PHẦn thứ I đÁnh giá KẾt quả thực hiện kế hoạch khoa học công nghệ VÀ MÔi trưỜng giai đOẠN 2006-2010



tải về 1.12 Mb.
trang2/11
Chuyển đổi dữ liệu13.08.2016
Kích1.12 Mb.
#17464
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11

4. Công tác đào tạo

- Trong những năm qua, Viện đào tạo đội ngũ cán bộ nghiên cứu khoa học có trình độ chuyên môn cao nhưng thiếu kinh nghiệm và thiếu các cán bộ đầu đàn. Do đó, Viện đã và đang tập trung rất lớn cho công tác đào tạo nâng cao trình độ cho cán bộ nghiên cứu, nhất là các cán bộ trẻ có năng lực và phẩm chất, và kết quả đạt được trong những năm qua là không nhỏ.

- Cho tới năm 2010 Viện có tất cả 15 Tiến sĩ và 45 thạc sĩ. Hiện tại Viện đang đào tạo 06 Tiến sĩ trong nước và 9 Tiến sĩ nước ngoài 5 thạc sĩ nước ngoài và 6 thạc sĩ trong nước với nhiều chuyên ngành khác nhau phù hợp với các chiến lược phát triển Viện trong 10-15 năm tới.

- Các hình thức đào tạo ngắn hạn với nhiều chuyên ngành khác nhau luôn được Viện quan tâm.

- Ngoài ra, số cán bộ Đại học và trên đại học đã được Viện tuyển chọn để bổ sung bảo đảm nguồn nhân lực cho công tác nghiên cứu nhằm đáp ứng nhiệm vụ trong giai đoạn mới, đặc biệt là khi Viện đang được đầu tư phát triển mạnh về cơ sở vật chất kỹ thuật.
III. ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH CHO HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

- Tổng kinh phí được đầu tư từ ngân sách Sự nghiệp khoa học: 70.450,530 triệu đồng. Bao gồm:





Stt

Nhiệm vụ khoa học công nghệ

Kinh phí (triệu đồng)

2006

2007

2008

2009

2010

1

Nhiệm vụ KHCN cấp nhà nước

755

1.380

2.240

2.620

7.077

2

Nhiệm vụ KHCN cấp Bộ

3.554

3.100

2.898

4.688

3.462

3

Nhiệm vụ môi trường cấp Bộ

550

1.250

1.620

2.100

2.100

4

TC, QC kỹ thuật

55




210







5

Nhiệm vụ KHCN cấp Cơ Sở







750

600

500

6

Tăng cường thiết bị

430,294

893,378

746,064

898,887

1.700

7

Sửa chữa nhỏ

497

1.101

861

450

450

8

Lương và hoạt động bộ máy

2.266,00

4.742,00

4.267,00

4.742,482

4.896,425




TỔNG CỘNG

8.107,294

12.466,378

13.592,064

16.099,369

20.185,425



IV. CÁC HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ KHÁC
1. Tình hình ứng dụng KH&CN vào sản xuất

- Trong những năm qua các đơn vị thuộc Viện đã hợp tác nghiên cứu nhiều đề tài, dự án trong các lĩnh vực quan trắc, cảnh báo môi trường, điều tra nguồn lợi, quy hoạch nuôi trồng thủy hải sản, sản xuất giống, dinh dưỡng thức ăn thủy sản. Thông qua các đề tài, dự án hợp tác, Viện chúng ta đã trực tiếp hỗ trợ kỹ thuật, đẩy mạnh phát triển các đối tượng thủy hải sản có giá trị kinh tế cao ở các vùng môi trường sinh thái khác nhau, phát huy được thế mạnh của từng địa phương.

- Trong giai đoạn 2006-2010 các đơn vị thuộc Viện đã tổ chức chuyển giao nhiều tiến bộ KHCN và các kết quả nghiên cứu vào sản xuất cho các địa phương đơn vị như:

+ Điều tra nguồn lợi, quy hoạch nuôi trồng thủy sản cho các địa phương: Vĩnh long, Tây Ninh, Long An, Đồng Nai, Bình Phước, Bình Dương, Bà Rịa Vũng Tàu, Cần thơ, Sóc Trăng.

+ Chuyển giao công nghệ sản xuất giống tôm sú chất lượng cao và giống cua biển cho một số tỉnh trọng điểm phía Nam như Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Kiên Giang, Trà Vinh.

+ Chuyển giao công nghệ sản xuất giống nhân tạo cá Chẽm, cá Tra, cá Bống tượng, cá Lóc và Lóc bông cho các tỉnh: Quảng Nam, Nghệ An, Hải Dương, Viện NCNTTSI, Vĩnh Long, Quảng Ngãi, Thừa Thiên Huế, Hà Tĩnh, Thanh Hóa, Ninh Bình, Hà Nam, Thái Bình, Nam Định, Hà Tây, Hà Nội, Bắc Ninh, Trường Cao đẳng thủy sản Đình Bảng, Bắc Ninh, Công ty Dịch vụ Nuôi trồng Thuỷ sản TW.

+ Chuyển giao công nghệ sản xuất giống tôm càng xanh toàn đực cho tỉnh Đồng Tháp, An Giang, Bến Tre và các đơn vị thuộc Viện mỗi năm đã cung cấp cho các địa phương đơn vị hàng trăm triệu tôm, cá giống góp phần đưa nhanh tiến bộ KHCN ứng dụng vào thực tiễn sản xuất cho các địa phương, đơn vị.

- Nhìn chung trong nhiệm kỳ qua, hoạt động nghiên cứu khoa học công nghệ và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật chuyển giao vào sản xuất đã mang lại hiệu quả kinh tế thiết thực cho các địa phương đơn vị. Vai trò, vị trí và uy tín của Viện đang được khẳng định trong khu vực.



2. Công tác tiêu chuẩn đo lường chất lượng

Với chức năng là Viện nghiên cứu về thủy sản, trong giai đoạn 2006 – 2010, Bộ đã giao cho Viện thực hiện 3 tiêu chuẩn ngành trong các lĩnh vực: Môi trường, nguyên liệu và vệ sinh an toàn thực phẩm nhằm hệ thống hóa, góp phần phổ biến thực hiện đúng quy trình quy phạm các yêu cầu kỹ thuật cũng như đảm bảo về chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm.

Viện quan tâm chỉ đạo sâu sát công tác khảo nghiệm thuốc hóa chất và chế phẩm sinh học phục vụ nuôi trồng thủy sản.
3. Công tác thông tin KH&CN

Trong 5 năm qua công tác Thông tin KH&CN cũng được Viện quan tâm đầu tư.

- Để phục vụ cho các chương trình nghiên cứu khoa học của Viện nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin cho Lãnh đạo Viện, cho các đề tài/dự án và các cán bộ nghiên cứu tham khảo, bộ phân Thông tin – Thư Viện của Viện đã tiến hành xử lý các nguồn thông tin nội bộ, thông tin từ bên ngoài và quốc tế, chuẩn bị các tài liệu cho các cuộc hội thảo.

- Hoàn thành và phân phối tuyển tập “Nghề cá sông Cửu Long” cho các đơn vị liên quan.

- Tham gia triển lãm và hội chợ về thủy sản.

- Thực hiện tốt công tác cập nhật thông tin cung cấp cho bạn đọc, tăng cường thêm đầu sách mới, tham gia các lớp tập huấn nâng cao nghiệp vụ về công tác thông tin.

- Thu thập thông tin và xử lý tài liệu cho thư viện điện tử.

- Viện thường xuyên tổ chức những buổi seminar về nhiều lĩnh vực với các nhà khoa học trong Viện, các đơn vị nghiên cứu và giảng dạy trong và ngoài nước.

- Viện cũng đã tham gia và tổ chức nhiều hội thảo trong và ngoài nước.

- Phát hành bản tin của Viện hàng quý.

- Duy trì, bào trì hệ thống mạng nội bộ (LAN), mạng Internet và mạng không dây.

- Biên tập, cập nhật thông tin trên Website của Viện.


4. Hoạt động hợp tác quốc tế về Khoa học và Công nghệ:

- Viện đã từng bước củng cố nâng cấp mở rộng quan hệ hợp tác với các tổ chức Quốc tế, Viện đã tranh thủ được những dự án lớn như: các dự án trong chương trình thủy sản của Uỷ hội Quốc tế sông Mê Kông, các dự án hợp tác với The WorldFish Center, Dự án hợp tác với Vụ Công nghiệp cơ sở Úc và tổ chức NACA, SEAFDEC, ACIAR của Úc, FAO, GTZ, Dự án hợp tác với Tỉnh Oost –Vlaanderen - Bỉ, Dự án do tổ chức SIPPO – Thụy Sĩ tài trợ, Viện HAKI (Hungary), Chương trình hợp tác ngành thủy sản FSPS (DANIDA tài trợ)… Bên cạnh việc hợp tác quốc tế nghiên cứu khoa học, Viện cũng đã phối hợp với các trường Đại học của Bỉ, Hà Lan, Na-uy, Úc, Đan Mạch,…. trong việc đào tạo sau đại học và trong nhiệm kỳ vừa qua đã có hơn 10 TS và 15 ThS được đào tạo từ các chương trình hợp tác quốc tế.

- Qua hoạt động hợp tác với các Trường, Viện, tổ chức quốc tế, Viện đã tiếp cận được phương pháp nghiên cứu KHCN mới, đào tạo nguồn nhân lực, góp phần nâng cao năng lực nghiên cứu của Viện.
V. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN NHIỆM VỤ KHCN&MT CỦA VIỆN
1. Đánh giá chung

Qua thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học giai đoạn 2006 - 2010, Viện đã rút ra những đánh giá như sau:


1.1. Ưu điểm:

- Có nhiều kết quả nhất định, nhất là trong công tác nghiên cứu khoa học. Đây là kết quả của sự đoàn kết nhất trí, sự phấn đấu không ngừng của đa số CBCNV trong toàn Viện, sự phân công phân nhiệm hợp lý, sự phối hợp giữa các lớp cán bộ và các đơn vị trong Viện.

- Quan tâm chỉ đạo tập trung, sâu sát và trực tiếp của Lãnh Đạo Viện đối với các đơn vị, chủ nhiệm các đề tài, dự án để tháo gỡ những khó khăn về nội dung, phương pháp luận trong nghiên cứu, nguồn nhân lực, nhằm thúc đẩy các đề tài, dự án triển khai đúng tiến độ và đạt kết quả cao nhất theo mục tiêu đề ra.

- Sự thống nhất trong nội bộ Lãnh đạo Viện, sự nhất trí đoàn kết giữa các tổ chức Đảng, Chính quyền, Đoàn thể đã tạo nên sức mạnh trong toàn thể lực lượng cán bộ nghiên cứu khoa học, phát huy nội lực vốn có và các thành quả đã đạt được để hoàn thành nhiệm vụ.

- Viện đã tin tưởng, động viên và tạo mọi điều kiện cho các cán bộ nghiên cứu (nhất là lực lượng trẻ) học tập nâng cao trình độ chuyên môn. Đa số cán bộ nghiên cứu rất nhiệt tình với công việc, đoàn kết, hợp tác trong thực hiện nhiệm vụ, có ý chí trong việc nâng cao trình độ chuyên môn của bản thân để đáp ứng tình hình và nhiệm vụ.

- Thường xuyên tổ chức sinh hoạt học thuật trong từng đề tài và dự án, với sự tham gia hướng dẫn của các nhà khoa học đầu đàn, đánh giá các kết quả nghiên cứu, tìm ra các hướng nghiên cứu mới trong đề tài đồng thời nâng cao trình độ chuyên môn và kiến thức cho cán bộ khoa học trẻ của Viện.

- Viện coi trọng mối quan hệ với các cơ quan nghiên cứu khoa học trong nước, các nhà khoa học đầu đàn trong và ngoài ngành để nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học của Viện, đào tạo cán bộ trẻ qua hợp tác khoa học. Phối hợp tốt với địa phương, cơ sở trong việc triển khai các đề tài dự án thực nghiệm, đưa công tác nghiên cứu, sản xuất thử nghiệm gắn liền với thực tiễn, thiết thực phục vụ cho yêu cầu của sản xuất. Cụ thể thông qua các đề tài/dự án nhánh của Viện NCNTTS I, Viện NCNTTS III, Viện có thêm nguồn kinh phí nghiên cứu và đồng thời thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình đối với sự nghiệp phát triển nuôi trồng thuỷ sản ở Đồng Bằng sông Cửu Long.

- Công tác hợp tác quốc tế luôn được đề cao và đẩy mạnh nhằm tìm kiếm các đối tác trong lĩnh vực nghiên cứu và đầu tư tiềm lực, gia tăng các hoạt động tìm kiếm thông tin và cập nhật thông tin, tìm nguồn học bỗng đào tạo sau đại học cho lực lượng trẻ của Viện.

- Viện đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để các đơn vị cơ sở, nhất là những đơn vị trực tiếp sản xuất chủ động trong công việc nhằm nâng cao hiệu quả, tăng thu nhập cho đơn vị và CBCNV.

- Khai thác các nguồn đầu tư của Nhà nước cho Khoa học và Công nghệ, tập trung xây dựng và tổ chức thực hiện các dự án đầu tư để có những bước đột phá nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật cho Viện và các đơn vị thuộc Viện.

- Chủ động mở rộng tìm kiếm và khai khác các nguồn vốn khác ngoài ngân sách để tập trung đầu tư cho công tác nghiên cứu khoa học, nâng cao tiềm lực và đời sống CBCNV trong Viện.

- Viện đã chú ý nhiều đến chất lượng và tiến độ thực hiện công tác tăng cường trang thiết bị, sửa chữa xây dựng nhỏ, nâng cao chất lượng môi trường và phương tiện làm việc.

- Về lĩnh vực tài chính: Trong điều kiện về tài chính từ nhiều nguồn và hạn chế, nhưng Viện đã cố gắng bảo đảm các hoạt động của Viện được thực hiện kịp thời và có kết quả, đặc biệt là các hoạt động nghiên cứu khoa học. Viện đã cấp phát kinh phí cho các đơn vị cơ sở theo đúng kế hoạch.
1.2. Hạn chế :

- Tình hình triển khai các đề tài dự án còn chậm so với tiến độ vạch ra trong đề cương. Một số thuyết minh đề tài và hợp đồng do Bộ chậm phê duyệt nên không triển khai được.

- Các đơn vị cơ sở hoạt động nghiên cứu khoa học chưa thật sự chủ động, tính năng động của nhiều chủ nhiệm đề tài còn hạn chế. Sự phối hợp giữa các đề tài trong Viện để giải quyết những vấn đề liên quan chưa có sự chặt chẽ, đồng bộ.

- Thủ trưởng các đơn vị cơ sở còn thiếu kinh nghiệm trong công tác quản lý, điều hành đơn vị tổ chức thực hiện nhiệm vụ một cách hiệu qủa. Các đơn vị chưa xây dựng được chiến lược nghiên cứu khoa học của đơn vị nên khó xác định rõ mục tiêu và định hướng phát triển và đề xuất được những giải pháp đặc thù phát triển riêng cho đơn vị mình.

- Trong công tác xây dựng kế hoạch nghiên cứu của đề tài, thủ tục phê duyệt và cấp phát nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước thường phức tạp, kéo dài, nên thời gian thực hiện đề tài thực tế ngắn lại so với đề cương nghiên cứu, đã ảnh hưởng nhiều đến tiến độ và thời vụ nghiên cứu.

- Đa số cán bộ điều nhiệt tâm với công việc, có tinh thần trách nhiệm, chịu khó học hỏi. Tuy nhiên lực lượng cán bộ hiện tại đa số còn trẻ, chưa trãi qua nhiều kinh nghiệm, thử thách. Đặc biệt là các đơn vị cơ sở nguồn nhân lực rất thiếu về số lượng cũng như các cán bộ đầu đàn dẫn đến hạn chế năng lực và kết qủa nghiên cứu của cơ sở. Việc khắc phục tồn tại này đòi hỏi sự đầu tư lâu dài và có nhiều giải pháp đồng bộ.

- Về XDCB: Kinh nghiệm quản lý XDCB chưa nhiều, một số vấn đề phải qua nhiều bước hoặc có những sửa đổi thiết kế dự toán rất tốn thời gian.

- Việc khai thác và sử dụng cơ sở vật chất kỹ thuật hiện có tại các đơn vị cơ sở của Viện còn ở mức thấp, hiệu quả chưa cao.

- Việc nâng cao đời sống CNV của các đơn vị chưa thật sự đồng đều do đặc thù của từng lĩnh vực nghiên cứu và nhiệm vụ được giao của các đơn vị nên đã ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động chung của Viện.
2. Những bài học kinh nghiệm

- Đối với các chính sách chủ trương của Nhà nước, trong đó có Bộ, Viện Nghiên Cứu Nuôi Trồng thủy sản II đã nghiêm chỉnh thực hiện đúng các nội dung yêu cầu các nhiệm vụ KHCN được giao.

- Tăng cường công tác kế họach và quản lý khoa học đối với các đề tài dự án thông qua việc phổ biến cụ thể các quy chế liên quan đến quản lý đề tài, dự án. Các chủ nhiệm đề tài phải nắm vững các quy định, hướng dẫn về việc quản lý các đề tài khoa học.

- Tiếp tục tăng cường công tác quản lý, giám sát, kiểm tra và chỉ đạo việc thực hiện các đề tài, dự án khoa học để kịp thời hỗ trợ các đề tài, dự án đặc biệt là về nội dung và phương pháp nghiên cứu.

- Chế độ báo cáo, kiểm tra các đề tài được Viện quan tâm, hàng quý Lãnh đạo Viện đều có các cuộc họp giữa Lãnh đạo Viện với chủ nhiệm đề tài nhằm kiểm điểm lại những công việc đã được thực hiện, đánh giá tiến độ, tình hình thực hiện kinh phí, những tồn tại cũng như hướng giải quyết.

- Nâng cao vai trò của các thủ trưởng đơn vị mà các đề tài và dự án trực thuộc phạm vi đơn vị quản lý. Thủ trưởng đơn vị kết hợp với chủ nhiệm đề tài và dự án để điều phối nguồn nhân lực trong đơn vị cũng như phối hợp với các đơn vị khác trực thuộc Viện để tiến hành triển khai nhiệm vụ KHCN một cách thuận lợi.

- Việc tuyển chọn chủ nhiệm đề tài các cấp, Lãnh đạo Viện đã dựa vào trình độ, khả năng của từng cán bộ, đa số chủ nhiệm các đề tài là những cán bộ nghiên cứu khoa học trừng trãi, có bằng cấp trên đại học.

- Lãnh đạo Viện cũng chỉ đạo các đề tài và đơn vị nghiên cứu khoa học tổ chức các seminar với sự tham gia của các bộ phận có trình độ chuyên môn sâu ngoài Viện để trao đổi, tiếp cận kiến thức mới, xác định đúng đắn nội dung và phương pháp nghiên cứu của đề tài. Việc kiểm tra đánh giá nghiệm thu của các đề tài cũng được theo dõi sát sao.

- Coi các sinh hoạt học thuật với sự tham gia của các cán bộ khoa học đầu đàn trong và ngoài Viện là hoạt động thường xuyên cần tiếp tục đẩy mạnh, giúp hỗ trợ cho hoạt động nghiên cứu của đề tài, đồng thời nâng cao, bồi dưỡng cán bộ khoa học trẻ.

- Phối hợp với các cơ sở nghiên cứu trong và ngoài ngành để nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học của Viện.

- Đẩy mạnh công tác đào tạo cho cán bộ khoa học dưới nhiều hình thức khác nhau, trong đó trọng tâm là đào tạo chính qui và lâu dài cả trong và ngoài nước.

- Nâng cao trình độ nghiên cứu khoa học, công tác tổ chức các đề tài khoa học cho cán bộ của Viện thông qua chiến lược đào tạo dài hạn cũng như qua hoạt động nghiên cứu khoa học, các lớp tập huấn ngắn hạn.

- Nâng cao vai trò của Hội đồng khoa học trong việc xác định phương hướng nghiên cứu, xác định các nội dung nghiên cứu của đề tài dựa trên chiến lược của Ngành, nhiệm vụ chức năng của Viện được giao qua từng giai đoạn.

- Để công tác đánh giá và nghiệm thu đề tài được khách quan và hiệu quả, các cán bộ khoa học có trình độ, học vị chuyên môn cao từ các Viện, Trường, cơ sở nghiên cứu và hoạt động chuyên ngành có liên quan thường xuyên được mời tham gia vào các hội đồng xét duyệt đề cương nghiên cứu, nghiệm thu đề tài.

- Tăng cường công tác kế hoạch trong quản lý các đề tài nghiên cứu khoa học của Viện và các đơn vị trực thuộc Viện, xây dựng kế hoạch cụ thể cho việc thực hiện từng đề tài và các chỉ tiêu đánh giá kết quả nghiên cứu của đề tài.

- Xem mở rộng hợp tác quốc tế, hợp tác với các đơn vị trong và ngoài ngành, hợp tác với các địa phương nhằm hoàn thiện và phát triển các phương pháp luận mới hầu nâng cao được chất lượng nghiên cứu.

- Nguồn kinh phí sử dụng cho các đề tài bao giờ cũng là vấn đề quan tâm của các chủ nhiệm đề tài và Lãnh đạo Viện, đa phần nguồn kinh phí thường được cấp chậm. Viện tìm cách giải quyết kịp thời nguồn kinh phí cho triển khai các hoạt động của đề tài và dự án để đạt được kế hoạch đề ra và kịp thời vụ.

- Đẩy mạnh công tác quản lý, tăng cường thiết bị nghiên cứu, xây dựng cơ bản và khai thác cơ sở vật chất của Viện.


3. Kiến nghị:

- Trên cơ sở các nhiệm vụ chiến lược quan trọng, cơ quan quản lý KH&CN cấp trên cần tập trung nhiều cho các vùng trọng điểm. Trong quy trình chọn lựa để giao các đề tài dự án cấp Nhà Nước và cấp Bộ, bên cạnh việc xét duyệt dựa trên năng lực chuyên môn của cán bộ thực hiện đề tài và cơ sở vật chất thiết bị nghiên cứu cần quan tâm đến địa bàn triển khai dự án, đề tài, tính đặc thù sinh thái từng vùng để chọn lựa cơ quan thực hiện đề tài.

- Cần có chính sách ưu tiên và biện pháp cụ thể (tài chính, giải pháp) hỗ trợ cho công tác đào tạo nâng cao ở các Viện nghiên cứu còn non trẻ để sớm có được đội ngũ cán bộ nghiên cứu có trình độ cao đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ, hòa nhập được với khu vực.

- Để việc triển khai các đề tài dự án đúng theo tiến độ đề cương, đề nghị Bộ có kế hoạch phê duyệt đề cương và ký kết các hợp đồng KH&CN sớm vào quí I của năm để các đề tài có thể thực hiện. Hiện nay việc phê duyệt đề cương đã được bảo vệ và ký kết hợp đồng còn chậm thường đến quí II mới được phê duyệt và ký kết.

- Thực hiện chủ trương đầu tư 2 dự án Phòng thí nghiệm (Dự án PTN Bệnh và môi trường nuôi thủy sản và Dự án PTN Dinh dưỡng và thức ăn thủy sản) của Lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và Bộ Khoa học Công nghệ, trong thời gian qua Viện đã hoàn tất và được thông qua các bước phê duyệt đề cương khảo sát lập dự án, hoàn thiện dự án theo kết luận của Hội đồng thẩm định, đã bổ sung giấy xác nhận đăng ký cam kết bảo vệ môi trường, tờ trình xin phê duyệt dự án và các yêu cầu thủ tục cần thiết khác. Viện cũng đã có công văn số 242/VTS.II ngày 11/6/2009 về việc đề nghị Bộ xem xét phê duyệt dự án PTN Bệnh và môi trường nuôi thủy sản và Dự án PTN Dinh dưỡng và thức ăn thủy sản gửi cho Bộ. Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II kính đề nghị Bộ xem xét sớm phê duyệt 2 dự án Phòng thí nghiệm nói trên.

- Có chính sách và biện pháp tăng cường công nghệ thông tin, nhập công nghệ mới, nhập tiến bộ kỹ thuật trong các lĩnh vực mà trong nước còn tụt hậu nhiều so với khu vực và thế giới để đưa nhanh trình độ KH&CN của Ngành theo kịp trình độ của các nước trong khu vực.


PHẦN THỨ II

ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN NHIỆM VỤ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
- Các yếu tố về chỉ tiêu ô nhiễm môi trường vô cơ và hữu cơ đang được nghiên cứu để tiến tới làm cơ sở dữ liệu cho các Trung tâm quốc gia về quan trắc cảnh báo môi trường và phòng ngừa dịch bệnh cũng như cho các Trạm vùng thuộc mạng lưới quan trắc cảnh báo môi trường và phòng ngừa dịch bệnh toàn vùng. Các kết qủa khảo sát định kỳ của Viện 1 tháng/lần về chất lượng môi trường nước kết hợp với tình hình dịch bệnh của các vùng nuôi thuỷ sản tập trung ở ĐB Nam Bộ đã được phân tích và báo cáo cho Bộ cũng như thông báo cho các địa phương, giúp Bộ và Sở đánh giá tình hình môi trường nuôi để có biện pháp kịp thời trong chỉ đạo nuôi thuỷ sản. Công việc này đã được Bộ đánh giá cao. Cho đến nay, cơ sở dữ liệu của chất lượng nước đã được thiết lập và cập nhật thường xuyên.

- Trong giai đoạn 2006-2010 Viện cũng đã thực hiện các đề tài về môi trường đạt kết quả tốt như:

+ Xây dựng dự án ngăn ngừa và giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong hoạt động nuôi trồng và chế biến thủy sản.

+ Điều tra đánh giá môi trường lưu vực sông thị vải làm cơ sở quy hoạch nuôi trồng thủy sản.

+ Đánh giá ô nhiễm môi trường nuôi cá Tra, Basa thâm canh ở tỉnh An Giang và Cấn Thơ, Đồng Tháp, Vĩnh Long.

II. KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT

- Tăng tần suất quan trắc mẫu bùn và dư lượng thuốc BVTV 4 đợt/năm.



- Tăng thêm kinh phí giao nhiệm vụ thường xuyên cho nhiệm vụ quan trắc, cảnh báo môi trường và dịch bệnh thủy sản trong thời gian tới.

PHẦN THỨ III

KẾ HOẠCH VÀ DỰ TOÁN NGÂN SÁCH

KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀ MỘI TRƯỜNG NĂM 2011
I. MỘT SỐ NHIỆM VỤ TRONG KẾ HOẠCH NĂM 2011

- Phát huy những kết quả đạt được và cố gắng khắc phục những tồn tại trong giai đoạn 2006-2010, đẩy mạnh công tác nghiên cứu ứng dụng các tiến bộ KH&CN và các công nghệ mới trong phát triển nuôi trồng thủy sản ổn định đồng thời nghiên cứu quản lý và khai thác hợp lý và bền vững nguồn lợi thuỷ sản nội địa ở vùng Đồng Bằng Nam Bộ.

- Tiến hành tốt các nhiệm vụ thường xuyên hàng năm: xây dựng mạng lưới quan trắc về môi trường và dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản, ứng dụng công nghệ thông tin vào việc lưu trữ số liệu và trao đổi thông tin giữa Trung tâm Quan trắc với các địa phương và trạm vùng, kết hợp nghiên cứu lâm sàng với dịch tể học, tiến tới xây dựng các biện pháp cảnh báo, kiểm soát và bảo vệ môi trường, phòng ngừa dịch bệnh, lưu giữ các nguồn gen nước ngọt, mặn, lợ, góp phần xây dựng các TCN trên cơ sở những đối tượng đã nghiên cứu có kết quả được áp dụng trong thực tế sản xuất.

- Kết hợp công tác nghiên cứu khoa học với việc triển khai ứng dụng kết quả nghiên cứu vào thực tiễn sản xuất, tăng cường công tác chuyển giao công nghệ cho các địa phương tạo ra nguồn thu cho đơn vị. Xây dựng các mô hình nuôi thủy sản phù hợp với các vùng sinh thái, tham gia xây dựng các dự án quy hoạch các vùng sản xuất nguyên liệu quy mô lớn và ổn định phục vụ cho tiêu dùng vả xuất khẩu.

Каталог: Uploads -> Congtrinhs
Uploads -> Kính gửi Qu‎ý doanh nghiệp
Uploads -> VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014
Uploads -> Như mọi quốc gia trên thế giới, bhxh việt Nam trong những năm qua được xem là một trong những chính sách rất lớn của Nhà nước, luôn được sự quan tâm và chỉ đạo kịp thời của Đảng và Nhà nước
Uploads -> Tác giả phạm hồng thái bài giảng ngôn ngữ LẬp trình c/C++
Uploads -> BỘ TÀi nguyên và MÔi trưỜng
Uploads -> TRƯỜng đẠi học ngân hàng tp. Hcm markerting cơ BẢn lớP: mk001-1-111-T01
Uploads -> TIÊu chuẩn quốc gia tcvn 8108 : 2009 iso 11285 : 2004
Uploads -> ĐỀ thi học sinh giỏi tỉnh hải dưƠng môn Toán lớp 9 (2003 2004) (Thời gian : 150 phút) Bài 1
Congtrinhs -> BỘ NÔng nghiệP & phát triển nông thôn viện nghiên cứU

tải về 1.12 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương