Phòng giáo dụC – ĐÀo tạO … trưỜng trung học – ² ˜



tải về 2.58 Mb.
Chế độ xem pdf
trang2/5
Chuyển đổi dữ liệu17.03.2023
Kích2.58 Mb.
#54387
1   2   3   4   5
DEMO B639
Chinh-phuc-ngu-phap-va-bai-tap-6-global-success, de cuong khoa 2 (1), ENGLISH GRAMMAR, NGỮ ÂM ANH
 
 



I. PHẦN MỞ ĐẦU 
1. Lý do chọn đề tài 
Chương trình Tiếng Anh mới theo đề án 2020 của Bộ Giáo dục và Đào 
tạo bậc THCS hiện tại mới chỉ được thí điểm ở các thành phố lớn và một số địa 
phương nhất định. Chương trình sách Tiếng Anh thí điểm mới được xuất bản và 
đưa vào giảng dạy thí điểm đã mang lại sự thay đổi hoàn toàn trong việc dạy và 
học bộ môn Tiếng Anh trong cả nước nói chung và ở cấp THCS nói riêng. Nét 
đổi mới nổi bật của nội dung chương trình này là tạo cơ hội tối đa cho học sinh 
luyện tập 4 kĩ năng nghe, nói, đọc và viết trên những chủ đề và tình huống hay 
nội dung giao tiếp có liên quan đến môi trường sống trong và ngoài nước. 
Hơn nữa, sách giáo khoa cũ hiện nay không còn phù hợp vì nhiều bài học, 
thông tin cũng như số liệu có trong bài học so với tình hình thực tế hiện nay là 
quá lỗi thời, không khuyến khích khả năng sáng tạo cũng như khả năng vận dụng 
vào thực tế của học sinh. Không ai có thể phủ nhận được rằng việc dạy và học 
ngoại ngữ thực chất là hoạt động rèn luyện năng lực giao tiếp dưới các dạng nghe, 
nói, đọc, viết. Muốn rèn luyện được năng lực giao tiếp cần có môi trường với 
những tình huống đa dạng của cuộc sống. Những tình huống giao tiếp này chủ 
yếu do giáo viên tạo ra thông qua nội dung của các tiết học, nếu nội dung không 
phù hợp thì tình huống giao tiếp mà giáo viên đưa ra chắc chắn sẽ không thu hút 
được các em học sinh, từ đó nảy sinh thái độ đối phó hoặc không hào hứng trong 
việc thực hành giao tiếp của các em. Sách giáo khoa thí điểm đã giải quyết được 
vấn đề đó. Sách được biên tập rất lôgic, các phần kết nối với nhau rất chặt chẽ và 
khoa học. 
Tuy nhiên, qua thực tế ở các trường THCS trong huyện …….. nói chung 
và trường THCS …….. nói riêng, khi bắt đầu dạy và học môn Tiếng Anh theo 
sách thí điểm của Bộ Giáo dục và Đào tạo, không chỉ có học sinh mà phần lớn 
giáo viên đều gặp rất nhiều khó khăn khi tiếp cận với giáo trình mới này. Bản 



thân học sinh mặc dù đã học chương trình mới này ở cấp Tiểu học nhưng đa số 
lại không đáp ứng được về mặt kiến thức cũng như các kỹ năng Nghe, Nói, Đọc, 
Viết chưa đạt được yêu cầu cơ bản, thậm chí có rất nhiều học sinh còn không nói 
được những câu Tiếng Anh đơn giản nhất. 
Bên cạnh đó, bản thân nhiều giáo viên sau khi nghiên cứu Sách giáo khoa 
mới còn chưa hiểu được mục đích, ý đồ của người viết sách; đó là chưa kể đến 
một số giáo viên không đủ năng lực để giảng dạy theo chương trình mới này. 
Trước tình hình đó, là một giáo viên trực tiếp giảng dạy môn Tiếng Anh theo 
chương trình mới, bản thân tôi đã băn khoăn, trăn trở rất nhiều làm sao để tự học, 
tự rèn luyện để nâng cao trình độ chuyên môn cũng như tìm ra những phương 
pháp dạy học phù hợp để học sinh có thể nắm vững được lượng kiến thức khổng 
lồ mà vẫn tự tin, thoải mái trong giao tiếp bằng Tiếng Anh. Để tháo gỡ những 
khó khăn trên, trong quá trình vừa dạy học, vừa nghiên cứu tài liệu và tìm hiểu 
quan sát học sinh, tôi phát hiện ra rằng muốn để học sinh nắm vững được bài học 
thì bản thân giáo viên cần thiết kế bài học sao cho thật phù hợp với đối tượng học 
sinh của mình, và quan trọng hơn cả đó là sử dụng thành thạo các phương tiện 
dạy học cũng như vận dụng linh hoạt các thủ thuật cũng tìm ra các phương pháp 
dạy học mới lồng ghép vào từng tiết học. Trong quá trình dạy môn Tiếng Anh 
theo chương trình thí điểm, tôi đã nghiên cứu kỹ sách giáo khoa thí điểm, sách 
giáo viên và nhiều tài liệu liên quan, thảo luận với những đồng nghiệp giàu kinh 
nghiệm cùng dạy chương trình này trong các cuộc họp chuyên môn, các buổi tập 
huấn cũng như dự giờ tư vấn góp ý để tìm ra hướng khắc phục khó khăn, nhằm 
giúp giáo viên tự tin hơn trong việc truyền tải kiến thức cũng như vì mục đích 
cuối cùng đó là giúp các em học tốt hơn, không cảm thấy choáng ngợp với lượng 
kiến thức khổng lồ trong từng bài học. Trên cơ sở đúc kết kinh nghiệm của bản 
thân và các kiến thức có được qua tài liệu tham khảo, tôi viết đề tài nhỏ này nhằm 
góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy của bộ môn, đổi mới phương pháp dạy 
và học. Với phạm vi sáng kiến nhỏ này tôi mạnh dạn đi sâu vào một vấn đề khá 


14 
trong việc đổi mới phương pháp dạy học, thúc đẩy động cơ và tạo hứng thú học 
tập. Sự hỗ trợ của công nghệ thông tin đóng vai trò quan trọng giúp giáo viên 
giảng dạy, nhờ đó mang lại hiệu quả đích thực trong từng tiết học. Hơn thế nữa, 
nếu không có sự hỗ trợ đó thì thậm chí giáo viên còn không thể hoàn thành bài 
giảng của mình theo đúng tiến độ theo khung phân phối chương trình của Bộ Giáo 
dục và Đào tạo đã xây dựng. Do đó, để việc giảng dạy theo chương trình đề án 
thành công thì các thiết bị, phương tiện dạy học không thể thiếu trong mỗi tiết 
học là: 
- Tranh ảnh minh hoạ liên quan đến nội dung bài học trong sách Tiếng Anh 
thí điểm.
- Các tranh ảnh đồ dùng giáo viên tự tạo.... 
- Máy tính xách tay có kết nối Internet (để giáo viên dễ dàng truy cập mạng 
sử dụng sách mềm), loa đài, máy chiếu.... 
* Học sinh: 
Trong mối tương quan giữa cách dạy và cách học: Giáo viên là người tổ 
chức, điều khiển học sinh tự chiếm lĩnh tri thức bằng chính những thao tác, những 
hành động trí tuệ của riêng mình dưới vai trò tổ chức điều khiển của giáo viên. 
Để tiết dạy được tốt thì học sinh chính là nhân tố quyết định, nếu các em 
giữ thái độ không hợp tác, hoặc các em nhút nhát không dám thể hiện ngôn ngữ 
thì giáo viên không thể giúp các em phát triển được. 
Ngoài ra, học sinh cần phải có những kỹ năng cần thiết trong việc nói tiếng 
Anh như kỹ năng kéo dài thời gian (gain-time techniques, asking techniques
giving ideas techniques...). 

tải về 2.58 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương