PHẬt học tinh hoa một Tổng Hợp Ðạo Lý



tải về 1.23 Mb.
trang14/14
Chuyển đổi dữ liệu10.05.2018
Kích1.23 Mb.
#37964
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   14

Vào khoảng 1960, Ấn Ðộ kiểm soát hoàn toàn giải đất từ chân núi Himalaya và đảm nhiệm luôn chính trị đối ngoại (politique extérieure) cho nước Bhuton. Vào năm 1950, chế độ Rana của nước Népal sụp đổ. Sau nước này được đặt trong vòng ảnh hưởng của Ấn Ðộ.

( ) Histoire del’lnde et la civilization indienne – Jacques Dupuis – Editions Petite Bibliothèque Payot – No 35 – 1963.

( ) Liên bang Ấn Ðộ gồm 17 tiểu bang và 10 khu vực thuộc chính quyền trung ương, 17 tiểu bang là: Andhra, Pradesh, Assan,Bihar, Gujarat, Haryana,Jammu và Kashmir, Kerala, Madhya, Prasthan, Tamil, Nadu, Uttar, Pradesh và West, Bengal. Các khu vực thuộc chính quyền trung ương là: Andanan và nicobar Islandas Delhi, Chandigarh, Dadrava, Nagar Havely, Goa, Daman và Dius Himachal Pradesh, Laccadive, Minicoy và Amindivi quần đảo, Manipur, Pondicheny và Tripura.  


14 Hiến pháp Cộng hòa Ấn Ðộ công nhận tiếng Hindi là ngôn ngữ chính thức của liên bang, (được nói và hiểu hầu hết trong các vùng; đồng thời cũng thừa nhận những ngôn ngữ thuộc mỗi vùng, xếp theo số dân sử dụng ngôn ngữ đó, Tehigu, Bengali, Marathi, Tanil, Urdu, Cujarati, Kannada, Malayalan, Ariya, Punjabi, Assamese, kanhm iri, Simdhi và Sanskrit)

15 Thánh kinh là thứ hợp soạn, sáng tác tập thể.

16 Chữ trong kinh Pháp Hoa (Suddhamapundarika): Thế tôn, duy dĩ nhất đại sự nhân duyên cố, xuất hiện ư thế.

17 Những niên đại đức Phật đản sinh theo các thuyết: 1023, 685, 624, 623, 566, 563, 561, 559, 557, 487 trước tây lịch, theo Việt Nam Phật Giáo Sử Lược, trang 31.

Ở Việt Nam, đạo Phật từ khởi thủy cho đến ngày nay vẫn thường kỷ niệm trong những ngày:

– 8 tháng 4 đức Phật đản sinh

– 8 –2–xuất gia

– 8 –12–thành đạo

– 15–2–niết bàn

Theo sử Trung Hoa ghi chép: Đức Phật đản sinh vào đời Chu Linh Vương trước kỷ nguyên khoảng 557 năm đồng thời với đức Khổng Tử.

Nước ta thuở xưa bị Bắc thuộc hàng nghìn năm; sự ảnh hưởng về tôn giáo, chính trị, văn hóa là những tập quán cố hữu, mà Đạo Phật Việt Nam hiện tại chưa thể một sớm một chiều xóa bỏ những ngày lễ trên, khi đã in sâu trong lòng những người con Phật kính yêu.



18 Những tiếng riêng trong sách này đều được tôn trọng tính chất đặc biệt của chúng, trừ những chữ nào Việt hóa hoàn toàn, như tiếng Phật THÍCH CA MÂU NI. Ngoài ra, chúng tôi không phiên âm những chữ ấy, như người Trung Hoa đã phiên âm từ chữ Sanskrit (Phạn) ra chữ Hán

19 Mahaprajâpati Gautami là vợ lẽ của vua Suddhodana. Không biết tục lệ này có tự bao giờ: hai giòng họ Cakya và Koli đời đời thông gia với nhau. Vua Suddhodana cũng y theo tục lệ ấy mà lấy hai chị em con vua Anucakya nước Koki, là Mahamaya và Mahaprajapati Gautami.

20 Công nương Yasôddhara, cũng gọi là Gopa, là em cô cậu với thái tử, và là con của bà Amita và vương tước Suprabuddha.

21 Kinh Ariyapariyesanasuttam XXVI trang 163 chép: “…Sau một thời gian, khi ta còn trẻ, niên thiếu, tóc đen nhánh, đầy đủ huyết khí của tuổi thanh xuân, trong thời vàng son cuộc đời, mặc dầu cha mẹ không bằng lòng, nước mắt đầy mặt thân khóc, ta cạo bỏ râu tóc, đắp áo cà sa, xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình. Ta xuất gia như vậy, kẻ đi tìm cái gì chí thiện, tìm cầu vô thượng tối thắng đạo lộ, hướng đến tịch tịnh”

22 Có thuyết nói: Thái tử, 19 tuổi xuất gia, 30 tuổi thành đạo. Nhưng nay, căn cứ theo bộ Trường A Hàm (Digha Nikaya) quyển IV trong đại tang kinh Phật giáo, thì Ngài xuất gia 29 tuổi.

23 1. Ájnàta Kaundinya (Kiều Trần Như), 2. Asvajit (A Thấp Bà), 3. Bhadrika (Bạt Đề), 4. Dasabala Kâsyapa (Thập Lực Ca Diếp), 5. Mahânâman (Ma Ha Nan).

24 Từ đây gọi ngài là Bồ tát mà không gọi là thái tử nữa.

25 Juvénal cũng nói câu tương tự: “Mans sa–na–in corpore sano=“Một tâm hồn trong sạch trong một thân thể tráng kiện”

26 Nay đổi là Sarnath

27 Trong cuốn “Triết Học Phật Giáo”, trang 42, Phan Văn Hùm có viết về cây bồ đề như sau:

“Cây Pippala, sau người ta gọi là Boddhidruma nghĩa là cây giác ngộ (Bodhi, ta đọc là bồ đề, nghĩa là giác ngộ. Druma nghĩa là cây). Còn chỗ đất ấy gọi là Bodhimanda, nghĩa là: Trường giác ngộ.

“Năm  623 sau kỷ nguyên, thầy Hsan Tsang (Huyền Trang) qua Ấn Độ có tả cảnh cây Boddhidruma như sau: “Cây bồ đề này ở gần con sông Nairanjana. Đứng trong thành Ràjagriha trông thấy nó ở 15 dặm ngoài xa. Cội cây trắng xóa, lá xanh ngời”.

“Trong khoảng tiền thế kỷ XIX một người Anh, tên là Cunningham, có đến xem cây bồ đề, bảo rằng: “Cây Bodhi trứ danh ấy hiện nay vẫn còn, mà nó xơ xác rất mực: một cỗi to còn xanh tươi, có ba cành quay về hướng tây, còn mấy cành kia đã tróc sạch vỏ và mục rồi. Cây ấy có lẽ thường đổi thay, trồng đi trồng lại nhiều lần, bỡi vì cây pippala hiện nay đứng trên một cái giàn cao ít nữa là “30 pieds” trên cuộc đất chung quanh”.

Ông Oldenberg, người Đức, tác giả quyển Lịch Sử Đức Phật, bảo rằng năm 1976 cây boddhiruma bị bão, trốc gốc mất. (Arochaeel, Reports 1, 5 p 110 note, nouvelle édition)


28 Trích kinh dẫn thượng, trang 167–172, trong bộ Najjhina Nikaya–tỳ khưu Th. Minh Châu dịch

29 Lịch sử ghi – Trong thời gian mới xuất gia, thái tử đã tham học với các đạo sĩ trứ danh như các ông: Bhagàva, Aràlakàlama, Udraka Ramaputta, nhưng xét thấy tư tưởng triết lý của các vị này chưa được siêu thoát nên Ngài đã tự tìm cho mình một lối đi…Và, sau khi giác ngộ, lần đầu tiên “chuyển pháp luân” tại vườn Lộc Uyển, thuộc nước Bàrànasi, đức Phật thuyết giảng về bốn chân lý (Catuariyasacca): Khổ, Tập, Diệt, Đạo để độ coh 5 pháp hữu đồng tu với Ngài thuở trước đó là các ông: Ajnàta Kaudinya, Aùsavjit, Bhadrika, Mahânâman, Dásbala Kàsyap. Ngôi Tam Bảo có từ đấy=Phật (Buddha) là Phật bảo, Pháp (Dharma) là Pháp bảo, Tăng (Sangha) là Tăng bảo. Cũng tại nơi đây, đức Phật còn độ cho trưởng lão Yasas và song thân của ông làm cư sĩ, gọi là Phật tử tại gia. Nam giới gọi là Upàsaka (Ưu Bà Tắc), Nữ gọi là Upàsika (Ưu Bà Di).

Đức Phật và đệ tử  vân du các nơi để hóa đạo. Trước hết, ngài đến nước Magadha gặp 3 anh em ông Kàsyapa, thuộc hệ phái Bà La Môn giáo. Được ngài thuyết pháp cho nghe, lấy làm hoan hỷ nên cả 3 ông đã cải giáo quy y theo Phật. Đồng thời 1000 đệ tử của các ông cũng được Ngài hóa độ. Do đó, giáo đoàn của đức Phật mỗi ngày thêm bành trướng. Vua Bimbisàra (Tần Bà Sa La) của nước Magadha thì hết lòng sùng kính đức Phật nên đã cho xây Trúc Lâm Tịnh Xá (Venuvana Vihàra) ở núi Ghridhrakuta để cúng dường đức Phật làm nơi an trụ thuyết pháp. Cũng tại Tịnh Xá này, đức Phật đã độ cho 3 ông: Sàriputra (Xá Lợi Phất), Maudgalyvàyana (Mục Kiền Liên). Mahakàsyapa (Đại Ca Diếp) và đồng thời 250 đệ tử của ông Sàriputra và Maudgalyàyana cũng xin gia nhập tăng chúng. Từ đấy đệ tử của đức Phật đã tăng lên 1250 vị.

Lúc trở về kinh thành Kapilavastu thăm lần đầu, kể từ khi xuất gia tới sau ngày thành đạo, đức Phật đã hóa độ cho cả hoàng gia, trong đó phụ hoàng Suddhodana, Nanda (người em khác mẹ). Anada, Devadatta và Anurudha (cả 3 đều là em họ)…

Sau đó, đức Phật đến Rajagrha (Vương Xá Thành) hóa đạo cho vua Prasenajit (Ba Tự Nặc), thái tử Jita (Kỳ Đà) và trưởng giả Sudatta (Tu Đạt Đa) thuộc nước Kosala; sau ông này phát nguyện xây dựng Kỳ Viên Tịnh Xá (Jitavana Vihàra) để cúng dường đức Phật. Ngoài ra, vua nước Vesali cũng xây dựng một Đại Lâm Tịnh Xá (Mahàvana Vihàra) và thành lập 2 giảng đường=1) Mragàramàtuh Pràsada); 2) Kùtàgàrasàla để dâng cúng Phật. Nhưng 2 tịnh xá Venuvana Vihàra và jetavane Vihàra là nơi đức Phật đình trụ thuyết pháp nhiều hơn cả.

Sau 5 năm đức Phật thành đạo, thì phụ vương Ngài băng hà, chính phi Mahapajapati (kế mẫuu đức Phật) và công chúa Jasoddhara cũng được độ cho xuất gia làm bhiksuni. Khi nói tứ chúng tức là chỉ cho bốn giới đệ tử: Tỳ khưu, tỳ khưu ni, ưu bà tắc và ưu bà di.

Hàng đệ tử xuất sắc của đức Phật thì nhiều nhưng 10 có tên dưới đây là trứ danh hơn cả; trong kinh gọi là Thập đại đệ tử:

1. Đại Ca Diếp (Kasyapa) tôn giả, bậc tu định đệ nhất.

2. Xá Lị Phất (Sariputra) tôn giả, trí tuệ đệ nhất.

3. Mục Kiền Liên (Maudgalyàyana) tôn giả, thần thông đệ nhất.

4. Ca Chiên Diên (Kàtyàyana) tôn giả, nghị luận đệ nhất.

(4 vị này thuộc giai cấp Bràhmanah (Bà La Môn giáo).

5. A Nan Đà (Ananda) tôn giả, đa văn đệ nhất.

6. A Nâu Lâu Đà (Anusuddha) tôn giả, thiên nhãn đệ nhất.

7. La Hầu la (Rahula) tôn giả, mật hạnh đệ nhất.

(3 vị này xuất thân từ giai cấp Ksatrya–hoàng tộc)

8. Tu Bồ Đề (Subhùti) tôn giả, Thiền định đệ nhất.

9. Phú Lâu La (Purna) tôn giả, biện tài đệ nhất.

(2 vị này thuộc giai cấp Vaisya, giai cấp bình dân…)

10. Ưu Ba Li (Upàli) tôn giả, trì luật đệ nhất.

(vị này từ giai cấp Sùdra, giai cấp tiện dân, vốn đời làm nô lệ!)

Các đệ tử tại gia hộ trì chánh pháp về nam giới, có vua Bimbisàra và vua Ajàtasatru thuộc nước Magadha; vua Prasenajit của nước Kosala. Nữ giới có Videhi, Srimàla và vợ ông Tu Đạt là Sujàtà v.v…

Người đệ tử cuối cùng, trước giờ đức Phật Niết Bàn, được hóa độ là ông Tu Đạt Đà La (Sudhadra), 120 tuổi, thuộc Bà La Môn giáo.



30 Cách khoảng 600 năm sau đức Phật niết bàn, Bồ tát Long Thọ (Nagarjuna) hệ thống hóa tư tưởng Bát Nhã, đưa ra thuyết lý “Không” nhằm xuyển dương giáo lý Trung Ðạo.

Trong Tam Luận Tông (Madhyamika) Bồ tát đề ra 8 cái Không (Bát Bất):

“Bất sinh, diệc bất diệt.

‘Bất thường, diệc bất đoạn.

‘Bất Nhất, diệc bất nhị.

‘Bất lai, diệc bất khú.

Nguyên văn chữ Phạm:

Anirodham anutpàdam.

Annucikedam ásàsvatam.

Anekàrtham ananàrtham.

Anàgamam anirgamam.”

Theo thuyết “Bát Bất” trên đây, ta thấy: Vạn pháp do các nhân duyên hội ngộ mà sinh, nên gọi là bất sinh. Khi nhân duyên tán thì vạn pháp phải hủy diệt; nhưng đã không sinh thì làm gì có diệt, vì thế gọi là bất diệt. Và vạn pháp do nhân duyên sinh tất nhiên không tránh khỏi sự đổi thay, gọi là bất thường, vì vạn pháp không thật có nên cũng chẳng có gì là đoạn, nên gọi là bất đoạn. Vạn pháp sinh khởi chẳng giống nhau, như mộng mạ và cây lúa, không phải là một, nên gọi là bất nhất. Nhưng cây lúa là do mộng mạ mà thành, nên gọi là bất dị. Vạn pháp vốn không thật có, nên gọi là bất lai, bất khứ. Theo quan niệm mê chấp của thế gian, người ta cho rằng vạn pháp có sinh, có diệt, có thường, có đoạn, có một, có khác, có lại, có đi…

Vì muốn khai thị cho thế nhân, nên Bồ tát Long Thọ đã dùng tám thứ không là: không sinh, không diệt, không thường, không đoạn, không một, không khác, không lại, không đi để đả pháp những nhận thức sai lầm của thế tục, tức phá bỏ triệt để các chấp tướng, chứ không phải phủ nhận cái “Thực Tướng Vô Tướng” của các pháp. Ðây là lối dùng không môn để đi vào thực tướng Trung Ðạo vậy.

Nền tảng Biện Chứng Pháp của Bồ tát Long Thọ là nguyên lý nhân duyên và ngay từ đó ta đã thấy triết lý “Không” đưa tới chân lý Trung Ðạo.

Ở đầu cuốn Trung Luận, chép:

“Nhân duyên sở sinh pháp

Ngã thuyết tức thị KHÔNG

Diệc danh vi GIẢ danh

Thị danh TRUNG đạo nghĩa”

Vì tính của các pháp là “Không”, chẳng phải vì lý do này hay lý do khác mà nó lại như thế. Chỉ vì tự tính của nó bao giờ cũng vẫn như thế (Pháp nhĩ như thị: Dharmata). Lập thuyết của Tam Luận Tông về chữ “Không” dẫn tới chân lý “trùng trùng duyên khởi” và “một là tất cả”, “tất cả là một” sự sự vô ngại pháp giới của tông phái Hoa Nghiêm…



31 Ngũ uẩn (Skandha) gồm có 5: Sắc (cơ thể của con người) (thuộc vật chất), Thụ (cảm giác), Tưởng (trí thức), Hành Tâm tư), Thức (nhận thức) (thuộc tinh thần).

1.Sắc Uẩn (Rupaskandha) chia làm 5 căn, 5 cảnh (sắc, thanh, hương, vị, xúc) và vô biểu sắc.

a.Sắc là đối tượng của nhãn căn, gồm có 2 loại: 1. Hiển Sắc như: xanh, vàng, đỏ, đỏ tím, đỏ lợt, biếc, màu lục, vàng sẫm, trắng, ánh sáng, tối, mây, khói, mù (sương) v.v… 2. Hình sắc: Vuông, tròn, dài, ngắn, cao, thấp, thẳng, cong, v.v…

b.Thanh là đối tượng của nhĩ căn, chia làm 2: động vật tính (âm thanh: trong, đục, trầm, bổng, cao, thấp, chìm, khản… và vô động vật tính: như khả giải (hữu tình danh) và bất khả giải (phi hữu tình danh).

c.Hương là đối tượng của tỉ căn như: ngọt, hảo hương, ác hương, phương hương (mùi thơm)…

d.Xúc là đối tượng của thân căn, như cứng, ướt, ẩm, động hoạt tính (trơn tru), sáp tính (sần sùi), trọng tính, khinh tính, lạnh, đói và khát v.v…

2.Thụ Uẩn (Vedanàskankandha): cảm giác, lĩnh thụ v.v…

3.Tưởng Uẩn (Samjnàskandha): Các khái niệm, tưởng tượng phân biệt sự vui (lạc thụ), buồn (khổ thụ), không vui không buồn (xả thụ) v.v…

4.Hành Uẩn (Samkarandha): Tất cả trạng thái, thái độ sinh hoạt của tinh thần (có tất cả 51 “hành” chia làm 5 loại):

a.Tâm Sở Biến Hành: 5

b.Tâm Sở Biệt Cảnh: 5

c.Tâm Sở Thiện: 11

d.Tâm Sở Bất Thiện: 26

e.Tâm Sở Bất Ðịnh: 4

5.Thức Uẩn (Vijnànaskamdha): Nhận thức, phân biệt v.v…


32 Xem tiếp phần Nhân Sinh Quan.

33 Xem đạo Phật là gì?

34 Có chỗ  nói đức Phật diệt độ được 4 tháng mới mở Ðại Hội Kết Tập.

35Tỳ khưu (Bhiksuh), Tỳ khưu ni (Bhiksuni), Thức xoa ma na (Sikkhamànà), Sa di (Sràmanerah), Sa di ni (Sràmanerikà), Ưu bà tắc (Upasakah) Ưu bà di (Upasikà).

36 Về danh mục của 10 điều luật trên, muốn rõ hơn xin xem:

- Luật Tứ Phần q.54, phẩm Thất Bách Tập Pháp Tỳ Ni. (ÐTK, Luật bộ, tập 212, trang 968)

- Luật Thiện Kiến q.1, phẩm Bạt Xà Tử (ÐTK, Luật bộ, tập 214, trang 677).

- Luật Thập Tụng q.60, 61, phẩm Ngũ Bách Tì Khưu Kết Tập Tam Tạng và phẩm Thất Bách Tì Khưu Tập Diệt Ác Pháp ÐTK, Luật bộ, tập 213, các trang 450 – 542, 453 – 456).

Ở đây, chúng tôi chỉ lược lấy ý chính mà không đi sâu vào chi tiết.


37 A. ÐẠI CHÚNG BỘ (Mahasanghikàh):

I.Nhất Thiết Bộ (Ekavyahàrikàh)

Thuyết Xuất Thế Bộ (Lokottaravàdinàh)

Kế Dận Bộ (Kaukutikàh)

II.Ða Văn Bộ (Bàhusrutiyàh)

III.Thuyết Giả Bộ (Prajnàptivàdinah)

IV.Chế Ða Văn Bộ (Jetavaniyàh)

Tây Sơn Trụ Bộ (Aparásaiyàh)

Bắc Sơn Trụ Bộ (Uttarásailàh)

B. THƯỢNG TỌA BỘ (Sthavathàh):

I.Tuyết Sơn Bộ (Haimavathàh)

II.Ðộc Tử Bộ (Vàtsipoutriyàh)

III.Pháp Thượng Bộ (Dharmottaràh)

Hiển Vũ Bộ (Bhadrayaniyàh)

Chính Lượng Bộ (Sànnagarikàh)

Mật Lâm Sơn Bộ (Sàmagarikayah)

IV.Hóa Ðịa Bộ (Mahisàsakàh)

V.Pháp Tạng Bộ (Dhamaguptàh)

VI.Ẩm Quang Bộ (Kàsyapiyàh)

VII.Kinh Lượng Bộ (Sautràntikàh)

Trong 20 bộ phái trên, theo Ngài Huyền Trang (Hsan Tsang 600 – 664), đời Ðường, Trung Hoa, dịch bộ Di Bộ Tôn Luân Luận thì, cách Phật Niết bàn chừng 100 – 200 năm, ÐẠI CHÚNG BỘ, lần thứ: chia ra Nhất Thiết Bộ, Thuyết Nhất Thế Bộ, Kế Dận Bộ, Lần thứ 2: Ða Văn Bộ, Lần thứ 3: chia ra Thuyết Giả Bộ, Lần thứ 4: chia ra Chế Ða Văn Bộ, Tây Sơn Trụ Bộ, Bắc Sơn Trụ Bộ; tức là một bộ phái căn bản, chia thành 8 bộ phái chi mạt. Về THƯỢNG TỌA BỘ, lần thứ nhất: chia ra Thuyết Nhất Thiết Hữu Bộ (cũng gọi là Tuyết Sơn Bộ). Lần thứ 2: từ Hữu Bộ chia ra Ðộc Tử Bộ, Lần thứ 3: từ Ðộ Tử Bộ chia ra làm 4 bộ: Pháp Thượng Bộ, Hiền Vũ Bộ (có chỗ gọi là Hiền Hữu Bộ), Chính Lượng Bộ, Mật Lâm Sơn Bộ, Lần thứ 4: Hóa Ðịa Bộ. Lần thứ 5: từ Hóa Ðịa Bộ chia ra Pháp Tạng Bộ. Lần thứ 6: Từ Hữu Bộ chia ra Ẩm Quang Bộ. Lần thứ 7: cũng từ Hữu Bộ chia ra Kinh Lượng Bộ; ấy là một bộ phái căn bản chia ra 10 bộ phái chi nhánh.

Sau khi THƯỢNG TỌA BỘ chia ra Thuyết Nhất Thiết Hữu Bộ rồi, thì thế lực có phần nào yếu kém, phải rời ra ở Tuyết Sơn, nên cũng gọi TUYẾT SƠN BỘ. Tổng cộng cả bộ phái căn bản lẫn chi mạt của Ðại Chúng Bộ và Thượng Tọa Bộ, thành 20 bộ phái, như đã ghi ở trên.



38 Thời Luận (số đặc biệt kỷ niệm năm 2500 lịch sử Phật giáo).

39 Cả thảy có đến 12 lần kết tập. Nhưng sáu lần kia có tính cách địa phương, chẳng qua do Giáo Hội Tăng Già của mỗi xứ họp nhau lại ở một chùa viện nào đó rồi cùng nhau chỉnh đốn Tam Tạng và phiên dịch ra chữ của mỗi quốc gia, như Miến Ðiện, Thái Lan, Kampuchia, Ai Lao, Trung Hoa, Nhật Bản v.v… nên những lần ấy không được gọi là chính thức.

40 Năm Thời Thuyết Pháp.

Theo Ngài đại sư Trí Khả thì đức Phật thuyết pháp chia là 5 thời kỳ:

1.Thời kỳ Hoa Nghiêm (Avatamsaka). – Sau khi mới thành đạo, đức Phật dùng tuệ nhãn nhìn thấy rõ tâm địa các vị đại Bồ tát và các bậc căn trí thượng thừa đã thuần thục, nên Phật nói kinh Hoa Nghiêm để giáo hóa và điều ngự họ. Trong số đó cũng có những hàng tiểu căn nghe, nhưng lại chẳng hiểu đức Phật nói gì cả.

2.Thời kỳ A Hàm (Agamas). - Thời kỳ đức Phật nói kinh “Tứ A Hàm”:

- Dirghàgamsa sutra (Trường A Hàm)

- Madhyamàgamas sutra (Trung A Hàm)

- Ekottarikàgamas sùtra (Tăng Nhất A Hàm)

- Samyaktàgamas sùtra (Tạp A Hàm) và

- Khudhana sùtra (Tiểu A Hàm) (Tạp Tạng) thì gọi là “Ngũ A Hàm”. Bộ kinh này đầu tiên đức Phật giảng tạI vườn hoa Lộc Uyển (Sarnath), nên sau này còn gọi là Thời kỳ Lộc Uyển, vì căn cơ của các hàng Thanh văn còn thấp kém nên Phật nói Pháp “Tứ Diệu Ðế” (Catuariyasaca = Khổ, Tập, Diệt, Ðạo); diễn giảng trong 4 bộ kinh A Hàm, để giáo huấn các bậc sơ cơ Tiểu Thừa.

3.Thời kỳ Phương Ðẳng (Vaipulya). – “Phương Ðẳng” có nghĩa là thời kỳ thuyết giáo chung cho hết thảy chúng sinh, gồm 4 giáo TẠNG – THÔNG - BIỆT – VIÊN.  Về thời kỳ này, đức Phật nói kinh Vimalakirti (Duy Ma Cật) để giáo hóa các bậc Tiểu Căn, rằng giáo pháp thuộc Nhị Thừa giáo chưa phải là chỗ rốt ráo, cùng tột, đã vội cho là đủ, tức Phật có ý quở trách để họ tự biết hối mà ham mộ giáo lý Thượng Thừa.

- Tạng Giáo, tức Tam Tạng Thánh Giáo.

- Thông Giáo, tức có nghĩa là đức Phật thuyết pháp cho mọi hạng người đều nghe. Hàng đệ tử căn cơ ám độn khi nghe giáo pháp ấy thì “thông” vào Tạng Giáo; bậc căn trí sáng láng, nghe giáo pháp ấy rồi thì được “thông” vào Biệt Giáo và Viên Giáo, nên gọi là Thông Giáo.

- Biệt Giáo, tức là đức Phật nói phép cho hàng Bồ tát, khác với Tạng Giáo, Thông Giáo kể trên và Viên Giáo sau này, nên gọi là Biệt Giáo.

- Viên Giáo, Ðức Phật đối với các bậc Bồ tát có căn trí thông tuệ mà nói ra pháp cao siêu, mầu nhiệm, dạy đủ Viên, Ðốn, cho nên gọi là Viên Giáo.

(Trong 4 Giáo trên, TẠNG, THÔNG BIỆT, là 3 giáo thuộc về Quyền Giáo, VIÊN giáo thuộc về Thật Giáo).


41 Câu này ý nói: Chân lý chỉ có một – chân lý là chân lý – ta không thể mô tả nó trên giấy tờ chữ nghĩa, cũng không thể đem Cái Này, Cái Kia làm tỷ dụ. Chỉ khi nào con người trực giác mới thấu hiểu mà thôi.

- Kinh Văn Thù chép lời đức Phật (khẳng định):  “Suốt 49 năm Như Lai chưa từng nói một lời. Một lời, là pháp chân thực thường nhiên, không thể diễn nói được, và Như Lai ở trong trạng thái vô sinh, không từ đâu đến và không đi về đâu…”

Ðứng trên lập trường bản thể để xác định: “Như Lai chưa nói một lời”. Nhưng đứng về hiện tượng giới, ta thấy đức Phật Thích Ca, bằng thân hình loài người, đi tu, đắc đạo và nói pháp, giáo hóa chúng sinh trong 49 năm (Kinh điển Tiểu Thừa nói đức Phật thuyết pháp 45 năm), trụ thế 80 năm, rồi nhập Niết Bàn. Nói khác, là con người, hễ có sinh ra là có chết đi. Thì ứng thân Thích Ca bằng thân hình loài người cũng đã chết, cách nay 2515 – 1971. Nhưng Pháp thân Phật (Như Lai) không chết – vì, Như Lai không từ đâu đến và không đi về đâu (… tòng vô sở lai, diệc vô sở khứ, cố danh Như Lai - Ðức Phật, từ bản thể hiện ra hiện tượng nhưng vẫn không rời bản thể, siêu xuất cả hai mặt mới gọi là Như Lai.)


42 Giáo: những lời dạy của Phật là Như Thật, đúng chân lý.

   Lý: lý giải chân lý.

   Hành: thực hành phương pháp thực hiện chân lý.

   Quả: thể hiện chân lý.



43 Tính, Tướng của các Pháp khác nhau:

- Tính (Svabhàva) là thể tính.

- Tướng (Laksana) là sự tướng.

Ví dụ: Chất ướt của nước là tính, Sóng là sự tướng.



44 Bảng phân phối mục lục này dựa theo cuốn tư Tưởng Phật Giáo và bài Phật Giáo Nam Phương (Vạn Hạnh số X. tháng 2, 1966).

45 Chữ “TÂM”, hiểu theo nghĩa rộng, tức chỉ cho Bản Thể Chân Không Diệu Hữu của vũ trụ vạn hữu…

46 TAM QUI: Qui y Phật, qui y Pháp, qui y Tăng.

47 NGŨ GIỚI: không sát sinh, không trộm cướp, không tà dâm, không nói dối, không uống rượu.

48 THẬP THIỆN: không giết hại chúng sinh, không trộm cướp, không tà dâm, không nói những lời ác xấu, thêu dệt, dèm pha, hung bạo, không tham, không giận, không si mê.

49 Tứ Diệu Ðế: Catuariyasacca

1.Khổ Diệu Ðế (Dukkha Ariyasacca): Sự khổ ở đời.

2.Tập Diệu Ðế (Samudayat Ariyasacca): Nguyên nhân sự khổ.

3.Diệt Diệu Ðế (Nirodha Ariyasacca): Sự khổ tiêu diệt (giải thoát: Apavaryah).

4.Ðạo Diệu Ðế (Magga Ariyasacca):  Phương pháp diệt trừ nguyên nhân sự khổ gồm Tám Con Ðường Chính (Bát Chính Ðạo Ayàstaniga Màrgamàni):

1. Samyagdrstih : thấy biết chân chính.

2. Samyaksamkalpah                : suy nghĩ chân chính.

3. Samyagavàk                          : lời nói chân chính.

4. Samyagàjivàh                       : nghề nghệ chân chính.

5. Samyagvyàyàmah                : đời sống chân chính.

6. Samyaksmrtih                       : siêng năng chân chính.

7. Samyaksmrtih                       : nhớ tưởng chân chính.

8. Samyaksamàdhih                : định tâm chân chính.


50 THẬP NHỊ NHÂN DUYÊN = Dvàda’sàngah prtiyasamutpàdah.

(xin xem mục Nhân Sinh Quan)



51 LỤC ÐỘ:

1. Dànapàramita                : Bố Thí.

2. Silapàramita                : Trì Giới.

3. Ksàntiparamita                : Nhẫn Nhục.

4. Viryanàramita                : Tinh Tấn.

5. Dhyànapảratkita                : Thiền Ðịnh.

6. Prajnãparamita                : Trí Tuệ.


52 VẠN HẠNH: làm mọi việc tốt lành có ích lợi cho bản thân và cho chúng sinh.

53 Phật giáo tuy là một tôn giáo nhưng không có tính cách thần khải, thần quyền – chú thích của người viết.

54 Trí Quang - Lịch Sử Truyền Bá Phật Giáo, trang VIII

55 Những hội nghị trên đều có phái đoàn đại diện Ðạo Phật.

56 Luôn thể, tôi xin trích lược đoạn chính bài diễn văn của Tổng Thống Ấn Ðộ, đọc trước Ðại Hội Phật Giáo Thế kỳ VII, họp tại Sarnath từ 27 – 11

“… Thật không có gì ý nghĩa và thích hợp đến 4 – 12 – 1964, để cống hiến quí vị độc giả cùng thưởng lãm. hơn kỳ hội nghị lần này tại vườn Lộc Uyển (Sarnath), truyền thống bốn chân lý (Khổ, Tập, Diệt, Ðạo) cho nhân loại. Ðây là lần đầu tiên, một người Ấn Ðộ đã điều ngự được lòng sùng bái của nhân loại mà không cần đến một mũi tên, một ngọn dáo.

“Tôi tin tưởng rằng với kỳ hội nghị này đức Phật đã truyền giảng tại nơi đây, tượng trưng bởi “pháp luân” mà chính phủ Ấn Ðộ đã thành kính chọn làm quốc kỳ của mình, sẽ ngày càng sáng rỡ hầu làm ngọn đuốc dẫn dắt nhân loại đang quờ quạng trong bóng tối dầy đặc của tham, sân, si, đến Hòa Bình thịnh vượng.

“Ðức Phật là lý tưởng của nhân loại, là một Người hoàn toàn nhất trong tất cả loài người từ cổ chí kim. Ngài là biểu tượng của những gì thanh cao, sáng suốt và tươi đẹp nhất hiện có ở thế gian.

“GIÁO LÝ CỦA NGÀI LÀ KẾT TINH TẤT CẢ NHỮNG GÌ GỌI LÀ TINH HOA CỦA LOÀI NGƯỜI, NHỮNG GÌ NGÀI DẠY LÀ NHỮNG LỜI NÓI VỀ SỰ THẬT, VỀ VŨ TRỤ VÀ VỀ CON NGƯỜI.

……….


“tôi còn nhớ một người bạn của tôi, đại hiền triết Bertrand RUSSELL, của Anh Quốc, đã có lần tuyên bố: “Ðạo Phật hấp dẫn tôi chính vì khía cạnh thực tế (pragmatic), tự do và khoan dung của nó. Nếu tôi cần theo một tôn giáo, tôi sẽ chọn đạo Phật”. Tôi cũng còn nhớ câu chuyện Thủ tướng Anh Winston CHURCHILL kể cho tôi nghe về ảnh hưởng tốt đẹp của bức tượng Phật của ông trong thời đại nhị thế chiến. Ông cho biết là suốt thời kỳ lãnh đạo cuộc chiến tranh chống lại Hitler, bức tượng Phật gia bảo để trên bàn trước mắt ông, đã đem lại cho ông không biết bao nhiêu là an lạc và can đảm. Một tôn giáo như thế, với một vị giáo chủ như thế, nhất định sẽ điều phục nhân loại để kiến tạo Hòa Bình và xây dựng một thế an lạc Từ Bi…”

57 Trích trong bản chương trình nghị sự giới thiệu sơ lược đạo Phật của Ðại Hội Liên Ðoàn Phật Tử Châu Âu, họp tại Berlin, 9 – 1992- Tạp chí Lotus Blatter 8/92.

58 “… vào cuối thời mạt pháp, đạo Phật sẽ phục hoạt trở lại” – Kinh Bảo Tích -

59 Dưới đây xin trình bày sơ lược về Ngũ Minh Học của đạo Phật để chứng minh cho điều quyết đoán kia.

1. Sabdavidya (Thanh Minh): môn học về sinh ngữ để các dân tộc dễ cảm thông và hiểu nhau.

2. Haluvidyà (Nhân Minh): môn học cách thức luận lý để tìm hiểu sự thật (chân lý).

3. Adhyàtmavidyà (Nội Minh): môn học về giáo lý, những vấn đề thuộc hữu hình, vô hình; tôn giáo, triết học...

4. Cikitsàvídyà (Y Phương Minh): môn học về y khoa để cứu chữa cho những người bị đau ốm, tật nguyền.

5. Silpakarmasthànavidyà (Công Xảo Minh): môn học về các kỹ thuật, khoa học...



Như trên, cho ta thấy, đạo Phật không chỉ hạn cuộc trong Phạm vi tôn giáo, triết học, mà bao gồm cả các ngành Nghệ Thuật, Học ThuậtKỹ Thuật nữa.

60 Kinh Tăng Nhất A Hàm (Ànguttaranikàya) tập XXVIII chép: Người có sáng kiến đầu tiên tạc hình tượng đức Phật là vua Ưu Điền, ngay khi đức Phật còn tại thế.

Nhân khi đức Phật đương thuyết pháp ở cõi trời Đao Lị (Traystrimsah), nhà vua cảm thấy vắng bóng Người đức hạnh thì nhớ tưởng mới cho triệu Kỳ Hủ Yết Ma Thiên Vương đến để tạc hình tượng đức Phật, và quả nhiên, ông đã tạc tượng Phật giống như thật, chỉ không có tiếng nói và không cử động mà thôi.



Sau những ngày đi hóa đạo trở về, đức Phật thấy hình tượng Ngài và hiểu sự thành kính của vua, đức Phật liền thụ ký và truyền rằng: “Khi ta tịch diệt rồi, hình tượng ta là hình tượng trưng hoàn toàn cho đức từ bi, trí tuệ của ta, không khác lúc ta tại thế. Trong đời mai sau, nếu có thiện nam, tín nữ nào chiêm ngưỡng hình tượng ta nên lấy đó làm gương mẫu cho đời sống cao cả, trong sáng của mình. Các đệ tử, hãy tinh tiến để tự giải thoát!”.

61 Trích kinh dẫn thượng, trangD134A-135, trong bộ Majjhima Nikaya, tập 1, tỳ khưu Th. Minh Châu dịch, Tu thư  Đại học Vạn Hạnh xuất bản, 1973.

62 Tây phương cũng nói câu tượng tự: “Văn hóa là cái gì còn lại, khi người ta đã quên hết những điều học tập=La culture est ce qui reste, quand on a__ oublié”.

63 Karl JASPERS.

64 Đạo diệt khổ tức là Chính Đạo, ngoài ra không còn đạo nào khác nữa–Kinh Di Giáo

65 Xem Tứ Diệu Ðế và Bát Chánh Ðạo

66 Xin coi lại phần Vũ Trụ Luận

67 Tam Pháp Ấn


tải về 1.23 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   14




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương