PHƯƠng pháp dạy họC Âm nhạC Ở trưỜng phổ thông biên tập: Trần Đại Phúc Chuyên viên Sở gd&Đt tt huế



tải về 1.07 Mb.
trang2/5
Chuyển đổi dữ liệu26.04.2018
Kích1.07 Mb.
#37287
1   2   3   4   5

  2. Hoạt động học tập của học sinh


           Những hoạt động học tập của học sinh và đặc điểm của chúng:

Hoạt động học tập nhằm thu nhận thông tin

Hoạt động học tập nhằm củng cố thông tin và phát huy tư duy sáng tạo

- Nghe giáo viên giảng bài.

- Đọc sách giáo khoa, tài liệu.

- Quan sát tranh ảnh, đồ dùng dạy học.

- Xem băng đĩa.

 


- Trả lời câu hỏi của giáo viên, của bạn học.

- Đặt câu hỏi cho giáo viên và bạn học.

- Làm bài tập, thực hành sáng tạo.

- Viết đoạn văn, bài thơ, vở kịch.

- Vẽ tranh.

- Tham gia trò chơi.

- Trình diễn.

- Tưởng tượng.


Như vậy, để phát huy năng lực sáng tạo của học sinh, giáo viên cần tổ chức cho các em được đặt câu hỏi, trả lời, viết bài, vẽ tranh, làm bài tập, thảo luận, thực hành, hoạt động, trò chơi,… qua đó hình thành nhiều ý tưởng và hoạt động mới. Đương nhiên, mọi hoạt động học tập của học sinh đều do giáo viên tổ chức, yêu cầu hoặc hướng dẫn thực hiện. Với môn Âm nhạc, các hoạt động sau sẽ giúp các em từng bước phát triển năng lực sáng tạo.

- Sáng tạo động tác nhảy múa: giáo viên nên bắt đầu từ việc khuyến khích học sinh thể hiện những động tác phản ứng tự nhiên khi nghe nhạc (đung đưa, lắc lư, nhún nhảy, gõ nhịp…), tiếp đến là học sinh lựa chọn động tác múa (do giáo viên gợi ý) phù hợp với tính chất bài hát, cuối cùng là các em tự sáng tạo động tác nhảy múa.

- Viết lời mới cho bài hát hoặc bài Tập đọc nhạc: là hoạt động có thể áp dụng cho học sinh từ lớp 3 trở lên, giáo viên nên bắt đầu hướng dẫn các em (cá nhân, cặp đôi hoặc nhóm nhỏ) tập viết lời cho một câu hát ngắn rồi đến câu hát dài hơn. Việc này gồm các bước: giúp học sinh nắm vững giai điệu bản nhạc, hướng dẫn các em chọn chủ đề, chọn từ có với dấu thanh (huyền, sắc, nặng, hỏi, ngã, không dấu) phù hợp với giai điệu.

Tuỳ thời gian và năng lực của học sinh, giáo viên nên hướng dẫn các em viết lời cho bài dân ca hoặc bài hát nước ngoài. Hạn chế viết lời cho bài hát thiếu nhi, vì phần âm nhạc và lời ca của chúng đã rất hoà quyện.

- Dàn dựng và trình bày bài hát: với học sinh từ lớp 4 trở lên, giáo viên nên dành cho các em nhiều sự tự do hơn khi lựa chọn hình thức trình bày (đơn ca, song ca, tốp ca), lựa chọn cách hát (hát nối tiếp, đối đáp, hát có lĩnh xướng, hát bè, hát đuổi…), lựa chọn cách gõ đệm và sáng tạo động tác nhảy múa minh họa cho bài hát. Bên cạnh đó, cũng nên khuyến khích học sinh thể hiện sự tìm tòi trong cách nhắc lại đoạn nhạc, câu nhạc, sáng tạo trong cách mở đầu và kết thúc bài hát.

- Hát kết hợp vỗ tay theo cặp đôi: hai học sinh đứng đối diện, vừa hát vừa sáng tạo động tác vỗ tay sao cho phù hợp với nhịp điệu và nội dung của bài hát. Hoạt động này nâng cao sự hợp tác và năng lực sáng tạo của học sinh, các em có thể nghĩ ra nhiều cách vỗ tay rất độc đáo và hấp dẫn. Thậm chí ở mỗi câu hát, các em lại áp dụng từng kiểu vỗ tay khác nhau. Một ví dụ về cách vỗ tay theo nhịp với bài Đếm sao, 2 em vừa hát vừa vỗ tay theo cách sau:

+ Câu hát thứ nhất: phách 1 từng em vỗ hai tay vào nhau, phách 2, 3 vỗ nhẹ lòng bàn tay của mình vào tay bạn.

+ Câu hát thứ hai: phách 1 từng em vỗ hai tay vào nhau, phách 2 vỗ nhẹ lòng bàn tay của mình vào tay bạn, phách 3 vỗ nhẹ lưng bàn tay của mình vào tay bạn.

+ Câu hát thứ ba: phách 1 từng em vỗ hai tay vào nhau, phách 2, 3 vỗ nhẹ lòng bàn tay phải của mình vào tay bạn. Lần tiếp theo, thực hiện với tay trái.

+ Câu hát thứ tư: phách 1 từng em vỗ hai tay vào nhau, phách 2 vỗ nhẹ lòng bàn tay phải của mình vào tay bạn, phách 3 vỗ nhẹ lưng bàn tay phải của mình vào tay bạn. Lần tiếp theo, thực hiện với tay trái.

- Diễn đạt nội dung bài hát bằng đoạn văn, bài thơ, câu chuyện hoặc vở kịch: học sinh viết lời của bài hát dưới dạng một đoạn văn, một bài thơ, viết lời giới thiệu hoặc cảm nhận về bài hát. Ví dụ khi ôn tập bài Tiếng ve gọi hè (Trịnh Công Sơn) có thể yêu cầu học sinh diễn đạt lời bài hát này bằng đoạn văn, đây là một trong những kết quả thu được.



Lời bài hát Tiếng ve gọi hè

Học sinh viết lời ca dưới dạng đoạn văn

Khắp phố phường tiếng ve kêu hè hè hè, trong những tàn lá ve kêu hè hè hè. Chạy theo tiếng ve từng cơn mưa về, giọt mưa âm vang trên lá tiếng ve bay dày trong gió, giọt mưa long lanh trên những cánh hoa phượng thắm như màu ngọn cờ. Em đón mừng tiếng ve những ngày đầu mùa, em vẫy chào tiếng ve sau một mùa hè.

Mùa hè đã về, tiếng ve râm ran trong những tàn lá, suốt con phố dài. Những giọt mưa rơi trên sân trường, lẫn vào đó có cả tiếng ve trong gió. Em yêu những giọt mưa đọng trên cánh hoa phượng, em chờ đón tiếng ve trong mỗi mùa hè.

Giáo viên cần nhắc học sinh lưu ý khi viết lời bài hát dưới dạng đoạn văn, bài thơ: các em cần lựa chọn nội dung hoặc hình ảnh tiêu biểu của bài hát; thể hiện sự sáng tạo trong cách dùng ngôn ngữ; viết ngắn gọn và có cảm xúc.

- Vẽ tranh minh họa: Khi học hát, nghe nhạc hoặc nghe câu chuyện âm nhạc, giáo viên nên động viên học sinh vẽ tranh để diễn tả cảm nhận của mình. Hoạt động này phát huy trí tưởng tượng phong phú và năng lực mĩ thuật của các em.

            Học sinh có nhu cầu vẽ những bức tranh thể hiện sở thích của mình như các nhân vật yêu thích, minh họa câu chuyện cổ tích, các loài vật, cảnh thiên nhiên… Muốn vẽ tranh minh họa, giáo viên cần nhắc học sinh chú ý tới những hình ảnh, tình tiết in đậm nét trong trí tưởng tượng của mình. Các em có thể vẽ bằng bút chì, bút mực, bằng một hoặc nhiều màu, có thể vẽ phác thảo hoặc vẽ chi tiết. Với các bức vẽ của học sinh, giáo viên không nên đánh giá về kỹ thuật vẽ mà nên tập trung nhận xét về trí tưởng tượng, sự sáng tạo và cảm xúc của các em với tác phẩm.

- Xây dựng hình tiết tấu hoặc sáng tác giai điệu: với học sinh THCS, khi dạy về các loại nhịp hoặc các kí hiệu âm nhạc, giáo viên yêu cầu các em làm bài tập xây dựng hình tiết tấu và sáng tác giai điệu. Học sinh thực hiện một số bài tập có độ khó từ thấp đến cao. Mục tiêu của bài tập để học sinh xây dựng hình tiết tấu dựa vào những nốt nhạc cho trước, giống như ghép vần từ những chữ cái. Với những nốt nhạc trên, các em sẽ làm được bài tập với nhiều kết quả khác nhau.



+ Bài tập 1: Dùng 1 nốt trắng, 4 nốt đen, 4 nốt móc đơn để viết 4 nhịp 2_4, đưa tiết tấu này lên không nhạc với cao độ tự chọn.

+ Bài tập 2: Viết 4 nhịp 2_4 với các nốt nhạc tự chọn về cao độ và trường độ.

+ Bài tập 3: Viết 8 nhịp 2_4 với các nốt nhạc tự chọn về cao độ và trường độ, trong đó sử dụng các kí hiệu: dấu lặng đen, lặng đơn, dấu nối, dấu chấm dôi…

Giáo viên nên hướng dẫn học sinh thực hiện bài tập từ dễ đến khó, để các em biết cách làm phù hợp với khả năng. Nếu có điều kiện, giáo viên đàn những giai điệu do học sinh sáng tác thậm chí là đựa lời cho nét nhạc đó, các em sẽ thấy hứng thú với bài tập này và có thêm kinh nghiệm để viết giai điệu được hay hơn.

- Sáng tác câu chuyện âm nhạc: giáo viên đưa ra các nhân vật, khuyến khích học sinh sáng tạo câu chuyện xung quanh những nhân vật đó. Ví dụ, em hãy sáng tác một câu chuyện âm nhạc dựa vào các nhân vật: một người hát rong, một gia đình giàu có, một em bé nghèo…

Biến thể khác là giáo viên kể câu chuyện âm nhạc, khi đến đoạn kết thì tạm dừng lại để học sinh đoán về đoạn kết đó.

- Phổ nhạc cho câu thơ hoặc đọc thơ theo tiết tấu: giáo viên đưa ra 1-2 câu thơ ngắn, đề nghị học sinh tự hát lên hoặc đọc chúng theo tiết tấu.

- Sáng tác bài hát: khi học bài hát theo chủ đề nào đó, giáo viên đề nghị học sinh tập sáng tác bài hát với cùng chủ đề. Trong thực tế, nhiều học sinh đã sáng tác được những bài hát hoàn chỉnh, bài hát của các em thể hiện sự hồn nhiên, trong sáng với cảm xúc chân thật, sinh động. Chúng ta cần trân trọng thành quả lao động của học sinh, vì qua những hoạt động này, âm nhạc sẽ ghi lại dấu ấn sâu đậm trong nhận thức của các em.

            Một vài lưu ý giáo viên: nên sử dụng hoạt động nào phù hợp với năng lực của mình và điều kiện dạy học cụ thể; nên vận dụng từ những hoạt động đơn giản đến phức tạp; cần động viên và sử dụng sản phẩm sáng tạo của học sinh theo cách tích cực, ví dụ như dùng lời hát do học sinh sáng tác và trình bày trước lớp để động viên, khuyến khích sự sáng tạo của các em.

            Để có một tiết dạy độc đáo và sáng tạo, giáo viên cần thực hiện theo ba bước: thứ nhất là nắm vững nội dung và tìm các ý tưởng độc đáo, sáng tạo; thứ hai chuẩn bị phương tiện cho phù hợp với ý tưởng đó; thứ ba là thực hiện tiết dạy linh hoạt, kết hợp các kỹ thuật, phương pháp, phương tiện dạy học. Không thể có một tiết dạy xuất sắc nếu giáo viên bỏ đi một trong các bước trên.

(Trích Phương pháp dạy học Âm nhạc ở Tiểu học THCS - Lê Anh Tuấn - Viện KHGD - Bộ GD&ĐT)) 

II. Phương pháp dạy học Nhạc lý:

1. Mục tiêu và quy trình dạy Nhạc lý (tham khảo)

Kiến thức Nhạc lí THCS được trải đều ở 4 năm học, học sinh không được học thường xuyên, lại ít có điều kiện vận dụng, liên kết kiến thức thành hệ thống, nên đây là nội dung tương đối khó với học sinh. Với thời lượng không nhiều, các nội dung nhạc lí cần được giới thiệu ở mức độ sơ giản, qua thực hành để hiểu biết lí thuyết, chủ yếu để học sinh công nhận, không cần lí giải. Giáo viên không nên khai thác sâu, mở rộng kiến thức nhạc lí như ở trường chuyên nghiệp, chỉ cần giúp các em có khái niệm ban đầu và biết sử dụng kiến thức trong các bài tập cụ thể.



a) Mục tiêu dạy Nhạc

Phân môn Nhạc lí cung cấp cho học sinh một số nội dung lí thuyết âm nhạc đơn giản và cần thiết, nhằm hỗ trợ việc học hát, tập đọc nhạc và nâng cao hiểu biết về âm nhạc. Mục tiêu của bài học về Nhạc lí là giúp học sinh biết khái niệm, đặc điểm, nhận biết kiến thức trên bản nhạc, được nghe âm thanh minh hoạ và có thể áp dụng kiến thức vào bài tập cụ thể. Thời lượng dạy một nội dung nhạc lí khoảng 15-20 phút.



b) Quy trình dạy Nhạc

Những phân môn mang tính lí thuyết như Nhạc lí và Âm nhạc thường thức, quy trình dạy học chỉ mang tính tham khảo, không nhất thiết phải thực hiện theo đúng trình tự. Những hoạt động dạy học cần thiết là:

- Giới thiệu kiến thức nhạc lí (tên, khái niệm, vai trò, đặc điểm, tính chất).

- Minh họa kiến thức trên bản nhạc.

- Minh họa kiến thức bằng âm thanh.

- Củng cố.



2. Một số lưu ý khi dạy học Nhạc lí:

Nhạc lí là nội dung tương đối khó dạy, khô khan, học sinh không được học thường xuyên, thời gian dạy ít và các em không có điều kiện vận dụng. Bên cạnh đó, một số kiến thức còn xa lạ, khó tiếp thu với nhiều em. Khi dạy Nhạc lí, giáo viên cần dạy chính xác, đầy đủ về kiến thức, ngắn gọn và dễ hiểu, cần tạo điều kiện cho học sinh được quan sát, lắng nghe, trả lời, nhận xét, so sánh, được thực hành bằng những bài hát, bài tập đọc nhạc cụ thể. Giáo viên cần tránh một số lỗi sau:

- GV dạy sai về kiến thức, phân tích, giải thích không đúng về bản chất của kiến thức.

- GV chỉ thuyết trình, diễn giảng mà không cho HS được nghe âm thanh, được quan sát hay làm bài tập.

- GV phân tích sâu, mở rộng về kiến thức nhạc lí, làm nội dung trở nên rườm rà.

- GV yêu cầu HS làm bài tập không phù hợp với mục tiêu.



            Trong những lỗi dạy sai về kiến thức, lỗi dạy sai về phách là khá phổ biến. Nhiều giáo viên hiểu sai (thực ra là hiểu một cách máy móc) về nhịp và phách trong âm nhạc. Tuy nhiên, đây lại là kiến thức rất cơ bản, liên quan tới việc trình bày bài hát và bài Tập đọc nhạc, vì vậy dẫn đến hậu quả là hầu hết học sinh thể hiện không đúng trường độ các bài thực hành âm nhạc. Ví dụ giáo viên hướng dẫn học sinh đọc nét nhạc sau kết hợp gõ phách:

            Khi đọc đến nốt Đô cuối bài, có giáo viên yêu cầu học sinh gõ 2 tiếng (tiếng thứ nhất vang lên khi đọc nốt Đô) rồi ngừng gõ và ngừng ngân, giáo viên khác lại yêu cầu các em phải gõ đến tiếng thứ 3 mới ngừng gõ và ngừng ngân. Vậy ai là người đã hiểu đúng và làm đúng?



Khái niệm về phách thì mọi giáo viên chắc chắn đều thuộc: đó là những khoảng thời gian ngắn và bằng nhau, lặp đi lặp lại đều đặn, liên tục. Tuy vậy, bản chất của phách thì nhiều giáo viên còn chưa hiểu đúng: phách là đơn vị đo trường độ trong âm nhạc (tức là thời gian, tương tự giây, phút) và mỗi phách là khoảng thời gian trôi qua giữa hai tiếng gõ liền kề. Nếu không có hai tiếng gõ thì không thể có được một phách: tiếng gõ thứ nhất là điểm khởi đầu của phách, tiếng gõ tiếp theo là điểm kết thúc của phách, đồng thời nó cũng là điểm khởi đầu của phách sau đó.

Như vậy, để thể hiện đúng trường độ nốt nhạc ngân 2 phách, cần phải gõ 3 tiếng (tiếng thứ nhất vang lên khi bắt đầu đọc nốt nhạc) rồi ngừng gõ và ngừng ngân là chính xác.



Tương tự, để thể hiện đúng trường độ nốt nhạc ngân 3 phách, cần phải gõ 4 tiếng… Quay lại với ví dụ trên, khi hướng dẫn học sinh đọc nét nhạc dưới đây kết hợp gõ phách:



Giáo viên yêu cầu học sinh khi đọc nốt Đô cuối bài, phải gõ đến tiếng thứ 3 mới ngừng gõ và ngừng ngân là chính xác.

Để hiểu rõ hơn vấn đề này, chúng ta cần tìm hiểu về sơ đồ phách. Sơ đồ phách là hình ảnh tượng trưng cho đường nét tay gõ phách, nhằm phân tích và mô tả để chúng ta thấy rõ về trường độ của các nốt nhạc trong hình tiết tấu nào đó. Khi gõ phách, thực chất là tay mỗi người vẽ vào không gian một đường thẳng (gồm nét đi lên và nét đi xuống) lặp đi lặp lại. Nhưng trong sơ đồ, nét đi lên và nét đi xuống được chuyển dịch đều đặn về phía bên phải tạo nên đường gấp khúc, làm như vậy để thuận tiện cho việc diễn tả trường độ của từng nốt nhạc đã ngân lên như thế nào.

Ví dụ khi mô tả trường độ các nốt nhạc (6 nốt) trong hình tiết tấu trên:



Dùng sơ đồ phách để mô tả độ ngân dài của 6 nốt nhạc, chúng ta sẽ thấy:



Trong ví dụ này, nốt 1 và nốt 6 đều ngân hai phách, như vậy sơ đồ phách của chúng phải giống nhau. Điều đó giúp chúng ta nhận thấy, nếu nốt cuối trong bản nhạc ngân dài 2 phách, cần phải gõ đến tiếng thứ 3 rồi mới ngừng gõ và ngừng ngân.



Ví dụ khi mô tả trường độ các nốt nhạc trong một hình tiết tấu phức tạp hơn:

Dùng sơ đồ phách để mô tả độ ngân dài của 12 nốt nhạc và dấu lặng đen, chúng ta sẽ thấy:



            Như vậy sơ đồ phách giúp ta thấy rõ từng nốt nhạc vang lên chính xác ở vị trí nào khi gõ phách, dù với hình tiết tấu đơn giản hay phức tạp. Nếu không dùng sơ đồ phách, sẽ rất khó lí giải về trường độ của những nốt cuối bản nhạc, đặc biệt khi đó là những nốt móc đơn, móc đơn chấm dôi hoặc móc kép.



Каталог: imgs -> Thu muc he thong -> Nam 2016 -> Thang 01
Thang 01 -> TRƯỜng mầm non vinh phú khối mẫu giáo nhỡ
Nam 2016 -> Ma trậN ĐỀ kiểm tra 1 tiết bài số 4 NĂm họC 2015-2016 Môn : hoá HỌc lớP 11 ban cơ BẢn thời gian: 45 phút Phạm VI kiểm tra
Nam 2016 -> GIÁo dục chủ ĐỀ tháng 4 “ Hòa bình và hữu nghị ” VÀ Ý nghĩa các ngày lễ Ôn chưƠng trình 5 RÈn luyện nhi đỒNG
Thang 01 -> TUẦN 19 (Từ ngày11/01/2016 đến 15/01/2016) Tiết 19 Học hát: Bài Bầu trời xanh
Thang 01 -> KẾ hoạch sử DỤng thiết bị dạy học môn tiếng Anh LỚP 9- học kỳ 2 – NĂm họC 2015-2016
Nam 2016 -> Ubnd thị XÃ HƯƠng trà phòng giáo dục và ĐÀo tạO
Thang 01 -> Lớp 1 Tiết 20 Ôn tập bài hát: Bầu trời xanh
Thang 01 -> Thứ hai ngày 11 tháng 1 năm 2016 ĐẠO ĐỨc bài 9: LỄ phép vâng lời thầy giáO, CÔ giáO (t2) A. Mục tiêu

tải về 1.07 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương