PHỎng vấn chuẩn tưỚng nguyễn văn chứC Đặng Phú Phong



tải về 265.17 Kb.
trang1/3
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích265.17 Kb.
#19078
  1   2   3
*PHỎNG VẤN CHUẨN TƯỚNG NGUYỄN VĂN CHỨC

Đặng Phú Phong
Lời tòa soạn:* Phần đất của anh Đặng Phú Phong thuộc về Văn Hóa Nghệ

Thuật. Nhận được bài về cựu tướng Nguyễn Văn Chức, chúng tôi hơi ngạc

nhiên. Ảo tưởng mơ hồ về một "Chính Phủ Việt Nam Cộng Hòa" thuộc loại

"không giống ai" do Tướng Chức được người khác "nặn ra" dùm đang xì

xèo um sùm trước khi chợt tắt...
Không ai bầu - Không ai bán... Quý "Chính Phủ Việt Nam Cộng Hòa" không

thể đại diện cho khối Người Việt Hải Ngoại. Trò dùng biểu tình để

"phá" biểu tình. Dùng người Việt Nam Cộng Hòa để "làm hề" Việt Nam

Cộng Hòa khá được phổ biến gần đây. Tướng Nguyễn Văn Chức tự xưng

"Chính Phủ Việt Nam Cộng Hòa" mà không ai biết không ai hay "Chính

Phủ" đó từ đâu ra(?). Xin mời quý vị đọc cho vui bài phỏng vấn này, mà

đừng nổi giận. Khi có dịp, Take2Tango sẽ cố tìm xem tổ chức này "chui"

ra từ lổ nẻ nào hầu bạn đọc.


Đặng Phú Phong (DPP): Kính chào Chuẩn Tướng Nguyễn Văn Chức , trước

khi vào chuyện xin ông vui lòng giới thiệu tiểu sử. Cũng xin thưa

Chuẩn Tướng, sắp tới đây xin cho phép tôi được gọi Chuẩn Tướng bằng

ông để nhẹ bớt không khí của câu chuyện.


Chuẩn Tướng Nguyễn Văn Chức (NVC): Vâng, anh cứ tự nhiên. Tôi tốt

nghiệp khóa II trường Võ Bị Địa Phương Nam Việt năm 1950 với cấp bậc

Chuẩn úy và chuyển sang quân đội Liên Hiệp Pháp, phục vụ ngành Công

Binh. Tôi du học ở trường Công Binh Pháp tại thành phố Anger (Maine et

Loire). Trở về Việt Nam, tôi được trả về Quân Đội Việt Nam và thuyên

chuyển đến trường Công Binh Việt Nam tọa lạc tại Bình Dương với chức

vụ Giảng viên.
Sau đó, tôi thuyên chuyển ra các đơn vị Công Binh Quân Lực VNCH, giữ

chức vụ từ Tiểu Đoàn Truởng đến Liên Đoàn Trưởng các đơn vị Công Binh

Chiến Đấu. Tôi tham dự các quân trường Mỹ, trong đó có trường Tham Mưu

Chỉ Huy Cao cấp ở Tiểu Bang Kansas năm 1966. Năm 1970, với cấp bậc Đại

Tá, tôi được chỉ định theo học Khóa II, trường Cao Đẳng Quốc Phòng.

Sau khi tốt nghiệp, trường giữ tôi lại, đảm nhiệm chức vụ Trưởng Khoa.

Tháng 12, 1971, Tổng Thống VNCH chỉ định tôi ra tỉnh Bình Định giữ

chức vụ Tỉnh Trưởng kiêm Tiểu Khu Trưởng, đồng thời Tư Lệnh Hành Quân

Sư Đoàn 22 Bộ Binh VN và Sư Đoàn Mãnh Hổ Đại Hàn đồn trú trong tỉnh

Bình Định.


DPP: Ông có thể cho biết nguyên nhân về việc ông nhận chức Tỉnh Trưởng

Bình Định và lý do nào đã đưa ông rời khỏi chức vụ ?


NVC: Tôi nhận chức vụ Tỉnh trưởng do quyết định của Tổng Thống Nguyễn

Văn Thiệu. Ngòai ra, ông John P. Van, Cố Vấn trưởng Quân Đoàn II ở

Pleku, đã khuyến khích tôi nên nhận chức vụ này để có cơ hội thăng cấp

trong binh nghiệp, đồng thời ngăn chận Tướng Chu Huy Mân và Sư Đoàn 3

Sao Vàng với ý đồ chiếm đóng và chia cắt lãnh thổ miền Nam ra làm hai

của Hà nội trong mùa hè đỏ lửa 1972.


Ngày 01 tháng Giêng năm 1972, tôi được Đại Tá Bách bàn giao chức vụ

Tỉnh truởng kiêm Tiểu Khu truởng và bắt đầu làm việc ngay. Tôi nhóm

họp với các vị công chức, ban Chỉ Huy Tiểu Khu Bình Định và các vị

Quận Trưởng kiêm Chi Khu Trưởng. Ngày hôm sau, tôi đi thăm viếng đền

thờ Đức Quang Trung Đại Đế tại quận Bình Khê. Sau đó, quân dân cán

chính Bình Định đã cùng tôi chen vai sát cánh trong việc phản công Sư

Đoàn 3 Sao Vàng. Ba quận miền Bắc tỉnh Bình Định là các quận Tam Quan,

Hòai Nhơn và Hòai Ân bị địch chiếm đóng. Sư đoàn Mãnh Hổ Đại Hàn đang

tập trung về Phú Tài để chuẩn bị rút quân về Nam Hàn nên chỉ hành quân

ngăn chận dọc theo quốc lộ 19. Sư đoàn 22 Bộ Binh VN đồn trú tại cầu

Bà Gi và các Trung đoàn trú đóng ở phía bắc Bình Định. Vị Tư Lệnh Sư

Đoàn 22 Bộ Binh mang theo một Trung đoàn, trấn đóng ở Tân Cảnh, phía

Bắc tỉnh lỵ Kontum. Phần còn lại của Sư đoàn 22 Bộ binh đuợc Đại Tá Tư

Lệnh Phó Nguyễn Hữu Vị chỉ huy.


Sau khi Trung tướng Nguyễn Văn Tòan đảm nhiệm chức vụ Tư Lệnh Quân

Đoàn II thay thế Trung Tuớng Ngô Du, ông đến thăm tôi và khuyên tôi

nên trở về Sài gòn phục vụ ngành Công Binh, công việc đánh nhau với VC

không thuộc phần chuyên môn của tôi. Cuối tháng 6/1972, Tổng Thống

VNCH ra Bình Định thị sát tình hình chiến truờng, ông có chỉ thị cho

tôi một công tác mà tôi không làm được. Ngay tối hôm đó, tôi gửi một

công điện về Phủ Tổng Thống xin từ chức Tỉnh Trưởng/Tiểu Khu Trưởng và

thông báo cho Bộ Tư Lệnh Quân đoàn II. Sáng ngày 30 tháng 6/1972, tôi

bàn giao mọi chức vụ cho Đại Tá Hòang Đình Thọ và trở về Sàgòn, chờ

ngày trình diện Bộ Nội Vụ và Bộ Quốc Phòng.


DPP: Tổng Thống Thiệu đã ra lệnh cho ông làm việc gì, và tại sao ông

không làm được?


NVC: Rất tiếc là tôi không thể trả lời câu này được
DPP: Có quá nhiều giai thoại về ông khi ông còn đương kim Tỉnh Trưởng

Bình Định . Tôi xin nêu ra vài chuyện:


Chuyện thứ nhất : Khi ông mới về nhậm chức một thời gian ngắn (?) thấy

đường sá Qui Nhơn hư quá nhiều mà Công chánh không tu bổ, ông bèn mời

ông Trưởng Ty Công Chánh cùng ngồi với ông trên chiếc xe jeep đã lấy

đi nệm ghế rồi chạy một vòng thành phố .


Chuyện thứ hai : Ông đi thanh tra một quận , ông Quận Trưởng sở tại tổ

chức một bữa ăn thịnh soạn để chiêu đãi . Khi ngồi vào bàn tiệc ông

điềm nhiên lấy bánh mì và bi đông nước ra để cùng ăn uống với họ.
Chuyện thứ ba Thỉnh thoảng ông mời các trưởng ty hay các quan chức

trong tỉnh đến tư dinh của ông dùng cơm. Bữa cơm thật đạm bạc (rau

luộc chấm nước mắm ?). Việc này làm cho các trưởng ty kiên dè với ông

rất nhiều .


Qua 3 giai thoại tiêu biểu trên, nếu đúng, xin ông cho biết tại sao

ông đã làm như thế? Và nếu không đúng, thì theo ông ai và tại sao

nguời ta lại thêu dệt như vậy để làm gì?
NVC: 1) Tôi có thảo luận với ông Truởng Ty Công Chánh, ông cho biết là

ngân sách quá eo hẹp nên không đủ ngân khỏan sửa chữa đường sá trong

tỉnh lỵ. Tôi bèn nhờ Công Binh Sư Đoàn 22 giúp sửa chữa. Tôi không có

ác ý bắt ông ngồi xe Jeep không có ghế ngồi như thế.


2) Không có.
3) Tôi vẫn thường mời quý vị Dân Cử, các Nghị Viên Hội Đồng Tỉnh dùng

cơm để bàn việc và tìm hiểu nhau. Là một quân nhân, tôi vốn ăn uống

đạm bạc nên khi mời dùng cơm tại dinh Tỉnh truởng tôi chỉ dùng tiền

lương hàng tháng của tôi để chi cho thức ăn. Khi quí vị Đại Sứ Mỹ,

Anh, Úc, Tân Tây Lan đến thăm tỉnh Bình Định, thực đơn bữa cơm trưa

gồm có cơm trắng, canh cải xanh nấu với tôm khô, cá cơm kho khô, trứng

gà luộc và nuớc tương. Quí vị Đại sứ ăn uống ngon lành, chỉ riêng ông

Đại sứ Anh bị ói ra sau khi dùng món cá cơm kho nước mắm. Ông vội vàng

xin lỗi quan khách và tôi.
Có lẽ lâu lắm rồi, tỉnh Bình Định chưa có vị tỉnh trưởng nào đi sát

với cuộc sống của nhân dân, lại chủ trương sống tiết kiệm nên họ vì

quí trọng tôi mà nói ra những việc như thế.
DPP: Trong thời gian ông làm Tỉnh trưởng Bình định , theo ông, trận

đánh nào đáng ghi nhớ nhất?


NVC: Tôi bị thua các trận Hòai Ân, Tam Quan và Hòai nhơn. Đại Tá Đức

(tôi quên họ của ông) vì thiếu kinh nghiệm chỉ huy đã không thi hành

đúng theo lệnh hành quân nên bị thua địch tại mặt trận Hòai Ân, phải

rút về Quốc lộ 1. Địch thừa thắng mở cuộc tấn công mau lẹ, chiếm đuợc

hai quận Tam Quan và Bồng Sơn. Sư đoàn 22 Bộ Binh đã ngăn chận kịp

thời cuộc tiến quân của địch xuống phía Nam giữ từng tấc đất cho đến

ngày tôi rời Bình Định.
Quân Lực VNCH, Địa Phương Quân, Nghĩa Quân và quân Đồng Minh cũng đã

chiến thắng Sư Đoàn 3 Việt cộng ở các Chi Khu An Khê, Phù Mỹ, Phù Cát,

An Nhơn. Các vụ oanh kích của Không Quân VN từ phi trường Phù Cát đã

gây nhiều thiệt hại, đặc biệt nhất là tiêu diệt gần hết thành phần

Tham Mưu và Chỉ huy của Sư đoàn 3 Việt Cộng trong lãnh thổ quận Hòai Ân.
DPP: Xin ông vui lòng nói rõ hơn về trận đánh mà VNCH đã mất ba quận

thuộc bắc Bình Định. Chẳng hạn như về mặt tình báo (chúng ta đã có tin

tình báo trước không? Tướng Nguyễn Hữu Hạnh với vai trò Cố Vấn quân sự

đã có ý kiến như thế nào? Qua lần bại trận này ông nghĩ gì về trách

nhiệm của mình?
NVC: Chúng tôi đã có tin tức tình báo của Mỹ lẫn VN về ý đồ của VC

trong việc tiến đánh quận Hòai Ân trong 5 ngày sắp đến. Lập tức tôi

đến Bộ Tư Lệnh Sư Đòan (BTLSĐ) 22 Bộ Binh chỉ thị ngày hôm sau cho

trực thăng vận Trung đòan 40 đến chiếm đóng các cao điểm phía Tây và

phía Nam Quận Hòai Ân và ra lệnh Chi Khu Trưởng Hòai Ân cho trinh sát

bung rộng để tìm tin tức chính xác về việc chuyển quân và hậu cần tiếp

vận gần nhất của địch. Trung Đòan Trưởng Trung đòan 40 cũng nhận lệnh

cho đơn vị Trinh Sát họat động ra nhiều phía để chuẩn bị chiến trường.

Ngòai ra, cuộc hành quân này do (BTLSĐ) 22 trực tiếp điều động và chịu

trách nhiệm thẳng với tôi và Bộ Tư Lệnh Quân Đòan II.


Sáng hôm sau, lúc 7 giờ sáng, tôi và cố vấn Mỹ đã có mặt ở Bồng Sơn,

nơi tuyến xuất phát. Tôi thấy các quân nhân không mang theo thùng 20

lít chứa nước vì cuộc hành quân này có thể kéo dài nhiều ngày, tôi hỏi

Đại Tá Đức, Trung Đòan Trưởng Trung Đòan 40 sao không mang theo nước

uống, Đại Tá Đức chỉ vào cây dừa có trái và nói với tôi rằng đó là

nước uống của anh em Bộ Binh, cần gì phải mang theo thùng 20 lít. Sau

đó, tôi đi thăm Chi Khu Tam Quan và duyệt xét việc phối trí công cuộc

phòng thủ. Tôi tăng cường thêm một Tiểu Đòan Địa Phương Quân (TĐĐPQ)

giúp Chi Khu này. Lối 5 giờ chiều tôi trở lại Chi Khu Hòai Ân và trước

sự ngạc nhiên của tôi và vị cố vấn, các đơn vị của Trung Đòan 40 đang

từ đỉnh đồi phía Tây bỏ vị trí kéo xuống dưới ruộng hướng về Chi Khu

Hòai Ân và Đại Tá Đức đang đứng nhìn. Một Chi Đội Thiết Vận Xa do Sư

Đòan 22 tăng phái có mặt tại đó, máy đang nổ. Khi Trung đòan 40 xuống

đến chân đồi và mở rộng đội hình trên thửa ruộng trống hướng về Chi

Khu Hòai Ân thì VC đã lên tới đỉnh đồi và bắn xuống đòan quân ta bằng

đủ các lọai súng mà chúng có. Đại Tá Đức không có phản ứng gì, tôi bèn

bảo Đại Tá Đức cho Chi Đòan Thiết Vận Xa lập tức giải vây cho quân ta,

lúc ấy ông ta mới giật mình ra lệnh cho Chi Đòan Trưởng phóng ra tiếp

viện. Về đến Chi Khu Hòai Ân, kiểm lại phần tổn thất cũng không nặng

lắm. Tôi cùng với Đại Tá Đức và Ban Tham Mưu Trung Đòan cùng cố vấn Mỹ

bàn đến việc rút quân ra quốc lộ 1 vào sáng sớm ngày hôm sau. Kế họach

rút quân như sau: 7 giờ sáng phi cơ đến thả bom khói bao trùm vùng

chuyển quân, 7:30 giờ, phi cơ khu trục đến xạ kích các cao điểm vạ

nhửng ổ phục kích của địch và không yễm đường rút quân, 8:00 giờ sáng

bắt đầu chuyển quân, với sự tăng viện của một Trung Đòan từ Phù Mỹ

tiến quân giữ an ninh phía Nam và phía Bắc cầu Bồng Sơn.


Đúng 6:45 giờ sáng, tôi đến cầu Bồng Sơn bằng trực thăng nhỏ và không

liên lạc được với Bộ Chỉ Huy Trung Đòan 40, tôi cho lệnh phi công bay

thẳng về hướng Chi Khu Hòai Ân dọc theo bờ sông Bồng Sơn. Nhìn xuống

dưới ruộng, tôi thấy Trung Đòan 40 tự chuyển quân ra quốc lộ 1 với Chi

Đòan Thiết Vận Xa và đang bị hỏa lực địch bắn xuống từ các cao điểm

phía Nam. Phi công trực thăng cho tôi biết có tín hiệu cầu cứu của

quân nhân Mỹ dưới một lùm cây phía sau doanh trại Chi Khu Hòai Ân. Tôi

bảo nên cứu ngay. Khi trực thăng xuống thấp gần mặt đất, tôi nhìn ra

là cố vấn Mỹ, vội đáp xuống cứu 5 cố vấn Mỹ đang mặc quần đùi, trét

bùn vào khắp người, tay cầm máy truyền tin nhỏ và vũ khí cá nhân và

lập tức bay ra thẳng quốc lộ 1 thả họ xuống chổ phối trí quân của

Trung Đòan từ Phù Mỹ đã bố trí xong. Tôi hối thúc phi cơ thả trái khói

và các phi cơ khu trục bắn phá các muc tiêu trên cao điểm xung quanh

Chi Khu Hòai Ân. Đại Tá Đức bị các cố vấn Trung Đòan 40 phiền trách đả

rút quân đi trước, bỏ họ ở lại Hòai Ân. Với trách nhiệm chỉ huy, tôi

chỉ định Trung Ta Mễ, Trung Đòan Phó, thay Đại Tá Đức chỉ huy Trung

Đòan 40 và báo cáo về BTL Sư Đòan 22 Bộ Binh.
Trung đòan 40 rút về hậu cứ ở Bồng Sơn và chờ tái bổ sung quân số tổn

thất. Hôm sau, địch tấn công Chi Khu Tam Quan vào lúc 5 giờ sáng. Sau

3 tiếng đồng hồ giao tranh với tiền pháo hậu xung, địch chiếm được Chi

Khu Tam Quan. Tòan bộ Địa Phương Quân và Nghĩa Quân đồng rút về Chi

Khu Hòai Nhơn. Sau đó, Sư Đọàn 22 Bộ Binh hành quân tảo thanh các đơn

vị VC trên các cao điểm phía Tây Chi Khu Hòai Nhơn, giết được hơn 100

quân địch và tịch thu nhiều vũ khí.
Trong lúc đó, tôi gửi công điện khẩn cho Bộ Tổng Tham Mưu xin tăng

cường một Liên Đòan Biệt Động Quân để cùng Sư Đòan 22 Bộ Binh tái

chiếm lại 2 quận đã rơi vào tay địch. Đại Tướng Tổng Tham Trưởng cho

tôi biết là không còn đơn vị Tổng Trừ Bị nào nữa vì chiến trận đã xẩy

ra trên khắp lãnh thổ, tôi phải chờ tình hình lắng dịu mới được có

quân tăng viện. Tôi phát họa kế họach tái chiếm Chi Khu Hòai Ân và sau

đó là Chi Khu Tam Quan thì gặp sự chống đối mạnh mẽ của Chuẩn tướng

Nguyễn Hửu Hạnh, Tư lệnh phó Lãnh Thổ Quân Khu II. Sau này, khi tôi

rời chức vụ Tỉnh Trưởng Bình Định trở về Sàigòn, Tướng Nguyễn Hữu Hạnh

cũng bị Bộ Tổng Tham Mưu triệu hồi về và cho giãi ngũ. Ba ngày sau,

đich tấn công Chi Khu Hòai Nhơn và Trung Đòan 40 Bộ Binh vào sáng sớm

với quân số 2 Trung Đòan. Sau 3 tiếng đồng hồ, Trung đòan 40 và Chi

Khu Hòai Nhơn thất thủ, một số quân sĩ rút qua sông Bồng Sơn chạy về

phía Nam và một số khác tử thủ bị bắt làm tù binh. Cuối cùng, ba quận

miền Bắc của tỉnh Bình Định đã rơi vào tay địch…
Trách nhiệm nặng nhất bị mất ba quận miền Bắc tỉnh Bình Định trong mùa

hè đỏ lửa năm 1972 vẫn thuộc về tôi, và niềm cay đắng này vẫn còn mãi

trong tâm trí tôi.
DPP: Có phải ông đã cho thả bom CBU để phản công Việt Cộng chiếm 3

quận thuộc bắc Bình Định?


NVC: Sau khi nhận chức Tỉnh Trưởng, tôi đến thăm Căn Cứ Không Quân Phù

Cát do Đại Tá Không Quân Nguyễn Hồng Tuyền chỉ huy. Ông là một trong

những người bạn thân của tôi và cùng học Tai Chi ở Cần Thơ. Đại Tá

Tuyền đưa tôi đi thăm căn cứ và cho tôi xem một kho chứa 60 quả bom

lọai đặc biệt. Nhìn thấy tôi biết ngay là lọai bom nhẹ, khi nổ ra tạo

một vòng sát hại trực kính 1500 thước, đốt hết dưỡng khí trên mặt đất,

xuống đến các hầm hố, hang động, không làm nguy hại nhà cửa và cây cối.
Tôi đã xin Đại Tá Tuyền đánh hai mục tiêu. Mục tiêu 1 là đánh vào đòan

quân địch đang di chuyển trong rừng, phía Tây-Bắc quận An Khê, giết

hơn 300 địch quân. Mục tiêu 2 đánh vào địa điểm lễ ăn mừng chiến thắng

của Sư đòan 3 địch cách 10 cây số phía Tây quận Hòai Ân, sát hại hơn

600 bộ đội và Sĩ Quan. Tôi không dám xử dụng lọai bom này trong việc

tái chiếm 3 quận miền Bắc vì bom không phân biệt địch và dân, sẽ giết

nhiều thường dân vô tội. Sau này Đại Tá Tuyền có xử dụng hai quả bom

để đánh vào một trung đòan địch ở Đèo Nhông, giết 2 tiểu đòan địch và

một quả phía Tây phi trường sát hại hơn 400 địch quân tiến đến gần sát

hàng rào phi trường.


Tất cả chúng ta lưu vong hải ngọai vì miền Nam bị miền Bắc xâm chiếm.

Chúng ta bị mất miền Nam vì đồng minh yểm trợ chúng ta theo chính sách

nhỏ giọt, miền Bắc được yễm trợ dồi dào của khối Cộng sản quốc tế.

Nhưng chung qui, chúng ta mất miền Nam do cơ Trời đã định sẳn, xin quí

vị nghe câu chuyện sau đây:
Tháng Sáu năm 1975 tôi đến Mỹ và tháng 11 năm 1975 tôi được ông bạn

Mỹ, mời tôi lên thăm thủ đô Hoa Thịnh Đốn. Tôi được ông tiếp đón và

mời về nhà dùng cơm tối. Sau bửa cơm, ông và tôi ra sau nhà ngồi uống

trà, ông buộc miệng hỏi tôi: “60 quả bom đặc biệt chúng tôi để lại Phù

Cát sao các ông không dùng đến để tiêu diệt Cộng Sản trong Nam và tòan

bộ miền Bắc vào đầu năm 1975 mà lại chịu thua bỏ chạy như thế

này?”.Nghe xong, tôi cho ông ta hay là không biết vì cớ gì mà tôi quên

mất không nhớ tới lọai vũ khí đặc biệt này từ lúc tôi rời khỏi Bình

Định năm 1972 .
Bốn năm trước ngày ông mất, cựu Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu đã hẹn gặp

Đại Tá Không Quân Nguyễn Hồng Tuyền tại San José, Bắc Cali. Ông Dân (

một người bạn của tôi và cũng là bạn của Đại Tá Tuyền) cùng với Đại Tá

Tuyền đến chổ hẹn gặp ông Thiệu. Ông Thiệu có hỏi Đại Tá Tuyền về số

vũ khí đặc biệt dự trữ trong kho bom phi trường Phù Cát từ năm 1972

đến 30/04/1975. Đại Tá Tuyền nói rằng số vũ khí đặc biệt đó đã được

ông ta báo cáo hàng tháng về BTL Sư Đòan 2 Không Quân, Phòng Tiếp Vận

Quân Đòan II, Phòng Tiếp Vận BTL Không Quân, Tổng Cục Tiếp Vận Bộ Tổng

Tham Mưu. Nếu Tổng Thống và các nơi nhận báo cáo không biết trong tay

mình có vũ khí mạnh mẽ thì đây là số Trời…Ông Thiệu bật lên tiếng nấc

nghẹn ngào…”Đúng vậy! Quả là số Trời”.
Tháng 10, năm 1978, CS Hà Nội được tin quân Trung Cộng sẽ tấn công

vùng thượng du Bắc Việt và có thể tiến quân vào Hà Nội. Tòa Đại sứ

Liên Sô tại Hà Nội cho CS Bắc Việt biết Trung Cộng sẽ điều động 2 Quân

đòan Thiết Giáp và 2 Quân đòan Bộ Binh từ phía Bắc tràn xuống. Vị Đại

sứ Nga báo cho Tướng CS tại Bộ Quốc Phòng Hà Nội biết là phi trường

Phù Cát cũ của Không Lực VNCH còn dự trữ 55 quả bom đặc biệt, có thể

dùng để tiêu diệt Chiến xa và quân Trung quốc. Phải dùng lọai khu trục

phản lực A-37 của Không Quân VNCH mới ném lọai bom này được. CS Hà Nội

ra lệnh thả ra khỏi các trại Cãi Tạo một số lớn Phi Công A-37 và các

chuyên viên bảo trì, sau đó CS tập trung 40 khu trục cơ A-37 còn bay

được từ miền Nam ra miền Bắc và chuyên chở 55 quả bom đặc biệt ấy theo.
Đầu năm 1979, Trung Cộng ồ ạt đổ quân tràn sang Việt Nam, tấn chiếm

các Tỉnh cực Bắc của Việt Nam. Đòan Khu Trục Cơ A-37 nầy bay lên không

phận Cao Bằng – Lạng Sơn và trong 3 ngày đã tiêu diệt 80 phần trăm

chiến xa địch và giết 2 Sư đòan Bộ Binh Trung Cộng. Đặng Tiểu Bình

phải mau lẹ ban lệnh rút quân về Tàu. Theo tin tức của Siêu Cường, tỷ

lệ thương vong giữa Việt Nam và Trung Cộng là 1/28.


DPP: Sau khi thất trận ông tái phối trí lực lượng và phòng thủ như thế

nào để ngăn chận Việt Cộng sẽ tiếp tục tiến công?


NVC: Tôi giao trách nhiệm tái phối trí phòng thủ từ phía Nam cầu Bồng

Sơn và mạn sườn phía Tây của hai quận Phù Cát và Phù Mỹ cho Bộ Tư Lệnh

Sư Đòan 22 Bộ Binh. Bộ Tổng Tham Mưu và Bộ Tư Lệnh Quân Đòan II chỉ

thị tôi trách nhiệm tái phối trí để giữ vững phần lãnh thổ còn lại và

chỉ phản công khi có lệnh củ Quân Đòan II. Bộ Chỉ Huy Tiểu Khu và các

Chi Khu trách nhiệm thu nhận tàn quân của Địa Phương Quân và Nghĩa

Quân, tập trung về Qui Nhơn để tái huấn luyện tinh thần và trang bị vũ

khí. Tôi được biết ông Võ Trấp với cương vị Trưởng Đòan Nhân Dân Tự Vệ

Tỉnh Bình Định. Ông Võ Trấp là người có khả năng Lãnh Đạo-Chỉ Huy và

có tinh thần quốc gia vững chắc. Cơ sở NDTV của ông ở Ghềnh Ráng đủ

rộng để trú đóng một Tiểu Đòan nên thay vì đưa tàn quân về Trung Tâm

để tái huấn luyện, tôi đặt việc trách nhiệm tái huấn luyện tinh thần

cho tàn quân thì ông Vỏ Trấp nhận trách nhiệm thi hành với sự hổ trợ

của Bộ Chỉ Huy Tiểu Khu Bình Định. Ông Võ Trấp đã hòan tất nhiệm vụ

theo đúng thời gian hạn định. Các tân Tiểu Đòan Địa Phương Quân và các

tân Đại Đội Nghĩa Quân được tăng phái ra các Chi Khu để tham gia hệ

thống phòng thủ diện địa. Thêm vào đó, hộp thơ Dân Nguyện được đặt ở

nhiều ngả tư trên các đại lộ trong thị xã Qui Nhơn và chỉ trong một

đêm, ngành An Ninh tỉnh đả bắt được trên một trăm tên VC nằm vùng.
DPP: Xin ông thuật lại việc Việt Cộng(?) đã ném lựu đạn tại sân Vận

động Qui Nhơn làm chết nữ giáo sư Yến và một số người bị thương, trong

đó có ông?
NVC: Việc nhóm họp tại sân vận động Qui Nhơn vào 6 giờ chiều thứ bảy

để huy động giáo chức và học sinh, thân hào nhân sĩ, đại diện các Tôn

Giáo để phát động phong trào họat động xã hội, làm sạch sẽ thành phố

Qui Nhơn và các quận lỵ trong tỉnh, đồng thời trùng tu các đền thờ,

lăng tẩm của các bậc Tiền Nhân có công đức giữ nước và dựng nước trong

tỉnh nhà. Buổi họp mặt qui tụ trên hai ngàn người, đa số là các em học

sinh đại diện các trường trung học trong tỉnh dưới sự hướng dẫn của

các giáo sư, Đòan Hướng Đạo Qui Nhơn…


Sau khi lễ khai mạc chấm dứt, vị đìều hợp viên tuyên đọc chương trình

họp và mọi người tán thành các chương trình đề ra. Sau đó tôi quyết

định xuống khán đài, vừa duyệt đòan ngũ và chào hỏi các người có trách

nhiệm đứng với đòan thể của họ. Tháp tùng với tôi có ông Phó Thị

Trưởng, Thiếu Tá Quân Trấn Trưởng, Trung Úy Ba Chánh Văn Phòng Tỉnh

Trưởng, một Thượng Sĩ và một Trung Sĩ cận vệ. Khi đến trước đòan Hướng

Đạo, một Hướng Đạo sinh mang cây đàn lục huyện cầm bước ra, trao cây

đàn cho tôi và yêu cầu tôi cùng đàn và hát với các em một bài hát Dân

Tộc. Sau đó tôi trao cây đàn lại cho một Hướng Đạo sinh và có người

trao cho tôi một loa phóng thanh, tôi nổi hứng nói liền hai câu: Các

thanh niên, thiếu nữ Bình Định nên nhớ rõ lời dạy của Tiền Nhân “Trai

Trung không thờ hai Chúa – Gái Chính Chuyên chẳng lấy hai Chồng”. Cả

hội trường vỗ tay ầm ĩ. Ngay khi đó, một quả lựu đạn chống biểu tình

lọai lớn của Mỹ từ sau ném tới. rớt phía trướ mặt tôi một thước và nổ

bùng lên. Tôi bị bất ngờ, thóang ngạc nhiên và vẫn đứng yên tại chổ.

Nhìn xung quanh, tôi thấy nhiều người chết và bị thương. Trung Úy Ba

trao cho tôi cây gươm Lệnh của Đức Thánh Trần đã rút khỏi bao. Tôi cầm

lấy, thủ ngang trước ngực, máu từ trên mặt tôi chảy xuống, thắm đỏ

lưởi gươm. Lúc đó, ông Trung Tá Mỹ cố vấn chạy xe Jeep vào, ôm tôi lên

xe và đưa thẳng đến bệnh viện Mỹ. Tôi được nhân viên y tế Mỹ cởi quần

áo trận ra, tôi mới nhìn thấy áo quần trận của tôi rách bươm vì mãnh

lựu đạn. Họ lau rửa, cầm máu ở các vết thương và đưa máy quang tuyến

đến chụp hình tôi từ đầu xuống chân. Ba mươi phút sau họ trưng bày các

phim chụp được và cho tôi biết là không nguy hại đến tính mệnh. Họ nói

đến sáng mai họ sẽ giải phẩu lấy miểng lựu đạn ra. Tôi lập tức yêu cầu

họ chuyển tôi về Quân Y Viện QLVNCH tại Qui Nhơn để được các Bác Sĩ

Quân Y Việt Nam chăm sóc tôi, đồng thời cám ơn những gì họ đã giúp tôi

lúc đầu. Lập tức, họ thông báo cho Quân Y Viện Qui Nhơn. Sáng hôm sau,

họ đưa tôi về đó. Ba giờ chiều tôi được đưa vào phòng giãi phẩu, có

rất nhiều Y sĩ và y tá. Y sỹ Thiếu tá Minh phụ trách giải phẫu. Ông

giải thích cho tôi biết là chỉ giải phẩu một vết thương để quan sát,

nếu vết thương thứ nhất không làm độc thì không cần phải giải phẫu

phần còn lại vì miểng lựu đạn đã dính chặc vào xương rồi. Sau khi giải

phẫu vết thương, Bác sĩ Minh tuyên bố: “Vết thương không làm độc,

chúng tôi không cần giải phẫu nữa, Đại Tá có thể dưỡng thương ở đây

trong 5 ngày và sẽ xuất viện. Về sau tôi được Phòng Ba Tiểu Khu báo

cáo có 4 người lớn bị tử thương, trong đó có giáo sư Yến, 8 người lớn

và hơn 40 thanh thiếu nam nữ bị thương.


DPP: Ông vừa nhắc đến cây gươm lệnh của Đức Thánh Trần, Tại sao ông có

được cây gươm nầy?Hiện giờ nó ở đâu?


NVC: Đến Qui Nhơn được hai ngày, Trung Tướng Ngô Du Tư Lệnh Quân Đòan

II từ Pleiku xuống Qui Nhơn mời tôi đi với ông đến viếng đền thờ Đức

Thánh Trần Hưng Đạo trong thị xã. Tôi và Thượng Sĩ Châu lái xe theo

Trung Tướng Tư Lệnh đến đền thờ. Trung Tướng Tư Lệnh vào cửa chính

diện của Đền Thờ, tôi và Thượng Sĩ Châu vào cửa sau và ngồi ở dảy nhà

hậu uống trà. Mười phút sau, có một vị lớn tuổi trong Ban Thờ Tự,

xuống gặp tôi và nói to: “Thánh mời Tổng Trấn Bình Định”. Tôi và

Thượng Sĩ Châu im lặng. Cụ già trở lên Đền và 5 phút sau lại trở xuống

nói: “Thánh mời Nguyễn Văn Chức”. Tôi và Thượng Sĩ Châu cùng đứng lên

và theo cụ lên trên Đền.


Tôi thấy Trung Tướng và mọi người đang ngồi ở dãy ghế đối diện với vị

đồng cốt Đức Thánh Trần. Tôi được mời ngồi và Thánh nói chuyện với

Trung Tướng Tư Lệnh : “Vị này là Tổng Trấn Bình Định, có trách nhiệm

lớn với Tỉnh trong việc phòng thủ chống trả cuộc tấn công của địch

trong mùa hè này, Trung Tướng phải hổ trợ Tổng Trấn Bình Định”. Nói

xong, Thánh truyền lệnh lấy gươm Lệnh. Một cụ già lấy thang gỗ leo

thang lên trang thờ phía trên, lấy xuống một thanh gươm dài, bọc trong

bao vải màu điều, trao cho Thánh. Thánh đỡ lấy cây gươm, mở bao vải

điều lộ ra võ gươm bằng gổ thường. Thánh rút gươm ra khỏi võ, cán gươm

màu đen xạm, dài lối ba tấc, lưỡi gươm dài hơn một thước, rĩ sét và

lưỡi gươm bị sứt mẻ nhiều chỗ. Thánh gọi lấy chén son và bút tàu rồi

vẻ bùa ngoằn ngòeo lên lưỡi gươm. Xong Thánh đứng lên hướng về tôi,

tôi đứng dậy. Thánh bảo tôi rằng: “Thanh gươm này đã theo ta trong

suốt cuộc đời binh nghiệp, nay ta trao lại cho Tổng Trấn. Hãy nối chí

ta, giúp nước khi có nguy biến. Khi nào máu của Tổng Trấn nhuộm lên

lưỡi gươm sẽ giúp gươm thiêng này phát triển hết sức mạnh nhiệm mầu

của nó. Tôi đưa hai tay ra nhận lưỡi gươm và chuyển sang Thượng Sĩ

Châu giữ hộ tôi. Sau đó, Thánh trao đổi vài câu chuyện với Trung Tướng

Tư Lệnh và thăng. Tôi ra về lại văn phòng tỉnh, Nữa tiếng sau, các cụ

trong Ban Thờ Tự Thánh ở đền thờ mang đến cho tôi một khám thờ khá

đẹp, đặt trên lầu hai của dinh tỉnh trưởng và để thanh gươm vào đấy.
Từ đó, mỗi ngày, Thượng Sĩ Châu đến dinh, lấy gươm mang vào lưng và

đến văn phòng Tỉnh chờ tôi đi công tác. Trong thời gian ở Bình Định

tôi và Thượng Sĩ Châu bị địch bắn rơi trực thăng chỉ huy ba lần nhưng

không bị thưong tích gì, chỉ có phi hành đòan Mỹ bị thương nhẹ. Tôi đã

thóat ra khỏi nhiều trận phục kích của địch trên núi và đánh kiểu độn

thổ dưới chân núi. Thượng Sĩ Châu lúc nào cũng theo sát bão vệ tôi.

Ông là một quân nhân kỷ luật, can đảm và trầm tĩnh. Trước khi rời Tỉnh

Bình Định trở về Nam, tôi mang thanh gươm đến giao trả lại cho Ban Thờ

Tự, các cụ không nhận và bảo rằng Thánh chỉ thị Đại Tá mang theo về

nhiệm sở mới. Tôi cám ơn và mang theo về Sàigòn.


Về đến Sàigòn tôi trình diện Tổng Thống và được bổ nhậm vào chức vụ

Chỉ Huy Trưởng Công Binh và được thăng cấp Chuẩn Tướng sau đó. Tôi

mang cây gươm Thần đến Căn Cứ 40 Công Binh và nhờ một Thiếu Úy cho rèn

lại lưỡi gươm, sửa chữa những chổ bị sứt mẽ và làm vỏ gươm mới. Tôi

ngồi lại chổ xưởng thép và theo dõi. Vị Thiếu úy lấy cán gươm ra

trước, cho vào máy thổi cát chạy lối 5 phút, tắt máy, lấy cán gươm ra,

cả tôi và vị Thiếu Úy đều kinh ngạc. Cán gươm màu đen, cho vào máy

thổi sạch biến thành một thỏi vàng tròn nặng lối 5 kí lô. Vị Thiếu Úy

và hai Hạ Sĩ Quan chuyên môn hòan tất bao gươm và lưỡi gươm trong vòng

2 tiếng đòng hồ. Tôi đưa cán gươm ra cho họ tra vào lưỡi gươm và từ

biệt họ, ra về.
Tôi đã chôn cây gươm nầy ở một nơi thuộc Sài Gòn.
DPP: Về mặt dân sự, ông đã làm gì để an dân? Ông có gặp gỡ các thân

hào nhân sĩ, các tôn giáo, giới trí thức và dân chúng. Họ có sẵn sàng

hợp tác với chính quyền để ngăn chận sự phá rối trị an của thành phần

du đảng tại Qui Nhơn lúc bấy giờ?


NVC: Trong quá khứ, tôi đã làm nhiều công tác xây cất Công Binh trong

tỉnh Bình Định, Quảng Ngãi và Kontum, Pleiku. Tôi biết rõ người dân

Bình Định rất hào hùng và sĩ khí mạnh mẽ. Tôi có một ngân khỏan lớn

tại Ty Ngân Khố Qui Nhơn để dùng vào các công tác Dân Sự Vụ và tình

báo. Được quân đội Mỹ cấp cho một trực thăng nhỏ dùng vào việc chỉ huy

và liên lạc, tôi thường thăm viếng các xã ấp nghèo ở xa quốc lộ 1,

giúp tiền bạc để xây cất trường tiểu học, bệnh xá, nhà hộ sinh, xây

dựng các đập giữ nước để làm ruộng. Tôi đã trả tiền nợ cho các chủ đất

đã bị trưng dụng để xây cất phi trường Phù Cát lúc Trung Tá Trần Đình

Vọng làm tỉnh trưởng…


Tại thị xã Qui Nhơn, tôi thường tiếp xúc với vị Đầu Tộc đạo Cao Đài,

ông Thái Giáo Hòai, Đại Diện Tổng Liên Đòan Lao Công, ông Mạc Như Tòng

và một số nhân sĩ, trí thức để nhờ họ giúp tôi tìm hiểu dân tình. Tôi

đã cố gắng thuyết phục các cấp Hành Chánh và Quân Sự trong tỉnh giúp

tôi diệt trừ tội ác và tệ nạn tham nhũng. Bộ Tham Mưu Tiểu Khu gíup

tôi thiết lập các kế họach bảo vệ an ninh trong thị xã Qui Nhơn, diệt

trừ các nhóm băng đảng, trộm cắp và lùng bắt VC nằm vùng. Ông Trưởng

Ty Cảnh Sát báo cáo rằng băng đảng của Ba Lực tại Qui Nhơn là khó trị

nhất. Tôi mời ông Thái Giáo Hòai dùng cơm tối với tôi và nhờ ông giúp

ý kiến cho tôi dẹp băng đảng này. Ông Hòai cho tôi biết là khó mà dẹp

được băng đảng bằng súng đạn, mà cần phải đặt vấn đề này qua tinh thần

Dân Tộc và lương tri của người Việt Nam Yêu Nước.


Sáng hôm sau, tôi viết thơ, nhờ người Thượng Sĩ của tôi mang đến tận

nhà anh Ba Lực và chờ lấy thư phúc đáp của anh Ba. Vài giờ sau anh

Thượng Sĩ mang thư của anh Ba hẹn tôi sáu giờ chiều đến nhà anh dùng

cơm tối. Đúng sáu giờ tôi đến trước cửa nhà anh Ba Lực. Vừa bước ra

khỏi xe Jeep với y phục Xây Dựng Nông Thôn, tôi được anh Ba ra tận xe

bắt tay tôi và đưa vào một sân rộng có kê bàn hình chử T và mời ăn cơm

có rượu mạnh. Nhìn trong mắt anh Ba Lực, tôi thấy anh là một người có

nghị lực và cương quyết.


Lúc vào trong sân, tôi đã thấy dưới gầm bàn có một số súng đạn và lựu

đạn nhưng tôi làm như không thấy gị cã. Cơm nước xong, anh em dọn bàn

sạch sẽ và mời uống trà.
Lúc bấy giờ anh Ba đứng lên, cám ơn tôi đã đến dùng cơm với anh em và

mời tôi phát biểu ý kiến, nói xong anh ngồi xuống. Tôi đứng lên cám ơn

anh Ba và anh em đã mời tôi đến tham dự bửa cơm thân mật và tôi xin

phép được nói lên cảm nghĩ của tôi vào thời điểm quan trọng này. Tôi

phát họa tình hình an ninh tổng quát trong tỉnh và cuộc chiến lớn sẽ

xảy ra tại tỉnh Bình Định với Sư Đòan 3 CS ngay trong lãnh thổ tỉnh

nhà. Tôi rất mong muốn thị xã Qui Nhơn có được an ninh trật tự để lo

đánh nhau với địch ngòai tiền tuyến. Đất nước lâm nguy, tôi xin anh Ba

và quí vị giúp nhân dân và tôi giữ được an ninh thị xã bằng cách di

chuyển đến nơi khác làm ăn. Xin cám ơn anh Ba và quí vị. Tôi ngồi

xuống. Mọi người giữ im lặng. Anh Ba đứng lên với lời lẽ mạnh: “ Tôi

nghỉ rằng Đại Tá nói đúng. Tình hình rất nguy ngập. Ngay đêm nay tôi

sẽ giúp anh em mỗi người một số tiền và chúng ta sẽ rời Qui Nhơn, sống

cuộc đời bình thường”. Mọi người vỗ tay tán thưởng. Tôi và anh Ba cùng

đứng lên, tôi bắt tay anh Ba và chào từ biệt mọi người. Anh Ba tiển

tôi ra tận xe.


DPP: Tại sao việc chính phủ lấy đất của dân để xây dựng phi trường Phù

Cát từ thời Tỉnh trưởng Trần Đình Vọng mà đến khi ông về trấn nhậm mới

bồi thường? Ngân khoản này phải là rất lớn, ông có từ đâu?Xin ông cho

biết chi tiết.


NVC: Tôi không rõ vị Tỉnh Trưởng tiền nhiệm( Đại Tá Bách) có giải

quyết chuyện này hay không nhưng khi tôi làm Tỉnh trưởng được 8 ngày

thì nhận được báo cáo Khẩn của Chi Khu Phù Cát lúc 7 giờ sáng, dân

chúng đã biểu tình chận quốc lộ 1 và đòi tiền bồi thường đất bị trưng

dụng thuộc phi trường Phù Cát. Ông Phó Tỉnh trưởng đã gửi một Đại Đội

Cảnh Sát Dã Chiến đến tại chổ để ngăn chận cuộc nổi lọan của đồng bào.

Tôi lập tức báo cho Thiếu Tá Bồng, Chi Khu Trưởng chờ tôi tại hiện

trường để tôi đến giải quyết tại chổ. Thật ra, Bộ Tổng Tham Mưu đã gữi

tiền đến tỉnh Bình Định lúc Trung Tá Trần Đình Vọng giữ chức vụ Tỉnh

Trưởng để trả tiền cho những người bị trưng dụng đất để xây cất phi

trường Phù Cát. Trung Tá Vọng làm thất thoát số tiền này và bị phạt tù.
Đến nơi, tôi được Thiếu Tá Bồng giới thiệu là Đại Tá Tỉnh Trưởng mới

của Tỉnh. Đồng bào thấy tôi mặc bộ đồ bà ba đen, mang giày săn đan cao

su, không có mang cấp bậc Đại Tá, họ có vẻ không tin tôi là Tỉnh

Trưởng. Một vị Trung Tá Mỹ đi theo tôi nói tiếng Việt rất sõi, trình

bày với đồng bào đây là Đại Tá Nguyễn Văn Chức, đương kim Tỉnh Trưởng.

Tiếp theo lời của vị cố vấn Mỹ, tôi chào hỏi đồng bào xong, đưa ra

chương trình trả tiền trưng dụng đất đai của phi trường Phù Cát. Tôi

nói: “ Kể từ ngày mai, mỗi ngày Chi Khu sẽ đưa 10 người chủ đất vào

Khu Tạo Tác Qui Nhơn, quí vị nên mang theo đầy đủ hồ sơ trưng dụng đất

để trình cho Ủy Ban. Nếu đúng theo hồ sơ, quí vị sẽ được trả tiền bằng

chi phiếu và lãnh tiền tại Ngân Khố Qui Nhơn với 7 % tiền lời kể từ

ngày trưng dụng đất. Trung Úy Ba sẽ giao cho quí vị ngân phiếu trả

tiền. Sau đó, một vị lớn tuổi đứng ra thay mặt đồng bào cám ơn chính

quyền Tỉnh rồi họ tự động giải tán. Những ngày về sau, các nhân viên

hữu trách đã giúp tôi mau mắn giải tỏa món nợ đã làm đồng bào đau khổ

từ nhiều năm.


Tôi không nhớ rõ tổng số tiền bồi thường là bao nhiêu. Còn ngân khoản

mà tôi có được để bồi thường là lúc tôi về nhậm chức Tỉnh Trưởng, tôi

được đại sứ Bunker giúp cho 100 triệu đồng chuyển thẳng vào Ty Ngân

Khố Bình Định. Số tiền này dùng làm quĩ Dân Sự Vụ và tình báo.


DPP: Tại sao ông chỉ mặc bộ đồ bà ba đen của Xây Dựng Nông Thôn ?

Những khi tiếp khách hay tiếp những vị sĩ quan cao cấp hơn ông thì ông

mặc y phục gì?
NVC: Tôi đến Bình Định nhận chức vụ Tỉnh Trưởng với quân phục trận,

mang cấp bậc Đại Tá. Sau lễ bàn giao, tôi vào văn phòng Tỉnh và thay

bộ quần áo đen của Xây Dựng Nông Thôn , mang giày săn đan cao su. Thật

ra, tôi không thể mang quân phục Đại Tá vì thượng cấp giao cho trách

nhiệm điều khiển hành quân Sư Đòan 22 Bộ Binh VNCH và Sư Đòan Mãnh Hổ

Đại Hàn. Cả hai vị Tư Lệnh đều mang cấp bậc Thiếu Tướng nên phải mặc y

phục XDNT. Tôi vẫn giữ nguyên bộ y phục XDNT trong công vụ hằng ngày,

cũng như tiếp đón các phái đòan ngọai quốc và trung ương ra thăm viếng

tỉnh Bình Định hay vào Sài Gòn họp, trình diện thượng cấp.
DPP: Có lời đồn là ông không được lòng của một ông dân biểu Bình Định,

nên ông ta đã vận động để thuyên chuyển ông. Điều này đúng hay sai?


NVC: Tôi không hề nghe nói về việc này. Phó Tổng Thống Trần Văn Hương

có nói với tôi là một số các vị Linh Mục ở Bình Định có xin Tổng Thống

thuyên chuyển tôi đi nơi khác vì tôi quá mê tín. Nhưng đó là chỗ tư

riêng ông Phó Tổng Thống đã nói với tôi như vậy, còn việc tôi đi khỏi

tỉnh Bình Định thì không phải do việc đó.
DPP: Việc ông kỷ luật Trưởng Ty Xã Hội Bình Định thực hư như thế nào ?
Tôi đang đẩy mạnh phong trào bài trừ tham nhũng trong tỉnh. Một vị

Nghị Viên Hội Đồng Tỉnh đến gặp tôi tại văn phòng, cho tôi xem một bản

danh sách có tên những người được Bộ Xã Hội cấp tiền bồi thường về một

vụ thiên tai mấy tháng trước Bản danh sách do Ty Xã Hội Tỉnh thiết lập

có chử ký của người nhận trợ cấp. Có những người trong bản danh sách

lãnh tiền nhiều lần mà ông Nghị Viên đã hight light lên và đưa tôi

xem. Tôi cám ơn ông Nghị Viên và hứa sẽ đem việc này ra công lý. Tôi

mời ông Trưởng Ty Xã Hội đến gặp tôi tại văn phòng trước sự hiện diện

của 2 vị Quân Cảnh Tư Pháp. Tôi đả đưa cho 2 vị Quân Cảnh xem tài liệu

trước khi ông Trưởng Ty đến. Lát sau, ông Trưởng Ty đến, tôi mời ngồi

và đưa bản danh sách lãnh tiền có gạch vàng tên họ của những người đã

lãnh tiền nhiều lần.


Xem xong, ông Trưởng Ty tái mặt và nói rằng đây là bản danh sách do

nhân viên của ông sọan thảo. Tôi chỉ vào chử ký và con dấu của ông

trên trang cuối. Tôi chỉ thị 2 vị Quân Cảnh còng tay ông Trưởng Ty và

đưa đến giam giữ tại Trung Tâm Cải Huấn. Tôi gọi điện thọai cho Ông

Giám Đốc Trung Tâm Cải Huấn, yêu cầu dùng một văn phòng nhỏ, để một

giường và một bàn ăn, không điện thọai, radio. Mỗi ngày mang đến cho

ông ấy ba bửa ăn đầy đủ do ngân khỏan của tôi đài thọ. Không ai được

phép thăm viếng ông ta mà không có giấy cho phép của tôi. Hai hôm sau,

ông Tổng Trưởng Xã Hội ở Sàigòn điện thọai báo cho tôi biết hôm sau

ông sẽ đến gặp tôi tại Qui Nhơn. Tôi ra phi trường đón ông về văn

phòng Tỉnh Trưởng và trình bầy tội trạng của ông Trưởng Ty. Ông Tổng

Trưởng hỏi tôi sẽ xử lý như thế nào. Tôi nói với ông Tổng Trưởng là

tôi sẽ đưa ông ấy đi làm lao công chiến trường ở Phù Mỹ độ một tuần lể

và cho ông phục chức lại, không báo cáo về Trung Ương. Sau đó tôi đưa

ông Tổng Trưởng đi thăm ông Trưởng Ty Xã Hội tại Trung Tâm Cải Huấn.

Ông Tổng Trưởng bằng lòng về cách trừng phạt của tôi. Sau khi dùng cơm

trưa xong, tôi đưa ông ra phi trường trở về Sàgòn.
Ông Trưởng Ty đã thi hành công tác tải đạn cho một Trung Đòan phía Bắc

Qui Nhơn trong 7 ngày và được trả về Qui Nhơn và đảm nhận lại chức vụ

Trưởng Ty Xã Hội.
DPP: Được biết ông có tặng cho trường Tham Mưu Chỉ Huy Cao Cấp ở tiểu

bang Kansas tượng của vua Quang Trung, xin ông kể lại việc này.


NVC: Năm 1966, tôi và 28 Sĩ quan cấp Tá được Bộ Tổng Tham Mưu chỉ định

theo học lớp “Tham Mưu Chỉ Huy Cao Cấp” tại Trường Đại Học Lục Quân

Hoa Kỳ, Fort Leavenworth, Tiểu Bang Kansas. Tôi được chỉ định làm Sĩ

quan Đại diện khóa học này.


Mọi người cùng chung góp tiền cho tôi để thực hiện món quà lưu niệm có

ý nghĩa để tặng cho trường trong ngày khai giảng khóa học.


Từ thuở ấu thơ, tôi được nghe ông Nội tôi kể chuyện về các danh tướng

Việt Nam trong quá khứ của lịch sử. Trong số quí vị danh tướng đó, tôi

thích nhất là Tướng Nguyễn Huệ, khi lên ngôi lấy hiệu “Quang Trung Đại

Đế” trong thế kỷ thứ 18, đã đánh tan quân nhà Mãn Thanh phương bắc,

trong thời gian chớp nhóang vào dịp Tết Kỷ Dậu, giải phóng Thủ Đô

Thăng Long, đem lại thanh bình cho nhân dân miền Bắc và Triều Đình nhà

Lê. Thời gian cho phép ngắn ngủi nhưng tôi hết sức cố gắng để hoàn

thành được tượng vua Quang Trung cưỡi trên lưng chiến mã đang phi nước

đại, miệng thét to, với thanh gươm chỉ về phía trước, hàm râu bị gió

thổi ngược về phía sau, được xưởng Thanh Lễ ở Bình Dương thực hiện.

Tôi rất hài lòng về bức tượng. Tổng cộng chiều cao 1 mét 70, chiều dài

1mét 90. Tôi nhờ ông đóng thùng và bên trong được ràng buộc kỷ lưỡng.


Quà lưu niệm được mang lên máy bay và theo chúng tôi từ SàiGòn đến San

Fransis- co, rồi đến phi trường Kansas City. Học viên và quà lưu niệm

được chở về trường Đại Học Quân Sự. Tôi nhờ hai vị cố vấn cũ của tôi

đang làm giáo sư trong trường giúp tôi cho chiếu ánh sáng vào món quà

của phái đòan Việt Nam khi trình diễn trên sân khấu.
Đúng 8 giờ sáng học viên Đồng Minh và Mỹ lối 400 người cùng vào Đại

Giảng Đường an tọa. Kế tiếp là ban Giáo Sư và Trung Tướng Giám Đốc đến

chủ tọa. Ban quân nhạc trổi lên quốc thiều Mỹ, mọi người đứng lên chào

quốc kỳ Mỹ. Sau thủ tục khai mạc là phần trình bày quà lưu niệm của

đại diện học viên từng quốc gia theo mẫu tự a, b, …Mỗi quốc gia được

dành 20 phút để trình bày ý nghĩa quà lưu niệm của mình nhưng họ chỉ

dung có 3 hay 5 phút là xong. Việt Nam đứng cuối sổ nên khi tới phiên

tôi thì còn quá nhiều thì giờ. Sau khi được giới thiệu tôi đẩy chiếc

xe bốn bánh với tượng một ông Tướng đang cưỡi ngựa ra trận, ai nấy đều

ngạc nhiên vì món quà lưu niệm của Việt Nam quá lớn. Tôi đẩy bức tượng

đến gần máy vi âm và xoay ngang cho mọi người thấy rõ.
Tôi đến máy vi âm, mở lời chào Trung Tướng Giám Đốc, ban Giáo Sư, quan

khách và các học viên Hoa Kỳ và Đồng Minh. Kế đó tôi xin phép Trung

Tướng Giám Đốc được trình bày trong vòng 30 phút. Trung Tướng chấp

thuận. Tôi bắt đầu:


Kính thưa Trung Tướng,
Kính thưa tòan thể quí vị,
Hôm nay, tôi rất hân hạnh được đứng đây để trình bày cùng quí vị lịch

sữ của tượng này được chúng tôi mang đến Trường Đại Học của Lục Quân

Hoa Kỳ tặng làm quà lưu niệm đánh dấu khóa học của phái đòan học viên

Việt Nam Cộng Hòa. Chúng ta đều là thành phần ưu tú của Hoa Kỳ và của

mỗi quốc gia. Lẽ cố nhiên là chúng ta luôn luôn văn ôn – võ luyện, học

tập quân sử của các siêu cường và nhiều quốc gia khác liên quan đến

quốc gia của mỗi chúng ta. Bây giờ, tôi xin trình diện quí ngài vị

Tướng lừng danh của Việt Nam hồi thế kỷ thứ 18. Đó là Đại tướng quân

Nguyễn Huệ, Quang Trung Đại Đế, người đã đánh bại quân đội Thanh Triều

của phương Bắc trong một tuần lể giao tranh. Quang Trung Đại Đế là một

chiến thuật gia và một thiên tài Tiếp Vận.
Xuất phát từ Qui Nhơn thuộc tỉnh Bình Định với 60 ngàn quân sĩ và phần

tiếp vận tiên khởi. Đường sá từ Qui Nhơn ra Thanh Hóa rất hiểm trở thế

mà đòan huấn luyện quân sĩ, mua sắm lương thực và mọi thứ hàng tiếp

vận thật đầy đủ và chỉ mất 40 ngày là đại quân của ngài đã đến Thanh

Hóa với quân số tham chiến là 200 ngàn cộng với 90 ngày lương thực cho

tòan quân. Ông liên tiếp giáng những đòn chí tử vào quân Thanh và đã

tiêu diệt gần hết, chỉ còn một số rất ít chạy được về Tàu. Quân nhà

Thanh chọn quân Thiết Kỵ cao lớn, cưỡi ngựa Mông Cổ, ngựa và người

mang giáp sắt khó bị sát hại. Vua Quang Trung huấn luyện một đạo quân

tại An Khê gồm 6 ngàn người Bình Định thấp, nhỏ, đặt tên là quân Đằng

Giáp và được trang bị một mã tấu nhỏ nhưng rất bén với một cái khiên

bằng mây nhẹ nhưng bền bĩ. Khi xáp chiến với quân thiết kỵ Mãn Thanh

cao lớn, quân Đằng Giáp đứng gần chân ngựa huơ mã tấu chặt vào đầu gối

ngựa, ngay chổ hở của giáp sắt. Ngựa khụyu chân trước, anh lính Mãn

Thanh gục đầu xuống, hở cổ ra chổ nối của bộ giáp, quân Đằng Giáp chỉ

quay mã tấu lại, chặt một nhát vào cổ anh Tầu phù, người và ngựa đổ

xuống chết như rạ…
Buổi tặng quà bế mạc. Trung Tướng Giám Đốc mời tôi lên văn phòng của

ông và yêu cầu tôi giúp ông viết tiểu sử và công trạng của vua Quang

Trung lên một trang giấy. Ông Trung Tướng quyết định đặt tượng vua

Quang Trung ngay trước cửa ra vào Đại Giảng Đường, bao bọc bởi một bức

tường bằng kính dày với tấm bảng mạ vàng đặt trên vách viết về chiến

công hiển hách của người mà tôi kính mến suốt đời: QUANG TRUNG ĐẠI ĐẾ.


DPP: Xin chân thành cảm ơn Chuẩn Tướng đã dành nhiều thì giờ để trả

lời phỏng vấn của chúng tôi. Trân trọng.




tải về 265.17 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương