PHẦn thứ I đÁnh giá KẾt quả thực hiện kế hoạch khoa học công nghệ VÀ MÔi trưỜng giai đOẠN 2006-2010


Biểu số 2 Đơn vị: Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II



tải về 1.12 Mb.
trang4/11
Chuyển đổi dữ liệu13.08.2016
Kích1.12 Mb.
#17464
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11


Biểu số 2

Đơn vị: Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II
KẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CÔNG NGHỆ CẤP BỘ 2006-2010


TT

Tên nhiệm vụ KHCN


Tên cá nhân chủ trì


Thời gian

thực hiện

(BĐ/KT)

Kết quả đạt được, địa chỉ áp dụng

(Ghi rõ khối lượng công việc đã thực hiện được)

Kinh phí đã cấp

(Tr.đồng)

Kinh phí 2010 (trđ)

Ghi chú

I

Đề tài trọng điểm cấp Bộ
















1

Nghiên cứu sinh sản nhân tạo cá bống kèo (Pseudapocryptes lanceolatus Bloch và Schneider, 1801).

TS. Phạm Văn Khánh

2005-2006

- Đề tài đã không thành công trong việc nuôi vỗ thành thục cá bố mẹ trong điều kiện nuôi giữ để cho sinh sản nhân tạo. Nuôi thương phẩm thử nghiệm trong ao đất bằng giống tự nhiên, số cá giống 200.000 con, đã thu hoạch sản lượng 646 kg, năng suất 6,46 tấn/ha.

- Như vậy đề tài chỉ thực hiện được nội dung nghiên cứu đặc điểm sinh học sinh sản cá kèo, nội dung ương nuôi cá giống và nuôi thương phẩm (bằng con giống tự nhiên), còn nội dung nuôi vỗ thành thục cá bố mẹ và sinh sản không đạt kết quả.



660







2

Nghiên cứu các giải pháp bảo vệ và phát triển nguồn lợi nghêu Bến Tre Meretrix lyrata (Sowerby).

TS. Nguyễn Thanh Tùng

2005-2006

- Xác định vị trí phân bố nghêu giống, nghêu bố mẹ và đặc điểm vùng phân bố.

- Đặc điểm sinh học nghêu bố mẹ: mùa vụ sinh sản và tuổi thành thục, sức sinh sản, sinh sản, dinh dưỡng, sinh trưởng…

- Hiện trạng KTXH ảnh hưởng đến biến động nguồn lợi nghêu trong vùng nghiên cứu.

- Hiện trạng và hiệu quả của các biện pháp quản lý hiện nay trên từng địa bàn.

- Các biện pháp khai thác và bảo vệ góp phần hoàn thiện các quy chế quản lý nguồn lợi nghêu.


1022








3

Nghiên cứu thử nghiệm một số chất có khả năng thay thế Xanh malachite và Dipterex và khả năng kháng khuẩn gây bệnh trong nuôi trồng thủy sản”

TS. Lý Thị Thanh Loan

1/2006-12/2006

Đã thử nghiệm được 02 chất có hiệu quả trong phòng trị bệnh nấm thủy mi gây bệnh trên trứng cá basa và cá tra; 01 chất diệt ký sinh trùng (sán lá đơn chủ) trên cá tra và 01 chất có tác dụng với giun sán nội ký sinh trên cá nước ngọt có vẩy; 01 hợp chất phòng trị bệnh nhiễm khuẩn do nhóm Vibrio gây bệnh trên cá Mú và trị bệnh nhiễm khuẩn gây bệnh xuất huyết, đốm đo, mủ gan, thận trên cá tra và cá basa.

530







4

Nghiên cứu vacine phòng bệnh nhiễm khuẩn cho cá tra, basa, cá mú, cá giò, cá hồng mỹ nuôi công nghiệp

Th.S Nguyễn Mạnh Thắng

2006-2008

- Đã phân lập được tất cả các loại vi khuẩn (vi khuẩn Edwardsiella ictaluri, vi khuẩn Vibrio alginolyticus chủng CM, Vibrio alginolyticus chủng CG, vi khuẩn thuộc Vibrio, vi khuẩn Streptococus) gây bệnh trên 5 loại cá theo yêu cầu. Xác định được quy trình chế tạo môi trường và quy trình nuôi cấy lên men cho các loại vi khuẩn phân lập được. Hoàn thiện 05 quy trình chế tạo vacxin phòng bệnh nhiễm khuẩn cho 5 loại cá theo yêu cầu.

- Đã sản xuất: 610.000 liều Vacin phòng bệnh gan thận có mủ cho cá Tra, 480.000 liều Vacin phòng bệnh gan thận có mủ cho cá Basa, 80.000 liều Vacxin phòng bệnh Vibriolosis cho cá Giò, 45.000 liều Vacxin phòng bệnh Vibriolosis cho cá Mú, 15.000 liều Vacxin phòng bệnh Streptococus cho cá Hồng Mỹ.



1582







5

Chọn giống cá tra nhằm tăng tỷ lệ phi lê bằng phương pháp chọn lọc gia đình

Th.S Nguyễn Văn Sáng

2006-2008

- Nuôi vỗ thành thục đồng bộ đàn cá bố mẹ F1-2001 và đã sản xuất được 156 gia đình đàn cá F2-2001, ương riêng rẽ và đánh dấu thả nuôi thương phẩm thí nghiệm. Nuôi thử nghiệm đàn cá chọn lọc F1-2003 trong môi trường ao nuôi tại Trung tâm Cái Bè. Kết quả thu thập số liệu và phân tích cho thấy tính trạng tăng trưởng có hệ số di truyền cao (0.30) trong khi đó cho tính trạng tỷ lệ philê có hệ số di truyền thấp (0.80). Phân tích chỉ thị liên kết với tính trạng tỷ lệ philê (phân tích bằng kỹ thuật microsattelite): đã tách chiết toàn bộ số mẫu vây thu từ nhóm cá có tỷ lệ philê thấp, cao và trung bình.

- Đã nhận được văn bằng nhãn hiệu cho cá tra chọn giống của Viện II: PANGI, cho 4 mặt hàng cá bố mẹ, cá hậu bị, cá bột và cá giống, số nhãn hiệu VN4-0099937, cấp ngày 21.04.2008, theo quyết định số 7411/QĐ-SHTT của Cục Sở hữu Trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ.



2298







6

Nghiên cứu tạo chế phẩm sinh học giàu enzyme để bổ sung, nâng cao hiệu quả sử dụng thức ăn nuôi cá tra (Pangasianodon hypophthalmus)

Th.S Nguyễn Văn Nguyện

2007-2009

- Qui trình sản xuất sinh khối giàu enzyme protease từ chủng Bacillus subtilis.

- Qui trình sản xuất sinh khối giàu enzyme amylase từ chủng Bacillus subtilis.

- Qui trình sản xuất sinh khối giàu enzyme phytase từ chủng Aspergilus niger

- Sinh khối giàu enzyme protease: 875 U/g

- Sinh khối giàu enzyme amylase: 590 U/g

- Sinh khối giàu enzyme phytase: 410 U/g

- 34 kg sản phẩm.


1278







7

Nghiên cứu bệnh trắng mang, trắng gan trên cá tra và biện pháp phòng trị

TS. Lý Thị Thanh Loan

1/2009-12/2011

- Điều tra thêm một số nông hộ về hiện trạng ương nuôi cá tra giống và tình hình bệnh trắng mang, trắng gan trên cá tra tại An Giang (11 phiếu), Cần Thơ (11 phiếu): số liệu đang được nhập và xử lý.

- Chọn 8 ao ương giống của 2 địa điểm tại An Giang theo dõi: các chỉ tiêu DO, COD, NH3-N, NO2-N, H2S; cá trên 1 tháng tuổi, định kỳ thu mẫu (vi khuẩn, virus , mô học, ký sinh trùng máu, TEM).

- Bước đầu có thể nhận định tác nhân gây bệnh trắng mang, trắng gan không phải là các chủng vi khuẩn đề tài đã phân lập được trong thời gian qua. Có khả năng tác nhân gây bệnh chỉ giới hạn trong kích thước dưới 450 nm, có thể là vi khuẩn nội bào thuộc nhóm Risketsia hoặc vi nấm (bào tử), vi bào tử trùng.


614

623




8

Điều tra, nghiên cứu bệnh trên một số đối tượng nhuyễn thể nuôi tại vùng ven biển Việt Nam

Th.S Ngô Thị Ngọc Thủy

1/2009-12/2011

- Đã xác định được: 05 loại ký sinh trùng; 03 loại vi khuẩn và 02 loại nấm hiện diện trên các mẫu bệnh thu được trên nghêu và hầu.

- Thu và phân tích mẫu 01 đợt định kỳ tại Bến Tre (35 mẫu nghêu vào tháng 01/2010), Vũng Tàu (32 mẫu hầu vào tháng 02/2010); Nam Định (30 mẫu nghêu vào tháng 03/2010); tu hài (tháng 03/2010); trai ngọc (tháng 04/2010) để nghiên cứu xác định một số yếu tố môi trường có liên quan đến dịch bệnh trên nghêu, tu hài, trai ngọc.



903

1.000




9

Đánh giá hiện trạng đa dạng sinh học động vật thủy sản ở một số vườn quốc gia và khu bảo tồn vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long

Th.S Vũ Vi An


2009-2010

- Đã triển khai đợt thu mẫu mùa khô để xác định các yếu tố chất lượng nước, thực vật thủy sinh, động vật thủy sinh, và động vật đáy ở ba khu bảo tồn: Tràm Chim, Trà Sư, và U Minh Hạ. Các yếu tố này sẽ được sử dụng để đánh giá đến tính đa dạng động vật thủy sản phân bố trong các khu bảo tồn.

- Thu mẫu đa dạng động vật thủy sản như cá, lươn lịch, tôm cua, ngao ốc ở ba khu bảo tồn: Tràm Chim, Trà Sư, và U Minh Hạ bằng các ngư cụ khai thác sẵn có tại địa phương và một số ngư cụ Đề tài mang theo. Ngoài ra, các đối tượng như rùa rắn và ếch nhái được phỏng vấn một số ngư dân khai thác bên trong và xung quanh các khu bảo tồn về thành phần loài, phỏng vấn kèm theo cuốn album màu các loài cá lưỡng cư và bò sát phân bố ở Việt Nam.



480

600




10

Đánh giá hiện trạng sản xuất giống và xây dựng các giải pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng giống cá tra ở ĐBSCL

Th.S Nguyễn Văn Sáng

03/2009-05/2010

- Tiếp tục nhập số liệu điều tra thứ cấp: phiếu hộ sản xuất cá giống và xử lý số liệu điều tra thứ cấp: sản xuất cá bột, cá giống, cán bộ địa phương, mua bán giống và nuôi thương phẩm.

- Đang viết báo cáo Hiện trạng sản xuất giống và phân tích hiện trạng kỹ thuật sản xuất giống, Giải pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng sản xuất giống và 5 báo cáo chuyên đề.



831

339

Đề tài kéo dài tới 30/07/2010 đã được Bộ đồng ý

11

Nghiên cứu xây dựng hệ thống giám sát dịch bệnh trên tôm sú (Penaeus monodon) và cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) nuôi ở đồng bằng sông Cửu Long

TS. Đinh Thị Thủy

1/2010-12/2011

- Chọn được điểm nghiên cứu, hệ thống nông hộ và bước đầu thiết lập hệ thống nghiên cứu giám sát dịch bệnh thụ động trên tôm sú nuôi tại tỉnh Cà Mau; trên cá tra nuôi tại hai tỉnh An Giang và Đồng Tháp.

- Đã thiết lập mạng lưới công tác viên từ cấp xã, huyện, tỉnh và Viện.






500




12

Chọn giống tôm càng xanh Macrobrachium rosenbergii theo tính trạng sinh trưởng bằng phương pháp chọn lọc gia đình

Th.S Đinh Hùng

1/2010-12/2012

- Sinh sản hàng loạt gia đình cho chọn giống và đối chứng:

+ Nuôi vỗ tôm bố mẹ, ghép cặp thành công các gia đình full-sib, half-sib: 165 gia đình.

+ Sinh sản các gia đình full-sib, half-sib: 155 gia đình.

- Ương nuôi ấu trùng tôm càng xanh theo gia đình :

+ Ương nuôi đến giai đọan Post : 500 PL/gia đình.

+ Nuôi PL 2 tuần trong bể composite : tỷ lệ sống đạt 90%.






200




13

Đánh giá sức tải môi trường sông Tiền và sông Hậu phục vụ quy hoạch nuôi cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) bền vững trên sông Tiền, sông Hậu

TS. Trần Quốc Bảo

1/2010-12/2012

- Đề tài hiện đang hoàn thành thủ tục phê duyệt Thuyết minh và hợp đồng.




200



























II

Dự án sản xuất thử nghiệm
















1

DASXTN (dự án trọng điểm cấp Bộ) KC.CB.01.29: Thử nghiêm mô hình nuôi cá tra thương phẩm phục vụ xuất khẩu và hạn chế ô nhiễm môi trường

TS. Phạm Văn Khánh

2006-2007

- Tổng sản lượng thu hoạch được 1.273,8 tấn cá thịt, tỷ lệ thịt trắng đạt tiêu chuẩn xuất khẩu 80-90%.

1593







2

DASXTN (dự án độc lập cấp Bộ): Ứng dụng công nghệ sản xuất tôm càng xanh toàn đực phục vụ nuôi xuất khẩu

Th.S Nguyễn Nhứt

2006-2007

- Quy trình ương tôm PL30 phục vụ vi phẫu, tỷ lệ sống từ 55 -93%, kích cở đạt vi phẫu 60-75%. Quy trình sản xuất tôm càng xanh cái giả (chuyển đổi giới tính bằng kỹ thuật vi phẫu) tỷ lệ chuyển đổi giới tính giao động từ 49 – 71% trung bình 53%. Sản xuất PL tòan đực tỷ lệ sống trung bình 10,4 -40%.

- Đã sản xuất tôm cái giả được 22.127con vượt chỉ tiêu so với hợp đồng, tổng số lượng tôm PL 15 tòan đực đã sản xuất được 3.203.800 con đạt 64,1% so với hợp đồng.



456







3

Dự án SXTN: Hoàn thiện công nghệ chiết xuất hợp chất từ cây Diệp hạ châu (Phyllanthus amarus L.) và cây Ổi (Psidium guajava L.) trong phòng và trị bệnh tôm sú (Penaeus monodon).

TS. Lý Thị Thanh Loan

3/2008-3/2010

- Sản lượng sản xuất đạt trên 10.000 kg Diệp Hạ Châu và 500 kg lá ổi.

- Sản lượng tiêu thụ tính đến tháng 05/2010 trên 500 kg Diệp Hạ Châu và 100 kg lá lổi.

- Dự án đã đủ tiền nộp thu hồi đợt 1 (40% trên tổng số tiền thu hồi.


1285







III

Đề tài cơ sở/Thường xuyên, nhiệm vụ đặc thù
















1

Nghiên cứu xây dựng quy trình công nghệ sản xuất bột canxi thực phẩm từ phụ phẩm xương cá tra

Th.S Nguyễn Thị Lan Chi

1/2008-12/2008

- Nguyên liệu được chọn cho quá trình tách chiết canxi là xương sống cá với hàm lượng tro (20,11% ± 0,24) và canxi (4,49% ± 0,09).

- Điều kiện tối ưu để tách chiết canxi bằng phương pháp NaOH là nhiệt độ 80oC, nồng độ NaOH 2%, tỷ lệ NaOH/nguyên liệu 1:1 trong thời gian 90 phút.

- Điều kiện tối ưu để tách chiết canxi bằng phương pháp enzyme là nhiệt độ 55oC, tỷ lệ enzyme/cơ chất 5:10 trong thời gian 48 giờ.


150







2

Bước đầu đánh giá một số các thông số di truyền làm cơ sở cho việc chọn giống cá tra theo tính trạng kháng bệnh gan-thận mủ.

Th.S Phạm Đình Khôi

1/2008-12/2008

- Hệ số di truyền đạt cao khi ước tính bằng mô hình toán Threshold Binary (0,375) và đạt thấp khi ước tính bằng mô hình toán Linear Repeatability (0,009). Tuy nhiên, sai số của các giá trị này là rất lớn làm cho chúng không có sự khác biệt có ý nghĩa. Giá trị hệ số di truyền ước tính gần đúng sẽ có khả năng là không cao.

- Giá trị chọn giống biến thiên rất lớn giữa các gia đình trong cả 2 mô hình toán, điều này tạo điều kiện thuận lợi trong việc chọn lọc giữa các gia đình.



150







3

Hình thành nguồn vật liệu ban đầu cho chọn giống cá rô phi đỏ Oreochromis spp.

Th.S Trịnh Quốc Trọng

1/2008-12/2008

- Tiếp nhận 100 gia đình cá rô phi đỏ có nguồn gốc từ Ecuador để hình thành nguồn vật liệu ban đầu cho chọn giống, sau thời gian cách ly tỷ lệ sống đạt 77%.

- Nuôi tăng trưởng (tỷ lệ sống đạt 60,76% trọng lượng cá dao động từ 15-125 g/con), số lượng cá trung bình của 1 gia đình là 132 con.

- Chọn lựa được 502 cá cái và 250 cá đực có màu sắc đỏ đẹp và trọng lượng thân lớn nhất trong 90 gia đình để làm cá bố mẹ cho thế hệ sau.

- Sản xuất được 102 gia đình F1 đầu tiên của chương trình chọn giống cá rô phi đỏ tạ Việt Nam. Tỷ lệ nở trung bình đạt 73,24%, tỷ lệ sống cá bột đến giai đoạn 10 ngày tuổi trung bình đạt 86,09%.



180







4

Hình thành và đánh giá vật liệu ban đầu cho chương trình chọn giống tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) tại ĐBSCL.

Th.S Đinh Hùng

1/2008-12/2008

- Kết quả ghép cặp, sinh sản và ương nuôi hàng loạt gia đình trong một khoảng thời gian giới hạn đạt tỷ lệ thành công tương đối cao 74%.

- Kết quả đánh dấu ấu trùng tôm cành xanh bằng phẩm màu Fluorescent cho kết quả rất khả quan, tỷ lệ tồn lưu dấu trên 80% và không có sự sai khác về hiệu quả đánh dấu ở vị trí khác nhau (đốt 1 và đốt 6). Trọng lượng tôm thích hợp cho đánh dấu là 2 g, khi đó tỷ lệ còn dấu đạt trên 90% và chất lượng dấu cũng tốt hơn tôm đánh dấu ở trọng lượng 1 g.

- Kết quả nuôi tôm trong giai 50 m2 và 100 m2 đều cho tỷ lệ sống khá cao (78% - 93%), giai 50 m2 cho kết quả nuôi tốt hơn (tỷ lệ sống cao hơn) giai 100 m2 tuy nhiên sai khác này cũng không lớn và không đạt ý nghĩa thống kê.

- Kết quả nghiên cứu đã hình thành được nguồn vật liệu ban đầu gồm 580 tôm bố mẹ cho chọn giống.



100







5

Thử nghiệm nuôi cá măng (Chanos chanos) trong ao nuôi tôm ở ĐBSCL

KS. Nguyễn Thị Kim Vân

1/2008-12/2008

- Kết quả nghiên cứu cho thấy nuôi ghép cá măng với tôm sú có khả năng cải thiện chất lượng nước trong ao nuôi tôm tốt hơn. Tỷ lệ sống của tôm và cá măng trong các nghiệm thức đều đạt khá cao:

+ Tỷ lệ sống và năng suất tôm: tỷ lệ sống trung bình của tôm sú ở nghiệm thức đối chứng trung bình là 91,07%, nuôi ghép trung bình là 90,06%; năng suất tôm nuôi của nghiệm thức đối chứng trung bình là 6.387 kg/ha, còn nghiệm thức nuôi ghép trung bình là 6.927 kg/ha.

+ Tỷ lệ sống và năng suất của cá măng: tỷ lệ sống của cá măng dao động từ 78,3-80,6%, năng suất cá ở nghiệm thức có tôm không bị bệnh bình quân là 907,6 kg/ha.


150







6

Chọn giống cá rô phi đỏ theo tính trạng tăng trưởng.

ThS. Trịnh Quốc Trọng

1/2009-12/2009

- Đã hoàn thành tư liệu hóa các kiểu hình màu sắc của cá rô phi đỏ nhập nội từ Ecuador, đã chọn lựa cá bố mẹ có màu sắc được thị trường ưa chuộng, nuôi vỗ và ghép cặp sinh sản. Nhiệm vụ đã sản xuất 145 gia đình cá rô phi đỏ F1 (theo đề cương là 100 gia đình) đầu tiên trong đó có 102 gia đình half-sib. Các gia đình đã được đánh dấu và đang nuôi tăng trưởng làm nguồn vật liệu cho chương trình chọn giống vào năm 2010.

150







7

Điều tra mô hình nuôi cá đồng khu vực ở rừng U Minh

Th.S Thiều Lư

1/2008-12/2008

- Mô hình nuôi cá lóc:

+ Nuôi cá lóc trong mùng lưới: sau 5,5 tháng nuôi thu được cá có kích cỡ 600g/con, đạt năng suất 26,5 kg/m2 lồng nuôi, tỷ lệ sống đạt 26,5%, hệ số thức ăn FCR là 4,5, lãi ròng bình quân là 305.375 đ/m2.

+ Nuối cá lóc trong ao đất: có tỷ lệ sống 72,8% cao hơn trong mùng lưới. Năng suất bình quân 5 kg/m2 ao nuôi, hệ số thức ăn là 4,0, lãi rồng trung bình là 47.750 đ/m2 ao nuôi.

- Mô hình nuôi đơn cá rô đồng:

+ Ao nuôi ở huyện Trần Văn Thời sau 4 tháng nuôi cá đạt cỡ 12 con/kg, năng suất đạt 2,1 kg/m2 ao nuôi và tỷ lệ sống 56,28%.

+ Ao nuôi ở huyện U Minh có tỷ lệ sống sau 6 tháng nuôi là 56,25%, cá đạt trung bình 12 con/kg, năng suất bình quân chỉ đạt 1,67 kg/m2 ao nuôi.

- Mô hình nuôi cá sặc rằn:

+ Trong ao đất ở huyện U Minh đạt năng suất 0,64 kg/m2 ao nuôi, tỷ lệ sống 52% sau 6 tháng nuôi, cỡ thu hoạch 14 con/kg, lãi ròng bình quân là 8.333 đ/m2. Tỷ suất B/C là 0,59.

+ Trong ao đất ở huyện Trần Văn Thời đạt năng suất 1,16 kg/m2 ao nuôi, tỷ lệ sống là 69,4% sau 6 tháng nuôi, cỡ thu hoạch 12 con/kg, lãi ròng bình quân là 19.540 đ/m2. Tỷ suất B/C là 0,71.

- Mô hình nuôi ghép cá rô đồng và cá sặc rằn: sau 6 tháng nuôi cá rô đồng đạt cỡ thương phẩm là 14 con/kg với tỷ lệ sống là 50,4%. Cá sặc rằn sau 6 tháng nuôi đạt cỡ thương phẩm 10 con/kg với tỷ lệ sống là 70%. Năng suất bình quân của mô hình này đạt 1,94 kg/m2 ao nuôi.. Lãi ròng bình quân là 29.310 đ/m2 ao nuôi, tỷ suất B/C đạt được là 0,73.



120







8

Chọn giống tôm càng xanh theo tính trạng tăng trưởng.

ThS. Đinh Hùng

1/2009-12/2009

- Nuôi vỗ, ghép cặp thành công tới giai đoạn ấp nở ấu trùng đạt tỷ lệ 77,9% (120 gia đình/154 gia đình), tỷ lệ ương nuôi thành công theo gia đình là 86,7% (104 gia đình/120 gia đình). Tỷ lệ sống đến giai đọan Post đạt 9,3  7,5%, ương nuôi ấu trùng của 100 gia đình với tỷ lệ thành công của các gia đình đạt 88,3%. Đã đánh dấu xong 104 gia đình tỷ lệ còn dấu đạt 98%, tỷ lệ nhận biết dấu 100%. Nuôi cộng đồng tôm sau đánh dấu trong ao đất tỷ lệ sống đạt 63%, trọng lượng thu hoạch sau 105 ngày nuôi đạt trung bình 37,3 ± 30g.

150







9

Điều tra, phát hiện bệnh hoại tử cơ trên tôm thẻ chân trắng do virus IMNV gây ra ở Việt Nam.

Th.S Ngô Xuân Tuyến

1/2009-12/2009

- Xây dựng được qui trình RT-Nested PCR cho xét nghiệm virus IMNV gây bệnh hoại tử cơ trên tôm thẻ chân trắng với độ nhậy 10 bảng mẫu/µl, tương đương độ nhậy của kít IMNV IQ2000. Về hiệu quả kinh tế, giá thành mỗi phản ứng của qui trình đề xuất thấp hơn 2,5 lần so với sử dụng kít IMNV IQ2000.

100







10

Nghiên cứu mô hình giả lập để cảnh báo môi trường và dịch bệnh cho tôm sú và cá tra nuôi thâm canh ở ĐBSCL.

Th.S Trương Thanh Tuấn

1/2009-12/2009

- Cơ sở dữ liệu, mô hình tính toán đánh giá chất lượng môi trường và tình hình dịch bệnh. Chương trình phần mềm này có thể ứng dụng cho “Nhiệm vụ Quan trắc cảnh báo môi trường và phòng ngừa dịch bệnh thủy sản các tỉnh ĐBSCL” để đưa kết quả đánh giá cho địa phương thuận tiện và nhanh chóng.

100







11

Nghiên cứu nuôi luân trùng nước ngọt, Brachionus calyciflorus, dùng làm thức ăn cho ấu trùng cá tra và các loài cá cảnh.

Th.S Võ Minh Sơn

1/2009-12/2009

- Qui trình nhân sinh khối ngoài trời đạt mật độ 100 Cá thể/ml.

- Sinh khối luân trùng B. calyciflorus được 30 triệu luân trùng (100 Cá thể/ml)



100







12

Nghiên cứu sinh sản nhân tạo cá bống kèo

TS. Đặng Tố Vân Cấm

1/2010-12/2010

- Đã tiến hành thu thập, thuần dưỡng và tuyển chọn được 300 con cá khỏe, ngoại hình đẹp đưa vào bể tuần hoàn.

- Bố trí cá kèo trong 6 bể tuần hoàn cát (3m3/bể) để nuôi vỗ, mật độ ban đầu 50con/bể. Sau 2 tháng nuôi vỗ, tỷ lệ sống trong các bể dao động 70–80%, cá khỏe, phát triển bình thường.






300




13

Hoàn thiện quy trình sản xuất giống sò huyết trong điều kiện sinh thái Bán đảo Cà Mau.

Th.S Nguyễn Đức Minh

1/2010-12/2010

- Đã phân lập và ương nuôi tảo (Nannochloropsis sp., Chaetoceros sp., Isochripsis sp.platymonos sp.) trong phòng thí nghiệm đạt mật độ 108 là nguồn giống cung cấp làm thức ăn tự nhiên cho ấu trùng sò huyết.

- Đangs sửa chữa và lắp đặt lại trang thiết bị hệ thống điện, ánh sáng, sục khí và cấp nước ở khu vực nhà sản xuất giống sò và khu nuôi dưỡng sò bố mẹ chuẩn bị đẻ tại trại Bạc Liệu.

- Đã liên hệ mua 20kg sò bố mẹ tại Kiên Giang.





200




IV

Đề tài hợp tác với địa phương
















1






















IV

Các đề tài khác
















1






















Каталог: Uploads -> Congtrinhs
Uploads -> Kính gửi Qu‎ý doanh nghiệp
Uploads -> VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014
Uploads -> Như mọi quốc gia trên thế giới, bhxh việt Nam trong những năm qua được xem là một trong những chính sách rất lớn của Nhà nước, luôn được sự quan tâm và chỉ đạo kịp thời của Đảng và Nhà nước
Uploads -> Tác giả phạm hồng thái bài giảng ngôn ngữ LẬp trình c/C++
Uploads -> BỘ TÀi nguyên và MÔi trưỜng
Uploads -> TRƯỜng đẠi học ngân hàng tp. Hcm markerting cơ BẢn lớP: mk001-1-111-T01
Uploads -> TIÊu chuẩn quốc gia tcvn 8108 : 2009 iso 11285 : 2004
Uploads -> ĐỀ thi học sinh giỏi tỉnh hải dưƠng môn Toán lớp 9 (2003 2004) (Thời gian : 150 phút) Bài 1
Congtrinhs -> BỘ NÔng nghiệP & phát triển nông thôn viện nghiên cứU

tải về 1.12 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương