PHẬt pháp cho sinh viêN (buddha dhamma for students)


- "Nơi nào chúng ta có thể tu học được?"



tải về 416.49 Kb.
trang4/17
Chuyển đổi dữ liệu28.07.2016
Kích416.49 Kb.
#8424
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   17

05.- "Nơi nào chúng ta có thể tu học được?"


Lại một lần nữa, chúng ta đáp bằng cách trích dẫn lời nói của Ðức Phật, "ngay trong tấm thân 'một thước tám' nầy, với các tri giác và các hoạt động tâm linh." Tu học ngay trong tấm thân của con người cùng với các tri giác và hoạt động tinh thần. Tấm thân "thước tám" nầy, còn đang sống động, cùng với các tri giác, các hành động tâm thức, tất cả các phần đó lập thành con người. Sự hiện diện của tâm thức bao hàm các tri giác, và sự hiện diện của các hoạt động tâm linh bao hàm các kiến thức và tư tưởng. 

Trong tấm thân "thước tám" đó cùng với các tri giác và các hoạt động tâm linh, đấng Như Lai (Ðức Phật) đã cho biết rõ ràng thế giới, nguồn gốc của thế giới, sự tận diệt của thế giới, cùng đường lối thực hành để hoàn tất sự diệt tận đó. Khi Ngài nói đến nguồn gốc của thế giới, sự hoại diệt của thế giới, cùng đường lối thực hành đưa đến sự tiêu diệt hoàn toàn thế giới đó, Ngài muốn nói rằng toàn thể Giáo Pháp đều phải tìm thấy ngay trong thân tâm nầy. Tu học ngay nơi đó. Ðừng đi học ở trường, ở nơi hang động, ở cảnh rừng hoang, trên ngọn núi cao, hay ở trong tu viện. Các nơi đó đều nằm bên ngoài chúng ta. Hãy xây dựng một ngôi trường bên trong, thiết lập một đại học đường ngay trong thân thể. Rồi hãy nghiên cứu, học tập, điều tra, sưu tầm, thám thính đó đây, tìm cầu chơn lý về sự tạo khởi của thế giới, vì đâu thế giới lại là suối nguồn của đau khổ, thế giới có thể được huỷ diệt hoàn toàn chăng (tức là sự huỷ diệt của đau khổ) và làm cách nào để tận diệt được nó. Nói cách khác hơn để diễn đạt lại ý nầy, đó là hãy tự mình khám phá trở lại Bốn Chơn Lý Nhiệm Mầu (Tứ Diệu Ðế). Bực Ðại Giác (Ðức Phật) đôi khi dùng danh từ "thế giới", đôi khi dùng danh từ "đau khổ" (Dukkha). Bản chất của thế giới, của sự đau khổ, bản chất của sự sanh khởi và nguồn gốc của thế giới, bản chất của sự diệt tận hoàn toàn của thế giới, của đau khổ, cùng với bản chất của công phu tu tập theo Giáo Pháp để đi đến sự chấm dứt đau khổ: những vấn đề đó cần được tìm tòi và nhân thấy ra ngay trong thân tâm nầy, chớ chẳng ở nơi nào khác. Nếu ai đã tìm thấy các vần đề đó tại một nơi nào khác, thì đó chỉ là bản tường trình ghi trong sách vở, hoặc là lời đồn đãi, hay là danh từ rỗng suông mà thôi, chớ chẳng phải là Chơn lý. Nếu đã được tìm thấy ngay trong tấm thân "thước tám" nầy (fathom long body), cùng với tâm thức, thì đó mới thật là Chơn lý.

Vậy thì, nếu được hỏi, cần phải tu học ở nơi nào, bạn sẽ đáp, chúng ta tu học ngay trong tấm thân "thước tám" nầy, cùng với các tri giác và các hoạt động tâm linh.

* * *


Giờ đây, chúng ta có thể được hỏi tiếp, để được hiểu thêm rõ ràng về Chánh Pháp:

06.- "Chánh Pháp được so sánh với điều gì?"


Ðức Phật nói: "Chánh Pháp có thể được so sánh với chiếc bè," Ngài đã dùng chữ chiếc bè, vì ngày xưa chiếc bè thường được xử dụng để vượt sang sông và cách giải thích Chánh Pháp như thế rất dễ hiểu. Nhưng lời ví dụ nầy mang một ý nghĩa thật quan trọng. Ta chẳng nên quá quyến luyến vào Chánh Pháp đến nổi quên cả chính mình, quá hảnh diện mình là "ông thầy", một nhà học giả, hay một bực trí thức học rộng. Nếu ta quên mất rằng Chánh Pháp chỉ như chiếc bè, các nguy cơ ấy sẽ lại nổi lên. Chánh Pháp là một chiếc bè, một phương tiện chuyên chở, để đưa ta sang đến bờ bên kia. Ðã đến bờ bên kia và bước chơn lên đất liền, ta chẳng điên khùng gì mà mang vác chiếc bè đi theo ta nữa.

Ví dụ đó dạy ta phải biết nhận chân ra và xử dụng chánh Pháp như một phương tiện để đạt đến mục đích, chớ chẳng để chụp bắt và bám níu vào, cho đến mức quên cả chính mình đi. Nếu ta chẳng nhận chân ra nhiệm vụ thật sự của chiếc bè, chúng ta có thể giữ nó lại bên mình để phô trương hoặc để tranh cãi với kẻ khác. Ðôi khi nó lại còn được đem dùng để đua thuyền, thật là hao phí và vô dụng. Nó phải được xử dụng đúng theo chủ đích, để bơi sang sông, để vượt dòng nước. Kiến thức về Chánh pháp cần phải được xử dụng để vượt qua biển khổ. Nó chẳng nên được cầm giữ lại vì mục đích có hại, như để chiến đấu nhau bằng miệng lưỡi sắc bén như gươm, hoặc để tranh luận, hay được dùng như một tế vật để tôn thờ, lễ bái. Sau cùng, xin đừng chụp nắm và bám níu vào nó, để đến nổi khi đã sang bờ bên kia, bước chơn lên đất liền rồi mà vẫn còn muốn mang kè kè chiếc bè theo mình.

* * *

Chánh pháp kia, được xem giống như chiếc bè, áp dụng cả cho người xuất gia cùng người vẫn còn sống trong gia đình. Giả dụ như chúng ta được hỏi rằng:


07.- "Người Phật tử tại gia cần tu học những gì?"


Chúng ta đừng để mất thời giờ mà đi tìm cách trả lời theo ý riêng của mình; nếu ai đã muốn như thế, thì cũng tốt, chẳng điều chi ngăn trở anh ta làm như vậy. Nhưng nếu chúng ta muốn giải đáp đúng theo những gì Ðức Phật đã dạy, thì chúng ta phải nên nói rằng: "Người Phật tử tại gia nên học tất cả Kinh kệ, nghĩa là, tất cả những bản Kinh mà Ðức Như Lai đã dạy về Tánh Không." (Sunnatà, sự rỗng vắng).

Các bản Kinh Kệ hợp thành một bản trần thuyết khéo hệ thống hoá các lời giảng trong Giáo Pháp, là phần cốt tủy tinh tuý của các lời Phật dạy. (...) Một bản Kinh là một bài giảng thật khéo sắp đặt, có thứ tự, và là tinh túy vủa đề mục (...)

Xin nhớ cho rằng Kinh kệ chính là lời nói của Ðức Như Lai (Tathàgata). Tất cả Kinh kệ của Ðức Phật thuyết giảng đều liên hệ đến Tánh Không (Sunnatà, sự rỗng vắng). Về vấn đề nầy, khi có người còn tại gia thưa hỏi, họ cần tu học và thực hành những gì để được lợi lạc to lớn và được hạnh phước, Ðức Phật đáp: "Các Kinh kệ là những lời nói của Như Lai, rất cao sâu, ý nghĩa thâm trầm, là những phương cách để vượt thoát cõi thế gian , và đều liên hệ đến Tánh Không."

Danh từ Tánh Không, Sunnatà, xem như quá xa lạ đối với các bạn, nhưng xin đừng vội chán nản, vì đây là một chữ quan trọng vào bực nhứt trong Phật học. Chữ Sunnatà có thể được dịch là sự rỗng vắng; nhưng rỗng, vắng thường có nhiều nghĩa và cách dùng khác nhau. Chữ Tánh Không, Sunnatà, trong Phật học chẳng phải là sự rỗng vắng về vật chất; nó chẳng phải là một khoảng trống không chẳng chứa đựng một chất vật liệu nào. Chẳng phải thế! Ðây là một trường hợp rỗng vắng theo cái nghĩa chẳng có được chút bản thể thiết yếu nào, bởi vì tất cả mọi sự vật khác vẫn còn hiện diện đầy đủ ở đó. Vẫn còn có đủ muôn vàn hình vật khác tràn đầy khắp thế giới, thế mà Ðức Phật dạy rằng, muôn vật đều rỗng vắng, hay là muôn vật đều có tánh cách rỗng vắng, chỉ vì chẳng có một chút gì nơi muôn vật đó đáng được xem là tự ngã, là Ta (là chính mình) và thuộc về của Ta, thuộc về tự ngã của Ta. Lời dạy ấy nhằm mục tiêu là chỉ rõ, lại một lần nữa, là chẳng có gì để chụp nắm và bám níu vào cả.

Người còn tại gia cần tu học đặc biệt về các lời nói của Ðức Phật liên quan đến Tánh Không. Thông thường, đề mục nầy bị hiểu lẩm là quá cao xa đối với người đời. Lý do giản dị là rất ít người vui lòng thực hành theo các lời dạy đó của Ðức Phật. Vậy xin các bạn ghi nhớ cho rằng, chẳng riêng gì cho các tỳ kheo, người tại gia cũng phải học hỏi, thực hành và nhiên hậu mới khám phá ra ý nghĩa của Sunnatà, của Tánh không.

Tôi hi vọng rằng, các bạn còn tại gia sẽ chẳng còn quá lo sợ về danh từ và đề mục Sunnatà, Tánh Không nữa. Hãy bước từng bước để gia tăng sự hiểu biết và kiến thức về Tánh Không. Ðề tài nầy cần có sự giải thích tế nhị và phức tạp, nên đòi hỏi nhiều thời giờ. Vì lẽ đó, chúng ta chỉ bàn ở đây các cốt lõi của vấn đề, bản chất thật sự của nó mà thôi, và đấy cũng là đã khá đầy đủ rồi, vì ý niệm về Tánh Không chỉ là sự rỗng vắng chẳng có cái Ta, hay cái gì thuộc về Ta. Nếu tâm thức ai nhận chân ra rằng chẳng có gì là tự ngã ( cái Ta) và chẳng có gì thuộc về tự ngã, thì tâm thức ấy được "rỗng vắng" và tự do. "Thế giới nầy rỗng vắng" chỉ có nghĩa là như thế đấy.

* * *

Giờ đây, giả tỉ như có người hỏi, trong Phật học chữ nào là chữ tối thượng, như hỏi rằng: 




tải về 416.49 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   17




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương