Qcvn 81: 2014/bgtvt



tải về 5.17 Mb.
trang10/58
Chuyển đổi dữ liệu06.07.2016
Kích5.17 Mb.
#38
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   ...   58

2 Trong mọi không gian, đầu trên của sườn phải kéo dài đến boong (sàn) với khe hở phải là tối thiểu trong trường hợp chúng gián đoạn tại boong (sàn). Xà ngang của boong (sàn) mà kết cấu theo hệ thống ngang phải kéo dài tới mép trong của sườn với khe hở tối thiểu.

Boong trên cùng của tàu (trừ những tàu buộc dọc mạn với tàu khác trên biển) có thể được thiết kế là xà ngang kéo dài đến tôn mạn với khe hở tối thiểu, và sườn kéo dài đến xà ngang.

Mã liên kết của đầu trên sườn phải có kích thước thỏa mãn các yêu cầu ở 2.1.7-2(2). Nếu boong kết cấu theo hệ thống dọc, mã đó phải kéo dài ít nhất tới xà dọc boong gần nhất và hàn vào đó.

3 Nếu sườn gián đoạn tại boong, đầu dưới của nó phải được liên kết bằng mã thỏa mãn các yêu cầu ở 2.1.7-2(2). Có thể không cần mã nếu đầu mút của sườn được hàn với tôn boong ở phía trên và phía dưới, và mối hàn phải đảm bảo ngấu hoàn toàn.

4 Sống mạn phải liên kết với sườn khỏe bằng mã kéo tới bản mặt của sườn khỏe và hàn vào đó.

2.6 Boong và sàn

2.6.1 Quy định chung

Chương này bao gồm những quy định đối với kết cấu boong và sàn của tàu mà có lỗ khoét kích thước lớn với chiều rộng lỗ khoét không lớn hơn 0,7 lần chiều rộng tàu tại vị trí khoét lỗ.

Chương này cũng bao gồm những quy định đối với tôn, phần tử kết cấu chính và phần tử kết cấu khỏe của boong và sàn: xà dọc boong, xà ngang, xà ngang khỏe, sống dọc boong, xà ngang đầu miệng khoang.

Các yêu cầu bổ sung đối với khu vực boong trên cùng nằm dưới thượng tầng được quy định ở từ 2.12.5-1 đến 2.12.5-3.



2.6.2 Kết cấu

1 Phải có biện pháp để các sống boong của boong tính toán liên tục tại vùng giữa tàu. Nếu sống boong gián đoạn tại vách ngang thì tấm bản thành phải được hàn vào vách ngang và liên kết tại đó bằng mã.

Bản mặt của sống boong phải liên kết với bản mặt của xà ngang đầu miệng khoang bằng các tấm mã chữ thập có chiều dày bằng chiều dày lớn nhất của hai tấm bản mặt liên kết với nhau.



2 Sống boong và xà ngang boong khỏe tại khu vực cột chống phải được gia cường bằng nẹp hoặc mã chống vặn.

Tại vị trí sống boong liên kết với xà ngang boong khỏe mà có chiều cao bản thành khác nhau thì bản thành của sống boong phải được gia cường bằng mã đặt trong mặt phẳng của xà ngang khỏe. Mã đó phải được hàn vào bản mặt của xà ngang khỏe, bản thành và bản mặt của sống boong.

Tại vị trí sống boong được liên kết với xà ngang thường, bản thành của sống boong phải được gia cường bằng nẹp đứng.

3 Trong trường hợp liên kết giữa xà dọc boong và vách ngang thì diện tích tiết diện hữu hiệu của xà dọc phải được duy trì.

2.6.3 Tải trọng boong

1 Áp lực thiết kế trên boong thời tiết phải không nhỏ hơn giá trị tính theo công thức sau:

p = 0,7pw  pmin

Trong đó:

pw là tải trọng do sóng tại vị trí của boong, tính theo 2.1.4-6(2);

pmin = 0,1L + 7 tại vùng mút mũi trong phạm vi 0,2L tính từ đường vuông góc mũi;

pmin = 0,015L + 7 tại vùng giữa tàu và vùng đuôi tàu; với vùng nằm giữa vùng mút mũi và vùng giữa tàu thì pmin phải được xác định theo phương pháp nội suy bậc nhất;

Đối với những tàu hoạt động trong vùng biển hạn chế thì giá trị pmin có thể được giảm theo hệ số r ở Bảng 2/2.1.4-5.

2 Đối với những boong và sàn mà dự định làm khu vực sinh hoạt của thuyền viên, hành khách và dự định đặt thiết bị thì áp lực thiết kế phải không nhỏ hơn 3,5 kPa.

Đối với các sàn trong buồng máy, áp lực thiết kế tối thiểu phải là 18 kPa.

Boong và sàn kín nước bên dưới phải được tính toán bổ sung cho tải trọng thử, tính bằng kPa, xác định theo công thức dưới đây:

p = 7,5 ht

Trong đó:

ht là khoảng cách thẳng đứng từ mặt boong (sàn) đến đỉnh ống thông hơi, tính bằng m.



2.6.4 Quy cách của phần tử kết cấu boong

1 Chiều dày tôn boong

(1) Chiều dày của tôn boong tính toán bên ngoài đường miệng khoang hàng có xét đến xà dọc boong của các phần tử kết cấu chính và phần tử kết cấu khỏe phải được xác định có tính đến các quy định ở 2.1.5.

(2) Chiều dày tôn boong và sàn phải không nhỏ hơn giá trị tính theo công thức ở 2.1.6-4(4). Trong đó:

m = 15,8;

p lấy như ở 2.6.3;

Đối với boong tính toán vùng giữa tàu được kết cấu theo hệ thống ngang:

kσ = 0,6 với tàu có chiều dài 12 m;

kσ = 0,56 với tàu có chiều dài 24 m;

Với 12 m ≤ L ≤ 24 m thì kσ được xác định bằng phương pháp nội suy bậc nhất;

kσ = 0,6 ở vùng giữa tàu có kết cấu hệ thống dọc;

kσ = 0,7 ở các vùng mút tàu trong phạm vi 0,1L từ đường vuông góc mũi và lái;

Với những vùng nằm giữa vùng giữa tàu và vùng mút nói trên thì kσ được xác định bằng phương pháp nội suy bậc nhất;

Đối với boong liên tục thứ hai đặt tại vị trí 0,5D tính từ đường chuẩn thì:

kσ = 0,8 ở vùng giữa tàu có kết cấu hệ thống ngang đối với tàu dài 12 m;

kσ = 0,78 ở vùng giữa tàu có kết cấu hệ thống ngang đối với tàu dài 24 m;

Với 12 m ≤ L ≤ 24 m thì kσ được xác định bằng phương pháp nội suy bậc nhất;

kσ = 0,8 ở vùng giữa tàu có kết cấu hệ thống dọc;

kσ = 0,9 ở các vùng mút tàu trong phạm vi 0,1L từ đường vuông góc mũi và lái;

Với những vùng nằm giữa vùng giữa tàu và vùng mút nói trên thì kσ được xác định bằng phương pháp nội suy bậc nhất;

Đối với các boong và sàn khác thì:

kσ = 0,9.

(3) Nếu buồng máy được đặt ở phía đuôi tàu, tại vị trí dưới boong nâng lái và lầu phía đuôi, chiều dày tôn và quy cách các xà dọc của phía trước phải được duy trì về phía sau trên một chiều dài không nhỏ hơn chiều rộng của miệng khoét giếng máy.

Nếu mép trước của miệng khoét giếng máy cách mặt trước của boong nâng lái (mặt trước lầu phía lái) một khoảng nhỏ hơn chiều rộng của miêng khoét đó thì boong ở khu vực này phải được gia cường bổ sung.

(4) Nếu chiều dày tôn boong tính toán được lấy nhỏ hơn chiều dày của tôn mạn thì phải có dải tôn mép boong. Chiều rộng b của dải tôn mép boong, tính bằng mm, phải không nhỏ hơn giá trị tính theo công thức dưới đây:

b = 5L + 800 ≤ 1800

và chiều dày của dải tôn mép boong phải không nhỏ hơn chiều dày của tôn mạn.

(5) Chiều dày smin của tôn boong và sàn, tính bằng mm, phải không nhỏ hơn:

Đối với boong trên cùng giữa mạn tàu và đường lỗ khoét lớn ở vùng giữa tàu:

smin = 4 + 0,05 L;

Đối với boong trên cùng ở đầu mút tàu và nằm trong đường của miệng khoét lớn, và cũng đối với boong thứ hai:

smin = 4 + 0,04 L;

Đối với boong thứ ba và các boong, sàn bên dưới khác:

smin = 5 + 0,01 L.

Nếu khoảng cách phần tử kết cấu đưa vào tính toán nhỏ hơn khoảng cách tiêu chuẩn (xem 2.1.1-1) thì chiều dày tối thiểu của tôn boong và sàn trên tàu thuộc nhóm thiết kế A và A1 có thể được giảm theo tỷ lệ giữa khoảng cách phần tử kết cấu tính toán và khoảng cách tiêu chuẩn, nhưng không được giảm quá 10%.

Trong mọi trường hợp, chiều dày tối thiểu phải không nhỏ hơn 5,5 mm.

2 Mô đun chống uốn tiết diện của xà dọc boong phải không nhỏ hơn giá trị tính theo 2.1.6-4(1) và 2.1.6-4(2). Trong đó:

p lấy như ở 2.6.3;

m = 12;

Đối với boong thời tiết:



kσ = 0,45 ở vùng giữa tàu;

kσ = 0,65 ở các vùng mút tàu trong phạm vi 0,1L từ đường vuông góc mũi và lái;

Với những vùng nằm giữa vùng giữa tàu và vùng mút nói trên thì kσ được xác định bằng phương pháp nội suy bậc nhất.

Đối với các boong khác:

kσ = 0,75.

3 Mô đun chống uốn tiết diện xà ngang của boong kết cấu theo hệ thống ngang phải không nhỏ hơn giá trị xác định theo 2.1.6-4(1). Trong đó:

p lấy như ở 2.6.3;

m = 10;

kσ = 0,65.



4 Quy cách phần tử kết cấu khỏe của boong, ví dụ xà ngang boong khỏe, sống dọc boong và xà ngang đầu miệng khoang, phải được xác định bằng cách tính toán dàn boong như một kết cấu khung giàn, ngoại trừ những trường hợp nêu ở từ 2.6.4-5 tới 2.6.4-7. Tải trọng thiết kế phải lấy như ở 2.6.3. Căn cứ vào cột chống, mối liên hệ giữa kết cấu dàn boong và kết cấu bên trên và bên dưới phải được đưa vào tính toán phụ thuộc vào bố trí các cột chống.

Hệ số ứng suất cho phép phải được lấy như sau:

Đối với sống boong của boong tính toán:

kσ = 0,65 ở vùng giữa của tàu có chiều dài 12 m;

kσ = 0,61 ở vùng giữa của tàu có chiều dài 24 m;

Với 12 m ≤ L ≤ 24 m thì kσ được xác định bằng phương pháp nội suy bậc nhất;

k = 0,65 ở vùng mút của tàu trong phạm vi 0,1L từ đường vuông góc mũi và lái;

Đối với vùng nằm giữa vùng giữa tàu và các vùng mút nói trên, kσ phải được xác định bằng phương pháp nội suy bậc nhất.

Đối với xà ngang khỏe và nửa xà ngang, và cũng đối với xà ngang khỏe đầu miệng khoang:

kσ = 0,65;

Đối với việc tính toán ứng suất cắt của phần tử kết cấu đỡ chính:

k = 0,65;

Đối với phần tử kết cấu đỡ chính của các boong và sàn khác:

k = k = 0,7.



5 Nửa xà ngang khỏe, xà ngang khỏe và xà ngang khỏe miệng khoang mà có thể được tính như phần tử kết cấu có gối tựa cứng thì phải có mô đun chống uốn tiết diện không nhỏ hơn giá trị xác định theo 2.1.6-4(1) và 2.1.6-4(2), và có diện tích tiết diện của bản thành, đã trừ lỗ khoét, phải không nhỏ hơn giá trị xác định theo 2.1.6-4(3). Trong đó:

p lấy như ở 2.6.3;

m = 10;

kσ và k lấy như ở 2.6.4-4;



Nmax = 0,5pal.

6 Sống boong phải thỏa mãn các yêu cầu sau:

(1) Sống boong và thành quây dọc miệng khoang mà có thể được coi như phần tử kết cấu có gối tựa cứng thì phải có mô đun chống uốn tiết diện không nhỏ hơn giá trị xác định theo 2.1.6-4(1) và 2.1.6-4(2), diện tích mặt cắt ngang của bản thành, đã trừ lỗ khoét, phải không nhỏ hơn giá trị xác định theo 2.1.6-4(3). Trong đó:

p lấy như ở 2.6.3;

kσ và k lấy như ở 2.6.4-4;

Nmax = 0,5pal;

m = 10 đối với sống boong trung gian;

m = 12 đối với sống boong liên tục sử dụng trong tính toán mô đun chống uốn tại mặt cắt gối tựa có tính đến cả mã, nếu có;

m = 18 đối với sống boong liên tục sử dụng trong tính toán mô đun chống uốn tiết diện trên nhịp của sống.

(2) Chiều dày bản thành của sống boong có thể lấy không lớn hơn chiều dày của tôn boong.

7 Nếu phần tử kết cấu đỡ chính của boong có thể coi như là riêng rẽ so với các phần tử kết cấu khác thì mô đun chống uốn tiết diện của nó phải không nhỏ hơn giá trị tính ở 2.1.6-4(1) và 2.1.6-4(2). Trong đó, tải trọng thiết kế và hệ số kσ được xác định như ở 2.6.4.4; m = 10.

Diện tích mặt cắt của các phần tử kết cấu đó phải không nhỏ hơn giá trị tính theo công thức ở 2.1.6-4(3)(a). Trong đó, hệ số kσ được xác định như ở 2.6.4-4;

Nmax = 0,5pal;

p lấy như ở 2.6.3.



2.6.5 Các yêu cầu đặc biệt

1 Các yêu cầu dưới đây đối với việc thiết kế các lỗ khoét đơn đề cập đến các lỗ khoét mà kích thước của nó không lớn hơn giá trị quy định ở 2.6.1.

Các lỗ khoét được giả định có cạnh lớn hơn bố trí theo hướng mũi - đuôi. Nếu không, việc thiết kế góc của lỗ khoét phải được Đăng kiểm xem xét đặc biệt.

(1) Bán kính góc lượn tối thiếu r (xem Hình 2/2.6.5-1(1)) bao gồm cả lỗ khoét của giếng máy và giếng nồi hơi có thể lấy bằng 0,15 m.

(2) Trong vùng A (xem Hình 2/2.6.5-1(1)), cần phải tránh các mối hàn đối đầu tấm tôn boong, mối hàn đối đầu của phần tử kết cấu dọc chính và dọc khỏe, lỗ khoét, hàn các phần tử kết cấu kẹp, hàn mắt cẩu v.v… cũng như cần phải tránh dựng các phần khác lên trên tôn boong.

Trong vùng C (xem Hình 2/2.6.5-1(1)), không cho phép mối hàn đối đầu tôn boong và mối hàn đối đầu tấm quây miệng hầm, mối hàn đối đầu của phần tử kết cấu dọc chính và dọc khỏe, lỗ khoét, hàn các ma ní, sườn v.v… cũng như là không được phép dựng các phần khác lên trên tôn boong.

Tại vị trí mà tôn boong kết thúc ở giếng máy và hàn vào đó, thì phải sử dụng mối hàn ngấu hoàn toàn.





Hình 2/ 2.6.5-1(1) Các vùng lân cận miệng khoét

(3) Nếu diện tích mặt cắt ngang bị mất đi của boong được bù trong khu vực miệng khoét biệt lập thì phải gia cường như Hình 2/2.6.5-1(3). Giá trị hệ số k phải được chọn xuất phát từ mối liên quan giữa chiều dày s của tôn boong, chiều dày S1 của tấm chèn và chiều rộng b của lỗ khoét, nhưng không được lấy nhỏ hơn k = 0,35s/C1.





Hình 2/2.6.5-1(3) Gia cường bù cho boong

(4) Chiều dày tôn boong giữa các cạnh ngang của các lỗ khoét kế tiếp nhau và giếng máy (xem 2/2.6.5-1(1)) trong phạm vi chiều rộng nhỏ hơn kích thước ngang của góc lượn thì phải không nhỏ hơn giá trị quy định ở 2.6.4-1(5).

Cho phép sử dụng chiều dày smin, tính bằng mm, tại mép ngang của lỗ khoét biệt lập trong vùng đánh dấu ở Hình 2/2.6.5-1(4).



Hình 2/2.6.5-1(4) Phạm vi cho phép sử dụng chiều dày smin

2 Chiều dày s, mm, của thành quây đường thông gió (ống thông gió, kênh dẫn, hầm dẫn v.v…) trên boong mạn khô và boong nâng, và cũng như trên các boong hở của thượng tầng nằm trong phạm vi 0,25L tính từ đường vuông góc mũi thì phải không nhỏ hơn giá trị tính theo công thức sau:

s = 0,01dc + 5

Trong đó: dc là đường kính trong hoặc là chiều dài cạnh lớn hơn của mặt cắt thành quây, tính bằng mm.

Trong trường hợp này, chiều dày s phải không nhỏ hơn 7 mm, nhưng không cần lớn hơn 10 mm.

Trên những tàu thuộc nhóm thiết kế A2, B, C, C1, C2, C3 và D, chiều dày thành quây đường thông gió s, tính bằng mm, phải không nhỏ hơn giá trị tính theo công thức dưới đây:

s = 0,01dc + 4

hoặc

s = sd + 1



lấy giá trị nào lớn hơn.

Trong các công thức trên thì:

dc là đường kính trong hoặc là chiều dài cạnh lớn hơn của mặt cắt thành quây, tính bằng mm;

sd là chiều dày của tôn boong, mm.

Chiều dày thành quây trên boong của thượng tầng thứ nhất ngoài vùng 0,25L tính từ đường vuông góc mũi có thể được nhỏ hơn 10% so với giá trị yêu cầu đối với thành quây nằm trên boong mạn khô và boong nâng.

Trong vùng boong có chiều dày tôn nhỏ hơn 10 mm, phải đặt tấm hàn chèn hoặc tấm đệm tại khu vực của thành quây, với chiều dày của tấm đó bằng ít nhất 10 mm, chiều dài và chiều rộng của tấm đó phải không nhỏ hơn hai lần chiều dài cạnh lớn hơn của mặt cắt thành quây.

Trong trường hợp thành quây liên kết một cách hữu hiệu với phần tử kết cấu boong thì không cần đặt tấm hàn chèn hoặc tấm đệm.

Nếu chiều cao của thành quây miệng thông gió lớn hơn 0,9 m và thành quây đó không được đỡ bởi các kết cấu liền kề của thân tàu thì phải sử dụng mã để liên kết thành quây với boong.

Kết cấu của chòi boong và thành quây cửa lấy ánh sáng phải có độ bền tương đương độ bền của miệng khoang hàng, trong khi đó chiều dày của thành quây phải không nhỏ hơn 7 mm, nhưng không cần lớn hơn chiều dày tôn boong tại vùng đặt thành quây.

2.7 Vách và hầm trục chân vịt

2.7.1 Quy định chung và các định nghĩa

1 Chương này đưa ra các yêu cầu đối với vách và hầm trục chân vịt.

2 Các định nghĩa

Chương này sử dụng các định nghĩa dưới đây:

Vách kín nước (sự cố) là vách mà hạn chế nước chảy qua các không gian của tàu trong trường hợp khẩn cấp;

Vách kín là vách bao quanh két dằn, két nhiên liệu hoặc các két khác;

Vách cục bộ là vách đặt ở khoang hoặc một phần của khoang nhằm mục đích đỡ bổ sung cho các kết cấu boong.

3 Nếu phải thỏa mãn các yêu cầu về phân khoang thì số lượng và bố trí của các vách kín nước (và vách cục bộ kín nước) phải được xác định xuất phát từ các yêu cầu ở Phần 9, Mục II, QCVN 21: 2010/BGTVT.

Nói chung, tất cả các vách ngang kín nước đặt giữa vách mũi và vách đuôi đều phải kéo lên đến boong mạn khô.



2.7.2 Kết cấu

1 Đối với kết cấu của các vách dọc kín, cũng như là vách kín của hố đo tốc độ, đo sâu, lối thoát hiểm, hầm trục chân vịt v.v…, áp dụng các yêu cầu như đối với vách ngang kín.

Trên các vách, cho phép làm các bậc kín nước và hốc kín nước.

Vách cục bộ phải phẳng.

2 Vách phẳng phải được gia cường bằng các nẹp đứng hoặc nẹp nằm. Nẹp đứng và nẹp nằm của vách phẳng cũng như là sóng đứng và sóng nằm của vách sóng có thể được đỡ tương ứng bằng sống nằm hoặc sống đứng.

Sống nằm và sống đứng phải được gia cường bằng nẹp phù hợp với các yêu cầu ở 2.1.7-3.

Vách cục bộ phải được gia cường bằng các sống đứng.

3 Liên kết mút của các phần tử kết cấu vách phải thỏa mãn các yêu cầu sau:

(1) Thông thường, mút của sống đứng và nẹp nằm của vách phải được liên kết bằng mã thỏa mãn các yêu cầu ở 2.1.7-2(2). Yêu cầu phải có liên kết bằng mã đối với mút của các phần tử kết cấu chính trên vách mũi dưới boong mạn khô;

(2) Nếu sử dụng hệ thống kết cấu ngang, các mã dùng để liên kết sống đứng của vách ngang với tôn boong và tôn đáy đôi (tôn đáy) phải được kéo tới xà ngang hoặc đà ngang gần vách nhất và hàn vào đó.

Nếu sử dụng hệ thống kết cấu ngang, các mã dùng để liên kết nẹp nằm của vách với mạn hoặc vách khác phải được kéo tới sườn hoặc nẹp đứng gần vách nhất và hàn vào đó;

(3) Nếu nẹp đứng của vách bị gián đoạn ở boong, sàn hoặc sống nằm và không sử dụng mã thì đầu mút của nẹp phải được hàn vào tôn boong hoặc tôn sàn, hàn vào bản thành của sống nằm, hoặc đầu mút phải được vát mép;

(4) Liên kết mút của sống đứng và sống nằm phải thỏa mãn các yêu cầu ở 2.1.7-2(3).

Nếu vách dọc không có sống nằm và/ hoặc mạn không có sống dọc tại chiều cao của mã sống nằm vách ngang thì mã đó phải được kéo tới sống đứng gần nhất trên vách dọc và/ hoặc sườn gần nhất và hàn vào đó.

Nếu sống đứng trên vách ngang không nằm trong mặt phẳng của sống chính hoặc sống phụ thì phải đặt một mã trong đáy đôi bên dưới mã liên kết mút dưới của sống đứng.



2.7.3 Tải trọng vách

1 Áp lực thiết kế p, tính bằng kPa, tác dụng lên kết cấu của vách kín nước và hầm trục chân vịt được xác định theo công thức sau:

p = zb

Trong đó:

 = 10 đối với kết cấu của vách mũi;

 = 7,5 đối các vùng còn lại;

zb là khoảng cách đo tại tâm tàu từ điểm tác dụng của áp lực thiết kế đến mức tải trọng bên trên; mức tải trọng bên trên là:

- Boong vách đối với vách kín nước và hầm trục chân vịt;

- Mép trên của vách mũi đối với vách mũi.

Nếu vách cục bộ kín nước được đặt trên boong vách mà trùng với mặt phẳng của vách kín nước hoặc trong vùng lân cận sát với nó thì zb phải được đo tới mép trên của vách cục bộ kín nước.

Trong mọi trường hợp, áp lực thiết kế phải không nhỏ hơn 12 kPa đối với kết cấu vách kín nước và phải không nhỏ hơn 16 kPa đối với kết cấu vách mũi.



2 Áp lực thiết kế trên vách két phải được xác định phù hợp với 2.1.4-8.

2.7.4 Quy cách của phần tử kết cấu vách

1 Chiều dày tôn vách phải không nhỏ hơn giá trị tính theo công thức ở 2.1.6-4(4). Trong đó:

p lấy như ở 2.7.3;

m = 15,8;

kσ = 0,9.

Tấm tôn vách kín nước có thể có chiều dày nhỏ hơn 1 mm so với công thức trên.

Chiều dày smin, tính bằng mm, của tôn vách kín nước và tôn vách két dầu nhờn phải không nhỏ hơn:

smin = 4 + 0,02 L

Chiều dày tấm dưới cùng của vách phải lớn hơn 1 mm so với giá trị bên trên, nhưng không được nhỏ hơn 6 mm.

Đối với vách két (ngoại trừ két dầu nhờn), chiều dày smin, tính bằng mm, của tôn vách, bản mặt và bản thành của phần tử kết cấu vách phải không nhỏ hơn:

smin = 5 + 0,015 L

6,0 mm ≤ smin ≤ 7,5 mm

Chiều dày tôn vách có thể không lớn hơn chiều dày của tôn mép mạn có liên quan và tôn boong trong trường hợp nhịp và giá trị ứng suất chảy là đồng nhất. Tương tự như vậy đối với mối liên quan giữa chiều dày dải dưới cùng của tôn vách với tôn đáy trên (tôn đáy).

Chiều rộng dải tôn trên cùng và dưới cùng của vách phải được xác định theo 2.7.5.1.

Tại vị trí mà ống bao trục xuyên qua vách thì chiều dày tôn vách phải được tăng gấp đôi.



2 Mô đun chống uốn tiết diện của nẹp đứng và nẹp nằm vách phải không nhỏ hơn giá trị quy định ở 2.1.6-4(1) và 2.1.6-4(2). Trong đó:

p lấy như ở 2.7.3;

m lấy ở Bảng 2/2.7.4-2;

kσ = 0,75.



Bảng 2/2.7.4-2 Hệ số m

Phần tử kết cấu đỡ chính

m

Nẹp đứng có nhịp đơn:

Hai đầu vát mép;

Đầu trên vát mép, đầu dưới hàn vào kết cấu đỡ;

Hai đầu hàn vào kết cấu đỡ;

Đầu trên hàn vào kết cấu đỡ, đầu dưới có mã; 1

Hai đầu có mã.


8

9



10

14

18



Nẹp đứng gồm nhiều nhịp:

Trên nhịp;

Tại mặt cắt đỡ trung gian mà nẹp liên tục đi qua kết cấu đỡ. 2

18

12



Nẹp nằm

12

1 Phải kiểm tra lại độ bền tại mặt cắt đỡ khi tính đến mã và lấy m = 12.

2 Đưa cả mã (nếu có) vào tính toán tại mặt cắt đỡ.

Đối với vách két (ngoại trừ vách két dầu nhờn), chiều dày bản thành và bản mặt của phần tử kết cấu cũng như là của những mã gia cường cho các phần tử kết cấu đó phải không nhỏ hơn giá trị tính theo công thức ở 2.7.4-1(2).

3 Sống đứng và sống nằm vách phải thỏa mãn các yêu cầu sau:

(1) Mô đun chống uốn tiết diện và diện tích tiết diện bản thành, đã trừ lỗ khoét, của sống đứng trên những vách mà kết cấu của vách đó không có sống nằm, và của sống nằm trên những vách mà kết cấu của vách đó không có sống đứng thì phải không nhỏ hơn giá trị quy định ở từ 2.1.6-4(1) đến 2.1.6-4(3). Trong đó:

p lấy như ở 2.7.3;

kσ = k = 0,75;

Nmax = npal;

m, n được lấy trong Bảng 2/2.7.4-3(1);

l là nhịp bao gồm cả mã, tính bằng m.

Bảng 2/2.7.4.-3(1) Hệ số m và n

Phần tử kết cấu

m

n

Sống đứng

Trong khoang;

Trên boong trung gian.

11

10


0,5


0,5

Sống nằm

Trong két.


10

0,5


(2) Nếu kết cấu của vách bao gồm cả sống đứng và sống nằm thì quy cách của các phần tử kết cấu đó phải được xác định dựa trên tính toán khung giàn sử dụng mô hình dầm, với tải trọng thiết kế được quy định ở 2.7.3 và hệ số ứng suất cho phép quy định ở 2.7.4-3(1);

(3) Đối với vách két (ngoại trừ vách két dầu nhờn), chiều dày bản thành và bản mặt của sống cũng như là của mã và nẹp trên sống đó phải không nhỏ hơn giá trị tính theo công thức ở 2.7.4-1(2).




tải về 5.17 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   ...   58




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương