PHẬt giáo vấN ĐÁp the Buddhist Catechism


PHẦN I ĐỜI SỐNG CỦA ĐỨC PHẬT



tải về 0.55 Mb.
trang2/5
Chuyển đổi dữ liệu16.10.2017
Kích0.55 Mb.
#33752
1   2   3   4   5
PHẦN I

ĐỜI SỐNG CỦA ĐỨC PHẬT

1. Hỏi:Bạn theo tôn giáo [1] nào?

 Đáp: Phật giáo.

2. Hỏi: Phật giáo là gì?

 Đáp: Đó là giáo lý thuyết giảng bởi nhân vật vĩ đại, gọi là Đức Phật.

3. Hỏi: Phải chăng “Phật giáo” là danh xưng đúng nhất để chỉ cho giáo lý này?

 Đáp: Không. Đó là từ ngữ của Tây Phưong, danh từ thích hợp nhất là Phật pháp (Buddha Dharma). 

4. Hỏi: Một ngưòi bạn gọi là Phật tử, phải chăng chỉ vì cha mẹ sinh họ ra là Phật tử?

Đáp: Không phải vậy. Phật tử là ngưòi không những chỉ tin tưỏng vào Đức Phật như bậc Thầy cao cả nhất, tin vào giáo lý do Ngài thuyết giảng và giáo đoàn của các Thánh Tăng (Arhats), mà còn phải hành trì giới luật của Đức Phật trong đời sống hằng ngày nữa.

5. Hỏi:Nam Phật tử tại gia gọi là gì?

Đáp: Ưu Bà Tắc (Upàsaka).

6. Hỏi:Còn nữ Phật tử?

Đáp: Ưu Bà Di (Upàsikà).

7. Hỏi: Giáo pháp này được thuyết giảng lần đầu tiên vào lúc nào?

Đáp: Có sự bất đồng ý kiến về niên đại chính xác, nhưng theo kinh điển Tích Lan vào năm 2513 của năm Kali Yuga hiện nay. 

8. Hỏi: Hãy cho biết các niên đại trọng yếu trong sự giáng sinh của vị Giáo chủ?

Đáp: Đức Phật giáng trần dưới chòm sao Visa, vào ngày thứ ba, tháng 5 năm 2478 (Kali Yuga); Ngài vào rừng tu năm 2506; thành Phật năm 2513; và thoát vòng luân hồi nhập Niết Bàn (Paranirvana) năm 2558 vào lúc 80 tuổi. Mỗi biến cố này xảy ra vào ngày trăng tròn, cho nên tất cả đềukết hợp cửhànhđại lễ vào ngày trăng tròn của tháng Wesak (Vaisakha) vào khoảng tháng 05 dương lịch.

9. Hỏi: Đức Phật có phải là Thượng Đế không?

Đáp: Không. Phật giáo dạy rằng không có sự hóa thân của “thần linh”?

10. Hỏi: Phải chăng Đức Phật là một con người?

Đáp: Vâng! Nhưng là một ngưòi giác ngộ, cao siêu và thánh thiện nhất, đã tự mình tu tập trong vô lượng kiếp vượt hơn các chúng sanh khác, ngoại trừ chư Phật trong quá khứ.

11. Hỏi: Trước Đức Phật (Thích Ca) có nhiều vị Phật khác không?

Đáp: Có, điều đó sẽ được giải thích sau.

12. Hỏi: Tiếng Phật có phải là tên của Ngài không?

Đáp: Không. Đó là danh từ để chỉ cho một trình độ hoặc trạng thái của tâm thức, cái tâm sau khi nó đạt tới sự phát triển cùng tột.

13. Hỏi: Trạng thái đó gọi là gì?

Đáp: Giác ngộ (thành Phật) hay người có trí tuệ hoàn toàn. Tiếng Pali gọi là Sabbannu, đấng có trí tuệ vô cùng tận. Phạn ngữ gọi là Sarvajna.

 14. Hỏi: Tên thật của Đức Phật là gì?

Đáp: SIDDHARTHA (Tất Đạt Đa) là tên hoàng tộc của Ngài, và họ của Ngài là GAUTAMA hoặc GOTAMA (Cồ Đàm). Đức Phật là hoàng tử củavươngquốc Ca Tỳ LaVệ (Kapilavastu)thuộc gia đình danh tiếng Okkaka của thị tộc Thái Dương (Solar).

15. Hỏi: Thân phụ và thân mẫu của Ngài là ai?

Đáp: Vua Tịnh Phạn (Suddhodana) và hoàng hậu Ma Gia (Maya) gọi là Đại Ma Gia (Maha Maya).

 16. Hỏi: Nhà vua trị vì chủng tộc nào?

 Đáp: Bộ tộc Thích Ca (Sakya) và giống dân A-ry-a (Aryan) thuộc giai cấp Sát Đế Lợi (Kshattriyas).

17.Hỏi: Vương quốc Ca Tỳ La Vệ (Kapilavastu) ở đâu?

 Đáp: Tại Ấn Độ, cách xa thành phố Ba La Nại (Benares) 100 dặm về hướng đông bắc, và núi Hy Mã Lạp Sơn (Himalaya) khoảng 40 dặm. Nó nằm trong vùng Nepal Terai. Vương Quốc này ngày nay không còn nữa.

18. Hỏi:Cạnh con sông nào?

Đáp: Sông Rô-hi-ni (Rohini), nay gọi là Rô-ha-na (Rohana).

 19. Hỏi: Xin cho tôi biết Thái Tử Tất Đạt Đa giáng sinh năm nào?

Đáp: Năm 623 trước Tây Lịch.

20. Hỏi:Địa điểm chính xác ở đâu?

Đáp: Nơi này ngày nay đã được rõ ràng tìm thấy. Nhân viên khảo cổ của chính phủ Ấn Độ đã khámphátrongkhurừngở vùng Nepal Terai,

một trụ đá do nhà vua Phật tử vĩ đại A Dục (Asoka) cho dựng nên ngay chính tại địa điểm đó. Ngày xưa, chỗ nầy đựợc biết là vừơn Lâm Tỳ Ni (Lumbini).

21. Hỏi: Thái tử có cuộc sống đầy thú vui và huy hoàng như các hoàng tử khác hay không?

 Đáp: Thái tử có đầy đủ; phụ hoàng, vua (Tịnh Phạn) đã xây cất cho thái tử ba lâu đài gồm có chín, năm, và ba tầng trang hoàng đẹp đẽ, thích hợp với ba mùa ở Ấn Độ, lạnh, nóng và mưa.

22. Hỏi: Cảnh trí các lâu đài nầy như thế nào?

Đáp: Xung quanh mỗi lâu đài có vườn đầy bông hoa thơm ngát, đẹp đẽ, với suối nước phun, cây đầy chim hót, và những con công đi chậm rãi trên mặt đất.

23. Hỏi: Thái tử sống có một mình?

Đáp: Không. Năm 16 tuổi, thái tử kết hôn với công chúa Da Du Đà La (Yasodhara), con gái vua Thiện Giác (Suprabuddha). Nhiều cung nữ đẹp đẽ, giỏi múa hát, cũng thường xuyên ở bên cạnh để giúp vui cho thái tử.

24. Hỏi:Thái tử đã cưới vợ bằng cách nào?

Đáp: Theo truyền thống của dòng Sát Đế Lợi (Kshattriya) hay tướng quân ngày xưa, bằng cách chiến thắng các đối thủ trong những trò chơi, cùng tập luyện sự tinh xảo và anh dũng; cuối cùng nàngDaDuĐàLađược chọn lựa trong số những công chúa trẻ đẹp, đã cùng đi với các thân phụ của họ đến tham dự cuộc đấu (mela).

25. Hỏi: Sống giữa những lạc thú này làm sao thái tử có thểtrở nên người toàn trí?

Đáp: Bẩm sinh thái tử vốn có nhiều trí tuệ, ngay khi còn nhỏ thái tử tỏ ra đã hiểu biết tất cả các môn nghệ thuật và khoa học, mà hầu hết không cần phải học. Thái tử có những giáo sư tài giỏi nhất, hễ bất cứ điều gì họ dạy, thái tử đều tỏ ra nhanh chóng hiểu biết.

26. Hỏi: Phải chăng thái tử đã thành Phật ở trong các lâu đài tráng lệ đó?

Đáp: Không. Thái tử đã từ bỏ tất cả và một mình vào tu trong rừng.

27. Hỏi: Tại sao thái tử đã làm như vậy?

Đáp: Để Ngài tìm ra nguồn gốc của mọi khổ đau và con đường giải thoát khỏi những khổ đau ấy.

28. Hỏi: Thái tử đã hành động như thế, phải chăng vì lòng ích kỷ?

Đáp: Không; vì lòng từ bi bao la đối với tất cả chúng sanh khiến Ngài đã hiến thân cho phúc lợi của họ.

29. Hỏi: Nhưng làm sao Ngài đã có được lòng từ bi rộng lớn này?

Đáp: Với sự quyết tâm muốn thành Phật, trải qua nhiều đời nhiều kiếp, thái tử đã tu tập hạnh từ bi đó.

30. Hỏi:Vào lúc ấy thái tử đã từ bỏ những gì?

Đáp: Những lâu đài tráng lệ, sự phú quý xa hoa, thú vui, chỗ nằm êm ấm, y phục đẹp đẽ, thức ăn ngon và sơn hà xả tắc; Ngài từ bỏ ngay cả người vợ hiền và đứa con độc nhất, La Hầu La (Rahula).

31. Hỏi:Có ai đã hy sinh nhiều như thế vì lợi ích cho chúng ta không?

Đáp: Không có một ai trong thời đại này của thế giới hiện nay: Chính vì thế mà các Phật tử đã kính yêu Đức Phật, và những Phật tử thuần thành cố gắng mong được như Ngài.

32. Hỏi: Nhưng phải chăng là ít có người chịu từ bỏ tất cả hạnh phúc thế gian, ngay cả chính sự sống, vì phúc lợi cho đồng bào của họ?

   Đáp: Chắc chắn vậy. Nhưng chúng ta tin rằng đức tánh vị tha và lòng yêu thương nhân loại này đã được chứng tỏ qua sự từ bỏ hạnh phúc Niết Bàn của tháitử trong vô lượng kiếp trước, khi Ngài sanh làm vị sa mônXu-Mê-Đa (Sumedha) vào thời đức Phật Nhiên Đăng (Dipankara): Lúc ấy (nếu) thái tử nhập Niết Bàn, thái tử đã không yêu thương nhân loại hơn chính mình. Sự từ bỏ này bao gồm cả sự tự nguyện của thái tử chịu đựng mọi điều khổ hạnh trong cuộc sống thế gian cho đến khi Ngài thành Phật, vì lợi ích khai thị cho tất cả chúng sanh con đường giải thoát, và mang lại sự an lạc cho thế giới (nhân loại).

33. Hỏi: Thời gian nào thái tử đã vào tu trong rừng?

Đáp: Vào năm Ngài 29 tuổi.

34. Hỏi:Cuối cùng điều gì đã khiến thái tử quyết định từ bỏ tất cả mọi thứ mà người đời thường hết sức đắm say để đi vào rừng tu hành?

Đáp: Khi Ngài ngồi trên xe ngựa dạo ra ngoài thành, một vị thiên thần Deva  [2] tạo ra trước mắt thái tử bốn cảnh tượng xúc động trong bốn trường hợp khác nhau.

 35. Hỏi:Bốn cảnh tượng đó gồm những gì?

 Đáp: Một người rất già suy nhược vì tuổi tác, một người bệnh, một xác người chết và một vị Sa Môn tu hành.

36. Hỏi: Chỉ một mình thái tử trông thấy những cảnh này?

Đáp: Không, Xa Nặc (Channa), ngưòi hầu cận của Ngài cũng trông thấy các cảnh đó.

 37. Hỏi: Tại sao những cảnh này, rất quen thuộc với mọi người, đã khiến thái tử đi vào rừng tu hành?

Đáp: Chúng ta thường thấy các cảnh đó: Thái tử chưa từng gặp, nên chúng đã gây xúc động sâu xa đến tâm hồn Ngài.

 38. Hỏi: Tại sao Thái tử đã không nhìn thấy chúng?

Đáp: Khi Thái tử mới sinh các nhà chiêm tinh Bà La Môn đã đoán trước rằng, một ngày nào đó thái tử sẽ từ bỏ sơn hà xả tắc, và (đi tu) thành Phật. Vua cha (Tịnh Phạn) không muốn vương quốc của mình không có ai thừa kế, đã cẩn thận ngăn ngừa không để cho thái tử thấy bất cứ cảnh tượng nào có thể gợi ra trước mắt các cảnh khổ đau, chết chóc của kiếp người. Ngay cả không một ai được phép nói nhắc đến những điều đó với thái tử. Ngài hoàn toàn giống như một tù nhân bị giam giữa những lâu đài và các vườn hoa xinh đẹp. Chúng được bao bọc bởi các bức tường cao, và bên trong mọi vật được thiết bày vô cùng mỹ lệ, ngõ hầu thái tử không còn muốn đi ra ngoài để nhìn thấy những cảnh phiền lụy khổ đau trong cuộc đời.

39. Hỏi: Phải chăng thái tử có từ tâm đến nỗi vua cha sợ rằng Ngài có thể muốn từ bỏ tất cả vì hạnh phúc của thế gian?

Đáp: Vâng; Hình như thái tử cảm thấy quá từ bi thương xót tất cả chúng sanh.

40. Hỏi: Ở trong rừng, làm sao thái tử hy vọng tìm hiểu được nguyên nhân của khổ đau?

Đáp: Bằng cách tránh xa tất cả những điều có thể ngăn cản Ngài suy nghiệm sâu xa về mọi nguồn gốc của khổ đau và bản thể của con người.

41. Hỏi: Bằng cách nào thái tử đã vượt thoát hoàng cung?

Đáp: Vào một đêm, khi mọi người say ngủ, thái tử thức giấc, nhìn lần cuối người vợ hiền và đứa

con thơ đang ngủ; Ngài cùng Xa Nặc, cởi ngựa trắng Kiền Trắc thân yêu, và đi ra cửa cung điện. Chư Thiên (Deva) đã làm cho những tên lính gác cổng thành của vua cha ngủ say, để họ không thể nghe tiếng động của vó ngựa.

42. Hỏi: Nhưng các cổng thành đều đóng chặt hết phải không?

Đáp: Vâng; nhưng các Thiên Thần đã mở cửa không một tiếng động nhẹ, và thái tử đã phóng ngựa lao vào đêm tối.

43. Hỏi: Thái tử đi đâu?

Đáp: Đến bờ sông A-nô-ma (Anoma), rất xa thành Ca Tỳ La Vệ. 

44. Hỏi: Rồi thái tử đã làm gì?

Đáp: Ngài xuống ngựa, dùng lưỡi kiếm cắt mớ tóc đẹp, khoác lên mình chiếc y vàng của nhà tu khổ hạnh, trao đồ trang sức và ngựa Kiền Trắc cho Xa Nặc, bảo ông ta mang về cho phụ hoàng. 

45. Hỏi:Rồi thái tử đi đâu?

Đáp: Ngài đi bộ đến thành Vương Xá (Rajagraha), kinh đô của vua Tần Bà Sa La (Bimbisara), xứ Ma Kiệt Đà (Magadha).

46. Hỏi: Tại đây, ai đã đến thăm thái tử?

Đáp: Vua cha và cả triều đình. [3]

46a. Hỏi: Sau đó, thái tử đi đâu?

Đáp: Đến Ưu Lâu Tần Loa (Uruvela), gần chùa Đại Giác (Maha Bodhi) hiện nay, ở Bồ Đề Đạo Tràng (Buddha Gaya).

47. Hỏi: Tại sao Thái tử đến đó?

Đáp: Vì trong rừng này có nhiều nhà tu khổ hạnh, rất đạo đức mà thái tử về sau đã trở thành đệ tử của họ, với hy vọng tìm ra chân lý mà Ngài đang tầm cầu.

48. Hỏi: Các đạo sĩ này theo tôn giáo nào?

Đáp: Theo Ấn Độ giáo (Hindu): họ là các vị Bà La Môn – Brahmanas.[4]

49. Hỏi: Họ dạy những gì?

Đáp: Tự hành hạ, dày vò mãnh liệt thân xác để con người có thể đạt đến sự giác ngộ hoàn toàn.

50. Hỏi: Phải chăng thái tử đã tìm thấy đúng như thế?

Đáp: Không; thái tử đã tìm học phương pháp và thực hành theo những cách tu ép xác của họ, nhưng Ngài vẫn không tìm ra được nguồn gốc khổ đau của kiếp người và con đường dẫn đến sự giải thoát hoàn toàn.

51. Hỏi:Rồi thái tử đã làm gì?

Đáp: Ngài đi vào rừng gần Ưu Lâu Tần Loa (Uruvela), tu thiền định trong 6 năm, thực hành pháp môn ép xác khổ hạnh nhứt. 

 52. Hỏi:Chỉ có một mình thái tử?

 Đáp: Không; có năm người bạn Bà La Môn cùng tu với Ngài.

 53. Hỏi:Các vị đó tên gì?

Đáp: Kiều Trần Như (Kondanna), Bạc Đề (Bhaddiya), Thập Lực Ca Diếp (Vappa), Ma Ha Nam (Mahànàma), và Ác Bệ (Assaji).

54. Hỏi: Thái tử đã áp dụng phương pháp tu hành nào nhằm khai mở tâm mình để thấu triệt toàn bộ chân lý?

Đáp: Ngài đã tọa thiền, định tâm suy tưởng đến những vấn đề cao siêu của cuộc sống, và khép kín nhãn căn và nhỉ căn, những điều có thể làm gián đoạn sự quán sát nội tâm mình.

55. Hỏi: Thái tử đã nhịn ăn?

Đáp: Vâng, suốt trong thời kỳ tu tập. Thái tử ngày càng dùng ít đồ ăn và thức uống, cho đến khi Ngài mỗi ngày chỉ còn dùng một hột gạo hay hột mè.

56. Hỏi: Phương pháp tu hành này có mang lại cho thái tử sự giác ngộ mà Ngài mong cầu không?

Đáp: Không. Thân hình thái tử ngày càng trở nên gầy yếu và sức khỏe kém sút dần cho đến một ngày kia, trong lúc thái tử đang chậm rãi đi hành thiền, thình lình Ngài bị kiệt sức, và té xỉu xuống đất bất tỉnh.

57. Hỏi: Các bạn đồng tu với thái tử nghĩ thế nào?

Đáp: Họ tưởng rằng thái tử đã chết, nhưng một lát sau, Ngài tỉnh lại.

58. Hỏi: Rồi thái tử làm sao?

Đáp: Ngài nghĩ rằng sự giác ngộ không bao giờ có thể đạt tới bằng cách hành hạ xác thân hay nhịn đói, mà chỉ thành tựu được bằng sự giác ngộ nội tâm. Thái tử vừa thoát chết do sự tuyệt thực mà vẫn không đạt được trí tuệ hoàn toàn. Cho nên Ngài quyết định ăn uống trở lại hầu có thể sống lâu ít nhất đến ngày thái tử thành bậc chánh giác.

59. Hỏi: Ai cúng dường thức ăn cho thái tử?

Đáp: Ngài nhận thức ăn ở nàng Tu Xà Đề (Sujata), con gái của nhà quý tộc, cô ta nhìn thấy thái tử đang ngồi nơi gốc cây đa. Ngài đứng dậy nhận bát sữa cúng dường, xuống tắm ở sông Ni Liên Thuyền (Neranjara), dùng thức ăn xong và đi vào rừng.

60. Hỏi: Thái tử đã làm gì ở đó?

Đáp: Thái tử suy nghĩ để quyết định vào lúc chiều tối, thái tửđi đếncâyBồ đề (Bodhi), nơi hiện nay có chùa Đại Giác (Mahabodhi).

61. Hỏi: Rồi thái tử đã hành động thế nào?

Đáp: Thái tử quyết tâm sẽ không rời khỏi địa điểm này, cho đến khi Ngài chứng thành đạo quả. 

62. Hỏi: Chỗ nào nơi cây Bồ đề thái tử đã ngồi thiền định?

Đáp: Phía xoay về hướng đông. [5]

63. Hỏi: Trong đêm đó thái tử đã chứng ngộ những gì?

Đáp: Ngài thấy rõ mọi kiếp trước củamình, nguồn gốc của luân hồi sinh tử, và con đường diệt trừ hết những dục vọng. Vào lúc bình minh hôm sau, tâm của Ngài đã hoàn toàn chứng Đạo, như chiếc hoa sen nở trọn đều khắp, và từ nơi Ngài tỏa ra ánh sáng của đạo vô thượng, hay Bốn Thánh Đế. Thái tử đã thành Phật - bậc Giác Ngộ, đấng Toàn Giác (the Sarvajna).

64. Hỏi: Phải chăng sau cùng, thái tử đã khám phá ra nguồn gốc khổ đau của nhân loại?

Đáp: Cuối cùng, Ngài đã tìm thấy. Như ánh sáng mặt trời ban mai xóa tan bóng tối của đêm đen, và phát hiện cây cối, ruộng đồng, núi đá, biển cả, sông ngòi, thú vật, người cùng vạn vật; từ nội tâm đức Phật tỏa ra toàn ánh sáng của Giác Ngộ, và Ngài đã thấy rõ nguyên nhân sự khổ của kiếp người, cùng con đường giải thoát những khổ đau ấy.

65. Hỏi: Phải chăng Đức Phật đã chiến đấu dữ dội trước khi Ngài đạt tới sự toàn giác này?

Đáp: Vâng, những cuộc tranh đấu thật mãnh liệt và khủng khiếp. Đức Phật đã chinh phục nơi thân tâm Ngài những ác tính tự nhiên, cùng các ham muốn và dục vọng của con người đã gây chướng ngại cho sự tìm thấy chân lý của chúng ta. Ngài đã phải chế ngự những ảnh hưởng xấu của thế giới tội lỗi xung quanh Ngài. Như một chiến sĩ chiến đấu anh dũng nơi chiến trường chống lại nhiều kẻ thù, Đức Phật đã chiến thắng như một anh hùng chinh phục, đạt được mục đích của Ngài; và sự huyền bí của nỗi khổ đau nhân loại đã được tìm thấy.

66. Hỏi: Đức Phật áp dụng đạo giác ngộ Ngài đã chứng được như thế nào?

Đáp: Nói chung, đầu tiên Đức Phật do dự thuyết giảng giáo lý đó cho mọi người.

67. Hỏi: Tại sao?

Đáp: Bởi vì nó quá nhiệm mầu cao siêu. Đức Phật sợ rằng rất ít người có thể thấu hiểu được. 

 68. Hỏi: Điều gì khiến đức Phật đã thay đổi ý tưởng này? [6]

 Đáp: Đức Phật nghĩ rằng Ngài có trách nhiệm thuyết giảng càng rõ ràng và dễ hiểu càng tốt, điều Ngài đã chứng ngộ, và tin tưởng chân lý có thể thâm nhập tâm trí đại chúng tùy theo nghiệp lực của mỗi cá nhân. Đó là con đường giải thoát duy nhất, và Đức Phật thấy rằng mọi người đều có khả năng đạt tới. Vì vậy, Ngài quyết định bắt đầu giáo hóa cho năm người bạn cũ mà trước kia họ đã từ giã Đức Phật khi thấy Ngài chấm dứt lối tu khổ hạnh.

69. Hỏi: Đức Phật gặp những người này ở đâu?

Đáp: Tại vườn Lộc Uyển ở Chư Thiên Đọa Xứ (Isipatana), gần thành phố Ba La Nại (Benares).

70. Hỏi:Ngày nay địa điểm này có thể tìm thấy không?

Đáp: Vâng, một phần di tích của ngôi tháp (stupa) hiện còn tồn tại ngay ở chỗ đó.

71. Hỏi:Năm người bạn cũ có sẵn sàng thọ giáo với Đức Phật không?

Đáp: Đầu tiên, họ không chịu nghe, nhưng khi thấy Đức Phật xuất hiện với tướng hảo trang nghiêm, và lời dạy của Ngài hiền hòa và có sức thu hút đến nỗi sau đó họ quay lại và hết sức chú ý đến Ngài.

72. Hỏi: Bài pháp này gây ảnh hưởng thế nào đến họ?

Đáp: Vị niên trưởng, đức Kiều Trần Như (Kondanna), người “hiểu biết” (Anna) là vị đầu tiên không còn thành kiến, chịu thọ lãnh giáo pháp của Đức Phật trở thành đệ tử của Ngài, và chứng đắc quả A La Hán (Arhatship). Bốn vị kia, ít lâu sau cũng theo gương Ngài Kiều Trần Như.

73. Hỏi: Kế tiếp, Đức Phật đã hóa độ cho ai?

Đáp: Một thanh niên trẻ giàu có, tên Da Xá (Yasa), con của một thương gia phú quý. Trong vòng 3 tháng, có 60 người trở thành đệ tử ( xuất gia) của Đức Phật.

74. Hỏi:Ai là nữ đệ tử tại gia đầu tiên của Đức Phật?

Đáp: Mẹ và vợ của Da Xá (Yasa).

75. Hỏi: Đức Phật đã làm gì vào lúc đó? [7]

Đáp: Đức Phật gọi các đệ tử của Ngài lại, chỉ giáo đầy đủ, và phái họ đi khắp nơi để truyền bá giáo pháp của Ngài.

76. Hỏi: Căn bản của giáo lý ấy là gì?

Đáp: Đó là con đường giải thoát dẫn đến đời sống thánh thiện và hành trì theo những giới luật (Phật chế) mà chúng sẽ được giải thích sau.

77. Hỏi: Xin cho tôi biết thực hành theo cuộc sống đó, Đức Phật gọi là gì?

Đáp: Bát Chánh Đạo.

78. Hỏi: Từ ngữ Pali gọi như thế nào?

Đáp: Ariyo Atthangiko Maggo.

79. Hỏi: Sau đó, Đức Phật đi đâu?

Đáp: Ngài đến Ưu Lâu Tần Loa (Uruvela).

 80.Hỏi: Đức Phật làm gì ở đây?

Đáp: Ngài hóa độ cho ông Ca Diếp (Kashyapa), nhà thông bác trứ danh và là thầy của những tu sĩ (Jatilas), một giáo phái lớn của các tín đồ thờ lửa, tất cả những người này đều trở thành môn đệ của Đức Phật.

 81. Hỏi: Kế tiếp, vị đại đệ tử của Đức Phật là ai?

 Đáp: Vua Tần Bà Sa La (Bimbisara) của vương quốc Ma Kiệt Đà (Magadha).

 82. Hỏi: Vào thời đó, hai vị nào là đệ tử trí tuệ và thân tín bậc nhất của Đức Phật?

 Đáp: Ngài Xá Lợi Phất (Sàriputta) và Mục Kiền Liên (Moggallàna), trước kia họ là môn đồ chính của nhà tu khổ hạnh Sanjaya.

 83. Hỏi: Họ nổi tiếng về những điều gì?

Đáp: Ngài Xá Lợi Phất với trí tuệ (Prajna) bậc nhất, và đức Mục Kiền Liên, có thần thông (Iddhi) đệ nhất.

84. Hỏi: Những thần thông này có gì huyền bí không?

Đáp: Không, đó là điều tự nhiên đối với mọi người, và người nào chuyên tu tập, đều có thể đạt tới.

85. Hỏi: Sau ngày xuất gia, Đức Phật có nhận được tin tức gì của gia đình hoàng tộc không?

  Đáp: Có, khoảng 7 năm sau, trong lúc Đức Phật trú tại thành Vương Xá, vua cha Tịnh Phạn (Suddhodana), đã gửi sứ thần đến triệu thỉnh Ngài trở về thăm phụ hoàng, trước khi nhà vua băng hà.

86. Hỏi:Đức Phật có trở về không?

Đáp: Có. Vua cha cùng với thân tộc và các triều thần rất vui mừng ra gặp và nghênh đón Ngài.

87. Hỏi:Đức Phật có bằng lòng nhận lại chức vị cũ của Ngài không?

Đáp: Không, Đức Phật đã hiền từ giải thích cho phụ hoàng biết rằng thái tử Tất Đạt Đa đã giải thoát khỏi cuộc sống (thế tục) và như thế, hiện nay đã trở thành địa vị của một Đức Phật; mà mọi người đều có thể gần gũi, thân thích với Ngài. Thay vì cai trịmộtbộ tộchayquốc gia, nhưmột nhàvua thế

gian, đức Phật dùng giáo pháp (Dharma) đã cảm hóa tâm hồn tất cả mọi người trở thành đệ tử của Ngài.

88. Hỏi:Đức Phật có gặp nàng Da Du Đà La (Yasodhara) và con của Ngài là La Hầu La không?

Đáp: Có. Vợ của Ngài đã hết sức nhớ thương, khóc lóc thảm thiết. Nàng cũng bảo La Hầu La thỉnh cầu Ngài ban cho mình quyền thừa kế Ngài, như con của một vị quốc vương.

89. Hỏi: Rồi sự việc xảy ra như thế nào?

Đáp: Đức Phật đã thuyết giảng giáo pháp cho từng người và tất cả, nhằm chửa lành mọi thứ phiền não. Vua cha, con, vợ, ngài A Nan (em con chú), Đề Bà Đạt Đa (em con chú, và anh rể của Ngài), tất cả đều quy y, trở thành môn đồ của Đức Phật. Hai vị đệ tử bác học khác là ngài A Na Luật (Anuruddha), sau này trở thành bậc đại thiên nhãn; và ngài Ưu Bà Ly (Upali), thợ cạo tóc, sau thành vị trì luật (Vinaya) đệ nhất. Cả hai ngài đều rất nổi danh.

90. Hỏi: Vị Tỳ Kheo Ni (Bhikkhuni) đầu tiên là ai?

Đáp: Bà Ba Xà Ba Đề (Prajàpati) là dì và di mẫu của thái tử Tất Đạt Đa. Nhờ bà, nàng Da Du Đà La và nhiều phu nhân khác được Đức Phật thu nhận làm nữ đệ tử xuất gia tức là Tỳ Kheo Ni.

91. Hỏi: Việc xuất gia của thái tử Tất Đạt Đa, convuaTịnh Phạn; Đề Bà Đạt Đa, cháucủavua; Da Du Đà La, dâu của vua; và La Hầu La, cháu nội của vua; đã gây nên hậu quả như thế nào đối với nhà vua?

Đáp: Việc đó làm cho vua Tịnh Phạn rất buồn, và nhà vua đã phiền trách Đức Phật, khiến Ngài phải chế ra điều luật là giáo hội không nên nhận người xuất gia, mà không có sự bằng lòng của cha mẹ họ đang còn sống.

92. Hỏi:Xin cho tôi biết về số phận của Đề Bà Đạt Đa (Devadatta) như thế nào?

Đáp: Đề Bà Đạt Đa là người rất thông minh, và nhanh chóng liễu Đạo, nhưng cũng có nhiều tham vọng, nên ông ta đã sanh tâm đố kỵ và oán thù Đức Phật; cuối cùng Đề Bà đã âm mưu sát hại Ngài. Cũng do sự xúi giục của ông ta, vua A Xà Thế (Ajàtashatru), con vua Tần Bà Sa La, đã giết hại người cha cao quý của mình, và trở thành đệ tử của Đề Bà Đạt Đa.

93. Hỏi: Đề Bà có gây tổn hại gì cho Đức Phật không?

Đáp: Không được, nhưng ác tâm của Đề Bà Đạt Đa âm mưu chống Đức Phật trở lại hại chính ông ta; và Đề Bà đã phải (chịu quả báo) chết một cách thảm khốc.

94. Hỏi: Đức Phật đã đi giáo hóa trong bao nhiêu năm?

Đáp: Bốn mươi lăm năm, trong thời gian này, Ngài đã thuyết rất nhiều bài pháp. Thói thường Đức Phật và đệ tử của Ngài đi du hóa và thuyết giảng trong 8 tháng nắng, nhưng vào mùa an cư (Was)- mùa mưa - đức Phật và các đệ tử dừng nghỉ, nhập hạ ở các tịnh xá (pansulas) hay chùa (vihàras), được xây cất dâng cúng (cho Ngài và Chư Tăng) bởi những vị vua chúa và thí chủ giàu có.

95. Hỏi: Những tịnh xá nào danh tiếng nhất?

Đáp: Kỳ Viên Tịnh Xá (Jetàvanàràma), Trúc Lâm Tịnh Xá (Veluvanàràma), Bổ La Phạ Tịnh Xá (Pubbàràma), Ni Câu Đà Tịnh Xá (Nigrodhàràma), và Lộc Dã Uyển Tịnh Xá (Isipatanàràma).

96. Hỏi: Hạng người nào đã quy y Đức Phật và đệ tử của Ngài?

Đáp: Dân chúng đủ mọi tầng lớp, quốc gia, giai cấp, vua chúa (ràjas), và công nhân giàu nghèo, quyền thế cũng như bình dân, ngu dốt và thông minh nhất. Giáo pháp của Đức Phật phù hợp với tất cả mọi người.

97. Hỏi: Đức Phật đã nhập diệt vào lúc nào?

Đáp: Vào năm thứ 45, sau khi Ngài chứng đạo Giác ngộ vào ngày trăng tròn tháng 5. Nhận biết rằng ngày viên tịch gần kề, vào buổi tối, Đức Phật đến thành Câu Thi Na (Kusinàgàra), một nơi cách thànhphốBa La Nại(Benares)khoảng120 dặm. Trong rừng cây Sa La của vương quốc Mạt La (Mallas), tại rừng U-ba-vạc-ta-na (Upavartana) ở Câu Thi Na; giữa hai cây Sa La (sala), Đức Phật cho kê chỗ nằm của Ngài, theo phong tục cổ truyền, quay đầu về hướng bắc. Ngài nằm trên đó, với tâm hoàn toàn thanh tịnh, thuyết pháp cho các đệ tử nghe lời di giáo cuối cùng, rồi vĩnh biệt đồ chúng.

98. Hỏi: Những lần du hóa sau cùng đó, Đức Phật có quy y cho đệ tử mới nào nữa không?

Đáp: Có, một nhân vật trọng yếu, vị đại Bà La Môn bác học tên Tu Bạt Đà La (Subhadra). Đức Phật cũng thuyết pháp cho các vương tôn xứ Mạt La và những người hầu cận của họ.

99. Hỏi: Vào lúc tảng sáng việc gì đã xảy ra?

Đáp: Đức Phật nhập đại định (Samàdhi), và rồi Ngài nhập Niết Bàn (Nirvàna).

 100. Hỏi: Đức Phật khuyên các đệ tử của Ngài những gì trong lời di huấn cuối cùng?

Đáp: Ngài dạy: “Này các Tỳ Kheo, Như Lai giờ đây khuyên các con nên ghi nhớ rằng thân thể và năng lực của con người đều phải hủy diệt. Hãy tinh tấn tu tập để giải thoát”.

 101. Hỏi: Những chứng cứ xác thực gì cho chúng ta thấy rằng Đức Phật, thái tử Tất Đạt Đa xưa kia, là một nhân vật lịch sử?

   Đáp: Sự hiện hữu của Ngài đã chứng tỏ quá rõ ràng như cuộc đời của bất cứ nhân vật nào khác trong cổ sử.

102. Hỏi: Hãy kể ra một vài chứng cớ đó.

Đáp: 1) Bằng chứng của những nhân vật đã trực tiếp biết Đức Phật.

2) Sự khám phá ra nhiều nơi và di tích của những kiến trúc (tịnh xá) được ghi chép trong các mẩu chuyện vào thời Phật còn tại thế.

3) Những bia ký, trụ đá và bảo tháp (dagobas) do các vua chúa sống gần thời đại Đức Phật xây dựng nên để tưởng niệm Ngài, đã có thể chứng thực lịch sử về cuộc đời của đấng Giác Ngộ.

4) Sự liên tục tồn tại của đoàn thể tăng già (Sangha) do Đức Phật thành lập, và sự duy trì của họ về sự thực đời sống của Ngài ngay từ đầu, đã được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác.

5) Sự kiện ngay trong năm Đức Phật nhập diệt, và nhiều lần sau đó, các cuộc họp và đại hội Tăng Già đã được tổ chức để kết tập kinh tạng đương thời của Đức Phật; và sự truyền thừa những giáo lý đã được duyệt xét đó, từ các bậc tôn sư đến chư đệ tử, cho đến ngày nay.

6) Sau khi làm lễ hỏa táng, xá lợi (xương tro) của Đức Phật được phân chia cho 8 vị vua chúa, và mỗi ngọn tháp (stùpa) được xây lên để thờ một phần. Phần xá lợi do vua A Xà Thế thỉnh về tôn trí thờ tại ngôi tháp ở thành Vương Xá (Rajagaha); và không đầy 2 thế kỷ sau, đã được vua A Dục (Asoka) đem phân phát để thờ trong toàn khắp vương quốc của ông. Nhà vua, dĩ nhiên, có nhiều điều kiện để biết rõ những xá lợi này đúng là xá lợi của Đức Phật hay không; ngay từ lúc ban đầu, chúng được bảo trì tại bảo tàng viện hoàng gia ở Pát-Na (Patna).

7) Nhiều đệ tử của Đức Phật là các bậc A La Hán (Arhats). Và do đó, có thể kiểm soát tuổi thọ của họ, nên đã sống được nhiều năm; và không tránh khỏi có một hay ba vị trong số đó, đã sống kế tiếp nhau, vào thời kỳ khoảng giữa Đức Phật nhập diệt và triều đại của vua A Dục. Vì thế, nhà vua có thể nhận được từ người cùng thời, mọi điều chứng thực về sự kiện của đời sống Đức Phật  [8] 

8) Chúng ta biết, tài liệu cổ sử đáng tin cậy nhất, tập “Đại sử” có ghi chép các biến cố lịch sử Tích-Lan (Sinhalese) về triều đại vua Vijaya, năm 543 trước tây lịch - phần lớn thời kỳ của Đức Phật – vàcho chúngta rõnhững điều đặc biệt nhất về đời sống của Ngài, cũng như đời sống của vua A Dục và các nhà vua khác liên quan đến lịch sử Phật giáo. 

103. Hỏi: Đức Phật được gọi bằng những danh xưng tôn kính nào?

   Đáp: Thích Ca Mâu Ni (Sàkyamuni), Thích Ca Sư Tử (Sàkya-Simha), Thiện Thệ (Sugata), Đạo Sư (Satthạ), Đấu Chiến Thắng (Jina), Bạc Già Phạm (Bhagavat), Thế Tôn (Lokanàtha), Nhất Thiết Trí (Sarvajna), Pháp Vương (Dharmaràja), Như Lai (Tathàgata) v.v…
 
 



tải về 0.55 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương