Phong tục tập quán châu phi – phầN 2 Đông Phi Giới thiệu chung


Tây Phi Giới thiệu chung



tải về 205.13 Kb.
trang2/3
Chuyển đổi dữ liệu09.11.2017
Kích205.13 Kb.
#34218
1   2   3

3. Tây Phi

Giới thiệu chung

Tây Phi là khu vực ở cực tây của lục địa châu Phi. Về mặt địa lý, định nghĩa của Liên hiệp quốc về Tây Phi bao gồm 16 quốc gia trải dài trên một diện tích 5 triệu km², gồm: Bénin; Burkina Faso; Côte d'Ivoire; Cabo Verde; Gambia; Ghana; Guinée; Guiné-Bissau; Liberia; Mali; Mauritanie; Niger; Nigeria; Sénégal; Sierra Leone; Togo

Tất cả 16 quốc gia đó đều là thành viên của Cộng đồng Kinh tế Tây Phi, trừ Mauritanie. Khu vực theo định nghĩa của Liên hiệp quốc còn bao gồm các đảo Saint Helena, một lãnh thổ thuộc Anh ở nam Đại Tây Dương.

Mặc dù có rất nhiều nền văn hóa ở Tây Phi, từ Nigeria tới Sénégal, nhưng cũng có nhiều điểm tương đồng trong cách phục sức, ẩm thực và các thể loại âm nhạc trong vùng. Hồi giáo là tôn giáo chính ở vùng Tây Phi trong đất liền, xa hơn về phía bờ biển phía tây, Thiên chúa giáo phổ biến ở những vùng ven biển thuộc Nigeria, Ghana và Côte d'Ivoire, ngoài ra còn có các yếu tố tôn giáo bản địa truyền thống vẫn tồn tại phổ biến đến ngày nay. Trước khi Đế chế Mali và Songhai suy tàn, đã tồn tại một cộng đồng Do Thái giáo khá lớn ở các khu vực như Mali, Sénégal, Mauritania và Nigeria. Ngày nay, người Do Thái sống tập trung ở Ghana, Nigeria và Mali.



Mbalax, highlife, fuji và Afrobeat là những thể loại âm nhạc hiện đại được ưa thích trong vùng. Một kiểu quần áo phổ biến và tiêu biểu cho vùng này là chiếc áo dài boubou (còn được biết đến dưới các tên Agbada hoặc Babariga) có nguồn gốc từ quần áo của tầng lớp quý tộc sống ở những đế chế Tây Phi vào thế kỷ 12.

Chiếc trống Djembre, có nguồn gốc từ người Mandinka, là một trong những nhạc cụ phổ biến nhất của các sắc tộc Tây Phi. Những biểu tượng văn hóa khác của vùng là những chiếc áo len Kenta của người Aka tại Ghana và phong cách kiến trúc theo kiểu Sudan-Sahel phổ biến ở rất nhiều nơi.



Một số phong tục, tập quán tiêu biểu:

Tại đất nước Nigiêria xinh đẹp, trước hôn lễ cả nhà trai và nhà gái sẽ tổ chức một bữa tiệc lớn. Trong bữa tiệc này, hai nhà làm quen với nhau và nhà trai tặng quà cho nhà gái. Sau bữa tiệc, cô dâu sẽ về sống với gia đình chồng. Nếu mọi việc diễn ra suôn sẻ thì hôn lễ mới được tổ chức. ở một số bộ lạc của Nigiêria, người chồng không được phép gọi tên thật của vợ mình mà phải gọi bằng tên của bố vợ, ngoại trừ họ hàng và mẹ của hai người. Trước đám cưới, những người trong làng tập trung lại với nhau và hát mừng cô dâu chính thức đi lấy chồng. Cô dâu được đưa vào trong một túp lều nhỏ và ở trong đó cho đến khi chú rể vào và đám cưới kết thúc. Trước khi chú rể bước vào trong lều, chú rể còn phải làm một nhiệm vụ quan trọng: tặng quà cho hết lượt khách còn ở lại. Ngày hôm sau, trước khi đôi vợ chồng thức dậy và bước ra khỏi lều, người dân trong bộ tộc giết một con dê và lấy máu của nó tưới lên ngưỡng cửa của đôi vợ chồng trẻ. Mẹ cô dâu sẽ hỏi cô dâu có hài lòng với người chồng của mình không, sau đó mọi người ca hát, nhảy múa chúc mừng cho hai gia đình. Ai muốn xem mặt cô dâu phải trả một xu và muốn động vào cô dâu bằng một chiếc que đặc biệt phải trả thêm một xu nữa. Người ta cho rằng đây là dấu hiệu của may mắn.

Ở bộ tộc người Wodaabe của Nigiêria, khi đi hỏi vợ là những cô gái trong bộ tộc, tất cả anh em họ chưa có vợ sẽ đeo những chiếc bùa mà họ coi là có thể tăng sức hấp dẫn nhất và cùng đi hỏi cô gái. Đôi khi, những người anh em họ cùng được một cô gái để ý tới. Song khi cô dâu chọn được chú rể của mình rồi, những người anh em họ không được chọn vẫn được mời tới nhà chơi và nếu như cô dâu đồng ý, họ sẽ lên giường với nhau. Theo cách nghĩ của người Wodaabe, việc cô dâu ngủ cùng với những người anh em họ không có gì xấu và đáng chê trách bởi họ có cùng chung dòng máu với chú rể. Khi cô dâu không đồng ý thì những người anh em họ cũng vui vẻ ra về và tình cảm gia đình không hề rạn nứt.

Cách sống trọng tình nghĩa của người Mali còn được thể hiện qua phong tục ma chay của bộ tộc Dogon. Khi trong bộ tộc có người chết, các thành viên trong bộ tộc quấn thi thể bằng nhiều lớp vải rồi cột vào dây thừng, sau đó kéo lên vách núi cao hơn 90m để đến hang chôn tập thể. Người Dogon cho rằng khi thân thể người chết ở trên cao họ dễ dàng được siêu thoát hơn. ở trong hang chôn tập thể, linh hồn người mới chết sẽ được các linh hồn cũ dạy cho cách sống ở thế giới bên kia và linh hồn người mới chết sẽ không thấy cô đơn vì được sống cùng những linh hồn của những người trong bộ tộc đã mất trước đó. Cứ 12 năm một lần, người dân Dogon lại tổ chức lễ hội Dama kéo dài 6 tuần lễ để đưa những vong hồn còn lưu lại trong hang và vất vưởng quanh làng trở về thế giới bên kia.

Tại Ghana, nơi có bộ tộc Ashanti – là bộ tộc lớn nhất và mạnh nhất được hình thành như một vương quốc thống trị tại nước này cách đây 300 năm vẫn duy trì ngôi vua. Đến nay bộ tộc Ashanti vẫn duy trì ngôi vua và mỗi 10 năm lại tổ chức một lễ hội linh đình để tái khẳng định sức mạnh của bộ tộc mình.

Trong lễ hội này, vua Ashati đeo vàng đầy người, chỉ riêng hai cánh tay cũng phải cần bọn tùy tùng nâng hộ bởi cánh tay nặng trĩu toàn vàng… Khi vua đi diễu hành quanh bộ tộc, các thần dân tung hoa lên khắp các đường rước nhà vua đi.



Ghana không chỉ đặc biệt ở lễ hội này mà ở đây còn một phong tục rất kỳ lạ: tục Trokosi (nô lệ tế thần) – đây là một phong tục có từ lâu đời: dâng nộp gái trinh đẹp phục vụ cho tù trưởng hoặc giáo sĩ. Phong tục này được đặt ra gần như là để xử phạt những gia đình phạm phải các tội như: trộm cắp, ngộ sát… Khi cống nạp thể xác một cô gái trinh nguyên trong gia đình cho thần linh, người tin rằng tội lỗi gây ra sẽ được gột rửa, thoát khỏi sự trừng phạt của những lời nguyền bí hiểm. ở từng nơi, phong tục này có những nét khác biệt riêng, nhưng các Trokosi ở đâu cũng phải chịu nỗi thống khổ như nhau. Có những gia đình không có con gái lớn phải dâng các bé gái chỉ mới một, hai tuổi. Các Trokosi già sẽ phải nuôi các bé này lớn lên và đến kỳ kinh nguyệt đầu tiên thì thực sự trở thành nô lệ tế thần đúng nghĩa với buổi lễ công nhận chính thức rồi sau đó – như tập tục lâu đời, vị giáo sĩ (được xem là hiện thân của thần) bắt đầu có quyền ăn nằm với nạn nhân bất cứ lúc nào ông ta muốn. Tại ngôi đền của giáo sĩ, các Trokosi - thậm chí lúc mang thai - vẫn làm lụng nặng nhọc, nai lưng làm lụng dưới cái nắng khủng khiếp trên các nương rẫy. Tuy làm lụng vất vả nhưng những cô gái này không được hưởng chút thành quả lao động nào. Thức ăn cô ăn hàng ngày và để nuôi con đều do gia đình cô chu cấp, dù đứa trẻ chính là con của giáo sĩ. Cay đắng hơn, khi Trokosi chết, gia đình cô phải tự lo ma chay chôn cất và trong nhiều trường hợp còn phải dâng nộp một gái trinh khác trong gia đình mình để thay thế cho Trokosi vừa chết. Đó là trường hợp các Trokosi được dâng nạp chưa kịp “phục vụ” giáo sĩ hoặc thời gian cô làm việc cho đền thờ chưa được một năm…



tải về 205.13 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương