Qcvn 41: 2012/bgtvt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia


Ý nghĩa sử dụng kiểu biển được giải thích chi tiết ở Phụ lục C. Điều 30. Kích thước, hình dạng và màu sắc của biển báo nguy hiểm



tải về 0.89 Mb.
trang3/13
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích0.89 Mb.
#20023
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   13

29.2. Ý nghĩa sử dụng kiểu biển được giải thích chi tiết ở Phụ lục C.

Điều 30. Kích thước, hình dạng và màu sắc của biển báo nguy hiểm

30.1. Biển báo nguy hiểm có hình dạng tam giác đều, ba đỉnh lượn tròn; một cạnh nằm ngang, đỉnh tương ứng hướng lên phía trên, trừ biển số 208 "Giao nhau với đường ưu tiên" thì đỉnh tương ứng hướng xuống phía dưới;

30.2. Kích thước biển tỷ lệ thuận với tốc độ thiết kế; nền biển màu vàng nhạt, xung quanh viền đỏ rộng 5cm (tương ứng với biển có kích thước hệ số 1), trừ biển số 247 có kích thước bằng 0,6 lần kích thước biển hệ số 1; hình vẽ trong biển nếu không có chú dẫn đặc biệt thì là màu đen;

Kích thước cụ thể của hình vẽ và màu sắc được quy định chi tiết ở Phụ lục C và Điều 15.



Điều 31. Vị trí đặt biển báo nguy hiểm theo chiều đi và hiệu lực tác dụng của biển

31.1. Biển báo nguy hiểm được đặt cách nơi định báo một khoảng cách tùy thuộc vào tốc độ trung bình của xe ôtô trong phạm vi 10km tại vùng đặt biển; trường hợp không tính toán để xác định khoảng cách được thì theo bảng quy định dưới đây:

Bảng 4. Khoảng cách từ nơi đặt biển đến chỗ định báo

Tốc độ trung bình của xe trong khoảng 10km ở vùng đặt biển

Khoảng cách từ nơi đặt biển đến chỗ định báo

- Dưới 20km/h

- Từ 20km/h đến dưới 35km/h

- Từ 35km/h đến dưới 50km/h

- Từ 50km/h trở lên



- Dưới 50m

- Từ 50m đến dưới 100m

- Từ 100m đến dưới 150m

- Từ 150m đến 250m



31.2. Khoảng cách từ biển đến nơi định báo phải thống nhất trên cả đoạn đường có tốc độ trung bình xe như nhau. Trường hợp đặc biệt cần thiết, có thể đặt biển xa hoặc gần hơn nhưng phải có thêm biển số 502 "Khoảng cách đến đối tượng báo hiệu";

Biển số 208 “Giao nhau với đường ưu tiên”: trong khu đông dân cư đặt trực tiếp trước vị trí giao nhau với đường ưu tiên, ngoài khu đông dân cư thì tùy theo đặt xa hay gần vị trí giao nhau với đường ưu tiên mà có thêm biển số 502.



31.3. Mỗi kiểu biển báo báo một yếu tố nguy hiểm có thể xảy ra ở một vị trí hoặc một đoạn ngắn hoặc một đoạn đường dài. Trường hợp bên dưới các biển số 202 (a,b,c), 219, 220, 221a, 225, 228, 231, 232 nếu yếu tố nguy hiểm xảy ra trên một đoạn đường thì phải đặt biển số 501 "Phạm vi tác dụng của biển" để chỉ rõ chiều dài đoạn đường nguy hiểm. Nếu chiều dài có cùng yếu tố nguy hiểm lớn hơn 500m thì cứ sau mỗi khoảng cách 500m phải đặt một biển nhắc lại kèm biển số 501 ghi chiều dài yếu tố nguy hiểm còn lại tiếp đó;

31.4. Trong phạm vi những đoạn đường hạn chế tốc độ:

31.4.1. Trường hợp chỗ ngoặt nguy hiểm phải hạn chế tốc độ tối đa nhỏ hơn 25 km/h thì không phải đặt biển báo chỗ ngoặt nguy hiểm (biển số 201a,b và biển số 202a, b, c);

31.4.2. Trường hợp đường xấu, trơn, không bằng phẳng phải hạn chế tốc độ tối đa từ 10 km/h đến 15 km/h thì không phải đặt biển báo về đường không bằng phẳng, đường trơn (biển số 221a,b và biển số 222a,b);

31.5. Đường phố do tốc độ xe phải đi chậm, liên tục có đường giao nhau thông thường tại ngã ba ngã tư thì không đặt biển số 205(a, b, c, d, e) "Đường giao nhau".

Chương VI

BIỂN HIỆU LỆNH

Điều 32. Tác dụng của biển hiệu lệnh

Biển hiệu lệnh để báo các hiệu lệnh cho người sử dụng đường phải thi hành.

Khi đi trên đường, các phương tiện, người đi bộ tham gia giao thông đều phải chấp hành.

Điều 33. Ý nghĩa sử dụng các biển hiệu lệnh

33.1. Biển hiệu lệnh gồm 10 kiểu biển, được đánh số thứ tự từ biển số 301 đến biển số 310 với tên các biển như sau:

- Biển số 301(a, b, c, d, e, f, h, i): Hướng đi phải theo;

- Biển số 302(a,b): Hướng phải đi vòng chướng ngại vật;

- Biển số 303: Nơi giao nhau chạy theo vòng xuyến;

- Biển số 304: Đường dành cho xe thô sơ;

- Biển số 305: Đường dành cho người đi bộ;

- Biển số 306: Tốc độ tối thiểu cho phép;

- Biển số 307: Hết hạn chế tốc độ tối thiểu;

- Biển số 308(a,b): Đi thẳng hoặc rẽ trái (phải) trên cầu vượt;

- Biển số 309: Ấn còi;

- Biển số 310 (a,b,c)" Hướng đi phải theo cho các xe chở hàng nguy hiểm".

33.2. Ý nghĩa sử dụng của từng kiểu biển được giải thích chi tiết ở Phụ lục D.

Điều 34. Kích thước, hình dạng và màu sắc của biển hiệu lệnh

34.1. Biển hiệu lệnh có dạng hình tròn, kích thước biển tỷ lệ thuận với tốc độ thiết kế, nền biển màu xanh lam, hình vẽ và chữ số màu trắng. Biển số 307 có gạch chéo màu đỏ rộng 9cm (tương ứng với biển có kích thước hệ số 1) được gạch từ bên phải phía trên xuống bên trái phía dưới. Gạch chéo hợp thành với đường thẳng nằm ngang một góc 30° và đè lên chữ số. Biển số 310 có dạng hình chữ nhật nền màu trắng;

34.2. Kích thước cụ thể của hình vẽ trên các biển được quy định chi tiết ở Phụ lục D và Điều 15.

Điều 35. Vị trí đặt biển hiệu lệnh theo chiều đi và hiệu lực tác dụng của biển

35.1. Các biển hiệu lệnh phải đặt trực tiếp tại vị trí cần báo hiệu lệnh, do điều kiện khó khăn nếu đặt xa hơn phải đặt kèm biển số 502;

35.2. Các biển hiệu lệnh có hiệu lực kể từ vị trí đặt biển. Riêng biển số 301a nếu đặt ở sau ngã tư thì hiệu lực của biển kể từ vị trí đặt biển đến ngã tư tiếp theo.

Biển không cấm xe rẽ phải, rẽ trái để vào cổng nhà hoặc ngõ phố trên đoạn đường có hiệu lực của biển.



Chương VII

BIỂN CHỈ DẪN

Điều 36. Tác dụng của biển chỉ dẫn

36.1. Các biển chỉ dẫn để chỉ dẫn hướng đi hoặc các điều cần thiết nhằm giúp người sử dụng đường trong việc điều khiển phương tiện và hướng dẫn giao thông trên đường được thuận lợi, đảm bảo an toàn;

36.2. Đối với những người điều khiển phương tiện chưa quen đường, biển chỉ dẫn là phương tiện giúp đỡ không thể thiếu được.

Điều 37. Ý nghĩa sử dụng các biển chỉ dẫn

37.1. Biển chỉ dẫn gồm có 47 kiểu được đánh số thứ tự từ biển số 401 đến biển số 447 với tên các biển như sau:

- Biển số 401: Bắt đầu đường ưu tiên;

- Biển số 402: Hết đường ưu tiên;

- Biển số 403(a,b): Đường dành cho ôtô, xe máy;

- Biển số 404(a,b): Hết đường dành cho ôtô, xe máy;

- Biển số 405(a,b,c): Đường cụt;

- Biển số 406: Được ưu tiên qua đường hẹp;

- Biển số 407(a,b,c): Đường một chiều;

- Biển số 408: Nơi đỗ xe;

- Biển số 409: Chỗ quay xe;

- Biển số 410: Khu vực quay xe;

- Biển số 411: Hướng đi trên mỗi làn đường trên đường có nhiều làn được chia theo vạch kẻ đường;

- Biển số 412(a,b,c,d): "Làn đường dành riêng cho từng loại xe";

- Biển số 413(a): Đường có làn đường dành cho ôtô khách;

- Biển số 413(b,c): Rẽ ra đường có làn đường dành cho ôtô khách;

- Biển số 414(a,b,c,d): Chỉ hướng đường;

- Biển số 415: Mũi tên chỉ hướng đi;

- Biển số 416: Lối đi đường vòng tránh;

- Biển số 417(a,b,c): Chỉ hướng đường phải đi cho từng loại xe;

- Biển số 418: Lối đi ở những chỗ cấm rẽ;

- Biển số 419: Chỉ dẫn địa giới;

- Biển số 420: Bắt đầu khu đông dân cư;

- Biển số 421: Hết khu đông dân cư;

- Biển số 422: Di tích lịch sử;

- Biển số 423(a,b): Đường người đi bộ sang ngang;

- Biển số 424(a,b): Cầu vượt qua đường cho người đi bộ;

- Biển số 424(c,d) "Hầm chui qua đường cho người đi bộ"

- Biển số 425: Bệnh viện;

- Biển số 426: Trạm cấp cứu;

- Biển số 427(a): Trạm sửa chữa;

- Biển số 427(b): Trạm kiểm tra tải trọng xe;

- Biển số 428: Trạm cung cấp xăng dầu;

- Biển số 429: Nơi rửa xe;

- Biển số 430: Điện thoại;

- Biển số 431: Trạm dừng nghỉ;

- Biển số 432: Khách sạn;

- Biển số 433: Nơi nghỉ mát;

- Biển số 434(a): Bến xe buýt;

- Biển số 434(b): Bến xe tải;

- Biển số 435: Bến xe điện;

- Biển số 436: Trạm cảnh sát giao thông;

- Biển số 437: Đường cao tốc;

- Biển số 438: Hết đường cao tốc;

- Biển số 439: Tên cầu;

- Biển số 440: Đoạn đường thi công;

- Biển số 441(a,b,c): Báo hiệu phía trước có công trường thi công;

- Biển số 442: Báo hiệu nơi có chợ họp;

- Biển số 443: Biển báo xe kéo moóc;

- Biển số 444: Biển báo chỉ dẫn địa điểm;

- Biển số 445: Biển báo kiểu mô tả tình trạng đường xá;

- Biển số 446: Nơi đỗ xe dành cho người tàn tật;

- Biển số 447: Biển báo cầu vượt liên thông;



37.2. Ý nghĩa sử dụng của từng kiểu biển được giải thích chi tiết ở Phụ lục E.

Điều 38. Chú thích về chữ viết trên biển chỉ dẫn

Biển chỉ dẫn viết bằng chữ đặt trong thành phố, thị xã và những tuyến quốc lộ có nhiều phương tiện do người nước ngoài điều khiển thêm phụ đề tiếng Anh bên dưới hàng chữ tiếng Việt nhưng chữ tiếng Anh phải nhỏ hơn và bằng ½ chữ tiếng Việt.



Điều 39. Kích thước, hình dạng và màu sắc của biển chỉ dẫn

39.1. Biển chỉ dẫn có hình dạng là hình vuông, hình chữ nhật hoặc hình chữ nhật vát nhọn một đầu;

39.2. Các biển có nền là màu xanh lam, hình vẽ và chữ viết màu trắng. Nếu nền màu trắng thì hình vẽ và chữ viết màu đen trừ một số biển chỉ dẫn khác với quy định này được cụ thể ở Phụ lục E;

39.3. Kích thước chi tiết của hình vẽ, chữ viết, con số và màu sắc của các biển quy định ở Phụ lục E và Điều 15;

Điều 40. Vị trí đặt biển chỉ dẫn theo chiều đi

Tùy theo tính chất, mỗi kiểu biển được đặt ở một vị trí quy định như sau:



40.1. Biển số 401,402, 403, 404 và 420, 421 phải đặt ngay tại vị trí bắt đầu và vị trí cuối của đường ưu tiên, đường dành cho ôtô và của khu đông dân cư;

40.2. Biển số 407 (a,b,c), 411, 412(a,b,c,d), 413 (a,b,c) và 418 đặt ở khu vực đường giao nhau:

Biển số 407a, 412(a,b,c,d), 413a đặt sau nơi đường giao nhau;

Biển số 407 (b,c), 413 (b,c) đặt trước nơi đường giao nhau;

Biển số 418 đặt trước biển báo cấm rẽ và cách nơi đường giao nhau được chỉ dẫn trên biển ít nhất 30m;



40.3. Biển số 405 (a,b,c), 414 (a,b,c,d), 416, 417 (a,b) nhằm mục đích chỉ dẫn cho các loại xe cơ giới là chủ yếu, phải đặt biển báo nguy hiểm ở vị trí cách nơi đường giao nhau từ 20m đến 50m. Trường hợp không đặt biển nguy hiểm thì biển chỉ dẫn trên phải đặt cách nơi đường giao nhau định chỉ dẫn một khoảng cách như quy định ở Điều 31.1;

40.4. Biển số 406, 408, 409, 410, 417c và các biển từ biển số 422 đến biển số 436 được đặt ngay tại vị trí trước và sát đoạn đường cần chỉ dẫn, nếu đặt trước cách xa hơn hoặc nếu đặt cách xa hơn phải kèm biển số 502.

Điều 41. Quy định về biển chỉ dẫn chỉ hướng đường

41.1. Tất cả các nút giao đường bộ phải đặt biển chỉ hướng đường (biển số 414 a,b,c,d). Trong khu dân cư thì cho phép châm chước chỉ đặt biển trên các hướng chủ yếu nối khu dân cư đó với địa danh lịch sử, đô thị, khu dân cư, khu du lịch, khu công nghiệp lân cận tiếp theo;

41.2. Biển số 414 (a,b) dùng trong trường hợp chỉ có một địa danh khu dân cư trên hướng đường cần phải chỉ dẫn. Biển số 414 (c,d) dùng trong trường hợp có từ hai địa danh khu dân cư cần phải chỉ dẫn;

41.3. Trên mỗi hướng đường ghi nhiều nhất là ba địa danh phải chỉ dẫn. Địa danh ở xa hơn phải viết xuống dưới, lần lượt những địa danh đã ghi trên biển phải được giữ nguyên trên những biển chỉ đường tiếp theo cho đến vị trí của địa danh gần nhất đã ghi trên biển;

41.4. Địa danh và khoảng cách ghi trên biển quy định như sau:

41.4.1. Những địa danh được chỉ dẫn phải là địa danh mà tuyến đường đi qua. Việc lựa chọn địa danh để chỉ dẫn theo thứ tự ưu tiên sau đây và được sử dụng trên tất cả các loại hệ thống đường (ĐCT, QL, ĐT, ĐH, ĐX, ĐĐT) trừ hệ thống đường chuyên dùng:

- Tên thành phố trực thuộc Trung ương;

- Tên thành phố trực thuộc tỉnh;

- Tên tỉnh lỵ (trung tâm hành chính cấp tỉnh);

Chú ý: Không báo tên tỉnh trừ trường hợp tên tỉnh trùng với tên tỉnh lỵ.

- Tên thị xã;

- Tên huyện lỵ (trung tâm hành chính cấp huyện);

Chú ý: Không báo tên huyện trừ trường hợp tên huyện trùng với tên huyện lỵ.

- Tên thị trấn;

- Di tích lịch sử hoặc danh lam thắng cảnh;

- Tên ngã ba, ngã tư quan trọng, tên điểm đầu hoặc điểm cuối tuyến đường;

41.4.2. Trên đường chuyên dùng chỉ ghi địa danh nơi đường giao nhau, điểm đầu hoặc điểm cuối tuyến đường;

41.4.3. Khoảng cách ghi trên biển là cự ly từ vị trí đặt biển đến trung tâm địa danh phải chỉ dẫn và ghi số chẵn đến kilômét. Cự ly từng đoạn phải phù hợp với cự ly toàn bộ và phải thống nhất cả hai chiều xe chạy;

Chương VIII

BIỂN PHỤ, BIỂN VIẾT BẰNG CHỮ

Điều 42. Biển phụ

42.1. Tác dụng của biển phụ:

Biển phụ thường được đặt kết hợp với các biển báo chính: biển báo nguy hiểm,

biển báo cấm, biển hiệu lệnh và biển chỉ dẫn nhằm thuyết minh bổ sung để hiểu rõ

trừ biển số 507 "Hướng rẽ" được sử dụng độc lập;



42.2. Ý nghĩa sử dụng biển phụ:

42.2.1. Biển phụ gồm có 09 kiểu được đánh số thứ tự từ biển số 501 đến biển số 509 với tên các biển như sau:

- Biển số 501: Phạm vi tác dụng của biển;

- Biển số 502: Khoảng cách đến đối tượng báo hiệu ;

- Biển số 503(a,b,c,d,e,f): Hướng tác dụng của biển;

- Biển số 504: Làn đường;

- Biển số 505a: Loại xe;

- Biển số 505b: Loại xe hạn chế qua cầu;

- Biển số 505c: Tải trọng trục hạn chế qua cầu

- Biển số 506(a,b): Hướng đường ưu tiên;

- Biển số 507: Hướng rẽ;

- Biển số 508(a,b): Biểu thị thời gian ;

- Biển số 509(a,b): Thuyết minh biển chính.



42.2.2. Ý nghĩa sử dụng của từng kiểu biển được giải thích chi tiết ở Phụ lục F.

42.3. Kích thước, hình dạng và màu sắc biển phụ:

42.3.1. Biển phụ có hình dạng là hình chữ nhật hoặc hình vuông;

42.3.2. Các biển có nền là màu trắng, hình vẽ và chữ viết màu đen. Biển số 509 có nền là màu xanh lam, chữ viết màu trắng. Biển số 507 và 508 (a,b) có đặc điểm riêng chỉ dẫn ở Phụ lục G;

42.3.3. Kích thước chi tiết của hình vẽ, chữ viết, con số và màu sắc của các biển quy định ở Phụ lục G và Điều 15 (kích thước biển phụ tương ứng với biển chính).

42.4. Vị trí đặt biển phụ:

Các biển phụ đều được đặt ngay phía dưới biển chính trừ biển số 507 sử dụng độc lập được đặt ở phía lưng đường cong đối diện với hướng đi hoặc đặt ở giữa đảo an toàn nơi đường giao nhau.



Điều 43 Biển viết bằng chữ

43.1. Biển viết bằng chữ áp dụng cho người đi bộ và xe thô sơ dùng trong trường hợp không áp dụng được các kiểu biển đã quy định ở Chương IV, VI và VII;

43.2. Biển hình chữ nhật. Biển dùng để chỉ dẫn có nền màu xanh chữ viết màu trắng, biển dùng để báo cấm hay hiệu lệnh có nền màu đỏ chữ viết màu trắng;

43.3. Hàng chữ viết trên biển tùy theo nội dung chỉ dẫn hoặc hiệu lệnh nhưng phải ngắn, gọn. Biển dùng để báo cấm bắt đầu bằng chữ "Cấm".

Điều 44. Hình dạng, kích thước, hình vẽ của biển phụ, biển viết bằng chữ

Hình dạng, kích thước, hình vẽ của biển quy định tại Phụ lục G và Điều 15.

Hình dạng biển viết bằng chữ là hình chữ nhật có chiều rộng tối thiểu 20cm.

Điều 45. Chữ viết và chữ số của biển phụ, biển viết bằng chữ

45.1. Tất cả những chữ viết, chữ số ghi trên biển và cột kilômét dùng thống nhất theo hai kiểu: kiểu chữ nét thông thường và kiểu chữ nét gầy như trong Phụ lục K;

45.2. Kiểu chữ nét thông thường dùng trong trường hợp hàng chữ ngắn và trung bình;

45.3. Kiểu chữ nét gầy dùng trong trường hợp hàng chữ dài;

45.4. Trên một hàng chữ bao giờ cũng phải dùng thống nhất một kiểu chữ;

45.5. Kích thước chữ và nét chữ trong Phụ lục K là ứng với chiều cao chữ và con số là 20cm. Nếu chiều cao chữ viết và chiều cao chữ số quy định lớn hơn hoặc nhỏ hơn thì các kích thước khác và bề rộng nét chữ cũng phải tăng thêm hoặc rút bớt tỷ lệ chiều cao quy định;

45.6. Chiều cao chữ viết của biển viết bằng chữ nhỏ nhất là 10cm (ứng với hệ số 1).

Chương IX

VẠCH KẺ ĐƯỜNG

Điều 46. Ý nghĩa, tác dụng của vạch kẻ đường

46.1. Vạch kẻ đường là một dạng báo hiệu để hướng dẫn, điều khiển giao thông nhằm nâng cao an toàn và khả năng thông xe;

46.2. Vạch kẻ đường có thể dùng độc lập và có thể kết hợp với các loại biển báo hiệu đường bộ hoặc đèn tín hiệu chỉ huy giao thông;

46.3. Vạch kẻ đường bao gồm các loại vạch, chữ viết ở trên mặt đường xe chạy, trên thành vỉa hè, trên các công trình giao thông và một số bộ phận khác của đường để quy định trật tự giao thông, chỉ rõ khổ giới hạn của các công trình giao thông, chỉ hướng đi quy định của làn đường xe chạy.

Điều 47. Phân loại vạch kẻ đường

47.1. Vạch kẻ đường chia làm hai loại: Vạch nằm ngang (bao gồm vạch trên mặt đường: vạch dọc đường, ngang đường và những loại vạch tương tự khác) và vạch đứng;

47.2. Vạch nằm ngang dùng để quy định phần đường xe chạy có màu trắng trừ một số vạch quy định ở Phụ lục G, Phụ lục H có màu vàng;

47.3. Vạch đứng kẻ trên thành vỉa hè các công trình giao thông và một số bộ phận khác của đường. Loại vạch này kết hợp giữa vạch trắng và vạch đen.

Điều 48. Ý nghĩa sử dụng và những chỉ tiêu kỹ thuật của các vạch kẻ đường

Ý nghĩa sử dụng và những chỉ tiêu kỹ thuật của các vạch kẻ đường được quy định ở Phụ lục G, Phụ lục H.



Điều 49. Hiệu lực của vạch kẻ đường

Vạch kẻ đường khi sử dụng độc lập thì mọi người tham gia giao thông phải tuân theo ý nghĩa của vạch kẻ đường. Vạch kẻ đường khi sử dụng kết hợp với đèn tín hiệu, biển báo hiệu thì mọi người tham gia giao thông phải tuân theo ý nghĩa, hiệu lệnh của cả vạch kẻ đường và đèn tín hiệu, biển báo hiệu theo thứ tự quy định tại Điều 3 của Quy chuẩn này.



Chương X

CỌC TIÊU, TƯỜNG BẢO VỆ VÀ HÀNG RÀO CHẮN

Điều 50. Tác dụng của cọc tiêu hoặc tường bảo vệ

Cọc tiêu hoặc tường bảo vệ đặt ở lề đường các đoạn đường nguy hiểm có tác dụng hướng dẫn cho người sử dụng đường biết phạm vi phần đường an toàn và hướng đi của tuyến đường.



Điều 51. Hình dạng và kích thước cọc tiêu

Cọc tiêu có tiết diện là hình vuông, cạnh 15cm; chiều cao cọc tiêu tính từ vai đường đến đỉnh cọc là 70cm; ở những đoạn đường cong, có thể trồng cọc tiêu thay đổi chiều cao cọc, cao dần từ 40cm tại tiếp đầu, tiếp cuối đến 70cm tại phân giác.

Phần cọc trên mặt đất được sơn trắng, đoạn 10cm ở đầu trên cùng sơn màu đỏ bằng chất liệu phản quang.

Điều 52. Các trường hợp cắm cọc tiêu

52.1. Những trường hợp sau đều phải cắm cọc tiêu:

52.1.1. Phía lưng các đường cong từ tiếp đầu đến tiếp cuối;

52.1.2. Đường hai đầu cầu. Trường hợp bề rộng cầu hẹp hơn bề rộng nền đường thì những cọc tiêu ở sát đầu cầu phải liên kết thành hàng rào chắn hoặc xây tường bảo vệ. Khoảng cách giữa hai cọc tiêu trong trường hợp này là 3m;

52.1.3. Hai đầu cống nơi chiều dài cống hẹp hơn bề rộng nền đường. Các cọc tiêu phải liên kết thành hàng rào chắc chắn hoặc xây tường bảo vệ, khoảng cách giữa hai cọc tiêu trong trường hợp này từ 2m ÷ 3m;

52.1.4. Các đoạn nền đường bị thắt hẹp;

52.1.5. Các đoạn nền đường đắp cao từ 2m trở lên;

52.1.6. Các đoạn đường men theo sông, suối, đầm, hồ, ao;

52.1.7. Các đoạn đường bộ giao nhau với đường sắt cùng mức;

52.1.8. Dọc hai bên những đoạn đường bị ngập nước thường xuyên hoặc chỉ ngập theo mùa và hai bên thân đường ngầm;

52.1.9. Các đoạn đường qua bãi cát, đồng lầy, đồi cỏ mà khó phân biệt mặt đường phần xe chạy với dải đất hai bên đường.

Điều 53. Kỹ thuật cắm cọc tiêu

53.1. Đường mới xây dựng hoặc nâng cấp cải tạo, cọc tiêu cắm sát vai đường và phải cách mép phần xe chạy tối thiểu 0,5m;

53.2. Đường đang sử dụng, lề đường không đủ rộng thì cọc tiêu cắm sát vai đường;

53.3. Nếu đường đã có hàng cây xanh trồng ở trên vai đường hoặc lề đường, cho phép cọc tiêu cắm ở sát mép hàng cây nhưng bảo đảm quan sát thấy rõ hàng cọc, nhưng không lấn vào phía tim đường làm thu hẹp phạm vi sử dụng của đường;

53.4. Nếu ở vị trí theo quy định phải cắm cọc tiêu đã có tường xây hoặc rào chắn bê tông cao trên 0,40m thì không phải cắm cọc tiêu;

53.5. Lề đường ở trong hàng cọc tiêu phải bằng phẳng chắc chắn, không gây nguy hiểm cho xe khi đi ra sát hàng cọc tiêu và không có vật chướng ngại che khuất hàng cọc tiêu;

53.6. Đối với đường đang sử dụng, nếu nền và mái đường không bảo đảm được nguyên tắc nêu ở Khoản 53.2 thuộc Điều này, thì tạm thời cho phép cắm cọc tiêu lấn vào trong lề đường đến phạm vi an toàn.

53.7. Cọc tiêu phải cắm thẳng hàng trên đường thẳng và lượn cong dần trong đường cong:

53.7.1. Khoảng cách giữa hai cọc tiêu (S) trên đường thẳng là S = 10m;

53.7.2. Khoảng cách giữa hai cọc tiêu trên đường cong:

a) Nếu đường cong có bán kính R = 10m đến 30m thì khoảng cách giữa hai cọc tiêu S = 3m;

b) Nếu đường cong có bán kính R: 30m

c) Nếu đường cong có bán kính R > 100m thì S = 8m 10m;

d) Khoảng cách giữa hai cọc tiêu ở tiếp đầu và tiếp cuối có thể bố trí rộng hơn 3m so với khoảng cách của hai cọc tiêu trong phạm vi đường cong.

53.7.3. Khoảng cách giữa hai cọc tiêu trên đoạn đường dốc (cong đứng)

a) Nếu đường dốc≥ 3% khoảng cách giữa hai cọc tiêu là 5m;

b) Nếu đường dốc < 3% khoảng cách giữa hai cọc tiêu là 10m.

(Không áp dụng đối với đầu cầu cầu và đầu cống)



53.7.4. Mỗi hàng cọc tiêu cắm ít nhất là 6 cọc.

Điều 54. Hàng cây thay thế cọc tiêu

Trên những đoạn đường thẳng, nếu hàng cây có đủ điều kiện như sau thì được phép sử dụng thay thế cọc tiêu:



54.1. Khoảng cách giữa hai cây khoảng 10m và tương đối bằng nhau (đường kính 0,15m trở lên) thẳng hàng;

54.2. Hàng cây trồng ở ngay vai đường hoặc trên lề đường;

54.3. Thân cây được thường xuyên quét vôi trắng từ độ cao trên vai đường 1,5m trở xuống.

Điều 55. Tường bảo vệ

55.1. Có thể xây tường bảo vệ để thay thế cọc tiêu. Tường bảo vệ thay thế cọc tiêu phải tuân theo các quy định từ Điều 52 đến Điều 53 như đối với cọc tiêu;

55.2. Tường bảo vệ dày tối thiểu từ 0,2 ÷ 0,3m cao trên vai đường từ 0,5 ÷ 0,6m, chiều dài từng đoạn tường là 2m. Khoảng cách giữa hai đoạn tường trong đường thẳng cũng như đường cong là 2m.

Điều 56. Hàng rào chắn cố định

56.1. Hàng rào chắn cố định đặt ở những vị trí nền đường bị thắt hẹp, ở đầu cầu, đầu cống hoặc ở đầu những đoạn đường cấm, đường cụt, không cho xe, người qua lại;

56.2. Trên các bộ phận của hàng rào chắn (cột, thanh ngang) phải sơn theo đúng ý nghĩa sử dụng và chỉ tiêu kỹ thuật quy định ở Điều 48 của Quy chuẩn này và dùng sơn có phản quang;


tải về 0.89 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   13




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương