được quy định tương ứng ở 6.3.2-6(5) và 6.3.2-6(6).

6.3.3 Mạn khô của những tàu thuộc nhóm thiết kế C, C1, C2 và C3

1 Mạn khô mà được ấn định cho tàu thỏa mãn các yêu cầu trong Quy chuẩn này và không có thượng tầng kín nước phải không nhỏ hơn giá trị cho trong Bảng 4/6.4.1.

2 Chiều cao mũi đối với tàu thuộc nhóm thiết kế C và C1 có kiểu A, B hoặc D phải ít nhất bằng 500 mm và chiều cao đuôi tàu phải không nhỏ hơn mạn khô tối thiểu ở giữa tàu.

Chiều cao mũi và đuôi đối với tàu thuộc nhóm thiết kế C và C1 có kiểu C hoặc E phải được xác định phù hợp với các yêu cầu đã nêu ở 6.3.2-6 và 6.3.2-7.



3 Không bắt buộc phải tăng mạn khô phía trước và phía sau đối với tàu thuộc nhóm thiết kế C2, C3 và D có kiểu A, B hoặc D.

Chiều cao mũi trong phạm vi LH/3 đối với tàu thuộc nhóm thiết kế C2, C3 và D có kiểu C hoặc E phải được tăng như Hình 4/6.3.3-3.





Hình 4/6.3.3-3 - Tăng mạn khô theo yêu cầu (1- Đường nước; 2- Mạn khô tối thiểu)

4 Mạn khô đối với tàu thuộc nhóm thiết kế C2, C3 và D mà thỏa mãn các yêu cầu ở 3.3 thì có thể được giảm cục bộ 20% trong vùng lắp đặt máy bên ngoài tàu.

6.4 Giá trị mạn khô theo bảng và chiều cao điểm vào nước

6.4.1 Giá trị mạn khô theo bảng F0 được xác định theo Bảng 4/6.4.1 tùy thuộc vào nhóm thiết kế và kiểu tàu.

Bảng 4/6.4.1 Bảng trị số mạn khô

Đặc điểm của tàu

Giá trị F0, mm

Nhóm thiết kế

Kiểu

Chiều dài LH, m

A

A1

A2

B

C

C1

C2

C3

D

A

24

500

400

300

250

200

150

100

20

-

375

15

-

340

≤ 10

-

B

24

500

400

400

400

235

180

160

120

100

20

-

375

375

375

15

-

340

340

 10

-

C

Bất kỳ

Không hoạt động

1000

600

300

100

D

Bất kỳ

Không hoạt động

400

300

250

200

100

E

Bất kỳ

Không hoạt động

1900

1000

500

400

Chú ý: Giá trị trung gian của F0 được xác định bằng phương pháp nội suy bậc nhất.

6.4.2 Chiều cao điểm vào nước được xác định theo Bảng 4/6.4.2 và 4/6.4.3 phụ thuộc vào nhóm thiết kế và kiểu tàu, cũng như là phụ thuộc vào vị trí của các thiết bị đóng kín trên thân tàu và thượng tầng nêu ở 9.1, Phần 3.

Bảng 4/6.4.2 Chiều cao điểm vào nước

Kiểu tàu

Chiều cao điểm vào nước, mm

Nhóm thiết kế

A

A1

A2

B

C

C1

C2

C3

D

C

Không hoạt động

1200

1000

500

250

D

Không hoạt động

800

700

600

300

200

6.4.3 Chiều cao điểm vào nước xác định theo 6.4.2 phải được tăng lên giá trị cho trong Bảng 4/6.4.3 và giá trị nêu trong tiêu chuẩn ISO 12217-1:2002, ISO 12217-2:2002 và ISO 12217-3:2002 phụ thuộc vào kiểu kết cấu tàu, chiều dài và nhóm thiết kế.

Bảng 4/6.4.3 Chiều cao điểm vào nước

Chiều dài tàu LH < 4,8 m

Nhóm thiết kế

Kiểu tàu

Chiều cao điểm vào nước, m

C1 và C2

Bất kỳ

 0,30 m

C3 và D

A và B

LH/20, nhưng ít nhất phải bằng 0,20 m

Bất kỳ

 0,20 m

Chiều dài tàu 4,8 ≤ LH < 6,0 m

Nhóm thiết kế

Kiểu tàu

Chiều cao điểm vào nước, m

C1 và C2

A, B

LH/17, nhưng ít nhất phải bằng 0,30 m

D

LH/15 đối với tàu có máy cố định, và ít nhất 0,3 m đối với các loại khác

C, E

LH/12

C3 và D

A, B

LH/20

D

LH/15 đối với tàu có máy cố định, và LH/24 đối với các loại khác

C, E

LH/14, nhưng ít nhất phải bằng 0,40 m

D

C, E

 0,40 m

Tàu buồm có chiều dài LH  6 m

Nhóm thiết kế

Kiểu tàu

Chiều cao điểm vào nước, m

A, A1, A2 và B

A, B

LH/17

C

A, B, D

LH/17

C1

A, B

LH/17, nhưng không cần lớn hơn 0,75 m

D

LH/17, nhưng không cần lớn hơn 0,90 m

C

LH/17

C2

A, B, D

LH/17, nhưng không cần lớn hơn 0,70 m

C, E

LH/17

C3

A, B, D

LH/17, nhưng không cần lớn hơn 0,40 m

C, E

LH/17, nhưng ít nhất phải bằng 0,70 m

D

Bất kỳ

LH/17, nhưng ít nhất phải bằng 0,40 m

Tàu không phải là tàu buồm có chiều dài LH  6 m

Nhóm thiết kế

Kiểu tàu

Chiều cao điểm vào nước, m

A, A1, A3 và B

A, B

LH/17

C

A, B, D

LH/17

C1

C

LH/12, nhưng không cần lớn hơn 1,30 m

A, B, D

LH/17, nhưng không cần lớn hơn 0,75 m

A, B, D

LH/20, nhưng không cần lớn hơn 0,75 m nếu chiều cao điểm vào nước và góc vào nước được xác định từ đường nước ứng với lượng chiếm nước bằng 133 phần trăm giá trị lớn nhất cho phép

C2

E

LH/10, nhưng không cần lớn hơn 1,30 m

C

LH/12, nhưng không cần lớn hơn 1,20 m

A, B, D

LH/17, nhưng không cần lớn hơn 0,75 m

A, B, D

LH/20, nhưng không cần lớn hơn 0,75 m nếu chiều cao điểm vào nước và góc vào nước được xác định từ đường nước ứng với lượng chiếm nước bằng 133 phần trăm giá trị lớn nhất cho phép

C3

E

LH/20, nhưng không cần lớn hơn 0,75 m

C

LH/20, nhưng không cần lớn hơn 0,60 m

A, B, D

LH/20, nhưng không cần lớn hơn 0,40 m

A, B, D

LH/24, nhưng không cần lớn hơn 0,40 m nếu chiều cao điểm vào nước và góc vào nước được xác định từ đường nước ứng với lượng chiếm nước bằng 133 phần trăm giá trị lớn nhất cho phép

D

Bất kỳ

LH/20, nhưng không cần lớn hơn 0,40 m

A, B, D

LH/24, nhưng không cần lớn hơn 0,40 m nếu chiều cao điểm vào nước và góc vào nước được xác định từ đường nước ứng với lượng chiếm nước bằng 133 phần trăm giá trị lớn nhất cho phép

6.4.4 Đối với tàu thuộc nhóm thiết kế C, C1, C2, C3 và D thì cho phép làm lỗ hở thông với biển trong phạm vi 1/4 phía sau của chiều dài LH với tổng diện tích không lớn hơn 50LH2, mm2, và có chiều cao so với đường nước tải trọng bằng ít nhất 75% giá trị quy định ở 6.4.3.

6.4.5 Chiều cao điểm vào nước của tàu buồm lấy đối với hộp kiểu hở chứa vây giữa đáy, vây đáy kiểu thả, và vây đáy nâng lên được phải không nhỏ hơn một nửa giá trị tối thiểu quy định ở 6.4.3.

6.5 Thước nước

6.5.1 Thước nước phải được chia nhỏ tới ít nhất là đề-xi-mét. Thước nước phải được đánh dấu bằng sơn có màu nhìn thấy được rõ ràng, có các thang đo với màu xen kẽ nhau. Thước nước phải đọc được tại tất cả các mớn nước có thể xảy ra trong quá trình tàu hoạt động.

Thước nước phải có trên những tàu có chiều dài lớn hơn 6,0 m.

Thước nước trên những tàu có chiều dài lớn hơn 15,0 m phải có ở phía mũi và phía lái của tàu.

Thước nước trên những tàu có chiều dài 12,0 m phải được hàn lên trên thân hoặc sử dụng những biện pháp khác được Đăng kiểm chấp nhận nhằm đảm bảo độ bền của thước nước.



Phần 5

HỆ THỐNG MÁY TÀU

Chương 1

QUY ĐỊNH CHUNG

1.1 Phạm vi áp dụng

1.1.1 Các yêu cầu của Phần này của Quy chuẩn áp dụng cho việc lắp đặt hệ thống máy, hệ thống máy, chân vịt, các hệ thống đường ống và thiết bị phụ được lắp đặt trên tàu.

1.1.2 Việc áp dụng các yêu cầu của phần này được đưa ra ở các chương tương ứng: “Lắp đặt hệ thống máy”, “Hệ thống máy”, “Hệ thống đường ống và thiết bị phụ”.

1.2 Định nghĩa/Giải thích

1.2.1 Các định nghĩa và giải thích của các thuật ngữ chung được đưa ra trong Mục I của Quy chuẩn.

Trong phần này của Quy chuẩn, các định nghĩa và giải thích sau đây được sử dụng.



1 Các phụ kiện là các thiết bị dừng, thiết bị điều chỉnh và các thiết bị khác được dự định cho việc điều khiển sự phân phối, điều chỉnh lượng tiêu thụ hay các thông số khác của công chất bằng cách đóng toàn bộ hay một phần tiết diện dòng chảy.

2 Máy phụ là các máy cần thiết phục vụ cho hoạt động của máy chính, cung cấp điện năng hay các loại năng lượng khác cho tàu, cũng như sự vận hành của các hệ thống và việc bố trí lắp đặt phải được giám sát bởi Đăng kiểm.

3 Phương tiện lái phụ chủ động là một cụm thiết bị đẩy và lái tàu đảm bảo cho việc đẩy và lái tàu ở tốc độ chậm hoặc lái tàu ở trạng thái dừng, khi tàu được trang bị thiết bị đẩy và lái tàu chính, và được sử dụng kết hợp phương tiện chính hoặc là sử dụng như thiết bị sự cố.

4 Lối ra là các lỗ khoét trên boong hoặc vách có cửa đóng và được dự định cho việc đi lại của con người.

5 Phương tiện thoát nạn là một lối thoát từ khu vực thấp nhất của sàn trong không gian buồng máy tới lối ra của không gian đó.

6 Động cơ chính là các máy được dự định cho việc lai chân vịt.

7 Máy chính là các máy móc của hệ động lực đẩy.

8 Phương tiện lái chính chủ động là một cụm thiết bị đẩy và máy lái thuộc hệ động lực đẩy.

9 Động cơ ngoài tàu là máy chính được lắp đặt phía trên vách đuôi của tàu.

10 Điều khiển từ xa là việc thay đổi tốc độ và điều khiển vòng quay cũng như việc khởi động hay tắt máy từ một vị trí xa máy.

11 Buồng động cơ là một không gian máy dự định cho việc đặt động cơ chính. Trong trường hợp tàu trang bị hệ động lực động cơ điện lai thì buồng này là buồng máy phát điện chính.

12 Buồng máy là các không gian có chứa máy chính, hệ trục, nồi hơi, động cơ đốt trong, máy phát điện và các động cơ điện lớn khác, hệ thống thông gió và hệ thống điều hòa không khí, động cơ máy lái và các không gian tương tự.

13 Trạm điều khiển tại chỗ là các trạm điều khiển được lắp đặt các thiết bị điều khiển, thiết bị chỉ báo, các thiết bị thông tin (nếu cần thiết) để phục vụ cho việc điều khiển, được đặt gần hoặc ngay trên động cơ.

14 Ứng suất dao động xoắn là ứng suất do mô men thay đổi, nó được cộng hưởng với mô men chính.

15 Thiết bị là tất cả các loại như là bầu lọc, bầu trao đổi nhiệt, các két và các thiết bị khác đảm bảo cho việc hoạt động bình thường của hệ thống máy tàu.


tải về 5.17 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   29   30   31   32   33   34   35   36   ...   58




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương