Qcvn 81: 2014/bgtvt



tải về 5.17 Mb.
trang17/58
Chuyển đổi dữ liệu06.07.2016
Kích5.17 Mb.
#38
1   ...   13   14   15   16   17   18   19   20   ...   58

4.2.8 Kết cấu két

1 Chiều dày các tấm quây vách được xác định theo Hình 2/4.2.1-1(1), 4.2.1-1(2) và 2/4.2.1-1(3) tùy thuộc vào mô men uốn cho phép mperm được cho trong Bảng 2/4.2.7-1. Trong trường hợp này, khoảng cách tới đỉnh của ống thông hơi được lấy thay cho chiều cao lớn nhất của vách cho trong Bảng 2/4.2.7-1 (xem thêm quy định 4.2.7-2).

2 Các phần tử kết cấu đỡ chính phải có kích thước phù hợp với Bảng 2/4.2.8-2.

Bảng 2/4.2.8-2 Xác định quy cách của phần tử kết cấu đỡ chính

Chiều cao cột nước, m

Mô đun chống uốn tiết diện của mặt cắt dạng hộp kín, cm3, với khoảng cách phần tử kết cấu là 400 mm và chiều dài nhịp bằng, m

0,50

0,75

1,00

1,25

2,00

10

25

50

70

2,50

15

30

60

85

3,00

20

40

70

100

3,50

25

45

80

120

4,00

30

50

90

140

4,50

35

55

100

160

5,00

40

65

110

175

Chú ý:

1. Trong Bảng này, quy cách của mặt cắt dạng hộp kín đã được xác định. Vật liệu được sử dụng là chất dẻo cốt sợi thủy tinh trên nền tảng tấm sợi băm (loại I2). Nếu sử dụng mặt cắt chữ T có bản cánh làm bằng chất dẻo cốt sợi thủy tinh loại III3 thì mô đun chống uốn tiết diện có thể được giảm ba lần;

2. Mô đun chống uốn tiết diện là quy định cho khoảng cách phần tử kết cấu là 400 mm. Đối với các khoảng cách phần tử kết cấu khác thì mô đun chống uốn tiết diện thay đổi tỷ lệ với tỷ số khoảng cách phần tử kết cấu thực, mm/400;

3. Chiều cao cột nước thiết kế được đo từ giữa chiều dài của nẹp hoặc là từ đỉnh két tới đỉnh của ống thông hơi;

4. Nhịp của nẹp được đo từ đáy tới đỉnh két. Nhịp của xà được đo giữa các mặt bên của két hoặc giữa một mặt bên và vách chắn.


3 Chiều dày của tấm sống hông trong khu vực két đáy đôi phải bằng chiều dày của tấm vỏ tại khu vực đó.

4 Biên và đỉnh két có thể được làm bằng chất dẻo cốt sợi thủy tinh loại I2, II2 or V2.

Nên sử dụng lỗ người chui ở trên nóc két có thiết kế như trong Hình 2/4.2.8-6.





a- Khoảng cách tối thiểu tính từ mép tới bu lông, a ≥ 3d (trong đó, d là đường kính bu lông); h- Chiều cao để lắp đặt bu lông hoặc đai ốc; a1 ≥ 1,5 mm

Chú ý: Bu lông phải được đặt cách nhau không lớn hơn 4d.

Hình 2/4.2.8-6 Cấu tạo của lỗ người chui vào két

5 Két dầu nhiên liệu làm bằng chất dẻo cốt sợi thủy tinh phải được trang bị thiết bị nối đất đã được Đăng kiểm duyệt nhằm giải phóng tĩnh điện.

6 Kết cấu của lỗ người chui và nắp két phải đảm bảo tính kín nước của két.

7 Phần tử kết cấu đỡ chính bên trong két phải có lỗ thông thủy và lỗ thông khí.

4.2.9 Thượng tầng và lầu

1 Mặt ngoài của thượng tầng mà được kéo dài từ mạn của tàu thì phải đảm bảo liền mạch với tấm mạn thân tàu. Chiều dày của tấm mạn thượng tầng phải bằng chiều dày của tấm mạn tàu. Việc giảm chiều dày từ tấm mép mạn tới tấm mạn thượng tầng phải phù hợp với Bảng 2/4.2.2-1.

2 Mạn của thượng tầng mà không ra đến mạn của tàu và mạn của lầu thì có thể làm bằng kết cấu một lớp hoặc kết cấu nhiều lớp. Vật liệu sử dụng cho kết cấu thượng tầng và lầu là chất dẻo cốt sợi thủy tinh trên nền tảng tấm sợi băm hoặc tấm sợi thô (loại I2 hoặc II2). Phần tử kết cấu đỡ chính phải được làm bằng chất dẻo cốt sợi thủy tinh loại I2.

3 Thượng tầng và lầu làm bằng kết cấu hai lớp phải được Đăng kiểm xem xét đặc biệt.

4 Chiều dày của lõi bọt nhựa của kết cấu nhiều lớp phải từ 30 đến 50 mm. Tỷ khối trung bình của bọt nhựa dùng trong kết cấu mạn thượng tầng phải không nhỏ hơn 100 kg/m3 và không lớn hơn 200 kg/m3.

5 Chiều dày tấm của vách mút thượng tầng, cũng như là chiều dày tấm của vách biên và mạn của lầu phải được lấy theo Bảng 2/4.2.9-5(1) đối với kết cấu một lớp và theo Bảng 2/4.2.9-5(2) đối với kết cấu nhiều lớp.

Bảng 2/4.2.9-5(1) Vách mút và vách biên của thượng tầng và lầu làm bằng kết cấu một lớp, khoảng cách phần tử kết cấu bằng 400 mm

Chiều dài tàu, m

Chiều dày tấm, mm

5

4

10

6

15

8

20

10

24

10

Chú ý:

1. Đối với các khoảng cách phần tử kết cấu khác, chiều dày thay đổi tỷ lệ với tỷ số khoảng cách phần tử kết cấu thực, mm/400, nhưng không được lấy chiều dày nhỏ hơn 4 mm;

2. Vật liệu được sử dụng là chất dẻo cốt sợi thủy tinh trên nền tảng tấm sợi băm (loại I2);

Đối với các chiều dài trung gian của tàu, chiều dày được xác định bằng phương pháp nội suy bậc nhất.




Bảng 2/4.2.9-5(2) Vách mút và vách biên của thượng tầng và lầu làm bằng kết cấu nhiều lớp với chiều dày lõi bằng 30 đến 50 mm, khoảng cách phần tử kết cấu bằng 800 mm

Chiều dài tàu, m

Chiều dày tấm, mm

Bên ngoài

Bên trong

5

3

2,5

10

4

3

15

7

3,5

20

8

4

24

8

4

Chú ý: Đối với các khoảng cách phần tử kết cấu khác, chiều dày của tấm bên ngoài biến đổi tỷ lệ theo tỷ số khoảng cách phần tử kết cấu thực, mm/800, nhưng không được lấy chiều dày nhỏ hơn 3 mm.

6 Nẹp vách biên và vách mút của thượng tầng và lầu phải có kích thước phù hợp với Bảng 2/4.2.9-6(1) đối với kết cấu một lớp và Bảng 2/4.2.9-6(2) đối với kết cấu nhiều lớp.
Bảng 2/4.2.9-6(1) Nẹp của thượng tầng và lầu làm bằng kết cấu một lớp, khoảng cách phần tử kết cấu bằng 400 mm

Nhịp của nẹp, m

Mô đun chống uốn tiết diện của mặt cắt dạng hộp kín, cm3

Nhịp của nẹp, m

Mô đun chống uốn tiết diện của mặt cắt dạng hộp kín, cm3

1,0

18

1,8

53

1,2

25

2,0

74

1,4

38

2,2

90

1,6

49

2,4

105

Chú ý:

1. Đối với các khoảng cách phần tử kết cấu khác, mô đun chống uốn tiết diện thay đổi tỷ lệ theo tỷ số giữa khoảng cách phần tử kết cấu thực, mm/400;

2. Đối với các giá trị trung gian của nhịp nẹp thì mô đun chống uốn tiết diện được xác định bằng phương pháp nội suy bậc nhất.



Bảng 2/4.2.9-6(1) Nẹp của thượng tầng và lầu làm bằng kết cấu nhiều lớp, khoảng cách phần tử kết cấu bằng 800 mm

Nhịp của nẹp, m

Mô đun chống uốn tiết diện của mặt cắt dạng hộp kín, cm3

Nhịp của nẹp, m

Mô đun chống uốn tiết diện của mặt cắt dạng hộp kín, cm3

1,0

37

1,8

120

1,2

52

2,0

150

1,4

75

2,2

180

1,6

98

2,4

215

Chú ý:

1. Đối với các khoảng cách phần tử kết cấu khác, mô đun chống uốn tiết diện thay đổi tỷ lệ theo tỷ số giữa khoảng cách phần tử kết cấu thực, mm/800;

2. Khoảng cách nẹp của mạn thượng tầng phải được điều chỉnh phù hợp với khoảng cách xà ngang boong thượng tầng;

3. Đối với các giá trị trung gian của nhịp nẹp thì mô đun chống uốn tiết diện được xác định bằng phương pháp nội suy bậc nhất.



7 Chiều dày tấm boong và quy cách phần tử kết cấu boong của thượng tầng và lầu phải được lấy phù hợp với các yêu cầu ở 4.2.5 và 4.2.6.

4.2.10 Lỗ khoét trên kết cấu

1 Cho phép không cần gia cường các lỗ khoét hình tròn với đường kính nhỏ hơn 150 mm ở trên tấm vỏ, boong và vách kín nước.

2 Lỗ khoét hình tròn trên tấm vỏ mà có đường kính lớn hơn hoặc bằng 150 mm thì phải được gia cường bằng vải thủy tinh dệt kiểu sa tanh hoặc dệt thô phù hợp với Hình 4.2.10-2.

Việc gia cường lỗ khoét với các hình dạng khác phải được Đăng kiểm xem xét đặc biệt.



3 Lỗ khoét hình tròn trên tấm boong mà có đường kính lớn hơn hoặc bằng 150 mm, cũng như là lỗ khoét hình chữ nhật có kích thước bất kỳ thì phải được gia cường bằng vải thủy tinh dệt kiểu sa tanh hoặc dệt thô.

Lỗ khoét nên được gia cường như trong Hình 2/4.2.10-3(1) và 2/4.2.10-3(2).



4 Không cho phép khoét lỗ giảm nhẹ trên bản thành của phần tử kết cấu đỡ chính.



Chú ý:

1. Việc gia cường phải được thực hiện chỉ với vải thủy tinh mà có sợi dọc hướng dọc theo tàu;

2. Chiều dày lớp thảm gia cường phải bằng chiều dày của phần tử kết cấu. Nếu đã biết trước được vị trí của lỗ khoét thì lớp thảm gia cường phải được tạo khuôn liền với lớp cơ bản của tấm, nếu không, nó phải được thảm lên trên mặt trong của tấm giữa các phần tử kết cấu, trong phạm vi một khoảng cách phần tử kết cấu được chỉ ra như trong Hình;

3. Lỗ khoét không được phép đặt cách phần tử kết cấu một khoảng nhỏ hơn d/2.

Hình 2/4.2.10-2 Gia cường cho lỗ khoét



Chú ý:

1. Việc gia cường phải được thực hiện chỉ với vải thủy tinh mà có sợi dọc hướng dọc theo tàu;

2. Chiều dày lớp thảm gia cường phải bằng chiều dày của phần tử kết cấu. Lớp thảm gia cường được thảm lên lớp cơ bản của tấm tại những vùng mà đã biết trước được vị trí của lỗ khoét hoặc là được tạo khuôn lên mặt trên của boong.

Hình 2/4.2.10-3(1) Gia cường cho lỗ khoét

5 Các lỗ khoét trên bản thành phần tử kết cấu đỡ chính dùng để cho cáp điện, ống v.v… đi qua mà có đường kính lớn hơn 1/3 chiều cao bản thành đó thì phải được gia cường bằng thảm.

6 Kích thước của lỗ khoét và kết cấu của thiết bị đóng kín các lỗ khoét trên tấm vỏ ngoài và trên vách kín nước của những tàu mà sự phân khoang được quy định ở Phần 9, Mục II, QCVN 21:2010/BGTVT phải được Đăng kiểm xem xét đặc biệt trong từng trường hợp.



Chú ý:

1. Việc gia cường phải được thực hiện chỉ với vải thủy tinh mà có sợi dọc song song với dọc tâm của tàu;

2. Lớp vải hình thành nên lớp thảm gia cường phải được đặt giữa các lớp gia cường của tấm boong;

3. Tổng chiều dày của lớp vải gia cường phải bằng chiều dày của tấm boong.

Hình 2/4.2.10-3(2) Gia cường cho lỗ khoét

4.2.11 Mạn giả

1 Chiều dày của mạn giả phải bằng một nửa chiều dày của tấm mạn, nhưng không được nhỏ hơn 4 mm.

2 Mã mạn giả phải được đặt xen kẽ cứ mỗi hai xà ngang boong.

3 Trên tàu có chiều dài lớn hơn 15 m, tấm mạn giả phải không được liền với tấm mạn và diện tích mặt cắt của nó phải không được tính vào mô đun chống uốn tiết diện thân tàu.

4 Kết cấu mạn giả của những tàu mà có thể neo đậu trên biển phải được Đăng kiểm xem xét đặc biệt.

4.2.12 Bệ động cơ

1 Sống dọc đáy phải được dùng để làm bệ động cơ chính, nếu có thể. Tại những vị trí không thể thực hiện được thì phải có dầm dọc đáy bổ sung với chiều dày bản thành bằng với chiều dày bản thành của sống đáy đó.

2 Thành bệ máy phải kéo dài về phía trước và phía sau qua vách ngang của buồng máy ít nhất là ba khoảng sườn và phải được giảm dần chiều cao tới chiều cao của đà ngang tại cuối của khoảng sườn thứ ba.

3 Thành dọc bệ máy phải được liên kết một cách tin cậy với các mã ngang đặt tại mỗi khoảng sườn.

4 Nếu Đăng kiểm cho phép thì bệ máy có thể được làm bằng thép hoặc hợp kim nhôm.

5 Có thể làm chặt bản cánh băng bệ máy bằng cách đúc tấm kim loại vào bản cánh của sống đáy với việc lắp miếng thép góc được liên kết bu lông với mép trên của sống đáy hoặc bằng các biện pháp khác được Đăng kiểm chấp nhận.

4.2.13 Sống mũi, sống đuôi, giá đỡ trục chân vịt và vây giảm lắc

1 Sống mũi có thể được đúc bằng chất dẻo cốt sợi thủy tinh hoặc bằng kết cấu composite trong đó có sử dụng kim loại.

2 Để gia cường cho sống mũi thì có thể sử dụng tấm lưới sợi thủy tinh, vải sợi thô, bó sợi thủy tinh (sợi thủy tinh thô). Không được phép sử dụng tấm sợi băm.

3 Bộ phận làm bằng kim loại của sống mũi có thể là hợp kim nhôm hoặc là thép được bảo vệ một cách tin cậy bằng lớp sơn chống ăn mòn. Thông thường, chúng phải được đúc vào trong sống mũi.

4 Tiết diện của sống mũi cốt sợi thủy tinh phải có hình dạng hình chữ nhật với chiều rộng b và chiều dài l, mm, tính theo công thức dưới đây:

b = 1,5 L + 30;

l = 2,5 b. Trong đó:

L là chiều dài tàu, m.

Chiều dày của tấm sống mũi được gia cường bằng vải thủy tinh loại II, III hoặc IV phải bằng 1,5 lần chiều dày của tấm mép mạn. Không gian bên trong sống mũi phải được đổ đầy chất dẻo được gia cường bằng các bó sợi thủy tinh có hướng nằm dọc theo sống mũi.

5 Trong trường hợp sống mũi bằng vật liệu composite với lõi hợp kim nhôm có chiều rộng b1 thì chiều dài l1 và tổng chiều rộng b2 của sống mũi được xác định theo công thức sau:

b1 = 0,4 L + 10;

b2 = b1 + 2 s;

l1 = 2,5 b2.

Trong đó:

L là chiều dài tàu, m;



s là chiều dày của tấm sống mũi xác định theo 4.2.13-4.

6 Chiều rộng của lõi kim loại có thể bằng 3/4 chiều dày của lõi bằng nhôm (xem 4.2.13-5). Chiều dài của lõi được xác định theo 4.2.13-5.

7 Sống đuôi (nếu có) có thể làm bằng kim loại hoặc vật liệu composite (chất dẻo cốt sợi thủy tinh với lõi bằng kim loại). Quy cách và kết cấu của sống đuôi phải được Đăng kiểm xem xét đặc biệt trong từng trường hợp.

8 Giá đỡ trục chân vịt phải thỏa mãn các yêu cầu ở Phần 2B, Mục II, QCVN 21:2010/BGTVT. Thanh chống của giá đỡ phải được liên kết với thân tàu bằng bu lông. Trong vùng này, phải có thảm gia cường bằng chất dẻo cốt sợi thủy tinh với chiều dày bằng hai lần chiều dày của tấm vỏ ở mặt đối diện với mặt liên kết của giá đỡ trục cũng như phải có biện pháp tăng cứng cho phần tử kết cấu đỡ chính theo yêu cầu của Đăng kiểm.

9 Vây giảm lắc, nếu có, phải được làm bằng chất dẻo cốt sợi thủy tinh loại II. Liên kết giữa vây giảm lắc và vỏ tàu phải được thực hiện bằng biện pháp thảm góc (không sử dụng bu lông) ở cả hai mặt của tấm vây giảm lắc. Chiều dày của thảm góc hai phía phải bằng chiều dày của tấm vây giảm lắc. Thiết kế kết cấu của vây giảm lắc phải sao cho khi mất vây giảm lắc thì vỏ tàu không bị ảnh hưởng.

4.2.14 Thành quây giếng máy, giếng nồi hơi, thành quây miệng hầm và miệng quạt thông gió.

1 Kết cấu và quy cách của thành quây giếng máy, giếng nồi hơi, thành quây miệng hầm và miệng quạt thông gió phải được Đăng kiểm xem xét đặc biệt.

Phần 3

THIẾT BỊ, HỆ THỐNG THIẾT BỊ VÀ PHỤ TÙNG

Chương 1

QUY ĐỊNH CHUNG

1.1 Yêu cầu chung

1.1.1 Yêu cầu của Phần này áp dụng cho các thiết bị, hệ thống thiết bị và phụ tùng sử dụng trên tàu.

1.1.2 Thiết bị cẩu hàng chỉ ra ở 1.3.1-6 phải thỏa thỏa yêu cầu của QCVN 23: 2010/BGTVT.

1.2 Các định nghĩa

1.2.1 Các định nghĩa sau đây được sử dụng trong Phần này.

1 Cột bích là các cột trên boong sử dụng để cố định dây kéo, chằng buộc hoặc dây neo. Cột bích có thể có dạng cột đơn, cột đôi và cột chữ thập.

2 Tời neo là thiết bị cơ khí có trục ngang quay được sử dụng để thả và kéo dây neo.

3 Mái chèo là thiết bị sử dụng cánh để tạo lực đẩy. Mái chèo có thể là loại cánh đơn hoặc cánh kép.

4 Máy lái phụ là máy lái không phải máy lái chính, sử dụng khi máy lái chính bị hỏng, không bao gồm cần lái.

5 Chân vịt lái dạng gấp là thiết bị đẩy dạng chữ Z được thiết kế để có thể thu chân vịt vào phía trong thân tàu khi tàu không hoạt động.

6 Máy lái chính là tổ hợp của động cơ, thiết bị truyền động bánh lái, nguồn cấp (nếu có), thiết bị hỗ trợ và phương tiện (phương thức) truyền mô men xoắn đến trục lái để dịch chuyển bánh lái nhằm mục đích lái tàu trong trạng thái khai thác bình thường.

Máy lái chính có thể là loại truyền động cơ giới hoặc truyền động bằng tay.



7 Cẩu làm hàng là hệ thống thiết bị cần thiết để di chuyển các loại hàng hóa khác nhau bằng phương tiện của tàu.

8 Hệ thống lái động lực là thiết bị bao gồm lái và động lực. Hệ thống này bao gồm mái chèo, buồm, bánh lái, thiết bị đẩy chữ Z, chân vịt kiểu cánh, thiết bị đẩy, động cơ ngoài tàu.

9 Phụ tùng thân tàu là những hạng mục phụ đặt trên boong tàu sử dụng để dẫn và cố định dây kéo, chằng buộc và dây neo cũng như dây chằng buồm. Phụ tùng thân tàu bao gồm cột bích, ròng rọc, thiết bị dẫn hướng trên boong, bulông móc, con lăn, móc, chặn, ma ní v.v...

10 Hệ thống thiết bị đóng kín là hệ thống thiết bị dự định để đóng kín các lỗ khoét trên thân tàu, thượng tầng, như cửa mạn, nắp hầm hàng, cửa ra vào, chòi boong, cửa trời, cửa sổ v.v...

11 Tay bám là bất kỳ phần nào của tàu mà có thể bám được để giảm nguy cơ rơi xuống biển thậm chí đây không phải là chức năng chính của chúng.

12 Lỗ luồn dây là lỗ được thiết kế đặc biệt ở trên mạn chắn sóng để dẫn dây buộc với cột bích hoặc trống tời. Chúng được thiết kế dạng đơn giản hoặc loại kèm theo con lăn.

13 Chân vịt trục thẳng đứng là chân vịt mà trục quay theo phương thẳng đứng bao gồm các cánh thẳng đứng gắn với trục thẳng đứng.

14 Lan can bảo vệ là hàng rào trên boong hở bao gồm các cột và các cột này được nối với nhau bằng dây hoặc ống tròn.

15 Lan can cố định phía mũi là lan can cứng được bố trí phía mũi tàu.

16 Hệ buồm là tập hợp các hệ thống thiết bị, cột buồm và dây buồm để tàu chuyển động nhờ năng lượng gió.

17 Thiết bị đẩy chữ Z là chân vịt dạng hở hoặc dạng ống có thể quay được 360 độ vừa làm nhiệm vụ đẩy tàu vừa làm nhiệm vụ của máy lái.

18 Thiết bị đẩy là hệ thống thiết bị được bố trí theo phương ngang hoặc theo phương dọc tàu sử dụng để cải thiện tính ăn lái của tàu khi ở tốc độ thấp.

19 Hệ lan can là lan can được kết cấu dạng ống.

20 Hệ bánh lái và máy lái là hệ thống thiết bị thiết bị sử dụng để lái tàu và giữ tàu theo một hướng.

21 Bánh lái là một hoặc nhiều bề mặt tạo góc so với mặt phẳng dọc tâm và có có thể thay đổi góc đó bởi người điều khiển.

22 Bánh lái cân bằng là bánh lái mà mép trước của nó nằm về phía trước của trục lái với mục đích làm giảm mô men quay.

23 Bánh lái không cân bằng là bánh lái mà trục lái trùng với mép trước của bánh lái hoặc gần mép trước bánh lái.

24 Bánh lái lưu tuyến là bánh lái mà mặt cắt ngang có hình dạng giảm sức cản của dòng chảy.

25 Bánh lái dạng tấm là bánh lái mà mặt cắt ngang chỉ là tấm phẳng.

26 Bánh lái treo là bánh lái mà chỉ cố định với trục lái ở phần trên.

27 Bánh lái nửa treo là bánh lái chỉ cố định với trục lái ở phần trên và một phần ở giữa bánh lái với thân tàu.

28 Bánh lái đơn giản là bánh lái cố định với trục lái ở phần trên và phần dưới, ở giữa có liên kết với thân tàu.


tải về 5.17 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   13   14   15   16   17   18   19   20   ...   58




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương