PHÁt biểu khai mạc kỳ họp bất thường lần thứ ba, HĐnd tỉnh khoá V


BAN KINH TẾ VÀ NGÂN SÁCH Độc lập - Tự do - Hạnh phúc



tải về 0.98 Mb.
trang4/20
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích0.98 Mb.
#20044
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   20

BAN KINH TẾ VÀ NGÂN SÁCH Độc lập - Tự do - Hạnh phúc


Số: 11/BC-KTNS5 Huế, ngày 03 tháng 4 năm 2006


BÁO CÁO THẨM TRA


Tờ trình của UBND tỉnh về việc xin ý kiến về kế hoạch phát triển

kinh tế - xã hội 5 năm 2006 – 2010 tỉnh Thừa Thiên Huế
Để chuẩn bị báo cáo thuyết trình về phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006 - 2010, Ban Kinh tế và Ngân sách đã phối hợp với Ban Văn hoá - Xã hội và Ban Pháp HĐND tỉnh tiến hành thẩm tra một số sở, ngành chức năng, các doanh nghiệp lớn trên địa bàn tỉnh. Chúng tôi xin báo cáo một số vấn đề để HĐND tỉnh xem xét, thảo luận tại kỳ họp này.

I. Về đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch 5 năm 2001-2005

Trước hết, Ban Kinh tế và Ngân sách đồng tình cao với đánh giá của UBND tỉnh về tình hình thực hiện kế hoạch kinh tế - xã hội 5 năm 2001-2005. Báo cáo đã đánh giá toàn diện các thành tựu đạt được trên các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội, phát triển đô thị, nông thôn trong 5 năm qua, đồng thời chỉ ra được những tồn tại, yếu kém cần khắc phục trong thời gian tới.

Năm năm qua, chúng ta đã tạo thêm được thế và lực mới, thật sự quan trọng, làm tiền đề thúc đẩy kinh tế - xã hội tỉnh nhà phát triển nhanh hơn trong giai đoạn 2006-2010, đặc biệt là hệ thống hạ tầng về giao thông, điện, nước sạch, chợ, trường học, trạm y tế…; đã cơ bản khắc phục tình trạng chia cắt giữa các vùng, các địa bàn trong tỉnh. Kinh tế phát triển với tốc độ khá, chuyển dịch đúng hướng; nhiều vấn đề xã hội bức xúc được giải quyết; quốc phòng an ninh được giữ vững; hoạt động đối ngoại ngày càng mở rộng. Vị thế của Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế được nâng lên ở trong và ngoài nước.

Về những tồn tại trong 5 năm qua, chúng tôi nhất trí cao với đánh giá của UBND tỉnh như trong tờ trình, trong đó nhấn mạnh những mặt hạn chế của công tác qui hoạch chung, qui hoạch chi tiết, qui hoạch ngành; của công tác cải cách hành chính; của công tác thu hút và sử dụng vốn đầu tư, nhất là đầu tư nước ngoài ... Tiềm năng, thế mạnh của tỉnh chưa được phát huy cao, nhất là các lĩnh vực có nhiều lợi thế như nguồn nhân lực, văn hóa, du lịch, giáo dục đào tạo, y tế, tài nguyên thiên nhiên...



II. Về định hướng phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006 - 2010:

Ban Kinh tế và Ngân sách HĐND tỉnh thống nhất cao với các mục tiêu, chỉ tiêu, các chương trình kinh tế - xã hội trọng điểm, các dự án lớn, các định hướng và giải pháp trọng tâm trong 5 năm tới mà UBND tỉnh đã trình HĐND tỉnh. Theo chúng tôi, phương hướng, nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006-2010 của tỉnh cơ bản đáp ứng ba yêu cầu lớn sau:

1. Đã bám sát chủ trương, đường lối, qui hoạch phát triển các ngành kinh tế, văn hoá, xã hội và định hướng phát triển vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, vùng Bắc Trung bộ và duyên hải Trung bộ của Bộ Chính trị, Chính phủ, các Bộ, Ngành Trung ương và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII để xây dựng thành các chỉ tiêu kinh tế - xã hội cụ thể, các chương trình, dự án lớn khá toàn diện và có tính khả thi, phù hợp với tiềm năng thế mạnh và tình hình thực tế của tỉnh nhà.

2. Đã tiếp tục kế thừa các mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm được Tỉnh uỷ, HĐND tỉnh quyết định trong thời gian qua và phát huy những thành tựu kinh tế - xã hội của kế hoạch 5 năm 2001-2005, thể hiện quyết tâm xây dựng Thừa Thiên Huế thành một tỉnh phát triển, một tỉnh động lực trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và cả nước, thành thành phố trực thuộc Trung ương, đồng thời xây dựng thành phố Huế là thành phố Festival đặc trưng của Việt Nam. Quyết tâm đó đã được thể hiện xuyên suốt qua các chỉ tiêu về kinh tế, xã hội và môi trường. Các chương trình kinh tế - xã hội trọng điểm, các dự án lớn ưu tiên đầu tư trong giai đoạn 2006-2010 nhờ đã chuẩn bị đầu tư từ nhiều năm nay nên đang được khởi động khá tốt. Các ngành kinh tế mũi nhọn, đặc biệt là dịch vụ du lịch, công nghiệp tiếp tục được nhấn mạnh trong cơ cấu phát triển.

3. Các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra có tính tiên tiến, đã nêu được những biện pháp đảm bảo hài hoà giữa phát triển kinh tế, tiến bộ xã hội với bảo vệ môi trường.

Đi sâu phân tích từng vấn đề, từng mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của kế hoạch 5 năm 2006-2010, Ban Kinh tế và Ngân sách nhấn mạnh thêm một số nội dung để HĐND tỉnh xem xét, thảo luận. Đó là:



1. Về mục tiêu tổng quát:

Chúng tôi thống nhất cao với mục tiêu tổng quát đã được UBND tỉnh đề nghị, nhất là việc xác định cơ cấu kinh tế của tỉnh là: Dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp và phấn đấu đưa Thừa Thiên Huế trở thành tỉnh phát triển mạnh của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và cả nước, thành thành phố trực thuộc Trung ương, thành phố Huế là thành phố Festival của Việt Nam, đây là những mục tiêu rất quan trọng, sẽ góp phần tạo ra thế và lực mới cho tỉnh.



2. Về các chỉ tiêu chủ yếu:

Ban Kinh tế và Ngân sách hoàn toàn nhất trí với các chỉ tiêu chủ yếu về kinh tế, xã hội và môi trường do UBND tỉnh đề nghị, đây là những chỉ tiêu đã được khẳng định trong Nghị quyết của Đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ XIII. Trong đó, việc đưa chỉ tiêu tăng tổng sản phẩm các ngành dịch vụ từ 14 đến 15%, cao hơn 1% (chỉ tiêu duy nhất tăng thêm) so với chỉ tiêu của Nghị quyết (13,5-14%) là hoàn toàn có khả năng đạt được, bởi vì hiện nay thế và lực để phát triển dịch vụ của tỉnh đã tăng lên đáng kể so với trước đây nhờ vào sự phát triển của hệ thống hạ tầng kỹ thuật; sự tăng trưởng nguồn nhân lực trong các lĩnh vực dịch vụ, nhất là dịch vụ du lịch; thành phố Huế vừa được công nhận là đô thị loại I thuộc tỉnh; Khu kinh tế Chân Mây-Lăng Cô mới được thành lập theo Quyết định số 04/2006/QĐ-TTg ngày 05/01/2006 của Thủ tướng Chính phủ…



3. Về các nhiệm vụ và giải pháp:

Ban Kinh tế và Ngân sách đồng tình với 10 nhóm nhiệm vụ và giải pháp do UBND tỉnh đề nghị, tuy nhiên chúng tôi nhận thấy nội dung một số giải pháp còn nặng về định hướng, chưa chỉ ra được những công việc cụ thể cần phải thực hiện. Vì vậy, đề nghị các vị đại biểu HĐND tỉnh cần đi sâu bàn bạc về các chính sách, biện pháp thực hiện nhằm phấn đấu hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch kinh tế - xã hội đã đề ra.

Qua giám sát quá trình thực hiện kế hoạch kinh tế - xã hội 5 năm 2001- 2005, giám sát thực hiện một số chương trình dự án trên địa bàn tỉnh và thảo luận kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh giai đoạn 2006-2010, Ban Kinh tế và Ngân sách xin cung cấp thêm một số thông tin, kiến nghị của Ban để HĐND tỉnh nghiên cứu, xem xét và thảo luận.

- Một là, tỉnh cần phải có những giải pháp đột phá và khoa học để nâng cao trình độ công nghệ chung và chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh, chú ý nhân lực có trình độ tay nghề cao trong các lĩnh vực du lịch, công nghiệp chế biến, công nghệ thông tin và công nghệ phần mềm, giao thông, cảng…Theo đánh giá của Sở Khoa học và Công nghệ, nguồn nhân lực của tỉnh hiện nay đang tồn tại nhiều bất hợp lý, đó là trình độ học vấn cao, nhưng trình độ lao động lại thấp hơn mức trung bình cả nước. Trong số những người thất nghiệp thì người có trình độ cao (đại học, cao đẳng) chiếm tỷ lệ nhiều hơn trình độ phổ thông, trung học; cả tỉnh có khoản 40.000 người có trình độ từ cao đẳng trở lên, nhưng cơ cấu còn bất hợp lý, nhân lực cao về lĩnh vực khoa học xã hội quá nhiều nhưng lĩnh vực kỹ thuật quá thiếu, phần lớn nhân lực khoa học tập trung tại thành phố Huế, nhất là ở Đại học Huế.

Để khắc phục những bất cập này, Ban Kinh tế và Ngân sách đề nghị trong thời gian tới tỉnh cần có chính sách mạnh, hợp lý để khuyến khích, động viên cán bộ, công nhân viên chức học tập, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Ưu tiên đào tạo các ngành, lĩnh vực tỉnh đang thiếu nhân lực như các ngành giao thông, xây dựng, thủy lợi; quản lý đô thị, quản lý các khu công nghiệp, làng nghề, các cụm điểm du lịch, khách sạn nhà hàng, cảng biển… Theo chúng tôi, UBND tỉnh nên sớm xây dựng Đề án phát triển nguồn nhân lực của tỉnh, trình HĐND tỉnh thông qua, để làm cơ sở ban hành các chủ trương, chính sách, giải pháp đủ mạnh để thúc đẩy phát triển nhanh nguồn nhân lực của tỉnh, đáp ứng kịp thời yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế và xu hướng hội nhập quốc tế.



- Hai là, muốn phát triển dịch vụ trở thành ngành kinh tế động lực thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, tỉnh cần ưu tiên đầu tư để phát triển đa dạng các loại hình dịch vụ có giá trị gia tăng cao như du lịch, vận tải, bưu chính viễn thông, y tế, giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm…Du lịch phải được phát triển thật sự trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn, bởi vì, du lịch tăng sẽ kéo các dịch vụ khác tăng theo. Ban Kinh tế và Ngân sách đề nghị UBND tỉnh nên tiến hành tổng rà sóat lại hoạt động dịch vụ của tỉnh trong thời gian qua để có các giải pháp có hiệu quả trong việc thu hút đầu tư vào các ngành này và sớm nâng cấp cơ sở hạ tầng kỹ thuật, đặc biệt là ở thành phố Huế, khu kinh tế Lăng Cô – Chân Mây, tạo bước chuyển biến mới về đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ du lịch, về chất lượng vận tải, đặc biệt qua cảng Chân Mây và sân bay Phú Bài. Cần có kế hoạch triển khai sớm đề án phát triển dịch vụ mà UBND tỉnh đã thông qua, sớm khắc phục mặt yếu về các dịch vụ chất lượng cao (tư vấn về khoa học công nghệ, tiếp thị, quy hoạch xây dựng và kiến trúc…)

Đối với các chương trình dự án trọng điểm cần ưu tiên nguồn vốn, nhân lực để triển khai nhanh các dự án thủy lợi, thủy điện; nhà máy xi măng; hạ tầng kỹ thuật thành phố Huế, khu kinh tế Chân Mây – Lăng Cô (gồm mở rộng cảng, kho bãi, đê chắn sóng ở cảng Chân Mây; khu du lịch ở Lăng Cô); triển khai sớm đường cao tốc Cam Lộ - Huế - Túy Loan; xây dựng sân bay Phú Bài thành sân bay du lịch quốc tế; tiếp tục xây dựng, hoàn chỉnh hệ thống các trường đại học, trung học chuyên nghiệp, trường dạy nghề, cơ sở giáo dục phổ thông; hệ thống y tế mà nòng cốt là các cơ sở y tế chuyên sâu; đẩy nhanh tốc độ trùng tu các di sản văn hóa lịch sử và các thiết chế của một đô thị loại I, của một thành phố Festival. Bên cạnh đó phải đặc biệt chú ý các công trình, dự án bảo vệ môi trường, sinh thái, phòng chống thiên tai như các dự án bảo vệ hệ sinh thái rừng, đầm phá, bảo vệ biển nhất là các bãi biển du lịch; thực hiện kế hoạch xử lý chất thải rắn, chất thải lỏng cho các khu đô thị, khu cụm công nghiệp, khu du lịch…



- Ba là, phấn đấu tạo đột phá về thu hút vốn đầu tư và đa dạng hoá các hình thức huy động vốn đảm bảo đạt mức trên dưới 8000 tỷ đồng/năm. Trong đó việc cải cách các thủ tục hành chính và bố trí vốn đối ứng để xây dựng hạ tầng kỹ thuật ngoài hàng rào các nhà máy lớn, các khu, cụm công nghiệp, du lịch; khu kinh tế mở là những công việc có vị trí đặc biệt quan trọng nhằm tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư triển khai các dự án.

Do bị ràng buộc bởi những nguồn thu và các quy định của Luật ngân sách nên việc huy động vốn từ các kênh ngoài ngân sách có vị trí quyết định. Vì vậy, đề nghị UBND tỉnh cần có cơ chế tạo mọi điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp và doanh nhân như cung cấp thông tin về quy hoạch; về các quy định quản lý; về các chính sách khuyến khích đầu tư vào các địa bàn; về giải quyết các khâu đền bù, giải tỏa mặt bằng; về cung ứng năng lượng, nguyên liệu; đảm bảo cung cấp đủ nhân lực đã qua đào tạo… Mặc khác, tỉnh cũng cần có những quy định chặt chẽ để tránh tình trạng một số nhà đầu tư bao chiếm quá nhiều đất đai nhưng không có đủ năng lực thực hiện. Đồng thời phát huy vai trò trách nhiệm của các chủ đầu tư, của các ban quản lý dự án, của các cơ quan chức năng đảm bảo sự kết nối quy hoạch; kết nối hạ tầng kỹ thuật tại các khu vực triển khai dự án, đặc biệt là các dự án xây dựng khu đô thị mới, các dự án tạo vốn từ quỹ đất…đã được Thường trực HĐND tỉnh lưu ý tại kỳ họp này.

Quá trình thực hiện các chính sách thu hút đầu tư và đa dạng các nguồn vốn cần chú ý các chính sách, giải pháp khuyến khích sau đầu tư, nhằm giúp nhà đầu tư giải quyết kịp thời khó khăn trong các thủ tục xuất nhập khẩu, lưu trú, tiếp cận các dịch vụ… Kịp thời thu hồi giấy phép hoặc thu hồi bớt diện tích đất được giao đối với các doanh nghiệp không còn hoạt động hoặc không thực sự có năng lực.

- Bốn là, cần đẩy mạnh chuyển dịch nông nghiệp nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Các giải pháp cần được thực hiện là:

+ Tiếp tục đầu tư xây dựng mở rộng các cụm công nghiệp, làng nghề và thực hiện chính sách phát triển ngành nghề trong khu vực nông nghiệp nông thôn.

+ Đầu tư mạnh cho chương trình giống vật nuôi để tăng nhanh tỷ trọng chăn nuôi gia súc và phát triển đàn gia cầm sạch bệnh. Gắn phát triển chăn nuôi với tổ chức chế biến và cung ứng các dịch vụ.

+ Đầu tư xây dựng các vùng sản xuất hàng hóa như tăng đầu tư phát triển rừng kinh tế; mở rộng diện tích trồng cao su ở các xã gò đồi, miền núi; vùng cà phê ở A Lưới; vùng trồng lạc; sắn công nghiệp; diện tích trồng cây ăn quả đặc sản; vùng nuôi trồng thủy sản ở ven biển, đầm phá. Tiếp tục đầu tư hạ tầng kỹ thuật phục vụ thâm canh, mở mang công nghiệp chế biến, các dịch vụ nông lâm nghiệp, nghề cá. Phát triển sản xuất phải đi đôi với bảo vệ môi trường sinh thái, thực hiện tốt kế hoạch sắp xếp lại sản xuất trên đầm phá Tam Giang - cầu Hai. Tăng cường mạng lưới và tăng đầu tư cho hoạt động khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, đảm bảo mỗi xã có ít nhất 01 cán bộ khuyến nông, lâm ngư.

- Chỉ đạo thực hiện tốt các dự án đầu tư vào các xã nghèo, xã đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào các dân tộc thiểu số ở hai huyện Nam Đông, A Lưới và một số huyện đồng bằng. Giải pháp chủ yếu là kiên trì chuyển giao công nghệ, tiến bộ khoa học kỹ thuật, đi đôi với việc hướng dẫn phương thức sản xuất, hạch toán kinh tế cho người dân; chú ý các vấn đề đất sản xuất, nguồn nước sạch, chăm sóc sức khỏe, giáo dục, y tế, xây dựng hạ tầng kỹ thuật thiết yếu…

Quy hoạch và kế hoạch phát triển đô thị để chuyển Thừa Thiên Huế thành thành phố trực thuộc Trung ương là một quá trình phát huy vai trò của các khu kinh tế động lực, nhất thiết phải gắn liền và thúc đẩy tiến bộ toàn diện sự phát triển của khu vực nông nghiệp và nông thôn. Đó là yêu cầu cấp bách để đảm bảo sự phát triển bền vững, góp phần ổn định xã hội, thúc đẩy sự đi lên đồng đều hơn giữa các vùng lãnh thổ, hạn chế gia tăng khoảng cách giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn, giảm áp lực dân số cho thành thị và đảm bảo công bằng xã hội.




Каталог: admin -> upload -> news
news -> Trung tâM ĐIỀU ĐỘ HỆ thống đIỆn quốc gia
news -> KỲ HỌp thứ NĂM, HĐnd tỉnh khóa VI nhiệm kỳ 2011 2016 (Ngày 07, 08 và ngày 10, 11 tháng 12 năm 2012) LƯu hành nội bộ huế, tháng 12 NĂM 2012
news -> Ủy ban thưỜng vụ quốc hội cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
news -> TỈnh thừa thiên huế
news -> KỲ HỌp thứ TÁM, HĐnd tỉnh khóa VI nhiệm kỳ 2011 2016 (Ngày 16, 17, 18 tháng 7 năm 2014) LƯu hành nội bộ huế, tháng 7 NĂM 2014
news -> KỶ YẾu kỳ HỌp chuyêN ĐỀ LẦn thứ nhấT, HĐnd tỉnh khóa VI, nhiệm kỳ 2011-2012
news -> KỶ YẾu kỳ HỌp thứ MƯỜi lăM, HĐnd tỉnh khoá V nhiệm kỳ 2004 2011
news -> HỘI ĐỒng nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
news -> KỲ HỌp thứ SÁU, HĐnd tỉnh khóa VI nhiệm kỳ 2011 2016 (Ngày 17, 18, 19 tháng 7 năm 2013) LƯu hành nội bộ huế, tháng 7 NĂM 2013
news -> TỜ trình về việc thành lập các thôn, tổ dân phố mới

tải về 0.98 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   20




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương