PHẬt giáo nguyên thủy theravāda nền tảng phật giáO


CHƯƠNG III (a) ÂN ĐỨC TAM BẢO (RATANATTAYAGUṆA)



tải về 1.48 Mb.
trang2/25
Chuyển đổi dữ liệu18.08.2016
Kích1.48 Mb.
#22102
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   25

CHƯƠNG III (a)

ÂN ĐỨC TAM BẢO
(RATANATTAYAGUṆA)


Chương II Tam Bảo đã trình bày xong, tiếp theo chương III Ân đức Tam Bảo như sau:

Ân đức Tam Bảo là:



Ân đức Phật Bảo (Buddhaguṇa)
Ân đức Pháp Bảo (Dhammaguṇa)
Ân đức Tăng Bảo (Saṃghaguṇa)

ÂN ĐỨC PHẬT BẢO (BUDDHAGUṆA)

Ân đức Phật Bảo vô cùng vi tế, sâu sắc, rộng lớn, vô lượng vô biên không sao kể xiết. Tuy vậy, trong bài kinh Dhajaggasutta, Đức Phật dạy niệm 9 Ân đức Phật Bảo như sau:

Itipi so Bhagavā Arahaṃ, Sammāsambuddho, Vijjācaraṇasampanno, Sugato, Lokavidū, Anuttaro purisadammasāratthi, Satthādevamanussānaṃ, Buddho, Bhagavā” [1] .

Ý NGHĨA 9 ÂN ĐỨC PHẬT

1) Arahaṃ: Đức Arahán là Bậc cao thượng có thân khẩu ý hoàn toàn trong sạch và thanh tịnh, xứng đáng thọ nhận sự lễ bái cúng dường của chư thiên, phạm thiên và nhân loại.

2) Sammāsambuddho: Đức Chánh Đẳng Giác là Bậc tự mình chứng ngộ chân lý Tứ Thánh Đế, chứng đắc 4 Thánh Đạo - 4 Thánh Quả và Niết Bàn, diệt đoạn tuyệt mọi phiền não, mọi tham ái, mọi ác pháp không còn dư sót, đầu tiên trong toàn cõi thế giới chúng sinh; đặc biệt diệt được mọi tiền khiên tật, trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Giác, độc nhất vô nhị.

3) Vijācaraṇasampanno: Đức Minh Hạnh Túc là Bậc có đầy đủ Tam Minh, Bát Minh và 15 Đức Hạnh cao thượng.

4) Sugato: Đức Thiện Ngôn là Bậc thuyết pháp chân lý đem lại lợi ích thật sự cho chúng sinh.

5) Lokavidū: Đức Thông Suốt Tam Giới là Bậc thấy rõ, biết rõ chúng sinh thế giới, cõi thế giới, pháp hành thế giới.

6) Anuttaro purisadammasārathi: Đức Vô Thượng giáo hóa chúng sinh là Bậc giáo huấn chúng sinh cải tà quy chánh, cải ác làm thiện, từ hạng phàm nhân lên bậc Thánh Nhân.

7) Satthādevamanussānam: Đức Thiên Nhân Sư là Bậc Thầy của chư thiên, chư phạm thiên, nhân loại…

8) Buddho: Đức Phật là Bậc tự mình chứng ngộ chân lý Tứ Thánh Đế, chứng đắc 4 Thánh Đạo - 4 Thánh Quả và Niết Bàn đầu tiên trong toàn cõi thế giới chúng sinh, trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Giác độc nhất vô nhị, rồi Ngài thuyết pháp giáo huấn chúng sinh có duyên lành cũng chứng ngộ chân lý Tứ Thánh Đế y theo Ngài (cũng chứng đắc 4 Thánh Đạo - 4 Thánh Quả và Niết Bàn tùy theo năng lực ba-la-mật và hạnh nguyện của mỗi chúng sinh).

9) Bhagavā: Đức Thế Tôn là Bậc có 6 Ân đức đặc biệt do đầy đủ trọn vẹn 30 pháp hạnh ba-la-mật của Ngài.

GIẢNG GIẢI VỀ 9 ÂN ĐỨC PHẬT


Ân đức Phật thứ nhất: Araham

Itipi so Bhagavā Araham.
(Cách đọc: Í-tí-pí-xô phá-gá-voa Á-rá-hăng)

Nghĩa:


So Bhagavā: Đức Thế Tôn.

Itipi: Bởi Ngài là Bậc Thánh Arahán cao thượng có thân khẩu ý hoàn toàn trong sạch và thanh tịnh, xứng đáng thọ nhận sự lễ bái cúng dường của chư thiên, phạm thiên và nhân loại.

Arahaṃ: Do đó Đức Thế Tôn có Ân đức Arahán.

Araham có 5 ý nghĩa

- Arahaṃ có nghĩa là đã xa lìa mọi phiền não.

-  Arahaṃ có nghĩa là đã diệt đoạn tuyệt mọi kẻ thù là phiền não.

- Arahaṃ có nghĩa là đã phá huỷ vòng luân hồi trong ba giới bốn loài.

- Arahaṃ có nghĩa là không bao giờ làm điều ác ở nơi kín đáo.

- Arahaṃ có nghĩa là xứng đáng thọ nhận sự lễ bái cúng dường.

Giải thích:

1) Araham có ý nghĩa xa lìa mọi phiền não là thế nào?

Phiền não dịch từ tiếng Pāli: Kilesa.



Kilesa: Phiền não là những bất thiện tâm sở đồng sinh với những bất thiện tâm làm cho thân tâm nóng nảy, khó chịu, khổ thân, khổ tâm; phiền não còn làm cho tâm, tâm sở bị ô nhiễm, khiến tạo nghiệp do thân, khẩu, ý.

Phiền não có 10 loại

- Thamtâm sở tham đồng sinh với 8 tâm tham có trạng thái ham mê, hài lòng trong đối tượng.

- Sântâm sở sân đồng sinh với 2 tâm sân, có trạng thái hung dữ, tàn bạo, không thích đối tượng.

- Sitâm sở si đồng sinh với 12 tâm bất thiện, có trạng thái si mê không biết thật tánh của các pháp.

- Tà kiếntâm sở tà kiến đồng sinh với 4 tâm tham hợp tà kiến, có trạng thái thấy sai, chấp lầm nơi đối tượng.

- Ngã mạntâm sở ngã mạn đồng sinh với 4 tâm tham không hợp tà kiến, có trạng thái đặt mình với người: hơn người, bằng người, kém thua người.

- Hoài nghitâm sở hoài nghi đồng sinh với tâm si hợp hoài nghi, có trạng thái hoài nghi nơi đối tượng.

- Buồn chántâm sở buồn chán đồng sinh với 4 tâm tham và 1 tâm sân (loại tâm cần động viên), có trạng thái không hăng hái, buông bỏ đối tượng.

- Phóng tâmtâm sở phóng đồng sinh với 12 tâm bất thiện, có trạng thái không an trụ nơi đối tượng.

- Không hổ thẹntâm sở không hổ thẹn đồng sinh với 12 tâm bất thiện, có trạng thái tự mình không biết hổ thẹn tội lỗi khi hành ác.

- Không ghê sợ tâm sở không ghê sợ đồng sinh với 12 tâm bất thiện, có trạng thái không biết ghê sợ tội lỗi khi hành ác.

Đó là 10 loại phiền não, mỗi khi có phiền não nào phát sinh ở bất thiện tâm nào, thì không những làm cho tâm bị ô nhiễm, nóng nảy, mà còn làm cho thân cũng nóng nảy, khó chịu, mặt mày mất vẻ tự nhiên, không còn tươi tỉnh…



Tính chất của phiền não có 3 loại

- Vītikkamakilesa: Là phiền não loại thô, được biểu hiện ra ở thân hành ác, khẩu nói ác. Phiền não loại thô này có thể diệt bằng pháp hành giới, có tác ý thiện tâm (cetanā) giữ gìn giới cho thân và khẩu được trong sạch, thì diệt từng thời loại phiền não này.

- Pariyuṭṭhānakilesa: Là phiền não loại trung phát sinh ở trong tâm, đó là 5 pháp chướng ngại [2] , làm cho tâm cảm thấy khó chịu, khổ tâm, ngăn cản mọi thiện pháp. Loại phiền não này có thể diệt bằng pháp hành thiền định, khi chứng đắc bậc thiền thứ nhất, nhờ 5 chi thiền, có thể diệt bằng cách đè nén, chế ngự được loại phiền não này.

- Anusayakilesa: Là phiền não cực kỳ vi tế ẩn tàng ngấm ngầm ở trong tâm thức, đó là 7 pháp phiền não ngủ ngầm trong tâm [3] không hiện rõ. Loại phiền não này có thể diệt bằng pháp hành thiền tuệ, khi chứng đắc 4 Thánh Đạo Tuệ mới có thể diệt đoạn tuyệt được loại phiền não này.

Phiền não tính rộng có 1.500 loại:

10 loại phiền não kể trên, khi chúng liên quan đến đối tượng làm nhân duyên để phát sinh phiền não, tính rộng có 1.500 loại phiền não.



Cách tính như sau:

75 pháp có thể làm đối tượng của phiền não:



- Tâm tính là 1 pháp (vì cùng có một trạng thái biết đối tượng).
- Tâm sở tính 52 pháp (mỗi tâm sở có mỗi trạng thái riêng biệt).
- Sắc pháp chỉ có 18 sắc pháp hiện hữu thật rõ ràng, và 4 pháp trạng thái của sắc pháp.

Như vậy, gồm có (1 + 52 + 18 + 4): 75 pháp có thể làm đối tượng của phiền não.

75 pháp này làm đối tượng của phiền não ở bên trong mình, là kẻ thù bên trong.

75 pháp này làm đối tượng của phiền não ở bên ngoài mình, là kẻ thù bên ngoài.

Đối tượng của phiền não bên trong mình có 75 pháp và bên ngoài mình có 75 pháp gồm cả thảy 150 pháp, nhân với 10 loại phiền não (tham, sân, si, tà kiến, ngã mạn, hoài nghi, buồn chán, phóng tâm, không hổ thẹn, không ghê sợ) thành 1.500 loại phiền não (150 x 10).

Thật ra, 10 loại phiền não trong tâm bất thiện, mới làm cho tâm bị ô nhiễm, làm cho tâm nóng nảy, khó chịu, khổ tâm, khổ thân.

Phiền não làm nhân duyên trực tiếp tạo mọi ác nghiệp và làm nhân duyên gián tiếp tạo mọi thiện nghiệp trong tam giới (do vô minh nên tạo ác nghiệp, thiện nghiệp), để rồi cho quả của nghiệp, dẫn dắt trong vòng tử sinh luân hồi trong ba giới [4] bốn loài [5] .

Nghiệp này được dẫn dắt do bởi tham ái (tanhā). Tham ái đó là tâm sở tham (lobhacetasika). Tham ái có tất cả 108 loại.

Tham ái có 108 loại

Cách tính 108 loại tham ái theo 3 tính chất, 6 đối tượng, 2 bên, 3 thời như sau:



3 tính chất của tham ái:

- Dục ái: Tham ái trong 6 đối tượng: sắc, thanh, hương, vị, xúc và pháp.

- Hữu ái: Tham ái trong 6 đối tượng hợp với thường kiến và tham ái trong thiền hữu sắc, thiền vô sắc, trong cõi sắc giới, cõi vô sắc giới.

- Phi hữu ái: Tham ái trong 6 đối tượng hợp với đoạn kiến.

6 đối tượng của tham ái:

- Sắc ái: Sắc trần là đối tượng của tham ái.
- Thanh ái: Thanh trần là đối tượng của tham ái.
- Hương ái: Hương trần là đối tượng của tham ái.
- Vị ái: Vị trần là đối tượng của tham ái.
- Xúc ái: Xúc trần là đối tượng của tham ái.
- Pháp ái: Pháp trần là đối tượng của tham ái.

2 bên:

- Bên trong: Tham ái phát sinh bên trong tâm của mình.
- Bên ngoài: Tham ái phát sinh bên ngoài mình (của người khác).

3 thời:

- Thời quá khứ: Tham ái đã phát sinh trong thời quá khứ.
- Thời hiện tại:
Tham ái đang phát sinh trong thời hiện tại.
- Thời vị lai: Tham ái sẽ phát sinh trong thời vị lai.

Như vậy, tóm lại tham ái có 3 tính chất nhân với 6 đối tượng, nhân với 2 bên (trong và ngoài), nhân với 3 thời (quá khứ, hiện tại, vị lai) (3 x 6 x 2 x 3): 108 loại tham ái là nhân phát sinh khổ tái sinh, dẫn đến khổ già, khổ bệnh, khổ chết… bao nhiêu nỗi khổ khác không sao kể xiết, đều do tham ái là nhân sinh mọi Khổ Đế ấy.

Đức Bồ Tát Siddhattha chứng ngộ chân lý Tứ Thánh Đế, chứng đắc 4 Thánh Đạo - 4 Thánh Quả và Niết Bàn, diệt đoạn tuyệt được tất cả 1.500 loại phiền não, 108 loại tham ái không còn dư sót, tại dưới Đại cội Bồ đề vào canh chót đêm rằm tháng tư (âm lịch), trở thành bậc Chánh Đẳng Giác, độc nhất vô nhị, đầu tiên trong toàn thế giới chúng sinh.

Ngoài ra, Ngài còn có khả năng đặc biệt tận diệt được mọi tiền khiên tật (vāsanā) [6] do tích luỹ từ vô lượng kiếp ở quá khứ. Cho nên, Đức Phật có mỗi hành vi cử chỉ đi, đứng, ngồi, nằm, nói năng… thật hoàn toàn thánh thiện.

Do đó, Đức Thế Tôn có Ân đức Araham với ý nghĩa xa lìa mọi phiền nãotiền khiên tật không bao giờ phát sinh được nữa.

2) Araham có ý nghĩa diệt đoạn tuyệt mọi kẻ thù là phiền não như thế nào?

Đức Phật dạy: Kẻ thù nguy hiểm chính là 1.500 loại phiền não của mình. Ngài gọi phiền não là kẻ thù, là vì ở trong đời này, kẻ thù thường tìm cơ hội làm khổ mình, sát hại mình, không có một kẻ thù nào mong cho mình được an lạc.

Cũng như vậy, phiền não phát sinh trong tâm bất thiện làm cho mình khổ tâm, khổ thân, nóng nảy, khó chịu và còn khiến mình tạo mọi ác nghiệp, làm khổ chúng sinh khác, để rồi phải chịu quả khổ trong kiếp hiện tại lẫn nhiều kiếp vị lai.

Sự thật, chỉ có phiền não bên trong tâm bất thiện của mình, mới trực tiếp làm khổ mình; còn phiền não bên ngoài người khác không trực tiếp làm khổ mình được, nếu mình không tiếp nhận.

Ví dụ: Người ta mắng chửi, đánh đập mình, nếu mình có tâm nhẫn nại, không sân hận, phiền não không sinh, thì mình không bị khổ tâm. Nếu tâm phiền não sân hận phát sinh, thì chính phiền não bên trong tâm mình làm cho mình khổ tâm, hoàn toàn không phải phiền não bên ngoài của người khác làm cho mình khổ tâm.

Còn phần khổ thân thuộc về quả của nghiệp, không một ai tránh khỏi, dù là Đức Phật hay chư Bậc Thánh Arahán. Đức Phật và chư Bậc Thánh Arahán đã diệt đoạn tuyệt được tất cả 1.500 loại phiền não rồi, hoàn toàn không còn khổ tâm nữa; nhưng còn có sắc thân, nên vẫn còn có khổ thân cho đến khi hết tuổi thọ, tịch diệt Niết Bàn, chấm dứt tử sinh luân hồi trong ba giới bốn loài. Khi ấy mới thật là giải thoát hoàn toàn mọi cảnh khổ.

Đức Bồ Tát Siddhattha đã diệt đoạn tuyệt tất cả mọi kẻ thù là 1.500 loại phiền não, bằng 4 Thánh Đạo Tuệ tại dưới Đại cội Bồ đề, vào canh chót đêm rằm tháng tư (âm lịch), trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Giác độc nhất vô nhị, đầu tiên trong toàn thế giới chúng sinh.

Do đó, Đức Thế Tôn có Ân đức Araham với ý nghĩa diệt đoạn tuyệt mọi kẻ thù là phiền não không còn dư sót.



3) Araham có ý nghĩa phá huỷ vòng luân hồi trong ba giới bốn loài như thế nào?

Vòng luân hồi đó chính là pháp “Thập Nhị Duyên Sanh” có 12 chi pháp:

- Do vô minh làm duyên, nên hành sanh.
- Do hành làm duyên, nên thức sanh.
- Do thức làm duyên, nên danh sắc sanh
- Do danh sắc làm duyên, nên lục nhập sanh.
- Do lục nhập làm duyên, nên lục xúc sanh.
- Do lục xúc làm duyên, nên lục thọ sanh.
- Do lục thọ làm duyên, nên lục ái sanh.
- Do lục ái làm duyên, nên tứ thủ sanh.
- Do tứ thủ làm duyên, nên nhị hữu sanh.
- Do nhị hữu làm duyên, nên tái sinh sanh.
- Do tái sinh làm duyên, nên lão tử… sanh.

Từ vô minh đến lão tử gồm có 12 chi pháp. Pháp này làm duyên để sinh pháp kia là quả; pháp quả ấy trở lại làm duyên để sinh pháp quả khác, và cứ như vậy duyên quả liên hoàn với nhau thành vòng luân hồi, không có chỗ bắt đầu và cuối cùng. Như vậy, vô minh chỉ là nhân duyên quá khứ không phải là nhân bắt đầu, vì vô minh còn là quả của bốn pháp trầm luân. Như Đức Phật dạy:

Āsavasamudayā avijjāsamudayo…” [7] .

Do có sự sinh của bốn pháp trầm luân, nên có sự sinh của vô minh...”.

Vòng luân hồi Thập Nhị Duyên Sanh này phân chia thành Tam Luân, chuyển biến theo chiều hướng nhất định.

Phiền não luân: Gồm có vô minh, lục ái tứ thủ.
Nghiệp luân: Gồm có nghiệp hữu hành.
Quả luân: Gồm có cảnh hữu, thức, danh sắc, lục nhập, lục xúc, lục thọ, sanh, lão tử.

Theo vòng luân hồi thì không thể biết được chỗ bắt đầu và chỗ cuối cùng, nên chỉ nhận biết theo định luật nhân - quả, mà nhân quả theo pháp Thập Nhị Duyên Sanh thì mỗi chi pháp không thuần chỉ là nhân,quả, mà sự thật, mỗi chi pháp là quả của pháp trước, trở lại làm nhân duyên của pháp sau, và cứ tiếp tục như vậy theo định luật nhân - quả liên hoàn tiếp nối với nhau thành vòng luân chuyển không ngừng từ kiếp này sang kiếp khác, từ vô thủy đến vô chung, trong vòng tử sinh luân hồi trong ba giới bốn loài. Thường chỉ có thể thấy rõ sự thay đổi về phần sắc thân [8] (đổi kiếp, chết) hay thay đổi sắc uẩn mà thôi; còn phần tâm gọi là danh uẩn có 4 uẩn (thọ, tưởng, hành, thức uẩn) liên quan nhân duyên sanh rồi diệt, diệt rồi sanh liên tục không ngừng từ đời này sang đời khác, do năng lực của nghiệp mà mình đã tạo, từ vô thủy đến vô chung, đối với chúng sinh còn vô minhtham ái.

Vòng luân hồi “Thập Nhị Duyên Sanh” luân chuyển, biến đổi theo ba luân: Phiền não luân Nghiệp luân Quả luân Phiền não luân…



tải về 1.48 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   25




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương