PHÁt biểu khai mạc kỳ họp bất thường lần thứ ba, HĐnd tỉnh khoá V



tải về 0.98 Mb.
trang7/20
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích0.98 Mb.
#20044
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   20

Mặc dầu, hoạt động thu phí vệ sinh môi trường tại Bến cá Bãi Dâu những năm qua của Ban quản lý bến xe, bến thuyền là nhằm đáp ứng yêu cầu thực tế hoạt động của bến cá, được các chủ phương tiện tàu thuyền chấp nhận. Tuy nhiên, việc UBND thành phố Huế tự ý cho phép Ban quản lý bến xe, bến thuyền tổ chức thu phí là trái luật, vi phạm Pháp lệnh phí và lệ phí và Thông tư số 71/2003/TT-BTC ngày 30/7/2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn “ về phí thuộc thầm quyền quyết định của HĐND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ”, Ban Kinh tế và Ngân sách đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo UBND thành phố Huế nghiêm túc tổ chức kiểm điểm việc làm này.

Tuy vậy, thực tế hoạt động của bến cá Bãi Dâu cũng đòi hỏi HĐND tỉnh cần sớm ban hành khung mức thu phí vệ sinh môi trường đối với các phương tiện tàu thuyền hoạt động tại bến cá. Do đó, việc UBND tỉnh trình HĐND tỉnh bổ sung đối tượng thu phí vệ sinh môi trường tại kỳ họp này là hoàn toàn hợp lý.

Qua nghiên cứu tờ trình của UBND tỉnh và kết quả khảo sát thực tế hoạt động của Bến cá Bãi Dâu, chúng tôi có ý kiến như sau:

Bến cá Bãi Dâu thực chất là một chợ đầu mối, cung cấp hàng thuỷ hải sản cho các chợ trên địa bàn Thành phố và các huyện lân cận, các hoạt động của bến cá diễn ra thường xuyên từ 22 giờ hôm trước đến 7 giờ sáng hôm sau. Tại đây, xe ô tô, tàu thuyền vào bến để phân phối hàng thuỷ sản đã thãi ra rất nhiều rác thải, hơn gấp nhiều lần so với ở Cảng cá Thuận An, vì thời gian hoạt động của chủ phương tiện vận chuyển hải sản tại bến cá Bãi Dâu dài hơn nhiều so với ở cảng cá Thuận An, nên việc xử lý rác thải cũng tốn kém nhiều chi phí hơn so với Cảng cá Thuận An.

Từ phân tích thực tế như trên, Ban Kinh tế và Ngân sách cho rằng khung mức thu phí vệ sinh môi trường đối với các chủ phương tiện hoạt động tại Bến cá Bãi Dâu do UBND tỉnh đã đề nghị như trong tờ trình, thấp hơn mức thu mà Bến cá Bãi Dâu đang thực hiện ổn định từ 3 đến 4 lần là chưa phù hợp, không tạo điều kiện cho Ban quản lý có đủ nguồn thu, trang trải các chi phí thu gom, xử lý rác thải, nhất là nước thải bẫn để đảm bảo vệ sinh môi trường của bến cá. Vì vậy, Ban Kinh tế và Ngân sách đề nghị nâng khung mức thu như sau:


Loại phương tiện

Theo Tờ trình của UBND tỉnh



Đề nghị của Ban K.Tế & N sách

Phí xe ô tô, tàu,

thuyền(đồng/xe, tàu thuyền/ lượt)



Phí xe ô tô, tàu,

thuyền(đồng/xe,

tàu thuyền/tháng)


Phí xe ô tô, tàu,

thuyền(đồng/xe

tàu thuyền/lượt)


Phí xe ô tô, tàu, thuyền(đồng/xe,

tàu thuyền/tháng)



1. Xe ô tô có trọng tải dưới 3 tấn

4.000

80.000

6.000

120.000

2. Xe ô tô có trọng tải từ 3 tấn đến dưới 7 tấn

7.000

140.000

8.000

160.000

3. Xe ô tô có trọng tải từ 7 tấn trở lên

10.000

200.000

10.000

(giữ nguyên )



200.000

(giữ nguyên )



4. Tàu, thuyền có trọng tải dưới 01 tấn

2.000

40.000

4.000

80.000

5. Tàu, thuyền có trọng tải từ 01 tấn đến dưới 3 tấn

4.000

80.000

6.000

120.000

6. Tàu, thuyền có trọng tải từ 3 tấn trở lên

6.000

120.000

8.000

160.000

Ban Kinh tế và Ngân sách cho rằng khung mức thu phí vệ sinh môi trường đối với các chủ phương tiện hoạt động tại Bến cá Bãi Dâu mà Ban đề nghị ở trên vừa phù hợp với thực tế hoạt động của bến cá vừa đảm bảo theo đúng các quy định của Thông tư số 71/2003/TT-BTC ngày 30/7/2003 của Bộ Tài chính. Vì vậy, Ban đề nghị các vị đại biểu HĐND tỉnh xem xét thảo luận để quyết định thông qua khung mức phí này.

Về khung thu phí vệ sinh môi trường đối với các hộ kinh doanh trong bến bãi vẫn áp dụng theo Nghị quyết 3g/2004/NQ-HĐND5 ngày 10/12/2004 của HĐND tỉnh khoá V, như đã nêu trong tờ trình.

4. Về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt:

Nước thải sinh hoạt là một trong những đối tượng gây ô nhiễm môi trường, nhất là tại các đô thị, các khu tập trung đông dân cư; hàng năm ngân sách Nhà nước phải chi một khoản kinh phí khá lớn để đầu tư hạ tầng kỹ thuật thoát nước cũng như kinh phí để duy tu, bảo dưỡng, nạo vét cống rãnh, xử lý ô nhiễm và sự cố môi trường. Xuất phát từ thực tế nêu trên, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 67/2003/NĐ-CP ngày 13/6/2003 quy định phí bảo vệ môi trường đối với nước thải và liên Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tài chính đã có Thông tư liên tịch để hướng dẫn thực hiện (Thông tư số 125/2003//TTLT-BTC-BTNMT ngày 18/12/2003).

Ở tỉnh ta, trong khi chưa trình HĐND tỉnh quyết định mức thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải, trên cơ sở thống nhất với Thường trực HĐND tỉnh, UBND tỉnh đã ban hành quy định tạm thời và áp dụng mức thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt với mức thu 250 đồng/m³, bằng 8,7% trên giá bán bình quân 1m³ nước sạch (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng), đồng thời quy định tỷ lệ để lại cho đơn vị được giao nhiệm vụ thu (Công ty Cấp nước Thừa Thiên Huế) là là 4% trên số phí thực thu.

Qua khảo sát thực tế, để đáp ứng một phần kinh phí cho nhu cầu đầu tư xây dựng hạ tầng thoát nước và xử lý nước thải ngày càng tăng, Ban Kinh tế và Ngân sách nhận thấy, việc UBND tỉnh đề nghị đối tượng thu, mức thu tối đa bằng 9% trên giá bán bình quân 1m³ nước sạch (không bao gồm thuế GTGT) và tỷ lệ để lại cho các cơ quan được giao nhiệm vụ thu tối đa là 5% (đối với các tổ chức kinh doanh nước sạch tập trung) và 15% (đối với UBND các xã, phường, thị trấn nơi tự khai thác để sử dụng) là hợp lý, phù hợp với điều kiện hiện nay, không trái với quy định hiện hành của Nhà nước.



5. Về thu phí sử dụng lòng, lề đường, vĩa hè, bến bãi, mặt nước trên địa bàn:

Thành phố Huế là trung tâm tỉnh lỵ của tỉnh, trong những năm qua được sự quan tâm đầu tư của Trung ương, của tỉnh, nhiều dự án hạ tầng kỹ thuật đô thị đã được đầu tư, nâng cấp, góp phần tạo cảnh quan môi trường xanh sạch đẹp cho thành phố. Tuy nhiên, hiện nay có nhiều tổ chức, cá nhân sử dụng trái phép lề đường, vĩa hè, bến bãi, đất công cộng để sản xuất, kinh doanh, trung chuyển vật liệu xây dựng... gây nên tình trạng mất an toàn giao thông, trật tự trị an đô thị, ô nhiễm môi trường trên nhiều tuyến đường trong thành phố, có những tuyến đường không còn lối đi cho khách bộ hành, một số vĩa hè mới đưa vào sử dụng đã bị hư hỏng, xuống cấp…

Tại kỳ họp lần này của HĐND tỉnh, UBND tỉnh đã trình HĐND tỉnh xem xét để ban hành mức thu phí sử dụng lòng, lề đường, vĩa hè bến bãi, mặt nước trên địa bàn thành phố Huế, nhằm tăng cường công tác quản lý đô thị và đáp ứng nhu cầu của nhân dân muốn sử dụng tạm thời một phần diện tích lòng đường, vĩa hè vào mục đích không phải kinh doanh như trung chuyển hàng hóa, vật liệu xây dựng, giữ xe trong các dịp lễ hội tết; sử dụng đất công cộng, bến bãi, mặt nước vào mục đích kinh doanh, dịch vụ, đặt biển quảng cáo…

Qua nghiên cứu tình hình thực tế và kết quả làm việc với các cơ quan, ban ngành liên quan, Ban Kinh tế và Ngân sách thống nhất với các nội dung như trong tờ trình của UBND tỉnh trình HĐND tỉnh tại kỳ họp, đề nghị các vị đại biểu HĐND tỉnh xem xét, thông qua.




Каталог: admin -> upload -> news
news -> Trung tâM ĐIỀU ĐỘ HỆ thống đIỆn quốc gia
news -> KỲ HỌp thứ NĂM, HĐnd tỉnh khóa VI nhiệm kỳ 2011 2016 (Ngày 07, 08 và ngày 10, 11 tháng 12 năm 2012) LƯu hành nội bộ huế, tháng 12 NĂM 2012
news -> Ủy ban thưỜng vụ quốc hội cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
news -> TỈnh thừa thiên huế
news -> KỲ HỌp thứ TÁM, HĐnd tỉnh khóa VI nhiệm kỳ 2011 2016 (Ngày 16, 17, 18 tháng 7 năm 2014) LƯu hành nội bộ huế, tháng 7 NĂM 2014
news -> KỶ YẾu kỳ HỌp chuyêN ĐỀ LẦn thứ nhấT, HĐnd tỉnh khóa VI, nhiệm kỳ 2011-2012
news -> KỶ YẾu kỳ HỌp thứ MƯỜi lăM, HĐnd tỉnh khoá V nhiệm kỳ 2004 2011
news -> HỘI ĐỒng nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
news -> KỲ HỌp thứ SÁU, HĐnd tỉnh khóa VI nhiệm kỳ 2011 2016 (Ngày 17, 18, 19 tháng 7 năm 2013) LƯu hành nội bộ huế, tháng 7 NĂM 2013
news -> TỜ trình về việc thành lập các thôn, tổ dân phố mới

tải về 0.98 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   20




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương