Qcvn : 2010/bnnptnt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về CÁc chấT ĐỘc hại và VI sinh vật gây hại trong phân bóN



tải về 78.83 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu13.08.2016
Kích78.83 Kb.
#18159


CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM




QCVN : 2010/BNNPTNT


QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA

VỀ CÁC CHẤT ĐỘC HẠI VÀ VI SINH VẬT GÂY HẠI TRONG PHÂN BÓN
National technical regulation on toxic parameters

and harmful microoganism in fertilizer




Lời nói đầu



- QCVN : 2010/BNNPTNT do Cục Trồng trọt biên soạn, Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường trình duyệt và được ban hành theo Thông tư số /2010/TT-BNNPTNT ngày tháng năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.



T

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA

VỀ CÁC CHẤT ĐỘC HẠI VÀ VI SINH VẬT GÂY HẠI TRONG PHÂN BÓN
National technical regulation on toxic parameters

and harmful microoganism in fertilizer
1. QUY ĐỊNH CHUNG


    1. Phạm vi điều chỉnh

Quy chuẩn này quy định mức giới hạn các chất độc hại, vi sinh vật gây hại liên quan đến vệ sinh an toàn thực phẩm, sức khoẻ và môi trường; các phương pháp thử và yêu cầu quản lý chất lượng trong sản xuất, nhập khẩu, lưu thông phân bón tại Việt Nam.

1.2. Đối tượng áp dụng

Quy chuẩn này áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến sản xuất, nhập khẩu, lưu thông phân bón tại Việt Nam.



1.3. Giải thích từ ngữ

Trong Quy chuẩn này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:



1.3.1. Phân bón trong phạm vi Quy chuẩn này là các loại được quy định tại số thứ tự 12 thuộc Danh mục sản phẩm hàng hoá nhóm 2 thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Thông tư số 50/2009/TT-BNNPTNT ngày 18/8/2009 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Ban hành Danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; phân lân nung chảy, DAP (trừ loại phân bón có bổ sung chất điều hoà sinh trưởng).

1.3.2. Các chất độc hại trong phân bón gồm:

a) Kim loại nặng: Asen (As), Cadimi (Cd), Chì (Pb), Thuỷ ngân (Hg);

b) Biuret có trong phân bón Urê;

c) Axit tự do có trong phân bón Supe lân.



1.3.3. Vi sinh vật gây hại: Vi khuẩn Salmonella
2. QUY ĐỊNH VỀ KỸ THUẬT

Bảng 1. Mức giới hạn tối đa các chất độc hại trong phân bón




STT

Loại phân bón

Chất độc hại/vsv gây hại

Đơn vị tính

Mức giới hạn tối đa

1

Urê

Biuret

%

1,5

2

Supe lân

Axít tự do

%

4,0

Cadimi

ppm

12

3

Lân nung chảy, DAP

Cadimi

ppm

12

4

Phân bón hữu cơ, hữu cơ khoáng, hữu cơ sinh học, hữu cơ vi sinh sản xuất từ rác thải đô thị, phế thải công nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm, phế thải chăn nuôi

Asen

mg/kg (lít) hoặc ppm

3,0

Cadimi

mg/kg (lít) hoặc ppm

2,5

Chì

mg/kg (lít) hoặc ppm

300,0

Thuỷ ngân

mg/kg (lít) hoặc ppm

2,0

Salmonella

CFU/25g (ml)

Không phát hiện

5

Phân vi sinh vật

Salmonella

CFU/25g (ml)

Không phát hiện


3. PHƯƠNG PHÁP THỬ

3.1. Lấy mẫu:

a) Phương pháp lẫy mẫu

Việc lấy mẫu phân bón thực hiện theo các tiêu chuẩn sau:

Bảng 2. Tiêu chuẩn lấy mẫu phân bón




STT

Loại phân bón

Tên tiêu chuẩn

Số hiệu tiêu chuẩn

1


Urê

Urê nông nghiệp -phương pháp thử

TCVN 2620-94

2

Supe lân

Super photphát đơn

TCVN4440-2004

3

Lân nung chảy, DAP







4

Phân bón hữu cơ, hữu cơ khoáng, hữu cơ sinh học sản xuất từ rác thải đô thị, phế thải công nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm, phế thải chăn nuôi

- Phân hữu cơ vi sinh từ rác thải sinh hoạt- Yêu cầu kỹ thuật, phương pháp kiểm tra.

- Phân tích phân bón: Phương pháp lấy mẫu và chuẩn bị mẫu



10TCN 526-2002

10 TCN 301-2005



5

Phân bón hữu cơ vi sinh sản xuất từ rác thải đô thị, phế thải công nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm, phế thải chăn nuôi

Phân hữu cơ vi sinh vật

TCVN7185:2002

6

Phân vi sinh vật

Phân Vi sinh vật (thuật ngữ, định nghĩa)

TCVN6169-1996

b) Việc lấy mẫu do người được công nhận hoặc chỉ định là người lấy mẫu phân bón thực hiện.

3.2. Phương pháp thử:

a) Phương pháp thử

Phương pháp thử thực hiện theo các tiêu chuẩn sau:

Bảng 3. Phương pháp thử các chất độc hại có trong phân bón




STT

Chỉ tiêu phân tích

Tên tiêu chuẩn

Số hiệu tiêu chuẩn

1


Biuret

Urê nông nghiệp-phương pháp thử

TCVN 2620-94

Phân tích phân bón-phương pháp xác định Bioret

10TCN305-2005?

2

Axít tự do

Super photphát đơn

TCVN4440-2004

3

Asen (As)

phương pháp phổ hấp thu nguyên tử (Atomic Absorption Spectrophotometric).

AAS?

4

Cadimi (Cd)

- Chất lượng đất – Xác định cadimi, crom, coban, đồng, chì, mangan, niken và kẽm trong dịch chiết đất bằng cường thuỷ - Các phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử ngọnlửa và không ngọn lửa.

- Phân bón – phương pháp xác định Cadimi tổng số bằng phép đo phổ hấp thụ nguyên tử


TCVN6498 : 1999

(ISO 11047:1995)

10TCN 812-2006



5

Chì (Pb)

- Chất lượng đất – Xác định cadimi, crom, coban, đồng, chì, mangan, niken và kẽm trong dịch chiết đất bằng cường thuỷ - Các phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử ngọnlửa và không ngọn lửa.

- Phân bón – phương pháp xác định Chì tổng số bằng phép đo phổ hấp thụ nguyên tử



TCVN6498:1999

(ISO 11047 : 1995)

10TCN 813-2006


6

Thuỷ ngân

Chất lượng nước – Xác định thuỷ ngân tổng số bằng quang phổ hấp thụ nguyên tử không ngọn lửa-Phương pháp sau khi vô cơ hoá với Penganat-pesunfat

TCVN5989:1995

(ISO5666/1 : 1983)



7

Salmonella

Vi sinh vật trong thực phẩm và thức ăn chăn nuôi – Phương pháp phát hiện Salmonella trên đĩa thạch".


TCVN 4829:2005

(ISO 6579:2002):



b) Việc thử nghiệm do các Phòng kiểm nghiệm, Tổ chức chứng nhận được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận hoặc chỉ định thực hiện.
4. QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG
4.1. Phân bón sản xuất trong nước

Phân bón sản xuất trong nước phải được chứng nhận phù hợp với quy định tại mục 2 của Quy chuẩn này theo phương thức thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm lấy mẫu tại nơi sản xuất kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất.

Phân bón sản xuất trong nước phải phải được chứng nhận phù hợp với quy định tại mục 2 của Quy chuẩn này. Việc đánh giá hợp quy do tổ chức chứng nhận được chỉ định thực hiện theo thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất.
4.2. Phân bón nhập khẩu

4.1.1. Phân bón nhập khẩu phải được kiểm tra nhà nước về chất lượng; các chất độc hại và vi sinh vật gây hại theo các chỉ tiêu quy định tại mục 2 của Quy chuẩn này.

4.1.2. Việc kiểm tra phân bón nhập khẩu được thực hiện theo phương thức: Thử nghiệm, đánh gía lô sản phẩm, hàng hoá;

Phân bón nhập khẩu phải được phải được chứng nhận phù hợp với quy định tại mục 2 của Quy chuẩn này. Việc đánh giá hợp quy do phòng kiểm nghiệm hoặc tổ chức chứng nhận được chỉ định thực hiện theo phương thức thử nghiệm mẫu, đánh gía lô sản phẩm, hàng hoá. Không áp dụng kiểm tra nhà nước đối với phân bón nhập khẩu, trừ trường hợp phát hiện có dấu hiệu vi phạm.


4.3. Phân bón lưu thông trên thị trường

Phân bón lưu thông trên thị trường phải được kiểm tra sự phù hợp với quy định tại mục 2 của Quy chuẩn này theo phương thức thử nghiệm mẫu điển hình.


5. TRÁCH NHIỆM CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN
5.1. Tổ chức, cá nhân sản xuất phân bón trong nước, nhập khẩu phân bón phải thực hiện chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy đối với các chất độc hại và vi sinh vật gây hại trong phân bón và cung cấp công bố hợp quy cho các cơ sở phân phối trong nước.

Trình tự, thủ tục chứng nhận hợp quy thực hiện theo quy định của Quyết định số 24/2007/QĐ-BKHCN ngày 29/9/2007 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ về việc ban hành “Quy định về chứng nhận hợp chuẩn, chứng nhận hợp quy và công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy” và các văn bản quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Đăng ký Bản công bố hợp quy các chất độc hại và vi sinh vật gây hại trong phân bón tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nơi có trụ sở chính.

5.2. Tổ chức, cá nhân sản xuất phân bón trong nước, nhập khẩu, lưu thông phân bón phải đảm bảo các chỉ tiêu về các chất độc hại và vi sinh vật gây hại bón không được trái với quy định tại mục 2 của Quy chuẩn kỹ thuật này và đảm bảo chất lượng phân bón theo công bố tiêu chuẩn áp dụng do cơ sở công bố theo các quy định hiện hành.

5.1. Tổ chức, cá nhân sản xuất phân bón trong nước, nhập khẩu phân bón phải công bố tiêu chuẩn áp dụng và không được trái với quy định tại mục 2 của Quy chuẩn này; thực hiện việc chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy theo quy định tại Thông tư 83/2009/TT-BNNPTNT ngày 25 tháng 12 năm 2009: Hướng dẫn về hoạt động chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

5.3. Tổ chức, cá nhân lưu thông phân bón trên thị trường phải đảm bảo chất lượng phù hợp với quy định tại Quy chuẩn này và tiêu chuẩn công bố áp dụng theo các quy định hiện hành.


6. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

6.1. Cục Trồng trọt có trách nhiệm hướng dẫn và kiểm tra thực hiện Quy chuẩn này.

Căn cứ vào yêu cầu quản lý phân bón liên quan đến an toàn vệ sinh thực phẩm, sức khoẻ, môi trường, Cục Trồng trọt có trách nhiệm kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung Quy chuẩn này.



6.2. Trong trường hợp các tiêu chuẩn, hướng dẫn quy định tại Quy chuẩn này có sự thay đổi, bổ sung hoặc được thay thế thì thực hiện theo quy định tại văn bản mới./.





tải về 78.83 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương