PHẬt giáo nguyên thủy theravāda nền tảng phật giáO


TẦM QUAN TRỌNG CỦA PHÉP QUY Y TAM BẢO



tải về 1.48 Mb.
trang17/25
Chuyển đổi dữ liệu18.08.2016
Kích1.48 Mb.
#22102
1   ...   13   14   15   16   17   18   19   20   ...   25

TẦM QUAN TRỌNG CỦA PHÉP QUY Y TAM BẢO


Phép quy y Tam Bảo có một tầm quan trọng trong Phật giáo.

* Tầm quan trọng ấy như thế nào?

Phép quy y Tam Bảo để trở thành vị Sadi, vị Tỳ khưu.
Phép quy y Tam Bảo để trở thành vị Sadi.
Phép quy y Tam Bảo để trở thành người cận sự nam, cận sự nữ.


1- Phép quy y Tam Bảo để trở thành vị Sadi, vị Tỳ khưu như thế nào?

Trong thời kỳ đầu Phật giáo phát triển, chư Tỳ khưu Tăng toàn là bậc Thánh Arahán số lượng rất ít, nên Đức Phật cho phép mỗi vị Tỳ khưu, đi mỗi con đường để thuyết pháp tế độ chúng sinh, truyền bá Phật giáo, hai vị Tỳ khưu không nên đi cùng chung một con đường.

Một vị Tỳ khưu đi thuyết pháp tế độ chúng sinh, có số người phát sinh đức tin trong sạch, có ý nguyện muốn xuất gia trở thành Sadi, Tỳ khưu. Vị Tỳ khưu ấy dẫn giới tử về hầu Đức Phật, xin phép xuất gia trở thành Sadi, Tỳ khưu. Có những miền xa xôi Tỳ khưu vất vả dẫn giới tử về hầu Đức Phật, xin phép xuất gia. Cho nên, Đức Phật cho phép Tỳ khưu rằng:

Anujanāmi Bhikkhave, imehi tīhi saraṇagamanehi pabbajjaṃ upasampadaṃ” [44].

Này chư Tỳ khưu, Như Lai cho phép thọ Sadi, Tỳ khưu bằng cách cho thọ phép quy y Tam Bảo”.

NGHI THỨC THỌ SADI - TỲ KHƯU

Giới tử có ý nguyện muốn thọ Sadi, Tỳ khưu, trước tiên phải cạo tóc, râu, mặc y cāsa màu lõi mít, để chừa vai bên phải vào đảnh lễ Thầy tế độ, xong ngồi chồm hổm chắp hai tay để ngang trán, xin thọ phép quy y Tam Bảo bằng tiếng Pāḷi.

Vị Thầy tế độ (upajjhāya) hướng dẫn phép quy y Tam Bảo bằng tiếng Pāḷi trước, giới tử thọ phép quy y Tam Bảo, lặp lại đúng từng chữ, từng câu theo vị Thầy tế độ như sau:

Buddhaṃ saraṇaṃ gacchāmi.
Dhammaṃ saraṇaṃ gacchāmi.
Saṃgham saraṇaṃ gacchāmi.

Dutiyampi Buddhaṃ saraṇaṃ gacchāmi.
Dutiyampi Dhammaṃ saraṇaṃ gacchāmi.
Dutiyampi Saṃgham saraṇaṃ gacchāmi.

Tatiyampi Buddhaṃ saraṇaṃ gacchāmi.
Tatiyampi Dhammaṃ saraṇaṃ gacchāmi.
Tatiyampi Saṃgham saraṇaṃ gacchāmi.

Khi giới tử lặp lại đúng từng chữ từng câu theo vị Thầy tế độ, giới tử thọ phép quy y Tam Bảo đầy đủ 3 lần xong, giới tử ấy chính thức trở thành Sadi-Tỳ khưu trong giáo pháp của Đức Phật Gotama.

Đó là cách thọ Tỳ khưu bằng cách thọ phép quy y Tam Bảo (Saraṇagamanū-pasampadā).

Trải qua một thời gian sau, Phật giáo càng ngày càng phát triển, Tỳ khưu càng ngày càng đông. Cho nên, Đức Phật truyền dạy chư Tỳ khưu được biết rõ, từ đó về sau, bỏ cách xuất gia thọ Tỳ khưu bằng cách thọ phép quy y Tam Bảo. Đức Phật cho phép xuất gia thọ Tỳ khưu bằng cách tụng một lần Tuyên ngôn (Ñatti) và tiếp theo tụng 3 lần Thành sự ngôn (Kammavācā) gọi là ñatticatutthakammavācā..

Đức Phật dạy như sau:

Yā sā Bhikkhave, mayā tīhi saraṇagamanehi upasampadā anuññātā, taṃ ajjatagge paṭikkhipāmi.

Anujānāmi Bhikkhave, ñatticatutthena kammena upasampādetuṃ” [45].

Này chư Tỳ khưu, trước kia, Như Lai cho phép thọ Tỳ khưu bằng cách thọ phép quy y Tam Bảo, kể từ nay về sau, Như Lai bỏ cách thọ Tỳ khưu ấy.

 Này chư Tỳ khưu, Như Lai cho phép thọ Tỳ khưu bằng cách tụng 1 lần Ñatti: Tuyên ngôn và tiếp theo tụng 3 lần Kammavācā: Thành sự ngôn [46]

Cách thọ Tỳ khưu bằng cách tụng 1 lần Tuyên ngôn và tiếp theo tụng 3 lần Thành sự ngôn Pāḷi gọi là: Ñatticatutthakammūpasampadā.

Cách thọ Tỳ khưu này bắt đầu từ Ngài Đại đức Rādha và được lưu truyền mãi cho đến ngày nay. Hiện nay các nước Phật giáo theo truyền thống Theravāda như nước Srilankā, nước Myanmar, nước Thái lan, nước Campuchia, nước Lào, Phật giáo Nguyên thuỷ tại Việt Nam v.v... nghi thức lễ xuất gia thọ Tỳ khưu hầu như giống hệt nhau về nghi thức thọ Tỳ khưu tụng 1 lần Ñatti: Tuyên ngôn và tiếp theo tụng 3 lần Kammavācā: Thành sự ngôn, hoàn toàn bằng tiếng Pāḷi.

2- Phép quy Tam Bảo để trở thành vị Sadi như thế nào?

Người có đức tin trong sạch nơi Tam Bảo, nhận thức đời sống tại gia có nhiều điều ràng buộc, khó có thể hành phạm hạnh cao thượng, nên người ấy có ý nguyện từ bỏ nhà đi xuất gia. Bởi vì đời sống bậc xuất gia nhẹ nhàng, không bị nhiều ràng buộc, thuận lợi hành phạm hạnh cao thượng: Học pháp học, hành pháp hành thiền định, pháp hành thiền tuệ v.v...

Đức Phật chế định người giới tử đủ 20 tuổi trở lên, được phép thọ Tỳ khưu; người dưới 20 tuổi được thọ Sadi (Sāmaṇera).

Đức Phật cho phép xuất gia thọ Sadi rằng:

Anujānāmi Bhikkhave, tīhi saraṇagananehi sāmaṇerapabbajjaṃ, evañca pana Bhikkhave pabbajjetabbo” [47].

Này chư Tỳ khưu, Như Lai cho phép xuất gia thọ Sadi bằng cách thọ phép quy y Tam Bảo.



Này chư Tỳ khưu, như vậy gọi là xuất gia thọ Sadi”.

Nghi thức thọ Sadi [48]

Giới tử có ý nguyện muốn thọ Sadi, trước tiên cạo tóc, râu, mặc y cāsa màu lõi mít, để chừa vai bên phải, vào đảnh lễ Thầy tế độ, xong ngồi chồm hổm chắp hai tay để ngang trán xin thọ phép quy y Tam Bảo bằng tiếng Pāḷi.

Vị Thầy tế độ (upajjhāya) hướng dẫn phép quy y Tam Bảo bằng tiếng Pāḷi trước, giới tử thọ phép quy y Tam Bảo, lặp lại đúng từng chữ, từng câu theo vị Thầy tế độ như sau:



Buddhaṃ saraṇaṃ gacchāmi.
Dhammaṃ saraṇaṃ gacchāmi.
Saṃgham saraṇaṃ gacchāmi.

Dutiyampi Buddhaṃ saraṇaṃ gacchāmi.
Dutiyampi Dhammaṃ saraṇaṃ gacchāmi.
Dutiyampi Saṃgham saraṇaṃ gacchāmi.

Tatiyampi Buddhaṃ saraṇaṃ gacchāmi.
Tatiyampi Dhammaṃ saraṇaṃ gacchāmi.
Tatiyampi Saṃgham saraṇaṃ gacchāmi.

Khi giới tử đã lặp lại đúng từng chữ từng câu theo vị Thầy tế độ, giới tử thọ phép quy y Tam Bảo đầy đủ 3 lần xong, giới tử ấy chính thức trở thành vị Sadi trong giáo pháp của Đức Phật Gotama.

Ngài Rāhula khi ấy mới lên 7 tuổi, là vị Sadi đầu tiên trong giáo pháp của Đức Phật Gotama.

Nghi thức lễ thọ Sadi bằng cách thọ phép quy y Tam Bảo này được lưu truyền từ thời kỳ Đức Phật mãi cho đến ngày nay, Phật lịch 2.548 trên các nước Phật giáo Theravāda.



3- Phép quy y Tam Bảo để trở thành người cận sự nam, cận sự nữ như thế nào?

Một người muốn trở thành người cận sự nam (upāsaka), cận sự nữ (upāsikā) được gần gũi thân cận với Đức Phật Bảo, Đức Pháp Bảo, Đức Tăng Bảo. Điều trước tiên, người ấy phải có đức tin trong sạch nơi Tam Bảo, có trí tuệ sáng suốt hiểu rõ 9 Ân đức Phật, 6 Ân đức Pháp, 9 Ân đức Tăng, có nhận thức đúng đắn rằng: Đức Phật cao thượng, Đức Pháp cao thượng, Đức Tăng cao thượng, người ấy tìm đến hầu đảnh lễ vị Đại Trưởng Lão, thành kính xin thọ phép quy y Tam Bảo phổ thông như sau:

Kính thỉnh vị Đại Trưởng Lão hướng dẫn phép quy y Tam Bảo, và người đệ tử lặp lại thọ phép quy y Tam Bảo theo vị Đại Trưởng Lão:

Buddhaṃ saraṇaṃ gacchāmi.
Dhammaṃ saraṇaṃ gacchāmi.
Saṃgham saraṇaṃ gacchāmi.

Dutiyampi Buddhaṃ saraṇaṃ gacchāmi.
Dutiyampi Dhammaṃ saraṇaṃ gacchāmi.
Dutiyampi Saṃgham saraṇaṃ gacchāmi.

Tatiyampi Buddhaṃ saraṇaṃ gacchāmi.
Tatiyampi Dhammaṃ saraṇaṃ gacchāmi.
Tatiyampi Saṃgham saraṇaṃ gacchāmi.

Người đệ tử lặp lại theo vị Đại Trưởng Lão đầy đủ 3 lần, mỗi lần:

- Khi lặp lại câu quy y Phật:

Buddhaṃ saraṇaṃ gacchāmi”, với đại thiện tâm hợp với trí tuệ có đối tượng 9 Ân đức Phật.

- Khi lặp lại câu quy y Pháp:

Dhammaṃ saraṇaṃ gacchāmi”, với đại thiện tâm hợp với trí tuệ có đối tượng 6 Ân đức Pháp.

- Khi lặp lại câu quy y Tăng:

Saṃgham saraṇaṃ gacchāmi”, với đại thiện tâm hợp với trí tuệ có đối tượng 9 Ân đức Tăng.

Lần thứ nhì và lần thứ ba cũng như lần thứ nhất.

Như vậy, khi thành tựu phép quy y Tam Bảo, ngay khi ấy, người ấy được chính thức trở thành một người cận sự nam (upāsaka), hoặc người cận sự nữ (upāsikā) đã quy y Tam Bảo đến trọn đời trọn kiếp.

Thật ra, địa vị người cận sự nam, cận sự nữ trong Phật giáo rất khó được, mà người nào có được thì thật là cao quý. Bởi vì, Đức Phật xuất hiện trên thế gian là một điều khó. Cũng như vậy, Đức Pháp Bảo, Đức Tăng Bảo xuất hiện trên thế gian cũng là điều khó. Cho nên, được trở thành người cận sự nam, hoặc người cận sự nữ cũng là điều rất khó.

Trong thời kỳ nào có Tam Bảo xuất hiện và còn tồn tại trên thế gian, trong thời kỳ ấy, chúng sinh có duyên lành được cơ hội tốt đến xin thọ phép quy y Tam Bảo: quy y Phật Bảo, quy y Pháp Bảo, quy y Tăng Bảo. Tam Bảo không phải lúc nào cũng hiện hữu trên thế gian này đâu! Khi nào có Đức Phật Chánh Đẳng Giác xuất hiện trên thế gian, khi ấy mới có Tam Bảo, mà Đức Phật xuất hiện trên thế gian này là một điều vô cùng hi hữu, rất hiếm có. Như Đức Phật đã dạy:

Buddhuppādo dullabho lokasmim...”

Đức Phật xuất hiện trên thế gian này là điều khó được.

Thật vậy, có khi suốt thời gian lâu dài một a-tăng-kỳ kiếp trái đất, trải qua 4 thời kỳ thành-trụ-hoại-không mà không có một Đức Phật Chánh Đẳng Giác nào xuất hiện trên thế gian, gọi là Suññakappa: trái đất không có Đức Phật Chánh Đẳng Giác.

Thật hy hữu và vô cùng diễm phúc trong kiếp trái đất hiện tại mà chúng ta sống, có 5 Đức Phật Chánh Đẳng Giác xuất hiện trên trái đất này.

Trong thời quá khứ đã có ba Đức Phật: Đức Phật Kakusandha, Đức Phật Koṇāgamana Đức Phật Kassapa xuất hiện trên trái đất này, Đức Phật thứ tư là Đức Phật Gotama của chúng ta đã xuất hiện và Ngài đã tịch diệt Niết Bàn cách đây 2.548 năm rồi, nhưng giáo pháp của Ngài vẫn còn lưu truyền lại trên thế gian cho đến ngày nay, nên chúng ta có duyên lành, được có cơ hội tốt đến xin thọ phép quy y Tam Bảo. Những người nào thành tựu được phép quy y Tam Bảo xong rồi, những người ấy chính thức trở thành người cận sự nam hoặc người cận sự nữ trong giáo pháp của Đức Phật Gotama. Cận sự nam, cận sự nữ là hai chúng trong tứ chúng: Tỳ khưu, Tỳ khưu ni, cận sự nam cận sự nữ. Như vậy cận sự nam, cận sự nữ cũng là một địa vị cao quý trong Phật giáo.



Trong kinh sách dạy rằng: Giáo pháp của Đức Phật Gotama chỉ tồn tại trên thế gian này khoảng 5.000 năm. Sau thời gian 5.000 năm giáo pháp của Đức Phật Gotama bị mai một, bị hoại diệt hoàn toàn, vì không còn các hàng đệ tử có khả năng giữ gìn duy trì được nữa. Trong thời hiện tại này, giáo pháp của Đức Phật Gotama vẫn còn đang lưu truyền, ba ngôi Tam Bảo vẫn còn hiện hữu. Những người cận sự nam, cận sự nữ có duyên lành đã thọ phép quy y Tam Bảo được thành tựu xong rồi, nên có đức tin trong sạch nơi Tam Bảo, nhất tâm giữ gìn duy trì phép quy y Tam Bảo, cho được hoàn toàn trong sạch và trọn vẹn. Những người ấy, chắc chắn sẽ được quả báu lớn lao, vô cùng phong phú, được sự lợi ích cao thượng, sự tiến hóa cao thượng, sự an lạc cao thượng cả trong kiếp hiện tại lẫn vô lượng kiếp vị lai, cho đến khi đạt đến Niết Bàn, giải thoát khổ tử sinh luân hồi trong tam giới.

Như vậy, Phép quy y Tam Bảo có một tầm quan trọng không những đối với bậc xuất gia Sadi, Tỳ khưu, mà còn đối với các hàng tại gia cận sự nam, cận sự nữ nữa.

-ooOoo-

 



tải về 1.48 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   13   14   15   16   17   18   19   20   ...   25




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương