Qcvn 12: 2015/btttt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thiết bị ĐẦu cuối thông tin di đỘng gsm


Phổ RF đầu ra trong cấu hình đa khe GPRS



tải về 1.36 Mb.
trang9/14
Chuyển đổi dữ liệu06.06.2018
Kích1.36 Mb.
#39448
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   14

2.2.11. Phổ RF đầu ra trong cấu hình đa khe GPRS


2.2.11.1. Định nghĩa

Phổ RF đầu ra là mối quan hệ giữa độ lệch tần số với sóng mang và công suất, được đo trong thời gian và độ rộng băng xác định, phát sinh từ MS do ảnh hưởng của điều chế và đột biến công suất.

Chỉ tiêu này chỉ áp dụng đối với thiết bị đầu cuối thông tin di động GSM có chức năng kết nối GPRS.

2.2.11.2. Giới hạn

a) Mức phổ RF đầu ra do điều chế phải không vượt quá các mức đã chỉ ra trong Bảng a) mục 4.2.1, 3GPP TS 05.05 đối với GSM 900 và Bảng b) đối với DCS 1_800, với giới hạn nhỏ nhất cho phép như sau:



  • -36 dBm đối với độ lệch nhỏ hơn 600 kHz so với sóng mang.

  • -51 dBm đối với GSM 900 hoặc -56 dBm đối với DCS 1 800 với độ lệch từ trên 600 kHz đến dưới 1 800 kHz so với sóng mang.

  • -46 dBm đối với GSM 900 hoặc -51 dBm đối với DCS 1 800 với độ lệch trên 1 800 kHz so với tần số sóng mang.

Các trường hợp ngoại lệ sau lấy giá trị tới -36 dBm:

  • Trong dải từ 600 kHz ÷ 6 000 kHz cao hoặc thấp hơn tần số sóng mang và lên đến 3 băng 200 kHz có tâm ở tần số là bội số nguyên của 200 kHz.

  • Với độ lệch trên 6 000 kHz so với sóng mang và lên tới 12 băng 200 kHz có tâm ở tần số là bội số nguyên của 200 kHz.

Các yêu cầu trên áp dụng trong các điều kiện sau:

  • Điều kiện bình thường;

  • Điều kiện khắc nghiệt.

b) Mức phổ RF đầu ra do đột biến chuyển mạch không được lớn hơn các giá trị trong Bảng a) mục 4.2.2, 3GPP TS 05.05 trong các điều kiện sau:

  • Điều kiện bình thường;

  • Điều kiện khắc nghiệt.

c) Trong điều kiện bình thường, khi được cấp phát kênh, công suất do MS phát trong dải tần từ 935 MHz ÷ 960 MHz không được vượt quá -79 dBm, trong dải tần 925 MHz ÷ 935 MHz không được vượt quá -67 dBm và trong dải tần từ 1 805 MHz ÷ 1 880 MHz không được vượt quá -71 dBm, trừ 5 phép đo trong mỗi dải tần từ 925 MHz ÷ 960 MHz và 1 805 MHz ÷ 1 880 MHz chấp nhận mức ngoại lệ lên tới -36 dBm.

2.2.11.3. Phương pháp đo

a) Các điều kiện ban đầu

Phép đo phải được thực hiện trong điều kiện GPRS mặc định quy định tại mục 40, ETSI TS 151 010-1 với tham số điều khiển công suất ALPHA (α) được thiết lập bằng 0.

MS phải hoạt động với số khe đường lên lớn nhất.

Sử dụng chế độ đo được quy định tại mục 5.4, 3GPP TS 04.14. Nếu MS có khả năng hoạt động ở cả 2 Mode dưới đây thì sử dụng Mode (a):

- Mode (a) phát chuỗi dữ liệu giả ngẫu nhiên trong các khối dữ liệu RLC.

- Mode (b) phát các khối dữ liệu RLC vòng lặp;

Nếu sử dụng Mode (b) thì SS gửi chuỗi dữ liệu giả ngẫu nhiên định nghĩa cho Mode (a) trên đường xuống để lặp lại trên đường lên. SS phải sử dụng mức 23 dBμVemf.

SS điều khiển MS hoạt động trong chế độ nhảy tần. Mẫu nhảy tần chỉ có 3 kênh, kênh ARFCN thứ nhất ở dải ARFCN thấp, kênh ARFCN thứ hai trong dải ARFCN giữa và kênh ARFCN thứ ba trong dải ARFCN cao.

CHÚ THÍCH 1: Mặc dù phép đo được thực hiện khi MS trong chế độ nhảy tần, nhưng mỗi phép đo được thực hiện trên 1 kênh riêng biệt.

CHÚ THÍCH 2: Bước đo này được chỉ định trong chế độ nhảy tần như là một cách đơn giản để cho MS chuyển kênh, phép đo có thể thực hiện được trong chế độ không nhảy tần và chuyển giao MS giữa 3 kênh đo kiểm tại thời điểm thích hợp.

CHÚ THÍCH 3: Dải giữa ARFCN của GSM 900 tương ứng với ARFCN từ 63-65.

b) Thủ tục đo kiểm

CHÚ THÍCH: Khi phép lấy trung bình được sử dụng trong chế độ nhảy tần, giá trị trung bình chỉ gồm các cụm phát khi sóng mang nhảy tần tương ứng với sóng mang danh định của máy đo.

(1) Trong các bước từ (2) đến (8), FT được đặt bằng ARFCN của mẫu nhảy tần ở dải ARFCN giữa.

(2) Máy phân tích phổ thiết lập như sau:



  • Chế độ quét zero scan

  • Băng thông phân giải: 30 kHz

  • Băng thông video: 30 kHz

  • Giá trị trung bình Video: có thể được sử dụng, tùy thuộc vào phép đo.

Tín hiệu video của máy phân tích phổ được “chọn” sao cho phổ tạo ra bởi tối thiểu 40 bit trong dải bit từ 87 đến 132 của cụm trên một khe thời gian hoạt động là phổ duy nhất được đo. Việc chọn có thể là số hoặc tương tự tùy vào máy phân tích phổ.

Chỉ xét kết quả đo tại các cụm phát trên sóng mang danh định của máy đo. Máy phân tích phổ tính trung bình qua chu kỳ chọn trên 200 hoặc 50 cụm, sử dụng phép tính trung bình theo số và/hoặc hình ảnh.

MS được điều khiển hoạt động ở mức điều khiển công suất lớn nhất trong từng khe thời gian truyền.

(3) Điều chỉnh tần số trung tâm của máy phân tích phổ đến các tần số đo để đo mức công suất trên 50 cụm tại các bội số của độ lệch tần 30 kHz so với FT đến dưới 1_800 kHz.

(4) Băng thông phân giải và băng thông video của máy phân tích phổ được điều chỉnh đến 100 kHz và thực hiện các phép đo tại các tần số sau:

- Trên mỗi ARFCN từ độ lệch 1 800 kHz so với sóng mang đến biên của băng tần phát liên quan cho mỗi phép đo trên 50 cụm.

- Tại các băng 200 kHz vượt quá 2 MHz mỗi biên của băng tần phát liên quan đối với mỗi phép đo trên 50 cụm.

- Tại các băng 200 kHz trên dải 925 MHz ÷ 960 MHz đối với mỗi phép đo trên 50 cụm.

- Tại các băng 200 kHz trên dải 1 805 MHz ÷ 1 880 MHz đối với mỗi phép đo trên 50 cụm.

(5) MS được điều khiển đến mức công suất nhỏ nhất. Thiết lập lại máy phân tích phổ như bước (2).

(6) Điều chỉnh tần số trung tâm của máy phân tích phổ đến các tần số đo để đo mức công suất qua 200 cụm tại các tần số sau:

FT


FT + 100 kHz FT - 100 kHz

FT + 200 kHz FT - 200 kHz

FT + 250 kHz FT - 250 kHz

FT + 200 kHz × N FT - 200 kHz × N

Với N = 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8. FT = tần số trung tâm danh định của kênh RF.

(7) Lặp lại các bước (1) đến (6), riêng trong bước (1), máy phân tích phổ được chọn sao cho đo được khe thời gian hoạt động tiếp theo.

(8) Thiết lập máy phân tích phổ như sau:


  • Chế độ quét zero scan

  • Băng thông phân giải: 30 kHz

  • Băng thông video: 100 kHz

  • Chế độ giữ đỉnh.

Tắt chế độ chọn tín hiệu của máy phân tích phổ.

Điều khiển MS đến mức công suất lớn nhất trên mỗi khe thời gian phát.

(9) Điều chỉnh tần số trung tâm của máy phân tích phổ đến các tần số đo để đo các mức công suất tại các tần số sau:

FT + 400 kHz FT - 400 kHz

FT + 600 kHz FT - 600 kHz

FT + 1,2 MHz FT - 1,2 MHz

FT + 1,8 MHz FT - 1,8 MHz

FT = tần số trung tâm danh định của kênh RF.

Thời gian mỗi phép đo (tại mỗi tần số) phải đủ lớn để bao trùm tối thiểu 10 cụm phát tại FT.

(10) Lặp lại bước (9) cho các mức công suất 7 và 11.

(11) Lặp lại các bước (2), (6), (8) và (9) với FT đặt bằng ARFCN của mẫu nhảy tần ở dải ARFCN thấp, riêng trong bước (8), điều khiển MS đến mức điều khiển công suất 11 thay vì để ở mức công suất lớn nhất.

(12) Lặp lại các bước (2), (6), (8) và (9) với FT bằng ARFCN của mẫu nhảy tần ở dải ARFCN cao, riêng trong bước (8), điều khiển MS đến mức điều khiển công suất 11 thay vì để ở mức công suất lớn nhất.

(13) Lặp lại các bước (1), (2), (6), (8) và (9) trong điều kiện khắc nghiệt, riêng trong bước (7) điều khiển MS đến mức công suất 11.
2.2.11.4. Yêu cầu đo kiểm

Để phép đo được chính xác khi thực hiện với đầu nối ăng ten tạm thời, trong băng 880 MHz ÷ 915 MHz hoặc 1 710 MHz ÷ 1 785 MHz, phải đưa vào hệ số ghép nối ăng ten tạm thời cho tần số thích hợp gần nhất, xác định tuân theo 2.2.11.3b) và Phụ lục A, mục A.1.3.

Để phép đo được chính xác khi thực hiện với ăng ten tạm thời, trong băng tần 925 MHz ÷ 960 MHz, phải đưa vào hệ số ghép ăng ten tạm thời như xác định được trong Phụ lục A, mục A.1.3 đối với MS loại GSM 900. Đối với DCS 1 800, sử dụng mức 0 dB.

Để phép đo được chính xác khi thực hiện với đầu nối ăng ten tạm thời, trong băng tần 1 805 MHz ÷ 1 880 MHz, phải sử dụng hệ số ghép ăng ten tạm thời xác định trong Phụ lục A, mục A.1.3 đối với DCS 1 800. Đối với GSM 900, phải sử dụng mức 0 dB.

Các số liệu trong các Bảng từ 6 đến 11, bên cạnh các tần số được liệt kê theo sóng mang (kHz), là mức công suất lớn nhất (tính bằng dB) ứng với phép đo trong độ rộng băng 30 kHz trên sóng mang (xem mục 4.2.1, 3GPP TS 05.05).

a) Đối với dải biên điều chế bên ngoài và đến độ lệch dưới 1 800 kHz so với sóng mang (FT) đã đo trong bước (3), (6), (9), (11) và (12), mức công suất tính theo dB ứng với mức công suất đo được tại FT, đối với các loại MS, không được vượt quá các giá trị trong Bảng 6 đối với GSM 900 hoặc Bảng 7 đối với DCS 1 800 tùy theo công suất phát thực và độ lệch tần so với FT. Tuy nhiên, các trường hợp không đạt trong tổ hợp dải từ 600 kHz đến < 1 800 kHz trên và dưới tần số sóng mang có thể tính vào ngoại lệ cho phép trong các yêu cầu đo kiểm c) bên dưới.

CHÚ THÍCH 1: Đối với các độ lệch tần số trong khoảng 100 kHz và 600 kHz, giới hạn có được bằng phép nội suy tuyến tính giữa các điểm trong bảng với tần số tuyến tính và công suất tính bằng dB.

b) Đối với các dải biên điều chế từ độ lệch 1 800 kHz so với sóng mang và đến 2 MHz vượt quá biên của băng tần phát tương ứng, đo trong bước d), mức công suất tính bằng dB tương ứng so với mức công suất đo tại FT, không được lớn hơn các giá trị trong Bảng 8, tùy theo công suất phát thực, độ lệch tần so với FT và hệ thống được thiết kế cho MS hoạt động. Tuy nhiên các trường hợp không đạt trong tổ hợp dải từ 1 800 kHz – 6 MHz trên và dưới tần số sóng mang có thể được tính vào ngoại lệ cho phép trong yêu cầu đo kiểm c) bên dưới, và các lỗi khác có thể được tính vào ngoại lệ cho phép trong yêu cầu đo kiểm d) bên dưới.

c) Các trường hợp không đạt (từ bước a) và b) ở trên) trong dải tổ hợp 600 kHz đến 6 MHz trên và dưới sóng mang phải được kiểm tra lại đối với phát xạ giả cho phép.

Đối với một trong 3 ARFCN sử dụng, phát xạ giả cho phép trong trường hợp lên đến 3 băng 200 kHz có tâm là bội số nguyên của 200 kHz miễn là phát xạ giả không vượt quá -36 dBm. Các mức phát xạ giả đo trong độ rộng băng 30 kHz được mở rộng đến 2 băng 200 kHz có thể được tính với một trong hai băng 200 kHz để tối thiểu số lượng các băng 200 kHz chứa bức xạ tạp.

d) Các trường hợp không đạt (từ bước b ở trên) vượt quá độ lệch 6 MHz so với sóng mang phải được kiểm tra lại để đảm bảo mức phát xạ giả được phép. Đối với mỗi một trong 3 ARFCN sử dụng, cho phép đến 12 phát xạ giả, miễn là mức phát xạ giả không vượt quá -36 dBm.

e) Các phát xạ giả của MS trong dải 925 MHz ÷ 935 MHz, 935 MHz ÷ 960 MHz và 1 805 MHz ÷ 1 880 MHz đo trong bước d), đối với tất cả các loại MS, không được vượt quá các giá trị trong Bảng 9 trừ 5 phép đo trong dải tần từ 925 MHz ÷ 960 MHz và 5 phép đo trong dải từ 1 805 MHz ÷ 1 880 MHz, ở đó mức cho phép lên đến -36 dBm.

f) Đối với các dải biên suy giảm công suất của các bước h), i) và k), các mức công suất không được vượt quá các giá trị trong Bảng 10 đối với GSM 900 hoặc Bảng 11 đối với DCS 1 800.

CHÚ THÍCH 2: Các giá trị này khác với các yêu cầu trong 3GPP TS 05.05 vì tại các mức công suất cao hơn nó là phổ điều chế đo được bằng phép đo giữ đỉnh. Các hạn định này được đưa ra trong bảng.

CHÚ THÍCH 3: Các giá trị trong Bảng 10 và Bảng 11 với giả định dùng phép đo giữ đỉnh, cho phép mức nhỏ nhất là 8 dB trên mức điều chế qui định sử dụng kỹ thuật trung bình chọn độ rộng băng 30 kHz có độ lệch 400 kHz so với sóng mang. Tại độ lệch 600 kHz và 1 200 kHz, sử dụng mức trên 6 dB và tại độ lệch 1 800 kHz sử dụng mức trên 3 dB. Các giá trị đối với độ lệch 1 800 kHz với giả định phổ điều chế độ rộng băng 30 kHz dùng giới hạn điều chế tại <1 800 kHz.


tải về 1.36 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   14




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương