PHƯƠng pháp dạy họC Âm nhạC Ở trưỜng phổ thông biên tập: Trần Đại Phúc Chuyên viên Sở gd&Đt tt huế



tải về 1.07 Mb.
trang3/5
Chuyển đổi dữ liệu26.04.2018
Kích1.07 Mb.
#37287
1   2   3   4   5

3. Phương pháp dạy Nhạc lí:


a) Giới thiệu kiến thức Nhạc lí: Mục tiêu để học sinh ghi nhớ tên, đặc điểm, tính chất, tác dụng của kiến thức nhạc lí. Giáo viên thuyết trình, giới thiệu hoặc liên hệ những điều học sinh đã biết để giới thiệu kiến thức mới.

Ví dụ học về nhịp giáo viên có thể yêu cầu học sinh nhắc lại hiểu biết của các em về nhịp, vừa củng cố lại kiến thức đã học, vừa dẫn dắt sang kiến thức mới.

Ví dụ giới thiệu về nhịp lấy đà, giáo viên có thể đưa ra hai bản nhạc có cùng số chỉ nhịp, một bản không có nhịp lấy đà và bản nhạc kia có lấy đà, để học sinh so sánh và đưa ra khái niệm. Tuy nhiên, cũng có nội dung nhạc lí, giáo viên không nên đưa ra khái niệm mà chỉ giới thiệu về cách viết và tác dụng của nó, ví dụ như: dấu nối, dấu luyến, dấu nhắc lại, dấu hồi, khung thay đổi, dấu thăng, dấu giáng…

b) Minh họa kiến thức trên bản nhạc: Giáo viên yêu cầu học sinh tìm các bài hát hoặc bản nhạc có sử dụng kiến thức vừa học, để các em thấy kiến thức đó gần gũi với thực tế. Ví dụ học về nhịp giáo viên yêu cầu học sinh tìm những bài hát, bản nhạc trong sách giáo khoa có sử dụng số chỉ nhịp này. Học về thứ tự các dấu thăng, dấu giáng ở hoá biểu, yêu cầu học sinh tìm các bài hát, bài Tập đọc nhạc trong sách giáo khoa có sử dụng hoá biểu, sau đó hướng dẫn các em xác định giọng của các bản nhạc đó.

c) Minh họa kiến thức bằng âm thanh: Đây là một hoạt động quan trọng trong việc dạy nhạc lí, giúp học sinh không chỉ học lí thuyết suông mà được nghe âm thanh để hiểu rõ hơn về khái niệm, vai trò, tác dụng của kiến thức nhạc lí. Điều rất quan trọng là cần cho học sinh nghe gì để các em hiểu được bản chất của kiến thức. Giáo viên có thể đàn, hát hoặc dùng băng đĩa, băng hình để cho học sinh nghe, nhận xét sự khác nhau giữa bản nhạc có sử dụng và không sử dụng kiến thức nhạc lí đó.

Ví dụ về một số cách minh hoạ kiến thức nhạc lí bằng âm thanh.



- Dạy về nhịp có thể thực hiện các bước sau:

+ Học sinh nghe một tiết điệu (giáo viên không dùng phần đệm tay trái) như Foxtrot hoặc Country trên đàn phím điện tử, học sinh nghe và cảm nhận về phách mạnh và phách nhẹ của loại nhịp này. Tốt hơn nếu các em vừa nghe vừa tập vỗ tay thể hiện phách mạnh, phách nhẹ của loại nhịp này.

            + Trên nền tiết điệu đó, giáo viên đàn giai điệu có dùng phần đệm một bài hát (ví dụ bài Tiếng chuông và ngọn cờ) học sinh đã học để các em thấy nhịp này được ứng dụng vào thực tế như thế nào.

- Dạy về cung và nửa cung, có thể thực hiện các bước sau:

+ Học sinh nghe gam Đô trưởng, trong đó có 2 quãng nửa cung và 5 quãng một cung.



           + Học sinh nghe gam Đô trưởng Cromatic, gồm toàn các quãng nửa cung.





- Dạy về giọng cùng tên: giáo viên có thể giới thiệu và minh họa bằng bài hát Một mùa xuân nho nhỏ (Trần Hoàn) cho học sinh nghe và cảm nhận về đặc điểm, ứng dụng của giọng cùng tên. Bài hát có 2 đoạn, đoạn 1 viết ở giọng La thứ, đoạn 2 chuyển sang giọng cùng tên là giọng La trưởng. Cũng có thể dùng những bài hát khác để minh họa về việc chuyển sang giọng cùng tên là bài Trở về Su-ri-en-tô (nhạc Italia), Bóng cây kơ-nia (nhạc Phan Huỳnh Điểu) hoặc Tuổi đời mênh mông (Trịnh Công Sơn).

- Dạy về hợp âm, có thể thực hiện các bước sau:

            + Học sinh nghe hợp âm Đô trưởng với 3 âm lần lượt vang lên.



            + Học sinh nghe hợp âm Đô trưởng với 3 âm vang lên đồng thời.



            + Thực hiện tương tự với một vài hợp âm trưởng, hợp âm thứ, hợp âm bảy.



- Dạy về dịch giọng, có thể làm theo cách sau:

            + Giáo viên giới thiệu bản Bài ca hoà bình (Trích đoạn hợp xướng trong Giao hưởng số 9) của Beethoven viết ở giọng Đô trưởng.



            + Giáo viên đàn cho học sinh hát Bài ca hoà bình ở giọng Đô trưởng, tốc độ trung bình.



     + Giáo viên giới thiệu bản Bài ca hoà bình viết ở giọng Rê trưởng, học sinh quan sát để nhận thấy bản nhạc đã được dịch giọng.

+ Giáo viên đàn cho học sinh hát Bài ca hoà bình ở giọng Rê trưởng, tốc độ hơi nhanh.



+ Giáo viên giới thiệu bản Bài ca hoà bình viết ở giọng Mi trưởng, học sinh quan sát để nhận thấy bản nhạc tiếp tục được dịch giọng lần nữa.

           + Giáo viên đàn cho học sinh hát Bài ca hoà bình ở giọng Mi trưởng, tốc độ nhanh.

+ Có thể thực hiện tiếp tục với các giọng Pha trưởng, Son trưởng, La trưởng.

            Với cách dạy trên, học sinh vừa được quan sát, vừa được hát đoạn trích Bài ca hoà bình với giọng cao dần và tốc độ tăng dần sẽ giúp các em hiểu rõ bản chất của dịch giọng và sẽ rất hào hứng khi tham gia bài học này.



d) Củng cố: Học sinh thực hiện 1-2 bài tập nhạc lí đơn giản hoặc yêu cầu các em nhắc lại kiến thức vừa học. Tuỳ thời gian dạy học và năng lực của học sinh, giáo viên có thể đưa ra một số bài tập nhằm củng cố kiến thức. Ví dụ về một số dạng bài.

- Viết một hình tiết tấu gồm 4 nhịp, trong đó sử dụng một nốt trắng, bốn nốt đen và bốn nốt móc đơn. Ví dụ kết quả học sinh làm được là:



- Viết lên khuông nhạc 4 nhịp 2_4, sử dụng với cao độ bất kì, trường độ có một nốt trắng, bốn nốt đen và bốn nốt móc đơn. Giả sử giáo viên gợi ý học sinh vẫn dùng tiết tấu trên, kết quả các em làm được có thể là:



- Có bạn viết đoạn nhạc ở nhịp 3_4, hãy cho biết những ô nhịp nào bạn đã viết sai về trường độ?



- Ghi khoảng cách cung và nửa cung giữa các nốt cho đúng.



- Xác định những quãng sau là quãng mấy?






Каталог: imgs -> Thu muc he thong -> Nam 2016 -> Thang 01
Thang 01 -> TRƯỜng mầm non vinh phú khối mẫu giáo nhỡ
Nam 2016 -> Ma trậN ĐỀ kiểm tra 1 tiết bài số 4 NĂm họC 2015-2016 Môn : hoá HỌc lớP 11 ban cơ BẢn thời gian: 45 phút Phạm VI kiểm tra
Nam 2016 -> GIÁo dục chủ ĐỀ tháng 4 “ Hòa bình và hữu nghị ” VÀ Ý nghĩa các ngày lễ Ôn chưƠng trình 5 RÈn luyện nhi đỒNG
Thang 01 -> TUẦN 19 (Từ ngày11/01/2016 đến 15/01/2016) Tiết 19 Học hát: Bài Bầu trời xanh
Thang 01 -> KẾ hoạch sử DỤng thiết bị dạy học môn tiếng Anh LỚP 9- học kỳ 2 – NĂm họC 2015-2016
Nam 2016 -> Ubnd thị XÃ HƯƠng trà phòng giáo dục và ĐÀo tạO
Thang 01 -> Lớp 1 Tiết 20 Ôn tập bài hát: Bầu trời xanh
Thang 01 -> Thứ hai ngày 11 tháng 1 năm 2016 ĐẠO ĐỨc bài 9: LỄ phép vâng lời thầy giáO, CÔ giáO (t2) A. Mục tiêu

tải về 1.07 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương