Phần VĂn minh phưƠng đÔng cổ TRUng đẠi bài VĂn minh ai cậP, LƯỠng hà, ẤN ĐỘ, trung hoa. I. Điều kiện hình thành



tải về 240.51 Kb.
trang2/3
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích240.51 Kb.
#29101
1   2   3

Bài 2. VĂN MINH Ả RẬP

  1. Cơ sở hình thành:

a.Tự nhiên:

-+ Ả rập nằm ở phía tây của vùng cận đông, với 3 vùng địa hình khá rõ rệt:

- Vùng ven biển Hồng Hải, là khu vực thuộc đế chế La mã xưa kia, có nhiều thành phố buôn bán sầm uất: Méc ca, Ya sơ rip, …

- Miền ven biển phía Nam ( ngày nay là Yê men), có nhiều đồng cỏ tươi tốt , với nguồn nước thuận lợi cho việc sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi đại gia súc ( nhất là ngựa Ả rập).

- Khu vực sâu trong bán đảo thỉnh thoảng có những sa ốc, là những trạm dừng chân của các đoàn buôn, còn cư dân ở đây thì chở hàng hay dẫn đường thuê…

+ Biên giới Ả rập tuy khắc nghiệt nhưng không hiểm trở, Ả rập lại nằm ở ngã ba giao lưu đông Tây do đó có điều kiện tiếp xúc với các nền văn minh xung quanh.

+ Ả rập không nhiều khoáng sản, nhưng bù lại , do buôn bán rộng rãi, hơn nữa trong qua trình phát triển do bành trướng mạnh mẽ về lãnh thổ nên có điều kiện bổ sung nhiều tài nguyên khoáng sản phục vụ cho việc phát triển kinh tế.

Tóm lại Ả rập có nhiều điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng một nền văn minh tòan diện phong phú, lại ra đời muộn do đó có thể kế thừa nhiều thành tựu của các nền văn minh.


  1. Cư dân:

-Tộc Xê mít ( vốn là dân du mục trên sa mac), khi tràn xuống đây đã tỏ ra rất thich nghi với điều kiện sống, nên nhanh chóng phát triển, đặc biệt về lĩnh vực buôn bán và khả năng đi chinh phục.

- Do có các vùng địa hình khác nhau nên , tổ chức xã hội của cư dân ở các vùng khác nhau cũng rất khác nhau, trình độ cũng rất khác nhau. Cư dân Ả rập vẫn đang theo tập quán tín ngưỡng Đa thần, đặc biệt tại các thành phố, có nhiều vị thần do thương nhân các nơi mang đến, do vậy đám tăng lữ sống rất giàu có. Thành phố Méc ca là điển hình nhất, nhưng ở đây có một một đền thờ chung của cả bộ lạc( đền Caa ba – đền nhà trời) thờ phiến đá đen, thương nhân và cư dân các nơi tuy có Thần riêng vẫn đến đây hành lễ.

- Vào thế kỷ VII, do vị trí giao thương quan trọng mà Ả rập trở thành nơi tranh chấp của Ba tư, và Thổ nhĩ kỳ liên tục. Sau đó người Ba tư đã chiếm được phía nam khống chế con đường buôn bán của thương nhân qua đây. Tình hình đó làm cho việc buôn bán của Ả rập giảm sút. Yêu cầu thông nhất bán đảo, chống quân xâm lược Ba tư đã được đặt ra cấp bách.

- Trong bối cảnh đó năm 610 Mô ha mét đã bắt đầu truyền bá đạo Hồi thờ Thánh Ala, chủ trương thành lập đạo quân Thánh chiến chống xâm lược thống nhất đất nước. Tăng lữ Méc ca do thấy lợi ích bị thiệt hại đã xua đuổi ông. Mô ha met phải chạy lên Ya sơ ríp, đạo quân Thánh chiến ngày càng đông do khi chiến thắng , Ông cho đem của cải chia cho họ, tiếng tăm của ông càng lan rộng, tôn giáo do ông truyền bá ngày càng có đông tín đồ. Nhiều bộ lạc trong các sa ốc, quý tộc các thành phố cũng bắt đầu hưởng ứng đông đảo. Sự thành lập nhà nước Ả rập thống nhất đã trở thành hiện thực, trong hoàn cảnh đó quý tộc Méc ca đề nghị thương lượng với Mô ha met về việc hợp nhất. Kết quả là năm 630, nhà nước Ả rập thống nhất đã ra đời. Ả rập bước vào giai đoạn phát triển mạnh mẽ.

2- Quá trình lịch sử

- Từ thế kỷ VII- VIII: là thời kỳ củng cố và hoàn thiện nhà nước, đấy là thời kỳ Ả rập thu nhận các thành tựu văn minh từ bên ngoài vào, hay còn gọi là thời kỳ biên dịch.

- Từ thế kỷ IX- XIII: là thời kỳ Ả rập phát triển lên đến đỉnh cao, lãnh thổ vắt qua 3 châu Á –Âu – Phi, nền kinh tế hết sức phát triển, Đạo hồi truyền bá rộng rãi, về phương diện văn minh, là thời kỳ Ả rập kế thừa và ra sức sáng tạo những thành tựu văn minh.

- Năm 1258 Ả rập bị Mông cổ chinh phục, nền văn minh Ả rập tàn lụi.



3- Thành tựu:

a- Đạo Hồi:

-+ Đạo Ixlam, tôn giáo của sự thuận tòng tuyệt đối, do Mô ha mét sáng lập

+ Ngoài những điểm tương đồng với các tôn giáo khác: quan niệm về Thiên đường , địa ngục, sự giải thoát, những điều cấm kị …đạo hồi có những điểm rất đặc sắc:

- Kinh Cô ran vừa là Thánh kinh vừa là bộ Bách khoa toàn thư về đất nước Ả Rập gồm 30 quyển với 6236 câu thơ, viết bằng tiếng Ả rập rất trau chuốt, dễ thuộc dễ nhớ, và vì Đạo Hồi được truyền bá rộng rãi nên ngôn ngữ Ả Rập cũng được phổ biến ở những nơi mà đạo Hồi có mặt

- Có Lục tín : năm Đức tin tuyệt đối, không một tín đồ Đạo Hồi nào được phép nghi ngờ điều đó, dù chỉ trong ý nghĩ đã phải tự coi là lỗi đạo( Tin Chân Thánh, Thiên sứ, Sứ giả, Kinh thánh, Tiền định, Kiếp sau).

- Có Ngũ trụ( năm trụ cột của Đạo Hồi):



Niệm : Sahad tâm niệm, khẳng định niềm tin từ trong ý nghĩ, đặc biệt tuyệt đối tin Ala là toàn năng và duy nhất. Tín đồ đạo hồi phải thể hiện đức tin bằng việc thực hiện các quy định khắt khe, hay tự kiểm điểm, tự trừng phạt minh, Thánh chiến chống tà giáo, chiến đấu vì đức tin…( Ji hat, do đó đôi khi niềm tin và sự trung thành bị khuyếch trương đến cực đoan).

Lễ: (Sa li at,) cầu nguyện với những quy định khắt khe năm lần trong một ngày.

Trai: (Ra ma dan) ăn chay vào tháng chín lịch Hồi

Khóa : (Sa ki at) làm việc bố thí theo quy định của nhà nước và tự nguyện .

Triều: (Hajat)hành hương

Là tôn giáo không thờ ảnh tượng, không hàng giáo phẩm ( chỉ có các Imâm xướng lễ), đề cao nam giới do đó có những quy định thể hiện nam tính; để râu dài,) quan niệm âm nhạc và phụ nữ là cám dỗ nên quy định phụ nữ che mạng khi ra đường và nhạc cụ đơn điệu, không vẽ hình người nhất là phụ nữ…



    • Những quy định của đạo Hồi được sử dụng như luật pháp nên những quan hệ trong xã hội Ả rập rất khắt khe…

b- Văn hóa:

- Các thành tựu văn minh Ả rập được xây dựng trên cơ sở kế thừa các thành tựu văn minh Đông – Tây nên rất phong phú, nhưng Ả rập không kế thừa một các rập khuôn mà có sự sáng tạo riêng do đó có nhiều thành tự nổi bật .

+ Khoa học:

Người Hồi giáo quan niệm khám phá khoa học là đang đi trên con đường của Thánh A la, do đó khoa học rất được đề cao.

- Toán học: kế thừa sâu sắc toán học Ấn độ, Hy – La nhưng sáng tạo thêm phép lượng giác, giải phương trình bậc 3, 4

- Vật lý cũng kế thừa sâu sắc các thành tựu Hy – La và Ấn độ, nhưng tập hợp thành công trình chuyên về quang học, đặc biệt thuyết về khúc xạ ánh sáng qua gương cầu lồi lõm.

- Hóa học có các thành tựu: điều chế a xit từ dấm thực vật, chế rượu Rum từ mía, chế tạo nồi chưng nước tinh khiết, đặc biệt ngành giả kim thuật.

- Thiên văn: do đời sống du mục nên người Ả rập có điều kiện quan sát bầu trời, hơn nữa do yêu cầu của việc hành lễ đạo Hồi, nên có rất nhiều thành tựu : Hồ sơ về 5015 ngôi sao, 47 chòm sao, gia thuyết trái đất tròn với chu vi 35 vạn km, mặt trời không phải là trung tâm của vũ trụ, trên trái đất có 7 miền khí hậu.

- Y học: là quốc gia có sự nghiệp y tế tiến tiến nhất thời trung đại: nhiều khoa, bộ môn: tây y, nội khoa, ngoại khoa, dược khoa, dưỡng sinh, tâm lý trị liệu, vật lý trị liệu. Có hệ thống y tế cộng đồng, y tế từ thiện…

- Văn hóa, Giáo dục : hết sức tiến bộ và đóng vai trò to lớn trong việc gìn giữ và truyền tải các thành tựu văn hóa Đông –Tây. Với quan niệm giáo dục là để mở rộng tri thức đưa các tín đồ bước trên con đường của Thánh A la, người Ả rập rất coi trọng các nhà khoa học, nhà giáo “ Mực của các nhà bác học cũng linh thiêng như máu của các chiến binh”., công việc biên dịch cũng rất được đề cao., đặc biệt Ả rập đã mời rất nhiều nhà bác học, giáo sư phương Tây sang dạy tại các trường đại học( trong bối cảnh văn hóa Tây Âu trong các thế kỷ IX- X bị trì trệ). Vì vậy nền giáo dục Ả rập có những thành tựu vô cùng rực rỡ: hệ thống giáo dục từ tiểu học lên đến đại học, học toàn diện, ( giai đoạn đầu rất chú trọng Kinh cô Ran), có nhiều mô hình dạy học, trên đế quốc Ả rập có nhiều trường Đại học lớn giống như các viện đại học: Bat đa, Coóc đô ba, Cai rô…



  1. Văn học và nghệ thuật:

+ Văn học :

-Do có sự kế thừa tinh hoa văn học Đông Tây, lại có điều kiện kinh tế hơn nữa chịu ảnh hưởng sâu sắc của tôn giao nên văn học Ả rập rất đặc sắc.

- Kinh Cô ran là một tác phẩm văn học đồ sộ kết tinh tài hoa trí tuệ người Ả rập, là một công trình đồ sộ về lịch sử Ả rập, trong đó có nhiều câu chuyện dân gian, truyền thuyết, ngụ ngôn…là nguồn cảm hứng dạt dào bất tận cho các nhà văn, nhà thờ, họa sĩ say mê sáng tạo…

- Ngìn lẻ một đêm ( thực ra chỉ có 264 câu chuyện) là công trình đồ sộ của biết bao nhiêu văn nhân nghệ sĩ, với nhiều thể loại, đề cập đến mọi hạng người, có giá trị giáo dục cao, mặt khác trong tác phẩm còn có thể thấy người Ả rập thả sức cho trí tưởng tượng bay bổng, thoát khỏi những ràng buộc của số phận, nó có mặt trong văn học của nhiều nước cả phương Đông lẫn phương Tây, và là nguồn chất liệu phong phú cho các loại hình sân khấu và nghệ thuật.

+ Nghệ thuật:

- Đặc sắc nhất là dệt thảm len, thảm nhung với trung tâm là Ba tư( I ran ngày nay), tuy chỉ trang trí họa tiết hoa văn cây là và chữ Hồi giáo cách điệu nhưng không thể bắt chước được.

- Hội họa và âm nhạc tuy đơn điệu nhưng cũng có nét riêng nên vẫn rất quyến rũ và hấp dẫn

- Kiến trúc mang đậm chất men tôn giáo: xây dựng theo triết lỳ Hồi giáo( Vòm củ hành, hình móng ngựa cách điệu, vành trăng lưỡi liềm, triết lý số 4, thoáng đạt, ở trung tâm có nguồn nước….), các công trình Thánh thất, Thánh đường, cung điện , là chủ yếu, rất lộng lẫy, hoàn mỹ đến từng chi tiết.



Bài 3: VĂN MINH HY LẠP – LA MÃ CỔ ĐẠI

  1. Cơ sở hình thành:

  1. Tự nhiên:

+ Hy lạp và La mã là 2 bán đảo ở phía bắc của biển Địa trung hải,

- Hy lạp gồm bán đảo Ban căng và vô số đảo trên biển Ê giê, ven biển Tiểu Á, ba mặt giáp biển, nhiều nơi ăn sâu vào đất liền tạo thành răng cưa rất thuận lợi để xây dựng các cảng cho tàu bè tránh bão, ăn hàng

- Bán đảo Ý dài va hẹp với các đảo Cooc , Xác đê nha, Xi xin…lãnh thổ lớn hơn, bờ biển bằng phẳng lại rất thuận lợi cho các chợ ven biển.

Tóm lại hai bán đảo có bờ biển rất thuận lợi cho việc phát triển mậu dịch hàng hải, đồng thời thuận lợi cho việc giao lưu tiếp xúc với các nền văn minh trong khu vực

- Cả Hy lạp và La mã đều không có những con sông dài và rộng do đó tuy có nhiều đồng bằng nhưng không thuận lợi cho việc trồng lúa mà thuận lợi cho việc trồng các loại cây công nghiệp như nho và ô lưu, hoặc chăn nuôi đại gia súc…nền nông nghiệp sớm phát triển trong quỹ đạo hàng hóa.

- Địa hình hai bán đảo bị chia cắt bởi các dãy núi và cao nguyên, lại có nhiều tài nguyên và khoáng sản, nên nền kinh tế công thương nghiệp là chủ yếu.

Như vậy điều kiện tự nhiên ở hai bán đảo cho phép phát triển một nền kinh tế CTN , nông nghiệp trong quỹ đạo hàng hóa.


  1. Cư dân và xã hội:

- Ở Hy lạp vào cuối thiên kỷ I những nhóm cư dân đầu tiên thuộc ngữ hệ Ấn – Âu, tràn xuống định cư và bắt đầu thành lập các quốc gia thành thị trên khắp bán đảo. Họ tư coi mình là con cháu của thần Hen lát.

- Ở La mã cũng vào khoảng thiên kỷ II, tộc I ta li ốt xuống định cư ở La ti um, Bơ ru ti um ( sau này gọi là người La tinh), về sau có các tộc Ê tơ ruxcơ, gô loa… Họ tư xem mình là con cháu của thần Rô ma lút.

- Ở Hy lạp và La mã ngay từ đầu cư dân đã định cư theo yêu cầu kinh tế và địa vực, tạo nên những quốc gia có hạt nhân là một thành thị với các CXNT xung quanh

Khác với các quốc gia cổ đại phương Đông , Hy lạp – La mã ngay từ đầu đã là những quốc gia thành bang có chế độ chiếm nô rất thành thục: phân hóa xã hội rất sau sắc…



  1. Quá trình lịch sử:

+ Nền văn minh Hy lạp : Thiên kỷ II ( TCN)- năm 30 TCN trải qua các thời kỳ sau:

    • + La mã: Thiên kỷ II- 476

3.-Thành tựu văn minh:

  1. Trình độ s/x và quản lý nhà nước:

+ Trình độ s/x:

- Các ngành nghề TCN: luyện kim, đóng tàu, gốm, sản xuất vũ khí, khai thác mỏ, làm rượu nho, dầu ô lưu… rất phát đạt, với các công trường có hang ngàn nô lệ làm việc. Sự thịnh vượng của nền kinh tế CTN là do sức lao động to lớn của nô lệ

- Các đại điền trang rộng lớn trồng nho ô lưu, chăn nuôi đại gia súc…

- Những Hội buôn lớn buôn bán tấp nập ven biển và trong biển ĐTH, đến tân Tây á, châu Á , châu Phi xa xôi…

- Bộ máy nhà nước cho dù là hình thức DCCN A ten, CH quý tộc Xpac, hay CH La mã, chế độ Nguyên thủ đều là nhà nước Dân chủ chủ nô.

2- Văn hóa:

+ Chữ viết:


    • Từ thời kỳ Cret – mi xen, người Hy lạp cũng có bộ chữ tượng hình dạng nét của mình với 40 con chữ, viết trên đất sét, chữ gọn gàng, sau đó khi tiếp thu chữ của người Phe ni xi đã giản lược còn 22 con chữ . Đó là công hiến lớn lao của người Hy lạp.

    • Người La mã cũng có chữ viết vào thế kỷ VI (T), khi tiếp xúc với chữ của người Hy lạp họ vô cùng thích thú, say mê chúng và đã ra sức sáng tạo để cho ta bộ chữ cái La tinh đẹp nhất hiện nay với 26 con chữ mà có thể biểu đạt tất cả mọi điều từ đơn giản đến phức tạp, đáp ứng nhu cầu chữ viết gọn nhẹ, ghi chép thuận tiện trong buôn bán, sang tạo, sang tác nghệ thuật……Họ còn sang tạo ra bộ chữ số La mã…sử dụng trong văn phong khoa học.

    • Bộ chữ cái La tinh là nguồn gốc của nhiêu ngôn ngữ châu Âu, thậm chí cả châu Á…( Việt nam có bộ chữ với 29 con chữ với 23 chữ cái).

+ Văn học:

Thần thoại: Người Hy lạp có cả một kho tàng về sự tích các thần, của con người và vũ trụ, sau đó được người La mã kế thừa sâu sắc. Đó chính là một các giải thích độc đáo về thế giới và con người

- Thần thoại Hy – La sắp xếp theo một trật tự hợp lý từ cao xuống thấp: cao nhất là thần Dớt, các thần có quan hệ ruột thịt với Dớt: vợ( Hê ra), con gái ( Ác tê mít: thần săn bắn, Athen na: thần thông thái, An phrôdid: thần sắc đẹp), con trai( Héc quyn, Apôlông), Em trai( Nep tuyn, Ha1det/thần địa ngục), Em gái( Đêmêtê/thần đất)

- Thế giới các thần không khác gì thế giới của con người: ở trên núi Ôlimpơ cao ngất, quan năm rực rỡ nắng vàng với những cỗ xe mây trắng lao như bay suốt ngày đêm từ trên núi xuống chở các thần chu du thiên hạ, các thần cũng yêu cũng ghét cũng giận hờn, cũng đánh nhau

- Thần thoại Hy- La được hư cấu cao độ trên cơ sở các yếu tố hiện thực(Eo Bôxpho, quần đảo Iônia, dải Ngân hà, cây nguyệt quế ), trong đó các yếu tố tôn giáo, khoa học, nghệ thuật quyện chặt vào nhau . Chính vì vậy đã trở thành nguồn chất liệu sinh động và nguồn cảm hứng vô tận cho các loại hình nghệ thuật…

- Thần thoại Hy- La vừa có yếu tố dân gian vừa có yếu tố bác học, phản ánh đậm nét xã hội chiếm nô điển hình.

Thơ ca

- Trường ca : Iliát ( 15863) và Ôđixê( 12440) của nhà thơ mù Hôme mở đầu cho nền thi ca cổ đại, là người đầu tiên đưa nghệ thuật kể chuyện bằng thơ lên đến đỉnh cao hoàn thiện, trở thành kiểu mẫu không thể bắt chước được.

- Iliat là trường ca về dũng tướng I li ông, về khát khao chiến thắng của các dũng sị thành Tơ roa, với nhiều chi tiết hấp dẫn: con ngựa thành Tơ roa, gót chân Asin, cuộc quyết chiến của Héc to và A sin…

- Ô đi xê là trường ca về các tráng sĩ sau khi thắng trận trở về, nhưng lại bị phiêu dạt lưu lạc đến 10 năm, trong thời gian đó họ trải qua không biết bao nhiêu tai ương, đương đầu với vô vàn gian khổ, khi trở về thật hạnh phúc vì những người vợ thân yêu vẫn chung thủy đợi chờ. Chuyện thơ có nhiều chi tiết thú vị trong không gian Hy lạp hóa: đảo người một mắt, người lùn, khổng lồ, mụ phù thủy, nàng Pê nê lốp chờ chồng …



Kịch:

- Người Hy lạp thích vũ hội hóa trang, hát múa nên thể loại kịch rất phát triển,

với các loại Bi, hài kich và các nhà soan kịch tiêu biếu: Ét sin, Sô phốc…

cùng hàng trăm vở kịch có giá trị hiện thực và nghệ thuật cao cho đến nay vẫn được diễn trên các sân khấu ở nhiều nước châu Âu: Prô tê mê bị xiềng, Ê đíp làm vua, Chiến tranh Hy- Ba…

Truyện ngụ ngôn cũng rất đặc sắc: Con cáo và chùm nho….

+ Khoa học, triết học:



    • Người Hy lạp là những người đầu tiên ngiên cứu phát minh khoa học một cách có hệ thống và có tính khái quát hóa cao, phát triển những tri thức của loài người lên một bước quan trọng phát biểu thành những định lý, định luật, định đề chặt chẽ….cống hiến to lớn cho nền KH của nhân loại…Trong triết học : do phát triển trên những điều kiện vô cùng thuận lợi, nên có nhiều thành tựu rực rỡ, với 2 trường phái đối lập nhau gay gắt lại chia ra nhiều xu hướng khác nhau là nguồn gốc của mọi loại thế giới quan sau này, nhất là khi giao tiếp với triết học phương Đông. Triết học có tính khái quát hóa cao, tổng hợp cao do chủ nô giàu có có điều kiện tách ra để chuyên tâm nghiên cứu, do kH chia nhiều chuyên ngành nên các nhà triết học đồng thời cũng là những nhà KH uyên bác…

    • Lĩnh vực KH tư nhiên nào cũng có các nhà bác học uyên bác: Ta lét , Pi ta go, Ơ cơ lit,

    • Ác si mét , Arixtot, Ptô lê mê , Hy pô crat, Xê da, Hê rô đốt

Ki tô giáo:

Ki tô giáo của Giê su đã ra đời trong thế kỷ I TCN, khi những mâu thuẫn xã hội hết sức gay gắt, k/n nổ ra khắp nơi, Ki tô giáo còn chịu ảnh hưởng của tư tưởng triết học Duy tâm khắc kỷ lan tràn khắp La mã lúc đó, Ki tô giáo cũng sử dụng nhiều yếu tố của các tôn giáo địa phương:

Sự hình thành Ki tô giáo là một quá trình lịch sử lâu dài, trên cơ sở những điều kiện nhất định. Trong quá trình ấy, Ki tô giáo đã chọn lọc, cải biên, gạt bỏ những chi tiết địa phương không thích hợp, hoàn thiện để tao ra những nét phổ quát, đáp ứng xu thế nhất thần, với sự mong mỏi của các dân tộc khác nhau trong đế quốc La mã.


    • Những điểm đặc sắc của Ki tô giáo:

Quan niệm về thế giới và con người: Thượng đế có 3 ngôi nhưng là một, đồng đẳng, đồng vinh, đồng quyền, mỗi ngôi có một chức năng riêng. Chúa Trời sáng tạo ra tất cả trong 6 ngày. Đây chính là hệ thống quan điểm về sự van năng của Chúa, sắp xếp vận hành vũ trụ hợp lý, tuyệt đối…

Giáo lý Ki tô cũng nói rằng Chúa trời tạo con người sau cùng nhưng lại từ phần tinh tuy nhất của mình là linh hồn, Chúa lại rất ưu ái cho ăn mọi của ngon vật lạ, yêu thương nhất, được che chở, con người là sản phẩm hoàn hảo trong sự sáng thế của chúa, được làm chủ muôn loài,. Con người có 2 phần thể xac và linh hồn, khi chết đi linh hồn con người trở về với Chúa. Ở góc độ này có thể thấy Ki tô giáo mang t/c nhân văn sâu sắc.



Về sự ra đời và công cuộc cứu chuộc của Chúa Giê su: Theo truyền thuyết, Giê su trở về trời với chúa Cha có nghĩa là c/s Thiên đường mới là vĩnh cửu, một ngày nào đó cả thế giới sẽ chết hết. Nhưng chúa lại sống lại sắp xếp Giáo hội để khi ngày đó tới Chúa sẽ xuống trần để có lời phán xét cuối cùng….Điều đó thật hấp dẫn bởi nó gieo vào các tín đồ một niềm tin thiêng liêng vào sự cứu chuộc của Chúa…

Việc Giê su chịu đóng đinh trên giá để cứu các tín đồ thực sự là một thông điệp cao cả về sự hy sinh của chúa, thông điệp kêu gọi con người hy sinh vì đồng loại, thương yêu nhau như Chúa đã yêu thương và hy sinh.



Giáo lý, luật lệ và lễ nghi : có nhiều điểm tích cực góp phần điều chỉnh hành vi đạo đức nhân cách trong cộng đồng Ki tô giáo góp phần xây dựng xã hội ổn định

2.3.3. Nghệ thuật:

Hội họa: những bức tranh cổ Hy- La chủ yếu là bích họa, hay những hình ảnh trang trí trên đồ gốm về những sinh hoạt trong cuộc sống đời thường hoặc về các nhân vật nổi tiếng.

Kiến trúc và điêu khắc thường kết hợp với nhau và thấm đẫm chất thần thoại. Kiến trúc Hy Lạp chủ yếu là các đền thờ với trình độ kỹ thuật cao, thể hiện sức mạnh, sự phồn vinh của xã hội, tỷ lệ cân đối, mềm mại, trang nhã với những hàng cột tròn khía hình múi khế, trên đầu cột có trang trí diềm mũ. Kiến trúc La Mã tiếp thu của Hy Lạp có sự sáng tạo hơn với vòm cuốn bán nguyệt,kết cấu hoàn hảo, và vẫn giữ được vẻ đồ sộ, tráng lệ. Kiến trúc La Mã đậm chất thế tục hơn với những công trình công cộng vĩ đại: sân vận động, đấu trường, chung cư, nhà tắm công cộng…

Điêu khắc Hy Lạp- La Mã được sáng tạo theo nguyên tắc: Thiên nhân đồng hình”, tập trung mô tả vẻ đẹp cả thần linh và con người với những chuẩn mực khó có thể bắt chước được. Điêu khắc Hy Lạp có thế mạnh ở những bức tượng toàn thân: Thần Vệ nữ, người ném đĩa, lực sĩ vác giáo…Điêu khắc La Mã lại có thế mạnh về tượng bán thân đặc tả chân dung, tính cách rất đặc sắc: tượng Xê da, Augusta…

Bài 4. VĂN MINH TÂY ÂU TRUNG ĐẠI

1..-Khái quát về quá trình lịch sử của Tây Âu trung đại

2. NHỮNG THÀNH TỰU VĂN MINH TÂY ÂU TRUNG ĐẠI

a..Văn hóa thành thị

+ Sự ra đời của các trường đại học

- Sự thành lập các trường Đai học của thị dân làm cho con người có tư duy và nhận thức mới, dần dần thoát ly khỏi những ảnh hưởng của giáo hội, bắt đầu có ý thức khám phá văn hóa Hy – La, từ đó bắt đầu có những thành tựu khoa học, sáng tạo nghệ thuật mới, ra nó còn kích thích sự khám phá học hỏi

+ Văn học thành thị:

+ Kiến trúc thành thị:

Với những thành tựu mới ,văn hóa thành thị được xem là bước tiến mới của của văn hóa Tây Âu, cầu nối dẫn đến Văn hóa phục hưng.

b. Văn hóa phục hưng:

*. Nguồn gốc

- Giai cấp tư sản cũng không thỏa mãn với nền văn hóa bị thần học khống chế, nó muốn xây dựng cho mình hệ tư tưởng riêng. Đồng thời nó cũng đã tìm thấy trong nền văn hóa Hy- La những giá trị tốt đẹp có lợi cho mình để đấu tranh chống lại chế độ phong kiến nhà thờ và giáo hội.

- Phong trào VHPH diễn ra trong bối cảnh châu Âu có nhiều biến động lớn lao: những tiến bộ về khoa học kỹ thuật, các cuộc phát kiến mở rộng tầm nhìn…những cuộc đấu tranh của các tầng lớp xã hội làm hậu thuẫn, chính quyền phong kiến tạm thời liên minh với tư sản đã cho phép một số thành thị tự trị, …

- Sau khi thành Công xtăng ti nốp bị phá hủy, nhiều nhà bác học đã trở về châu Âu, nhất là Ý mang theo một khối lượng đồ sộ các nguyên tác khoa học, văn học, triết học cổ Hy – La( 600 bản chép tay, 12 vở kịch…) khiến cho người châu Âu vô cùng sửng sốt kinh ngạc, làm dấy lên một phong trào khám phá sôi nổi…

- Phong trào có được những Mạnh thường quân tài trợ: nhà giàu, chính quyền thành phố, thậm chí Giáo hoàng La mã…

- Phong trào mở đầu ở Ý vì nơi đây có nền kinh tế tư bản phát triển hơn cả, và có nhiều thành thị tự trị nhất …sau đó lan rộng ra cả châu Âu.



* Nội dung

+- Văn học phục hưng:

- Văn học phục hưng nổi bật với: Đan tê( Ý) , Bô ca xi ô, Era xmút, Ra bơ le . Tác giả sáng chói nhất trong nền văn hóa phục hưng là Xéc van téc với tác phẩm Đôn ki hô tê bằng tiếng Tây Ban Nha, tác phẩm của ông chứa đựng nhiều thông điệp lớn của thời đại, có tính chất tư sản, dân tộc và nhân văn sâu sắc nhất…

- Nhà soạn kịch vĩ đại nhất là Sếch xpia được mệnh danh kịch gia của mọi thời đại. Các vở kịch của ông vừa mang tính chất bi kịch vừa hài kịch, tràn đầy sức sống. Ông đưa lên sân khấu đủ mọi hạng người với mọi sắc thái cung bậc tình cảm. Đặc biệt ông đã phát hiện ra sự phá hoại ghê gớm của đồng tiền mặc dù nó mới ra đời( sau này được Mác và Ăng nghen đánh giá rất cao).

Như vậy Văn học phục hưng tuy vẫn mượn đề tài chất liệu thần thoại tôn giáo nhưng nó đã được phát triển trên một tầm cao mới, mang t/c nhân văn dân chủ sâu sắc:

- Đề cao khát vọng của con người, tự do cá nhân, những phẩm chất tốt đẹp của con người, sự hưởng thụ ngay trên trần thế. Đả kích sâu cay nhà thờ và giáo hội. Ca ngợi vẻ đẹp của quê hương đất nước, đề cao văn hóa ngôn ngữ dân tộc

- Bút pháp thể hiện mới: những nhân vật bình dân( chủ yếu là tư sản) tuy vẫn ở tuyến thứ hai, nhưng họ lại đại diện cho chính nghĩa và công lý, cái đẹp do đó phải xứng đáng là chủ nhân của xã hội.

+- Nghệ thuật:

+ Những đại biểu tiêu biểu:

- Mi ken lănggiơ: nhà điêu khắc, họa sĩ, kiến trúc sư vĩ đại, với thiên tài của mình ông đã đưa điêu khắc phục hưng đến tuyệt đỉnh. Những pho tượng của ông lấy chủ đề từ tôn giáo, nhưng khỏe mạnh cường tráng và chứa đựng tinh thần đấu tranh, hoặc thấm đẫm tính nhân văn sâu sắc : Tượng Đa vít, Pi ét ta, Pho tượng Bóng đêm. Tranh của ông cũng là những tác phẩm tuyệt tác: Sáng thế, Ngày phán xet cuối cùng, Chúa tạo ra A đam…Công trình kiến truc nổi tiếng nhất của Ông là nhà thờ Thánh Pie.

- Lê ô na đơ vanh xi: am hiểu nhiều lĩnh vực, ông có bức tranh rất nổi tiếng; La giô công, đức mẹ lit ta, Lê da,

- Ra Pha en là họa sĩ có phong cách mềm mại, các bức tranh của ông đều toát lên vẻ đẹp bình dị: Đức mẹ của đại công tước, Đức mẹ đồng trinh và Chúa hài đồng, Trường học A ten, Đức mẹ Xích tin..

- Bô ti xe li lại có thế mạnh về những bức tranh vẽ các thiếu nữ trong khung cảnh thiên nhiên : bức Mùa xuân, Ngày sinh Thần vệ nữ…

+ Đặc điểm của nghệ thuật phục hưng:

- Trong Hội họa vẫn mượn chủ đề thần thoại, tôn giáo, nhưng tính thế tục đã vượt qua tôn giáo, chất liệu và bút pháp mới; màu sơn dầu, gợi tả theo luật phối cảnh ánh sáng xa gần…với những am hiểu sâu sắc của các họa sĩ về cơ thể học, nội tâm tính cách…

- Điêu khắc thể hiện trên chất liệu có tính thẩm mỹ cao, vĩnh hằng, lấy con người là trung tâm, thể hiện sự giàu có và trình độ thẩm mỹ cao của thi dân, chất liệu vĩnh hằng.

- Kiến trúc mang hơi thở của thời đại, chất liệu mới, pha trộn phong cách Hy- La ,Gốt…




tải về 240.51 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương