PHẬt giáo vấN ĐÁp the Buddhist Catechism


PHẦN III  TĂNG GIÀ (SANGHA)



tải về 0.55 Mb.
trang4/5
Chuyển đổi dữ liệu16.10.2017
Kích0.55 Mb.
#33752
1   2   3   4   5
PHẦN III

 TĂNG GIÀ (SANGHA)

256. Hỏi: Tỳ kheo (Bhikkhus) Phật giáo khác với tu sĩ các tôn giáo khác ở điểm nào?

Đáp: Tu sĩ của những tôn giáo khác được xem như nhân vật trung gian giữa tín đồ và Thượng Đế, hầu giúp chuộc tội cho con người; còn các tu sĩ Phật giáo không thừa nhận hoặc mong đợi bất cứ điều gì nơi Thần quyền.

257. Hỏi: Như vậy tại sao lại cần phải thành lập Tăng đoàn, Giáo hội hay Hội đoàn tách rời khỏi quần chúng, nếu chư Tăng không thực hiện điều mà giáo hội các tôn giáo khác làm?

Đáp: Mục đích thấy rõ nhằm đào tạo những bậc thầy đức độ, trí tuệ, vị tha và có đạo tâm nhất, xa lìa cuộc sống thế gian, nơi mà tâm dục vọng và ích kỷ của chư Tăng được phát sanh mạnh mẽ; hầu để dành hết cuộc đời của họ cho việc tu học, nhằm đạt tới trí tuệ cao siêu nhất; cũng như dấn thân vào công tác dạy dỗ, hướng dẫn mọi người khác thoát khỏi cuộc sống dục lạc mang lại khổ đau; hầu đi theo con đường khắc khổ tu hành dẫn đến hạnh phúc chân thật và giải thoát cuối cùng. 

258. Hỏi: Ngoài tám giới, thầy Tỳ Kheo phải giữ thêm hai giới nữa là những giới gì?

Đáp:

Tôi nguyện giữ gìới không múa hát và đi xem múa hát.



Tôi nguyện giữ giới không nhận cất vàng bạc.

Tất cả Thập Giới (Dasa Sila) hay mười giới này, các Tỳ Kheo và Sa Di (Samaneras) bắt buộc phải giữ, nhưng không áp dụng đối với hàng cư sĩ tại gia.

Bát Quan Trai giới (Atthanga Sila) dành cho những Phật tử mong được sanh lên các cảnh giới cao hơn cõi chư Thiên (Trời) [23] và những người ước mong chứng đắc Niết Bàn (Nirvana).

259. Hỏi: Phải chăng có những phép tắc và giới đìều riêng biệt dành cho sự hướng dẫn và kỷ luật của đoàn thể Tăng già (Order)?

 Đáp: Đúng vậy; có 250 giới, nhưng tất cả  đều bao gồm trong 4 phần chính dưới đây:

Những giới luật trọng yếu.

Những giới luật nhằm chế ngự các căn (Indriyas).

 Các giới luật nói về sự thọ lãnh và dùng thức ăn, sự kiêng cử ăn uống, y phục v.v…

 Các giới luật nhằm hướng dẫn đến cuộc sống thanh tịnh.

260. Hỏi: Hãy kể một vài trọng tội và giới điều mà các Tỳ Kheo đặc biệt bị ngăn cấm không được vi phạm.

Đáp: Chư Tỳ Kheo chân chính không được phạm các giới:

Sát sanh,

Trộm cắp,

Dối trá phô trương quyền phép “huyền bí” để phỉnh gạt mọi người,

Dâm dục,

Vọng ngữ (nói dối),

Uống rượu và ăn phi thời (quá ngọ),

Múa hát và đi xem múa hát,

Đeo tràng hoa, thoa phấn, xức dầu thơm v.v…

Nằm, ngồi giường, đi văng hoặc ghế cao và rộng;Nhậntặngphẩm bằng vàng, bạc, thóc lúa và thịt sống; quà biếu của đàn bà, thiếu nữ và người nô lệ; nhận trâu bò, voi v.v…

Nói xấu (phỉ báng),

Dùng lời nói thô bỉ, chưởi mắng;

Ngồi lê đôi mách,

Đọc, nghe những chuyện thần thoại, hoang đường;

Liên lạc (mai mối) giữa những người thế tục;

Mua bán,

Lường gạt, hối lộ, lừa bịp và gian lận;

Giam cầm, cướp bóc và đe dọa người khác;

Thực hành những nghề nghiệp và yêu thuật như bói toán, chiêm tinh (coi sao hạn); xem tướng tay, và các ma thuật khác. Bất cứ nghề nào trong những ma thuật này đều làm trì hoãn sự tiến tu của hành giả nhằm đạt tới cảnh giới Niết bàn.

261. Hỏi: Tỳ kheo có những bổn phận gì đối với hàng Phật tử tại gia?

Đáp: Nói chung, chư Tăng làm gương mẫu đạo đức cao cả cho người cư sĩ, giáo dục và hướng dẫn cho họ; thuyết giảng và truyền bá chánh pháp, tụng kinh Cầu an (Paritta) cho người đau ốm và quần chúng trong lúc gặp thiên tai công cộng, khi các Thầy được thỉnh cầu làm như thế; cũng như khôngngừngkhuyếnkhíchmọi người làm những việc phước đức. Các Tỳ kheo cần khuyên răn Phật tử tránh làm điều ác, nên thể hiện lòng từ bi, có tâm hiền lành và tìm cách khích lệ họ làm việc phúc lợi cho mọi người.

262. Hỏi: Những giới luật về việc thu nhận đệ tử xuất gia như thế nào?

Đáp: Họ không được nhận vào chùa từ dưới 10 tuổi, phải có sự đồng ý của cha mẹ; người ấy không bị mắc bệnh hủi, mụt nhọt, lao phổi và điên loạn; phải là người không thiếu thuế, không mắc nợ; không phạm tội hay bị tật nguyền, hoặc đang phục vụ cho chính quyền.

263. Hỏi: Người mới đi tu gọi là gì?

Đáp: Chú tiểu Sa Di (Samanera)[24].

264. Hỏi: Đến năm nào, chú Sa di có thể thọ giới làm Sa môn (Sramana)?

Đáp: Hai mươi tuổi.

265. Hỏi: Khi đến tuổi thọ đại giới (vị Sa Di) phải làm thế nào?

Đáp: Tại Đại Giới Đàn của chư Tăng, chú Sa Di được một thầy Tỳ Kheo đưa ra giới thiệu, thôngbáo (với Đại Tăng) rằng chú hội đủ điều kiện để thọ giới và giới tử bạch rằng: “Tôi ngưỡng bạch chư Đại Tăng xin được làm lễ thọ giới Cụ Túc (Upasampada) v.v…”. Sau đó, vị Tỳ Kheo giới thiệu đề nghị rằng chú đáng được thọ giới. Và chú Sa Di liền được chấp thuận (bởi Đại Tăng).

266. Hỏi: Rồi chú làm gì nữa?

Đáp: Sau khi đắp y, chú đọc lại phép Tam Quy Y (Tisarana) và Thập giới (Dasa Sila).

267. Hỏi: Hai giới hạnh căn bản thầy Tỳ Kheo cần phải giữ là những gì?

Đáp: Bất túc (thiếu thốn) và thanh tịnh (không dâm dục). Trước khi thọ giới, vị Tỳ Kheo cần có 8 thứ đồ dùng sau đây: y áo, vòng đai thắt lưng, bình bát, lọc nước, dao cạo, cây kim, cái quạt, đôi dép. Với sự hạn chế nghiêm nhặt theo Luật giới (Vinaya), vị Tỳ Kheo có thể giữ một vài vật dụng khác.

268. Hỏi: Về việc (chư Tăng) sám hối công cộng như thế nào?

Đáp: Nửa tháng một lần, lễ Bố Tát (Patimokha) được tổ chức khi các Tỳ Kheo phát lồ trước hội đồng (Đại Đức Tăng) những giới điều mà họ đã phạm để xin sám hối. 

269. Hỏi: Thời biểu hằng ngày, thầy Tỳ Kheo phải thực hành như thế nào?

 Đáp: Thầy Tỳ Kheo thức dậy trước rạng đông, lau chùi, quét dọn tự viên (vihara), xung quanh cây Bồ Đề trồng bên cạnh chùa, đi lấy nước uống và lọc để dùng trong ngày; đi ngồi thiền, dâng hoa trước tháp (dagoba), nơi thờ xá lợi, hoặc trước cây Bồ-Đề; rồi đi khất thực từ nhà nọ qua nhà kia để thọ lãnh thức ăn - mà vị Tăng không cần phải yêu cầu, nhưng do sự phát tâm cúng dường để bát của các thí chủ. Rồi vị Tỳ Kheo trở về, rữa chân và dùng sáng, sau đó họ lại đi ngồi thiền.

270. Hỏi: Phải chăng chúng ta tin rằng dâng hoa (mala pùjà) như một hành động cúng lễ là không có phước đức gì?

Đáp: Hành động ấy tự nó không có công đức, chỉ là một hình thức; nhưng nếu người ta dâng cúng hoa nhằm biểu lộ sự thanh tịnh, thuần thành nhất của lòng tôn kính đầy nhiệt tâm đối với Đức Phật thì việc dâng hoa đích thực là một hành động lễ bái cao cả.

271. Hỏi: Tiếp sau đó, Thầy Tỳ Kheo làm gì?

Đáp: Thầy theo đuổi việc học của mình. Lúc chiều tối, thầy lại đi lau chùi những nơi thờ cúng, thắp đèn, nghe lời chỉ giáo của bậc sư trưởng; và thú nhận bất cứ lỗi lầm nào mà thầy có thể phạm.

272. Hỏi: Bốn phép quán tưởng hay Tứ Niệm Xứ (Sati-pàtthàna) của thầy Tỳ Kheo gồm những gì?

 Đáp: 1. Thân Niệm Xứ (Kayànapas-sana)

2. Thọ Niệm Xứ (Vedanànupassànà)

  3. Tâm Niệm Xứ (Cittànupassànà)

4. Pháp Niệm Xứ (Dhammanupassànà.

273. Hỏi: Mục đích của sự hành pháp Tứ Chánh Cần (Sammappadhànà) để làm gì?

Đáp: Chế ngự lòng ái dục và phát triển thiện nghiệp nơi con người.

274. Hỏi: Theo nhận thức của thầy Tỳ Kheo về chân lý vô thượng, lý trí hay trực giác là điều toàn hảo nhất?

Đáp: Trực giác - trạng thái ý thức trong đó bất cứ chân lý mong muốn nào đều có thể nhanh chóng thấu triệt.

275. Hỏi: Lúc nào có thể đạt tới trình độ ấy?

Đáp: Khi hành giả nhập thiền định, đã đắc đệ tứ thiền. 

276. Hỏi: Phải chăng chúng ta tin rằng vào giai đoạn cuối cùng của Trí tuệ (Jnàna), và trong trạng thái gọi là Định (Samadhi), tâm (chúng ta) trống rỗng và ý tưởng bị giữ lại.

Đáp: Trong tình trạng tỉnh thức thông thường, huệ nhãn của hành giả bị giới hạn như sự thấy biết của một người đang đi trên con đường giữa những ngọn đồi cao; nhưng khi tâm thức đạt tới trình độ cao hơn của Trí Tuệ (Jnàna) và Thiền Định (Samadhi); huệ lực, như sự thấy của chim đại bàng bay lơ lửng trên bầu trời xanh, và nhìn xuống thấy khắp toàn vùng.

278. Hỏi: Kinh điển của chúng ta nói thế nào về việc dùng huệ lực này của Đức Phật?

Đáp: Trong kinh chép rằng thường lệ, vào mỗi buổi sáng, Đức Phật dùng thiên nhãn, quán sát thế gian xem đâu có người sẵn sàng giác ngộ chân lý; Đức Phật liền sắp đặt, nếu có thể, Ngài đến thăm họ. Với những người tới yết kiến Đức Phật, Ngài quán sát tâm niệm, thấu rõ căn cơ, và hóa độ cho các thiện tín này, tùy theo phước duyên của họ.


 
 

PHẦN IV

SỰ PHÁT TRIỂN VÀ BÀNH TRƯỚNG CỦA PHẬT GIÁO

279. Hỏi: Xét về tổng số tín đồ, so sánh với các tôn giáo lớn khác, Phật giáo ngày nay như thế nào?

Đáp: Số người theo Phật giáo đông hơn tín đồ của các tôn giáo khác. 

280. Hỏi: Phỏng chừng được bao nhiêu?

Đáp: Khoảng 500 triệu (5.000 lakhs hoặc 500 crores của Ấn Độ): 5 phần 13 hay chưa bằng nửa tổng dân số toàn thế giới.

281. Hỏi: Có những cuộc đại chiến đánh nhau, các quốc gia bị xâm lăng, và nhiều máu đào đã chảy vì sự truyền bá Phật giáo hay không?

Đáp: Không thấy lịch sử ghi chép một hành động tàn bạo và tội ác nào xảy ra vì sự truyền bá Phật giáo. Đến nay, như tôi được biết, Phật giáo chưa làm đổ một giọt máu nào (xem chú thích ở trước - bằng chứng của giáo sư Kolb).

282. Hỏi: Vậy thì, bí quyết về sự phát triển mầu nhiệm của Phật giáo là ở đâu?

Đáp: Có thể không gì khác hơn là do bản chất vô thượng của giáo pháp Đức Phật: nền tảng chân lý hiển nhiên của nó, lời dạy đạo đức cao siêu và sự phong phú của Phật giáo đối với mọi nhu cầu của nhân loại.

283. Hỏi: Phật giáo đã được truyền bá như thế nào?

Đáp: Đức Phật, trong suốt 45 năm của đời Ngài đã đi du hóa rộng khắp toàn xứ Ấn Độ, và thuyết giảng Phật pháp. Ngài đã gởi các đệ tử trí tuệ và tài đức bậc nhất của Ngài đi thuyết pháp khắp nơi trên đất Ấn.

284. Hỏi: Đức Phật đã phái các nhà truyền giáo đầu tiên của Ngài đi hoằng pháp lúc nào?

Đáp: Vào ngày trăng tròn tháng mười (Wap).

285. Hỏi: Đức Phật đã dạy các đệ tử như thế nào?

Đáp: Ngài gọi tất cả lại và bảo: “Này hởi các Tỳ Kheo, hãy lên đường, ra đi và thuyết giảng giáo pháp cho toàn thế giới. Hãy đi hoằng pháp vì lợi ích cho nhiều người khác cũng như cho chính các con… Hãy mang lại nguồn vui cho nhân loại. Và mỗi người hãy đi một ngả”. 

286. Hỏi: Việc này xảy ra bao lâu trước Công nguyên?

Đáp: Khoảng sáu thế kỷ. 

287. Hỏi: Các vua chúa có giúp đỡ gì trong việc hoằng pháp không?

Đáp: Ngoài những giai cấp thấp hèn, nhiều vị vua (Rajas) và đại vương (Maharajas) đã quy y theo Phật, và góp phần giúp đỡ của họ cho việc truyền bá Phật giáo.

288. Hỏi: Những nhà hành hương đã góp phần như thế nào?

Đáp: Các nhà hành hương thông thái, trải qua nhiều thế kỷ, đến tu học tại Ấn Độ và đã mang theo họ về bản quốc, nhiều kinh điển Phật giáo. Do đó, mọi quốc gia dần dần đã từ bỏ đạo gốc của họ để theo Phật giáo.

289. Hỏi: Trong sự nghiệp kiến lập lâu dài cho Phật Pháp, đối với ai, hơn bất cứ nhân vật nào khác mà thế giới đã mang ơn?

 Đáp: Đối với vua A Dục (Ashoka), hiệu Đại Vương, cũng gọi là Thiện Kiền Vương (Piyadàsi) hay Pháp A Dục (Dharmàshoka). A Dục là con của Tân Đầu Sa La (Bindusàra), vua xứ Ma Kiệt Đà (Magadha), và cháu nội của Chiên Đà La Cấp Đa (Chandragupta), vị vua đã đánh đuổi quân Hy Lạp ra khỏi Ấn Độ.

290. Hỏi: A Dục Vương lên ngôi năm nào?

Đáp: Vào thế kỷ thứ ba trước Tây Lịch, khoảng hai thế kỷ sau thời đại của Đức Phật. Các sử gia bất đồng ý kiến, nhưng không quá nhiều, xem đó như là ngày chính xác tức vị của đức vua.

291. Hỏi: Điều gì đã làm vua A Dục trở nên vĩ đại?

Đáp: Nhà vua là một quốc vương hùng mạnh nhất trong lịch sử Ấn Độ, như một chiến sĩ và chính khách; song những đức tính cao thượng nhất của đức vua là lòng yêu sự thật và công bình, khoan dung với mọi khác biệt tôn giáo, không thiên vị đối với nhân viên chính quyền; chăm sóc các bịnh nhân, những người nghèo khổ và thú vật. Danh tiếng của nhà vua được tôn vinh từ Xi-bê-ri-a (Siberia) đến Tích Lan (Ceylon).

292. Hỏi: Phải chăng vua A Dục bẩm sinh là một Phật tử?

Đáp: Không. Đức vua đã quy y theo Phật giáo với Đại Đức Ni Câu Luật (Nigrodha), một vị A La Hán (Arhat) vào năm thứ mười, sau khi nhà vua làm lễ đăng quang.

293. Hỏi: Vua A Dục đã đóng góp gì cho Phật giáo?

Đáp: Nhà vua đã loại trừ các Tỳ Kheo (Bhikkhus) phá giới, khuyến khích các vị tu hành chân chính, kiến tạonhiều chùa tháp khắp nơi; thiết lập những công viên, mở nhà thương cho mọi người và thú vật, tổ chức đại hội ở Hoa Thị Thành (Patna) để duyệt xét và kết tập lại kinh điển Phật giáo; phát triển sự giáo dục tín ngưỡng cho hàng nữ giới, và gởi sứ thần đến năm vị vua Hy Lạp cùng chư hầu của họ, và đến các quốc vương của Ấn Độ để giảng truyền giáo lý Đức Phật. Chính vua A Dục đã cho xây dựng các bảo tháp kỷ niệm tại Ca Tỳ La Vệ (Kapilavastu), Bồ đề Đạo Tràng (Buddha Gaya), vườn Lộc Uyển (Isipatana), và Câu Thi Na (Kusinara); bốn nơi Phật tích quan trọng của du khách hành hương, ngoài hàng nghìn thánh tích Phật giáo khác.

294. Hỏi: Những chứng tích danh tiếng nào hiện còn tồn tại, nói đến đức tính cao thượng của nhà vua?

Đáp: Trong những năm gần đây, người ta đã khám phá tìm thấy tại nhiều nơi ở Ấn Độ, 14 Sắc lệnh (Edicts) của đức vua khắc trên đá, và 8 chỉ dụ khác khắc trên các thạch trụ do nhà vua truyền cho thiết lập. Những bi ký này hoàn toàn chứng minh cho thấy vua A Dục là một trong những quốc vương tài đức và có tâm hồn cao thượng nhất từ trước đến nay.

295. Hỏi: Các bi ký này bày tỏ thế nào về Phật giáo?

Đáp: Trên đó ghi chép rằng Phật giáo là một tôn giáo của lòng từ bi quảng đại, tình huynh đệ thế giới, của đạo đức và công bằng. Phật giáo không có sự xấu xa của lòng ích kỷ, chủ trương bè phái hay thiếu lòng khoan dung. Những bi ký ghi chép điều hơn thế nữa là Phật giáo đã chinh phục được lòng tôn kính mà các đại học giả (Pandits) Tây Phương ngày nay đang còn duy trì.

296. Hỏi: Món quà quí báu nhất mà A Dục Vương đã cống hiến cho Phật giáo là những gì?

Đáp: Đức Vua đã cho phép hoàng tử của Ngài là Mahinda và công chúa Sanghamitta đi xuất gia và phái họ qua Tích Lan để truyền bá Phật Pháp.

297. Hỏi: Sự kiện này có thấy ghi chép trong lịch sử Phật giáo của Tích Lan hay không?

Đáp: Có, tất cả đều được ghi chép trong tập Đại Sử(Mahavamsa) bởi các nhân viên bảo tồn sử liệu của hoàng gia mà bấy giờ họ đang sống và gặp thấy các nhà hoằng pháp đó.

298. Hỏi: Hiện nay còn tìm thấy chứng tích nào về phái đoàn truyền giáo của Sư cô Sanghamitta hay không?

Đáp: Có. Sư cô đã mang (từ Ấn Độ) qua Tích Lan một nhánh chiết từ cây Bồ Đề gốc mà chính ở đó Đức Phật đã ngồi thiền định khi Ngài thành đạo, và hiện nay nó đang còn xanh tốt.

299. Hỏi: Trồng ở đâu?

Đáp: Tại thị trấn Anuradhapura. Sử liệu về nhánh cây này đã được chính thức bảo trì đến ngày nay. Trồng vào năm 306 trước Tây lịch, đó là cây Bồ Đề lịch sử cổ nhất trên thế giới.

300. Hỏi: Ai đang trị vì vương quốc (Tích Lan) vào lúc ấy?

 Đáp: Vua Devanampiyatissa. Vợ của nhà vua, hoàng hậu Anula đã mời Sư Cô Sanghamitta qua để thành lập một phân bộ của giáo hội Tỳ Kheo Ni (Bhikkhunis).

301. Hỏi: Sư Cô Sanghamitta đi với ai?

Đáp: Với các Tỳ Kheo Ni khác. Sư Cô lúc bấy giờ, đã thu nhận hoàng hậu Anula, và nhiều phu nhân cùng với 500 thiếu nữ vào Giáo Hội (Ni Bộ).

302. Hỏi: Chúng ta có thể trình bày những kết quả hoằng pháp do các phái đoàn truyền giáo của A Dục Vương thực hiện được ở ngoại quốc hay không?

Đáp: Hoàng tử và công chúa của A Dục đã truyền bá Phật giáo qua Tích Lan, chư Tăng của Ngài đã phổ biến đạo Phật đến toàn miền bắc xứ Ấn, vào 14 tiểu quốc Ấn Độ bên ngoài lãnh thổ của đức vua; đến năm vị hoàng đế Hy Lạp và chư hầu của họ, mà vua A Dục đã ký hiệp ước để những quốc vương này đón tiếp Tăng đoàn truyền giáo của mình. 

303. Hỏi: Bạn có thể kể tên các vị vua đó ra được không?

  Đáp: Vua Antiochus của nước Syria, Ptolemy của Ai cập (Egypt), vua Antigonus của xứ Macedon, vua Merga; của vương quốc Cyrene, và hoàng đế Alexander của nước Epidos.

304. Hỏi: Do đâu chúng ta biết những điều này?

Đáp: Từ các sắc lệnh của A Dục đại vương, do đức vua truyền khắc ghi trên đá và thạch trụ mà hiện đang còn tồn tại, và có thể nhìn thấy bởi những ai đến viếng thăm các nơi đó.

305. Hỏi: Qua giáo hội tôn giáo Tây Phương nào, Phật Pháp (Buddha Dharma) đã hòa hợp với tư tưởng Âu Châu?

Đáp: Qua các giáo phái của Therapeuts ở Ai Cập và phái Essenes ở Palestine.

306. Hỏi: Những kinh điển Phật giáo đầu tiên được truyền sang Trung Quốc vào thời kỳ nào?

Đáp: Ngay từ thế kỷ thứ 2 hay thứ 3 trước Tây Lịch. Trong hai tập sách tiếng Pali Samanta Pasàdika và Sàrattha Dipani ghi chép có năm vị Tăng đã được vua A Dục phái sang năm vùng đất của Trung Hoa.

307. Hỏi: Phật giáo du nhập Đại Hàn (Korea) từ đâu và khi nào?

Đáp: Từ Trung Hoa, vào năm 372 Tây Lịch.

 308. Hỏi: Từ đâu và lúc nào Phật giáo đã du nhập Nhật Bản?

Đáp: Từ Đại Hàn, vào năm 552 sau Tây Lịch.

309. Hỏi: Đạo Phật được truyền vào Cochin China, Formosa (Đài Loan), Java (Nam Dương), Mongolia (Mông cổ), Yorkand, Balk, Bokhara, Afghanistan (A Phú Hãn) và các quốc gia miền Trung Á Châu, từ đâu và lúc nào?

Đáp: Vào khoảng thế kỷ thứ 4 và thứ 5 sau Tây Lịch.

310. Hỏi: Từ Tích Lan Phật giáo được truyền tới đâu và vào lúc nào?

Đáp: Đến Miến Điện (Burma) vào năm 450 Tây Lịch và sau đó, tới Arakan (cao nguyên Miến), Kamboja (A Phú Hãn) và Pegu (Miến Điện). Vào thế kỷ thứ 7 (năm 638 Tây lịch), Phật giáo truyền vào Thái Lan (Siam), nơi mà từ đó đến nay, Phật giáo luôn luôn là quốc giáo.

311. Hỏi: Từ Kashmir (Ấn Độ), ngoài Trung Hoa ra, Phật giáo đã truyền đến đâu?

Đáp: Vào Nepal và Tây Tạng (Tibet).

312. Hỏi: Tại sao Phật giáo đã một thời là tôn giáo thạnh hành khắp Ấn Độ, ngày nay gần như suy đồi tại đó?

Đáp: Phật Pháp, giáo lý của Đức Như Lai (Tathagata), khởi nguyên vốn thanh tịnh, cao siêu; chư Tăng (Sangha) có đạo đức và giữ gìn gìới luật, Phật giáo nhờ vậy cảm hóa mọi tâm hồn và mang sự an lạc đến cho nhiều quốc gia, như ánh sáng ban mai chiếu nguồn sống đến những cành hoa. Nhưng, sau vài thế kỷ các thầy Tỳ Kheo bất hảo đã thọ giới cụ túc (Upasampasa); đoàn thể chư Tăng trở nên giàu có, biếng nhác, thích hưởng thụ, cho nên Phật Pháp suy đồi và Phật giáo đã rời bỏ Ấn Độ.

313. Hỏi: Vào thế kỷ thứ 9 hay thứ 10 Tây Lịch có biến cố nào xảy ra khiến Phật giáo càng nhanh chóng bị suy yếu hay không?

Đáp: Có.

314. Hỏi: Ngoài tình trạng thối nát về tinh thần, sự đồi bại của chư Tăng, và phản ứng của quần chúng từ lý tưởng cao siêu của con người đến sự mê lầm sung bái thần tượng, đã có nguyên do khác nữa phải không?

Đáp: Đúng vậy. Chúng ta được biết rằng quân Hồi giáo đã xâm lăng tàn phá và chiếm đóng nhiều vùng rộng lớn của Ấn Độ; và khắp mọi nơi, chúng đã cố gắng hết sức để tiêu diệt Phật giáo của chúng ta.

315. Hỏi: Chúng bị lên án đã hành động những tội ác như thế nào?

Đáp: Bọn chúng đã đốt cháy, phá đổ hủy diệt nhiều chùa tháp, tàn sát chư Tăng và phóng lửa thiêu đốt những kinh điển Phật Giáo của chúng ta.

316. Hỏi: Kinh sách của chúng ta có hoàn toàn bị thiêu hủy ở Ấn Độ hay không?

Đáp: Không. Nhiều vị Tỳ Kheo đã mang theo những kinh sách của họ trốn thoát vượt qua biên giới (Ấn Độ) vào đất Tây Tạng và nhiều nơi ẩn trú an toàn khác.

317. Hỏi: Có chứng cớ gì cho biết những kinh sách này gần đây đã được tìm thấy lại hay không?

Đáp: Có. Ông Rai Bhanur Sarat Chandra Das, nhà học giả (pandit) người Bengali (Ấn Độ), đã tìm thấy hàng trăm cuốn kinh trong các thư viện tại những ngôi chùa(Vihara) ở Tây Tạng, và ông đã mang theo về nước nhiều bản kinh sách Phật quí giá nhất mà hiện nay chúng đang được chính phủ Ấn Độ dùng, để sưu tập, chú giải và cho ấn hành.

318. Hỏi: Tại quốc gia nào chúng ta có lý để tin rằng các kinh điển Phật Giáo nguyên thỉ được bảo trì toàn hảo nhất và ít bị hư hoại?

 Đáp: Ở Tích Lan. Cuốn Bách Khoa Tự Điển Britannaica ghi chép rằng tại hải đảo này Phật giáo có những lý do đặc biệt “vẫn duy trì được phần lớn tinh hoa nguyên thỉ của nó cho đến ngày nay”

319. Hỏi: Có sự duyệt xét kinh điển nào được thực hiện trong thời hiện đại hay không?

Đáp: Có. Tại Tích Lan vào năm 1875, một đại hội gồm các Tỳ Kheo thông bác đã được tổ chức để duyệt chính lại cẩn thận về Luật Tạng (Vinaya Pitaka), dưới sự chủ tọa của hai vị Trưởng lão H. Sumangala và Pradhana Sthavira. 

320. Hỏi: Có sự trao đổi thân thiện nào, vì lợi ích của Phật giáo giữa dân tộc các quốc gia theo Nam và Bắc Tông hay không?

 Đáp: Năm 1891, một đại hội đã tổ chức thành công nhằm liên kết hai tông phái lớn chịu đồng ý chấp thuận 14 đề nghị, xem như biểu hiện những giáo lý căn bản của Phật giáo mà được cả hai hệ phái đều thừa nhận và giảng truyền. Những đề nghị này do đại tá Olcott (người Hoa Kỳ) soạn thảo, được phiên dịch kỹ lưỡng sang các thứ tiếng Miến Điện, Tích Lan, Nhật Bản; thảo luận từng điểm một, đã được nhất trí chấp thuận, ký tên bởi các vị Tăng đại diện (trưởng phái đoàn) và ấn hành vào tháng giêng năm 1892. 

321. Hỏi: Với kết quả tốt đẹp như thế nào?

Đáp: Kết quả đã mang lại sự hiểu biết thân thiện còn duy trì đến ngày nay, nhiều vị Tỳ Kheo và Sa Di (Samaneras) Nhật Bản được gửi qua Tích Lan, Ấn Độ để theo học cổ ngữ Pali và tiếng Phạn (Sanskrit).

322. Hỏi: Có dấu hiệu gì cho thấy Phật Pháp đang được phát triển đầy thiện cảm tại các quốc gia Tây Phương hay không? [25]

Đáp: Có. Những dịch phẩm của các kinh sách (Phật giáo) giá trị đang xuất hiện, nhiều tài liệu viết đăng ở tập san, tạp chí, và báo chí được phát hành cũng như những bài luận thuyết xuất sắc của các tác giả nổi tiếng đã được in ra. Hơn nữa, nhiều thuyết trình viên Phật tử và không Phật tử đang thuyết giảng Phật giáo cùng khắp cho đông đảo thính giả tại các nước Tây Phương. Phái Chân Tông (Shin Shu) của Phật Giáo Nhật Bản đã thực sự thiết lập các hội truyền giáo ở Honolulu, San Francisco, Sacramento, và nhiều nơi khác tại Hoa Kỳ. 

323. Hỏi: Hai lý thuyết căn bản gì của Phật giáo đã được người Tây Phương đặc biệt chấp nhận?

Đáp: Đó là thuyết Nghiệp Báo (Karma) và Luân Hồi. Sự nhanh chóng tin vào thuyết này của họ là điều rất đáng ngạc nhiên. 

324. Hỏi: Họ tin tưởng điều gì khi giáo lý Nghiệp Báo và Luân Hồi được giải thích?

Đáp: Họ tin vào nguyên tắc tự nhiên của sự công bằng và chân lý rõ ràng của các giáo thuyết đó.
 
 

PHẦN V

 PHẬT GIÁO VÀ KHOA HỌC 

325. Hỏi: Phải chăng nên xem đạo Phật là tôn giáo của khoa học hay có thể xếp nó vào loại tôn giáo “Thiên Khải”?

 Đáp: Phật giáo được nhấn mạnh không phải là tôn giáo mặc khải. Đức Phật đã không thuyết giảng điều như vậy, và cũng không ai hiểu Ngài như thế. Trái lại Đức Phật đã trình bày giáo pháp của chân lý vĩnh cửu mà chư Phật (quá khứ) trước Ngài đã dạy giống y như Ngài.

326. Hỏi: Hãy cho biết tên bài Kinh (Sutta) trong đó Đức Phật dạy chúng ta đừng nên tin tưởng vào điều Thiên Khải mà không được kiểm chứng bởi lý trí và kinh nghiệm của mình.

Đáp: Kinh Kalama trong Tăng Nhất A Hàm (Anguttara Nikaya).

327. Hỏi: Phật tử có chấp nhận lý thuyết cho rằng mọi vật được tạo thành từ cái không có bởi Thượng Đế hay không?

Đáp: Đức Phật dạy có hai điều mà không có nguồn gốc phát sinh, đó là Hư Không (Akasha) và Niết Bàn (Nirvana). Mọi vật đến từ Hư Không, tuân theo định luật vận hành (nhân quả) nằm trong đó và sau khi sinh ra, chúng sẽ hủy diệt. Chưa bao giờ có một vật gì lại sinh ra từ cái không có. Chúng ta không tin vào phép mầu, cho nên chúng ta phủ nhận sự tạo dựng và không thể tin được một sự lập thành từ cái không có. Không một vật thể hữu cơ nào tồn tại vĩnh cửu. Vạn vật ở trong tình trạng biến dịch thường xuyên, cùng trải qua mọi sự đổi thay, cải tạo; và duy trì tiếp tục mãi như thế theo luật tiến hóa (vô thường).

328. Hỏi: Phải chăng Phật giáo phản đối sự giáo dục và nghiên cứu khoa học?

Đáp: Hoàn toàn trái hẳn, trong một bài pháp ở kinh Thi Ca La Việt (Sigalovada), do Đức Phật thuyết giảng, Ngài nhấn mạnh một trong những bổn phận của bổn sư là nên dạy cho đệ tử của mình “kiến thức khoa học và mọi sự hiểu biết khác”. Giáo lý cao siêu của Đức Phật dành cho người gíác ngộ, tài đức và có tư tưởng.

329. Hỏi: Bạn có thể trình bày bất cứ sự xác nhận nào khác của khoa học đối với Phật giáo hay không?

Đáp: Giáo pháp Đức Phật dạy rằng nhân loại có nhiều đời tổ tiên, và có một nguyên lý sai biệt giữa con người; một vài cá nhân này có nhiều khả năng chóng đạt tới giác ngộ và chứng đắc Niết Bàn hơn những kẻ khác. 

 330. Hỏi: Có điều gì khác nữa không?

Đáp: Phật giáo tán đồng lý thuyết không thể nào hủy diệt được năng lực (force).

 331. Hỏi: Nên gọi Phật giáo là một đồ biểu khoa học hay quy tắc đạo lý?

Đáp: Nói đúng ra, Phật giáo là một triết học luân lý thuần túy, một hệ thống đạo đức và là một siêu hình học tiên nghiệm. Đức Phật tỏ ra hết sức sáng suốt trong thái độ giữ im lặng, khi đồ đệ Malunkya thỉnh vấn Ngài về nguồn gốc của vạn hữu.

332. Hỏi: Tại sao Đức Phật đã hành động như thế?

Đáp: Bởi vì Ngài nghĩ rằng mục đích chính của chúng ta là nên nhận thức rõ cảnh sống (khổ đau) đang hiện hữu xung quanh chúng ta và cố gắng (tu tập) cải thiện cho cuộc đời được toàn hảo hơn, chứ không nên để mất thì giờ vào những lý luận siêu hình.

333. Hỏi: Phật tử giải đáp thế nào về trường hợp cha mẹ ác đức, sinh ra con cái hiền lành, thông minh; và thuần lương lại gặp phải cảnh con cái xấu xa?

Đáp: Chính vì do Nghiệp Báo (Karmas) của riêng con cái và cha mẹ, mỗi người có thể xứng đáng nhận chịu sự liên hệ đặc biệt như thế, nên đã phải gặp nhau trong đời này.

334. Hỏi: Phải chăng Phật tử tin rằng thân thể của Đức Phật phóng hào quang?

 Đáp: Đúng vậy, từ bên trong kim thân Đức Phật có ánh sáng huyền diệu được phóng ra bởi thần lực thánh thiện của Ngài.

335. Hỏi: Danh từ Pali gọi đó là gì?

Đáp: Hào quang của Đức Phật (Buddha-ransi).

336. Hỏi: Trong hào quang, người ta có thể thấy bao nhiêu màu?

Đáp: Sáu màu, từng cặp nối liền nhau.

337. Hỏi: Hãy kể tên các màu đó.

Đáp: Xanh (Nila), vàng (Pita), đỏ (Lohita), trắng (Avadata), da cam, và màu tổng hợp của năm màu vừa kể.

338. Hỏi: Những người khác có thể phóng ra ánh hào quang như thế được không?

Đáp: Được, tất cả các vị A La Hán đều có hào quang và thực vậy, người có định lực càng cao thì ánh hào quang của họ phát ra càng mạnh, càng sáng.

339. Hỏi: Các màu tượng trưng này chúng ta thấy ở đâu?

Đáp: Những tượng Phật tô sơn màu tôn trí thờ ở các chùa. Những màu hào quang này, chúng cũng được thấy nơi các sọc cờ Phật giáo dùng lần đầu tiên tại Tích Lan, và hiện nay đã được rộng rãi chấp nhận ở khắp những quốc gia Phật giáo.

340. Hỏi: Trong bài kinh nào Đức Phật đã nói đến ánh hào quang này của Ngài?

Đáp: Trong kinh Đại Bát Niết Bàn (Mahàparinibbàna Suttà), Ngài A Nan, đệ tử thân tín của Đức Phật, nhận thấy ánh sáng rực rỡ phát sinh từ kim thân của đức Bổn Sư; và Đức Phật dạy rằng có hai trường hợp mà ánh hào quang này xuất hiện, đó là: a) ngay khi Đức Như Lai (Tathagata) vừa chứng đạo vô thượng; và b) trong đêm cuối cùng Ngài nhập Niết Bàn.

341. Hỏi: Chúng ta đọc thấy ở đâu ánh hào quang này được chiếu ra từ kim thân của một vị Phật khác?

Đáp: Trong câu chuyện về Đức Bồ Tát Sumedha, và Phật Nhiên Đăng (Dipankara), ghi chép ở tập Nhân Duyên Truyện (Nidànakatha) trong kinh Bổn Sanh (Jataka), hay chuyện tiền thân của đức Bồ Tát Tất Đạt Đa Cồ Đàm (Bodhisattva Siddhartha Gautama).

342. Hỏi: Hào quang này được diễn tả như thế nào? 

Đáp: Như vầng ánh sáng có chiều sâu của một fathom (đơn vị đo bề sâu của nước khoảng 6 feet).

343. Hỏi: Tín đồ Ấn Độ giáo (Hindus) gọi ánh sáng đó là gì?

Đáp: Tejas, và ánh sáng rộng dài của nó gọi là Prakàsha.

344. Hỏi: Hiện nay người Châu Âu gọi ánh sáng đó là gi?

Đáp: Tinh hoa của con người.

345. Hỏi: Nhà đại khoa học nào đã chứng minh sự hiện hữu của tinh hoa này bằng cách hướng dẫn chu đáo các cuộc thí nghiệm?

Đáp: Ông Baron Von Reichenbach. Công trình khảo nghiệm của ông đã trình bày đầy đủ trong tập Khảo Cứu (researches), xuất bản năm 1844-1845; và bác sĩ Braduc ở Ba Lê (Paris) gần đây cũng đã chụp được hình ánh sáng đó.

346. Hỏi: Ánh sáng tinh hoa này là một hiện tượng huyền bí hay tự nhiên?

Đáp: Tự nhiên. Nó không những chỉ tìm thấy nơi con người, mà ngay cả ở loài vật, cây cối và khoáng chất cũng có.

347. Hỏi: Trường hợp nơi Đức Phật hay một vị A La Hán (Arhat) thì đặc biệt ánh sáng đó như thế nào?

 Đáp: Nó hoàn toàn sáng chói hơn và chiếu xa hơn trường hợp ở con người và các vật thể khác. Đó là chứng cứ về sự phát triển cao độ của oai lực thần thông (iddhi). Ánh sáng này được thấy phát chiếu ra từ một ngôi bảo tháp ở Tích Lan, nơi người ta bảo rằng có xá lợi (tro cốt) của Đức Phật tôn thờ tại đó.

348. Hỏi: Tín đồ của các tôn giáo khác, ngoài Phật và Ấn Độ giáo ra, cũng tin có ánh sáng này phải không?

Đáp: Đúng vậy, nơi những hình tượng vẽ của các họa sĩ thiên chúa, ánh sáng này tượng trưng cho hào quang chiếu ra từ thánh thể của các vị Thánh Nhân của họ. Nhiều tôn giáo khác cũng tin như vậy.

349. Hỏi: Sự kiện lịch sử nào đã tán đồng lý thuyết hiện đại về ý kiến thôi miên?

Đáp: Câu chuyện về Tỳ Kheo Chullapanthaka ghi chép trong tập chú giải tiếng Pali về kinh Pháp Cú (Dhammapada) v.v…

350. Hỏi: Hãy cho tôi bằng chứng cụ thể.

Đáp: Đó là một Tỳ Kheo đã chứng quả A La Hán. Ngày nọ, Đức Phật phái một sứ giả đến thăm; Tỳ Kheo trên. Khi vị này vừa đến chùa (Vihàra), ông ta thấy một nhóm gồm 300 Tỳ Kheo, tất cả đều giống y hệt nhau về mọi phương diện. Vị sứ giả liền hỏi ai là Tỳ Kheo Chullapanthaka; mọi người trong số 300 khuôn mặt giống nhau đều trả lời: “Tôi là Chullapanthaka”.

351. Hỏi: Rồi vị sứ giả làm sao?

Đáp: Trong tình trạng mơ hồ nhầm lẫn đó, ông ta đành trở về để bạch lại với Đức Phật.

352. Hỏi: Đức Phật đã dạy vị sứ giả như thế nào?

Đáp: Đức Phật bảo vị này trở lại chùa đó, và dặn nếu sự việc xảy ra giống như trước thì nắm tay người nào đầu tiên nói ông ta là Chullapanthaka, và huớng dẫn người đó về cho Ngài. Đức Phật biết rằng vị tân A La Hán muốn phô trương thần lực chứng đắc của mình bằng cách gây ấn tượng những hình ảnh ảo giác về ông ta trước vị sứ giả.

353. Hỏi: Năng lực tạo ảo giác này danh từ Pali gọi là gì?

Đáp: Manomaya Iddhi (Tâm tạo thần thông).

354. Hỏi: Phải chăng những khuôn mặt ảo giác là hình dáng con người đích thực của vị A La Hán? Chúng bao gồm thực chất và có thể xúc phạm hoặc điều khiển được bởi vị sứ giả hay không?

Đáp: Không; chúng là những hình ảnh tạo ra trong tâm thức vị sứ giả bởi ý tưởng và ý lực được tu luyện của đức A La Hán.

355. Hỏi: Bạn có thể so sánh chúng với điều gì?

 Đáp: Sự phản chiếu của một người trong tấm gương giống hệt như người đó, nhưng không phải thực.

356. Hỏi: Muốn tạo sự ảo giác như thế trong tâm thức của vị sứ giả, điều cần thiết là phải làm sao?

Đáp: Tỳ Kheo Chullapanthaka phải hình thành rõ ràng trong tâm thức ông ta đúng diện mạo của chính mình; và rồi tạo ra nhiều hình ảnh giống hệt hay trùng hợp, tùy ý thích vị Tỳ Kheo mong muốn trong tâm trí của người sứ giả.

357. Hỏi: Sự tiến triển này ngày nay gọi là gi?

Đáp: Ý kiến về thôi miên.

358. Hỏi: Phải chăng những hình ảnh ảo giác đó, bất cứ nhóm thứ ba nào cũng có thể thấy được?

Đáp: Điều ấy tùy thuộc ý muốn của vị A La Hán hoặc nhà thôi miên.

359. Hỏi: Bạn muốn nói thế nào?

Đáp: Chẳng hạn, có 50 hay 500 người ở đó, nhưng thay vì một, vị A La Hán có thể muốn tất cả mọi người đều chứng kiến thuật ảo giác đó, hoặc nếu thích ông ta có thể làm cho riêng mình vị sứ giả thấy chúng mà thôi.

360. Hỏi: Ngày nay, ngành khoa học này ai cũng biết phải không?

Đáp: Nó rất phổ thông và quen thuộc đối với các sinh viên của môn học thôi miên và ảo thuật.

361. Hỏi: Niềm tin tưởng nền khoa học hiện đại của chúng ta đã tán đồng lý thuyết Nghiệp Báo của Phật giáo như thế nào?

Đáp: Các nhà khoa học hiện đại thuyết minh rằng mỗi thế hệ con người là kẻ thừa hưởng những kết quả của các việc làm thiện và ác của thế hệ trước đó, không phải ở tập thể, mà trong mọi trường hợp cá nhân. Mỗi người chúng ta, theo Phật giáo, nhận chịu sự ra đời mà nó tiêu biểu cho những hành động do người ấy đã tạo ra trong kiếp trước. Đây là ý niệm về thuyết Nghiệp Báo (Karma).

362. Hỏi: Kinh Vasettha dạy thế nào về lý nhân duyên trong Thiên Nhiên (vũ trụ)?

Đáp: Kinh dạy rằng: “Thế giới tồn tại do nhân duyên, mọi vật tồn tại do nhân duyên, và tất cả chúng sanh liên hệ với nhau đều do nhân duyên”.

363. Hỏi: Phật giáo có dạy rằng vũ trụ hữu hình: quả đất, mặt trời, mặt trăng, các vì sao, khoáng vật, thảo mộc, loài vật, và thế giới con người của chúng ta là thường còn hay không?

Đáp: Không. Phật giáo dạy rằng tất cả đều luôn luôn thay đổi (vô thường), và tất cả phải hủy diệt theo thời gian.

364. Hỏi: Phải chăng chúng không bao giờ tái hiện trở lại.

Đáp: Không phải vậy: định luật biến đổi, hướng dẫn bởi Nghiệp Lực, cá nhân và tập thể, sẽ tạo ra vũ trụ khác với dung tích của nó, như vũ trụ của chúng ta đã được tạo thành từ hư không (Akàsha).

365. Hỏi: Phật giáo thừa nhận rằng bản chất con người có tiềm năng tạo ra việc phi thường, gọi chung là “phép lạ”, phải vậy không?

 Đáp: Đúng thế. Song những phép mầu đó là tự nhiên, chứ không phải siêu tự nhiên. Chẳng hạn. chúng có thể phát triển bởi phương pháp được trình bày trong cuốn sách Phật giáo Thanh Tịnh Đạo (Visuddhi Màrga).

366. Hỏi: Môn khoa học này gọi là gì?

Đáp: Danh từ Pali gọi là Thần Túc Thông (Iddhi Vidhanànà).

367. Hỏi: Có bao nhiêu loại?

Đáp: Hai: Bàhira, là phép thần thông tạo nên cảnh vật, có thể nhất thời chứng đắc do công phu tu hành khổ hạnh; hay nhờ đến sức của những vị thuốc, sự tụng niệm thần chú hoặc các ngoại lực giúp đỡ khác; và Sasanikas, là phép thần thông thành tựu bằng cách tu luyện nội tâm; nó bao gồm tất cả và hơn cả phép lạ của thần thông trong cõi Dục Giới (Laukika Iddhi).

368. Hỏi: Hạng người nào có được những thần thông này?

Đáp: Ai thực hành theo pháp môn tu khổ hạnh gọi là Thiền định (Dhyana), dần dần họ sẽ phát triển được các phép thần thông đó.

369. Hỏi: Thần thông này có thể bị mất hay không? [26]

Đáp: Phép thần thông Bàhira có thể mất, nhưng thần thông Sasanika một khi đã được thì còn mãi. Xuất thế (Lokottara) trí, khi đã được, cũng không bao giờ mất, và chỉ cần có trí tuệ ấy, vị A La Hán có thể đạt tới cảnh giới tuyệt đối của Niết Bàn (Nirvana); và trí tuệ này có thể thành tựu nhờ thực hành theo cuộc sống cao siêu của Bát Chánh Đạo.

370. Hỏi: Đức Phật có xuất thế thần thông (Lo-kottara Iddhi) hay không?

Đáp: Có, một cách toàn hảo.

371. Hỏi: Các đệ tử của Ngài cũng có thần thông này?

Đáp: Có ở một vài vị, chứ không phải tất cả đều có; trình độ đạt tới những thần thông này khác biệt tùy theo mỗi cá nhân.

372. Hỏi: Hãy cho ví dụ.

Đáp: Trong tất cả đệ tử của Đức Phật, Ngài Mục Kiền Liên (Moggallana) là vị chứng đắc thần thông bậc nhất, có thể tạo nên nhiều phép lạ, còn đức A Nan (Ananda) lại không có được thần thông gì cả, mặc dù trong suốt 25 năm liền, Ngài là đệ tử thân cận và tâm phúc của Đức Phật. Sau này, y như lời Đức Phật dạy, ngài A Nan cũng đã có được thần thông.

373. Hỏi: Thình lình hay từ từ người ta đạt được những thần thông này?

Đáp: Thông thường, các thần thông được phát triển dần dần, do hành giả không ngừng tiến đến sự chế ngự bản tánh xấu ác của mình trong nhiều kiếp sống [27]

374. Hỏi: Phật giáo có tin rằng thần thông có thể cứu con người thoát khỏi sự chết hay không?

Đáp: Không. Đức Phật dạy ngược lại, trong câu chuyện lý thú nàng Kisa Gotami với hạt cải. Chỉ trường hợp khi con người tưởng đã chết nhưng không phải thật vậy, thì mới có thể làm sống lại.

375. Hỏi: Hãy cho tôi biết về những giai đoạn phát triển của xuất thế thần thông (Lokottara Iddhi).

 Đáp: Có sáu trình độ mà một vị A La Hán có thể đạt tới, và chỉ Đức Phật mới có thể chứng đắc cao hơn các trình độ trên.

376. Hỏi: Hãy giải thích sáu trình độ ấy.

Đáp: Chúng ta có thể phân chia chúng thành hai nhóm, mỗi nhóm có ba trình độ. Nhóm thứ nhất bao gồm: 1) Khả năng từ từ nhớ lại đời truớc, chẳng hạn, khả năng dần dần nhớ lại nguồn gốc của vạn vật trong kiếp quá khứ; 2) Sự tiến triển biết trước hay khả năng tiên tri; và 3) Sự lần hồi chấm dứt mọi dục vọng và tham đắm những vật chất.

377. Hỏi: Nhóm thứ hai gồm có những gì?

Đáp: Cùng khả năng như nhóm trên, nhưng được phát triển rộng lớn hơn. Như vậy, vị A La Hán có khả năng hoàn toàn nhớ lại kiếp quá khứ; hoàn toàn biết trước mọi việc, và chấm dứt hoàn toàn dấu vết cuối cùng của dục vọng và thú vui ích kỷ.

378. Hỏi: Bốn phương tiện để chứng đắc thần thông (Iddhi) là những gì?

Đáp: Ý chí, hạnh tinh tấn, sự phát triển tâm linh, cùng phân biệt giữa điều thiện và ác.

379. Hỏi: Kinh điển của chúng ta ghi chép hàng trăm chứng minh về phép thần thông do các vị A La Hán thực hiện: bạn gọi khả năng hay thần lực ấy là gì?

 Đáp: Thần Túc thông (Iddhi Vidha). Người chứng đắc thần thông này có thể điều khiển sức mạnh của Thiên Nhiên, tạo nên bất cứ phép lạ nào; có nghĩa là thực hiện các thí nghiệm khoa học tùy ý họ muốn.

380. Hỏi: Đức Phật có khuyến khích phô trương thần thông hay không?

Đáp: Không. Ngài tuyệt đối ngăn cấm người biểu diễn thần thông nhằm gây xáo trộn tâm ý của những kẻ không biết gì về nguyên lý của các phép lạ. Thần thông cũng xúi giục những người chứng đắc phô trương nó nhằm làm thỏa mãn sự hiếu kỳ vẩn vơ và tánh kiêu ngạo của chính họ. Hơn nữa, những nhà ảo thuật và phù thủy ở thế gian (Laukika) cũng có thể trình diễn các phép lạ tương tự hoặc những hình thức hạ đẳng hơn của môn thần thông. Tánh khoe khoang dối trá về sự chứng đắc thần thông của chư Tăng là những tội lỗi không thể tha thứ (xem Kinh Tevijja).

381. Hỏi: Bạn nói chư Thiên (Devas) đã hiện ra trước thái tử Tất Đạt Đa (Siddhartha) dưới nhiều hình thức; vậy Phật tử tin thế nào về các giống người thuộc cảnh giới chúng sanh siêu phàm không trông thấy, có những liên hệ với loài người?

Đáp: Phật tử tin tưởng có hàng chư Thiên sốngởcác thếgiới hay khu vực riêng của họ. Phật giáo dạy rằngdo sựphát triển tu hành ở nội tâm và chế ngự được ác tính nơi hành giả, vị A La Hán trở thành siêu việt hơn cả những thần linh có quyền phép nhất; cũng như có thể chinh phục và chế ngự được các vị thần thấp hơn.

382. Hỏi: Có bao nhiêu loại thần linh?

Đáp: Ba hạng: đó là thần linh ở cõi Dục Giới hay Kàmàvàcarà (chư Thần đang còn dưới sự chế ngự của dục vọng); Sắc giới hay Rùpàvacarà (loại Thần linh cao hơn đang còn duy trì hình thể vật chất); và Vô Sắc Giới hay Arùpàcavarà (chư Thiên đạt tới sự thanh tịnh cao nhất không còn mang hình tướng vật chất).

383. Hỏi: Chúng ta có nên sợ bất cứ Thiên Thần nào trong ba loại đó hay không?

Đáp: Người có tâm thanh tịnh, từ bi và hùng lực thì không có ai, thần linh, ma quỷ hay Thiên Thần nào có thể làm hại kẻ ấy; nhưng có vài loại thần linh có khả năng trừng phạt hạng người xấu ác cũng như những kẻ gần gũi thân cận với các thần linh đó.
 

PHỤ LỤC

Bản văn gồm 14 điều tin tưởng sau đây được chấp thuận xem như là những nguyên tắc căn bản của cả hai hệ phái Nam và Bắc Tông Phật giáo, bởi các ủy ban có thẩm quyền mà qua đó, nó đã do tôi đích thân đệ trình; và bản văn này mang nhiều tánh cách lịch sử trọng đại đến nỗi, lần xuất bản Cuốn “Phật Giáo Vấn Đáp” (The Buddhist Catechism) kỳ này, nó đã được tôi cho in thêm vào phần Phụ Lục (Appendix).

Rất gần đây, hoàng thân Ouchtomsky, nhà học giả Đông Phương ngưòi Nga, đã thông báo cho tôi biết rằng bản văn trên đã được dịch ra tiếng Nga; và những vị Lạt Ma trụ trì các ngôi chùa lớn Phật Giáo Mông Cổ đã bày tỏ cho hoàng thân rõ là họ chấp nhận mọi điều đề nghị đã soạn thảo, ngoại trừ một điểm về ngày đản sinh của Đức Phật, thì vị Lạt Ma tin rằng có thể là một vài ngàn năm sớm hơn cái ngày tôi đã cho. Sự kiện ngạc nhiên này, cho đến nay, tôi cũng chưa từng biết đến. Có thể chư Tăng Mông Cổ đã nhầm lẫn về thời kỳ đích thực của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni (Sakya Muni) đản sinh với thời đại của vị Phật trước Ngài chăng? Dù thế nào, thật là điều khích lệ nhất để có thể nói rằng Phật giáo toàn thế giới hiện nay đã thống nhất trên một phạm vi, ít ra là của 14 điều đề nghị này.

NHỮNG ĐIỀU TIN TƯỞNG CĂN BẢN 



tải về 0.55 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương